You are on page 1of 6

LỜI NÓI ĐẦU

Nhận biết đúng và xác định được tên khoa học của cây thuốc có ý nghĩa rất
quan trọng trong công tác điều tra, sàng lọc, kiểm nghiệm dược liệu, sử dụng thuốc an
toàn, hợp lý và phát triển tài nguyên cây thuốc. Muốn vậy, những người làm công tác
liên quan đến cây cỏ làm thuốc phải có các kiến thức cơ bản về đặc điểm hình thái, giải
phẫu thực vật, cũng như phân loại và tài nguyên cây thuốc.
Cuốn “Giáo trình Thực vật Dược ” này được biên soạn cho sinh viên năm thứ
hai trường Đại học Dược Hà Nội theo chương trình lý thuyết Thực vật Dược đã được
hội nghị chương trình thông qua. Nội dung của giáo trình gồm ba phần chính, (i) Hình

t.n Y
thái học thực vật, (ii) Phân loại học thực vật. Hai phần này được biên soạn dựa theo các
giáo trình truyền thống của Bộ môn có bổ sung những thông tin cập nhật và những vấn

va N
đề thực tế của ngành, (iii) Tài nguyên cây thuốc, là phần mới của giáo trình để đáp ứng

et
tình hình mới về bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên cây thuốc. Cả ba phần gồm 11
uc TA
chương được đánh số liên tục từ 1 đến 11. Mỗi chương bắt đầu bằng “Mục tiêu học tập”
và kết thúc bằng “Câu hỏi ôn tập”. Phần cuối của giáo trình là các phụ lục và bản tra
cứu.
.th O
Phần 1 “Hình thái học thực vật ” gồm 4 chương, bao gồm: Chương 1: Tế bào
thực vật; Chương 2: Mô thực vật; Chương 3: Cơ quan dinh dưỡng của thực vật; Chương
w B

4: Cơ quan sinh sản của thực vật. Học xong phần này sinh viên có thể nhận biết và mô
tả được các đặc điểm hình thái giải phẫu của các cơ quan dinh dưỡng và sinh sản của
w P-

một cây, là cơ sở giúp cho việc kiểm nghiệm dược liệu và mô tả, giám định tên khoa
học của cây thuốc.
Phần 2 “Phân loại học thực vật ” gồm 4 chương, bao gồm: Chương 5: Đại
U

cương về phân loại học thực vật; Chương 6: Giới sinh vật phân cắt; Chương 7: Giới
nấm; Chương 8: Giới thực vật. Theo các quan điểm hiện đại về sự phân chia sinh giới,
H

mặc dù Tảo lam và Nấm được tách thành các giới riêng không nằm trong giới Thực vật,
nhưng theo truyền thống, cũng như vai trò của chúng trong ngành Dược, chúng tôi vẫn
biên soạn trong giáo trình này. Các hệ thống được sử dụng trong phân loại là: hệ thống
phân loại Tảo lam của Fott (1967), hệ thống phân loại giới Nấm của Ainsworth (1971),
w

hệ thống phân loại Tảo (Algae) của Chadefaud và Fott (1967). Đối với các nhóm thực
vật này taxon cơ sở để giới thiệu đặc điểm thường là taxon bậc lớp, bậc bộ và các đại
diện trong các taxon bậc đó. Đối với ngành Ngọc lan, chủ yếu chúng tôi sử dụng hệ
thống phân loại của Takhtajan (1987) được xây dựng trên cơ sở tổng hợp nhiều hệ
thống của Ehrendorpher (1981) và Cronquist (1988). Riêng thực vật bậc cao, là nhóm
có vai trò chính trong ngành D ược, được giới thiệu đến họ, bao gồm 127 họ (Rêu: 3,
Thông đất: 2, Cỏ tháp bút: 1, Dương xỉ: 9, Hạt trần 11, Ngọc lan 101), và có thêm các
phần: Đa dạng và sử dụng, đặc biệt trong ngành dược. Con số ở phần đa dạng của mỗi
họ, như 13/210, là số chi và số loài trên thế giới; Các đại diện được xếp theo chi, sau tên
i
khoa học và tiếng Việt của mỗi chi có con số, như 4/11, chỉ số loài ở Việt Nam và số
loài trên thế giới; Các họ lớn còn có đặc điểm nhận biết tại thực địa - là các đặc điểm
chính có thể nhận dạng nhanh tại thực địa. Các họ được mô tả theo phương pháp phân
tích (analytic description) kèm theo hình ảnh minh họa (khoảng 50 họ lớn, là các họ cốt
lõi mà sinh viên cần phải học), công thức và sơ đồ hoa (đối với thực vật có hoa); các đại
diện được mô tả chủ yếu theo phương pháp chẩn đoán (diagnostic description). Trong
quá trình biên soạn chúng tôi có tổng hợp Danh mục các cây thuốc được sử dụng trong
công nghiệp dược Việt Nam dựa trên danh mục các dược phẩm được đăng ký đến năm
2000 của Cục quản lý Dược và mô tả, giới thiệu hình ảnh của phần lớn các loài này.
Hình vẽ các cây thuốc được chú thích lần lượt từ trái sang phải. Các hình ảnh chủ yếu từ
các bản vẽ của DS. Bùi Xuân Chương.

