You are on page 1of 19

ĐÁNH GIÁ DỰ BÁO

TÁC ĐỘNG PHÁP LUẬT (RIA)

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

Lê Duy Bình
Đánh giá Dự báo Tác động Pháp luật
(RIA) là gì?
 RIA là một quá trình: (i) phân tích các tác động tiềm
tàng của một thay đổi về chính sách và các phương án
thực hiện thay đổi đó, và (ii) phổ biến thông tin, kết
quả phân tích đánh giá cho các nhà xây dựng chính sách
và công chúng.
 RIA được sử dụng nhằm đánh giá:
 Tất cả các tác động tiềm tàng về mặt xã hội, môi trường, tài
chính và kinh tế.
 Tất cả các loại hình văn bản pháp luật: văn bản pháp quy, các
văn bản chính sách, hoặc bán chính thức.
 Sự phân bổ tác động đối với các đối tượng khác nhau, bao gồm
người tiêu dùng, doanh nghiệp, các đối tượng trong khu vực
công, các tổ chức phi chính phủ, khu vực nông thôn, thành
thị…
Đánh giá Dự báo Tác động Pháp luật
(RIA) là gì?
 RIA là một công cụ chính nhằm nâng cao chất lượng văn
bản pháp luật. Nó nhằm hỗ trợ mục tiêu của chính phủ
là:
 Chỉ ban hành văn bản pháp luật khi cần thiết.
 Trong trường hợp cần, nó phải đảm bảo rằng quy định pháp luật
đó phù hợp với mức độ rủi ro và vấn đề đang cần được xử lý
 Đồng thời giảm bớt các quy định về mặt pháp lý khi có thể.
 Tất cả các dự luật cần đảm bảo tuân thủ năm nguyên
tắc sau:
 Tương ứng hợp lý – với mức độ rủi ro và vấn đề
 Có trách nhiệm – đối với người đứng đầu cơ quan chính phủ,
Quốc hội, người sử dụng và công chúng
 Thống nhất – có thể dự đoán được
 Minh bạch – công khai, đơn giản, và dễ hiểu, dễ tuân thủ
 Có mục tiêu – tập trung vào vấn đề chính, và giảm thiểu các ảnh
hưởng phụ
Đánh giá Dự báo Tác động Pháp luật
(RIA) là gì?
 Trong một báo cáo RIA:
 Vấn đề cần được xử lý bằng văn bản pháp luật cần
phải được mô tả một cách rõ ràng.
 Các phương án xem xét phải gồm cả phương án
“không làm gì” hoặc bao gồm các phương án mà
không sử dụng tới văn bản pháp quy (ví dụ dư tiêu
chuẩn ngành, hoặc quy tắc về hành vi ứng xử)
 Một RIA có chất lượng phải trả lời được câu hỏi
“Đâu là cách tốt nhất để đạt được mục tiêu đề ra?”
Lợi ích của việc sử dụng RIA?
 Nâng cao chất lượng văn bản pháp luật, qua đó góp phần:
 Nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế;
 Nâng cao tính công bằng xã hội
 Giảm thiểu các rủi ro về mặt pháp lý
 Nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với hành động và kết quả của
chính sách (trong quan hệ giữa các cơ quan chính phủ với công
chúng)
 Giảm bớt các lỗi về chính sách qua:
 Giúp xác định một cách rõ ràng hơn mục tiêu của các thay đổi về chính
sách
 Đánh giá đầy đủ được các thay đổi dự kiến, bao gồm cả các tác động
không dự kiến với các nhóm không nằm trong đối tượng mục tiêu của
chính sách
 Đảm bảo tính thống nhất đối với các công cụ chính sách, các văn bản
pháp luật khác
 Đánh giá được lợi ích mang lại có xứng đáng với chi phí không
 Đảm bảo rằng quá trình tham vấn được thực hiện một cách minh bạch
và có hiệu quả
 Đảm bảo tuân thủ các thỏa thuận quốc tế
Lợi ích của việc sử dụng RIA?
 RIA góp phần cải thiện tình trạng “lạm phát” về các văn bản pháp
luật, hoặc các quy định pháp luật.
 Không có cơ chế xây dựng pháp luật có trách nhiệm, sẽ dẫn đến tình
trạng có quá nhiều văn bản pháp luật, chồng chéo, phức tạp.
 RIA yêu cầu rằng: nếu một cơ quan muốn ban hành hoặc muốn duy trì
một văn bản pháp luật thì cần phải giải trình được yêu cầu phải ban
hành hoặc duy trì văn bản pháp luật đó.
 Trên nhiều nước đã thiết lập một văn phòng độc lật có trách nhiệm cải
thiện chất lượng văn bản pháp luật.
 Ngoài ra, nó còn đảm bảo:
 Xác định và đánh giá được các phương án thay thế nhằm đạt được mục
tiêu về mặt chính sách
 Lồng ghép được các mục tiêu chính sách (xã hội và kinh tế)
 Tham vấn ý kiến rộng rãi với nhiều đối tượng, đáp ứng đầy đủ đối với lợi
ích của nhiều đối tượng, giảm tình trạng độc quyền về thông tin.
 Xác định liệu một nhóm nào đó có bị ảnh hưởng một cách tiêu cực hay
không.

Song cũng cần nhấn mạnh rằng RIA không phải là một phương thuốc bách
bệnh mà có thể giải quyết được tất cả các vấn đề về chất lượng pháp
luật
Các trường hợp cần tiến hành đánh giá
RIA?
 Cần tiến hành đánh giá RIA đối với tất cả các thay đổi về mặt chính sách
mà có ảnh hưởng tới khu vực công và khu vực tư nhân, các tổ chức phi
chính phủ, doanh nghiệp, các cơ quan từ thiện…
 RIA được tiến hành khi có các phương án chính sách khác nhau và có
những mức lợi ích, chi phí khác nhau. Khi có thay đổi về các văn bản luật
hoặc dưới luật.
 Quy mô của RIA phải tương ứng với tác động dự kiến của thay đổi về
chính sách.
 Cần tiến hành đánh giá RIA khi tổng lợi ích và chi phí của một chính sách
không thay đổi nhưng lại có ảnh hưởng tới mức độ phân bổ tác động đối
với các đối tượng khác nhau