t.n Y
Kết thúc phần này, sinh viên có tri thức tổng quát về sinh giới nói chung và hệ
thống phân loại thực vật nói riêng và nhận biết được khoảng 160 họ có nhiều cây được

va N
et
sử dụng làm thuốc, trong đó có khoảng 50 họ có nhiều loài được sử dụng phổ biến trong
ngành Dược ở Việt Nam.
uc TA
Phần “Tài nguyên cây thuốc ” có 1 chương. Chương 9: ại Đ cương về về tài
nguyên cây thuốc, bao gồm các khái niệm cơ bản; Tài nguyên cây thuốc trên thế giới và
ở Việt Nam; Bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc. Phần này chỉ giới thiệu các
.th O

khái niệm cơ bản cần thiết nhất cho một nhà chuyên môn hoạt động nghề nghiệp liên
quan đến cây cỏ làm thuốc.
w B

Phần phụ lục giới thiệu một số hệ thống phân loại, mục lục tra cứu tên chi, họ
cây thuốc, bộ phận sử dụng, các thuật ngữ sử dụng trong giáo trình và tên cây theo tiếng
w P-

Việt.
Với các nội dung như vậy, ngoài đối tượng phục vụ chính là sinh viên Dược
U

năm thứ hai, cuốn giáo trình này cũng có ích cho các đối tượng khác nghiên cứu cây cỏ
làm thuốc như sinh viên đang học môn Dược liệu, Dược học cổ truyền, học viên cao
H

học, nghiên cứu sinh và dược sỹ đang công tác trong lĩnh vực sử dụng và nghiên cứu
phát triển thuốc từ cây cỏ.
Để cuốn giáo trình này phục vụ sinh viên cũng như các đối tượng nghiên cứu
khác ngày một tốt hơn, chúng tôi mong nhận được sự góp ý của các bạn dùn g tập tài
w

liệu này, để có thể sửa chữa, bổ sung cho hoàn chỉnh hơn trong lần in sau.
Hà Nội, tháng 7-2005
Các tác giả

ii
MỞ ĐẦU

ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG MÔN HỌC THỰC VẬT DƯỢC


Với điều kiện tự nhiên đa dạng, Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế
giới có mức độ đa dạng sinh học cao với khoảng 2.200 loài Nấm ( Fungi), 368 loài Vi
khuẩn lam (Cyanophyta), 2.176 loài ảTo ( Algae), 793 loài Rêu (Bryophyta), 2 loài
Quyết lá thông (Psilotophyta), 56 loài Thông đất ( Lycopodiophyta), 3 loài Cỏ tháp bút
(Equisetophyta), 713 loài Dương ỉx ( Polypodiophyta), 51 loài Thông (Pinophyta), và

t.n Y
9.462 loài thực vật Ngọc lan ( Magnoliophyta). Nguồn tài nguyên này đang được các
cộng đồng thuộc 54 dân tộc khác nhau sử dụng trong chăm sóc sức khoẻ, chữa trị bệnh

va N
et
tật cũng như phục các nhu cầu sinh kế khác. Theo các công bố mới nhất, đã phát hiện
3.850 loài cây cỏ làm thuốc ở Việt Nam, trong đó có gần 1.000 loài thường được sử
uc TA
dụng trong dân gian, 300 loài được sử dụng trong nền y học cổ truyền chính thống,
khoảng 230 loài được sử dụng trong công nghiệp dược và 160 loài độc.
Với đặc điểm là một ngành kinh tế - kỹ thuật - dịch vụ, nhiệm vụ của ngành
.th O

Dược là làm ra thuốc, lưu thông và phân phối thuốc đến tay người tiêu dùng, hướng dẫn
sử dụng an toàn và hợp lý. Để làm ra thuốc cần nguyên liệu làm thuốc (dược liệu), có
w B

nguồn gốc từ tổng hợp hoá học, khoáng vật, sinh học (thực vật, động vật, công nghệ
sinh học, vv.), trong đó dược liệu có nguồn gốc thực vật là dược liệu truyền thống vẫn
w P-

được sử dụng rộng rãi và ngày càng được phát triển do tính phổ biến, dễ sử dụng và an
toàn của chúng.
U

Với mỗi cây thuốc cần: Biết chính xác tên khoa học của nó, nhằm có thể tra cứu
và truy cập vào hệ thống thông tin của nhân loại, xác định tình trạng nghiên cứu, phát
H

triển, sử dụng, tránh sự lãng phí về thời gian và các nguồn lực khi loài đó đã được
nghiên cứu kỹ lưỡng trên thế giới; Nhận biết đúng nhằm bảo đảm tính an toàn khi sử
dụng cũng như tránh những rủi ro về kinh tế khi không sử dụng đúng loài. Muốn vậy, ta
cần có kiến thức cơ bản về hình thái học, phân loại học, mô tả và nhận biết cây cỏ làm
w

thuốc.

Theo quan điểm hiện đại, cây thuốc là một dạng đặc biệt của tài nguyên có thể
tái tạo vì nó gồm cả hai bộ phận cấu thành là cây cỏ và tri thức sử dụng. Trong khi bộ
phận cấu thành thứ nhất liên quan đến các lĩnh vực khoa học tự nhiên thì bộ phận cấu
thành thứ hai lại liên quan đến các lĩnh vực quản lý, kinh tế, xã hội và nhân văn. Để có
thể phát triển một cách bền vững, những người hoạt động trong lĩnh vực này cần phải

iii
coi cây thuốc là một nguồn tài nguyên và xem xét đầy đủ mọi khía cạn h liên quan.
Muốn vậy, hiểu biết về Tài nguyên cây thuốc là cần thiết.

QUAN HỆ CỦA MÔN HỌC THỰC VẬT DƯỢC


VỚI CÁC MÔN HỌC KHÁC
Để có nguồn dược liệu làm thuốc, ngoài cách truyền thống là thu hái bền vững
từ tự nhiên cần phải trồng trọt chúng. Muốn vậy, phải có hiểu biết về nơi sống, đặc điểm
sinh lý, điều kiện sinh thái, cách trồng trọt, thu hái, sơ chế và bảo quản chúng. Các hoạt
động này liên quan đến các môn học thuộc ngành nông, lâm nghiệp.
Do đối tượng phục vụ và con người, dược liệu làm thuốc cần đạt các tiêu chuẩn
khắt khe về thành phần, hàm lượng hoạt chất. Điều này được thực hiện thông qua các

t.n Y
hoạt động kiểm nghiệm dược liệu, liên quan đến môn Dược liệu học, Hoá thực vật,

va N
et
Phân tích.

Mỗi cây thuốc hiển nhiên cần biết bộ phận dùng, tác dụng, cách dùng, liều dùng
uc TA
nhằm mang lại hiệu quả điều trị và chăm sóc sức khoẻ cao nhất. Các nội dung này liên
quan đến các môn Thực vật dân tộc học, Dược liệu học, Dược lý học, Dược học cổ
truyền.
.th O

Do là một loại tài nguyên đặc biệt, việc bảo tồn và phát triển cây thuốc liên quan
đến các lĩnh vực quản lý, kinh tế, xã hội và nhân văn, cần sự hỗ trợ của các nhà khoa
w B

học, ngành học như Quản lý, Kinh tế tài nguyên, Xã hội học, Dân tộc học.
w P-

CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


U

1. Phương pháp hình thái (Morphology)


Là phương pháp dựa vào đặc điểm bên ngoài của cơ quan dinh dưỡng và sinh
H

sản của thực vật. Trong phân loại, nghiên cứu cơ quan sinh sản là không thể thiếu vì đặc
điểm của nó liên quan chặt chẽ với bộ mã di truyền và ít biến đổi theo điều kiện môi
trường sống. Việc so sánh các đặc điểm hình thái trong phân loại gọi là So sánh hình
thái. Là phương pháp kinh điển, vẫn sử dụng phổ biến hiện nay.
w

2. Phương pháp giải phẫu (Anatomy)


Là phương pháp dựa vào các đặc điểm cấu tạo bên trong của tế bào, mô và các
cơ quan của cây cỏ. Việc nghiên cứu các đặc điểm giải phẫu có thể xác lập được mối
quan hệ họ hàng gần gũi giữa các họ như họ Trám (Burseraceae), họ Cam (Rutaceae),
họ Thanh thất (Simaroubaceae) và họ Xoan ( Meliaceae), hay bậc phân loại thấp hơn
như xác lập các tiêu chuẩn phân loại cho các chi, loài trong một họ. Việc so sánh các
đặc điểm giải phẫu trong phân loại gọi là So sánh giải phẫu. Phương pháp này cần có sự

iv
hỗ trợ đắc lực của các dụng cụ quang học như kính lúp, kính hiển vi, kính hiển vi điện
tử.

3. Phương pháp sinh hoá học (Biochemistry)


Căn cứ vào các sản phẩm chiết ra từ các cây cỏ hay từ các nhóm cây. Có thể xác
định được mối quan hệ họ hàng gần gũi giữa chúng, như các cây họ Trúc đào
(Apocynaceae) thường chứa glycozid tim, các cây họ Cải ( Brassicaceae) thường có tế
bào chứa myrozin.
4. Phương pháp phôi sinh học (Embryology)

t.n Y
Sử dụng các đặc điểm phát triển của phôi. Có thể xác định nguồn gốc và quan hệ
họ hàng của cây cỏ.

va N
et
5. Phương pháp cổ thực vật học (Paleobotany)
Dựa vào các mẫu vật hoá thạch. Có thể xác định mối quan hệ họ hàng và nguồn
uc TA
gốc phát triển của cây cỏ.
6. Phương pháp địa lý học (Geography)
.th O
Dựa vào sự phân bố của các quần thể và quần xã thực vật để xác định mối quan
hệ họ hàng giữa các loài.
w B

7. Phương pháp phấn hoa học (Palynology)


w P-

Dựa vào đặc điểm cấu tạo phấn hoa của cây cỏ. Phấn hoa thường bền với các
điều kiện biến đổi của môi trường.
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, ngày càng có nhiều phương
U

pháp được áp dụng mang lại dẫn liệu đáng tin cậy như dựa trên tế bào học, miễn dịch
học, AND, lai ghép, vv.
H
w

v
MỤC TIÊU MÔN HỌC
Sau khi học xong môn học này, người học cần phải:
1.1. Trình bày được các đặc điểm cấu tạo tế bào, mô thực vật, đặc điểm hình thái và
giải phẫu các cơ quan dinh dưỡng và sinh sản của các taxon Tảo lam, Nấm,
Thực vật bậc thấp và Thực vật bậc cao.
1.2. Trình bày được các phương pháp và các giai đoạn chính trong phân loại thực
vật.
1.2. Trình bày được đặc điểm, vị trí phân loại và vai trò của các bậc phân loại chính:
Ngành, lớp, phân lớp của Tảo lam, Nấm, Thực vật bậc thấp và các họ Thực vật

t.n Y
bậc cao có nhiều cây làm thuốc.
1.3. Trình bày được khái niệm, đặc điểm, các giá trị, tình trạng và các phương pháp

va N
bảo tồn nguyên cây thuốc.

et
1.4. Đọc và viết được tên khoa học của các họ, chi và các loài làm thuốc thông dụng.
uc TA
.th O
w B
w P-
U
H
w

vi

You might also like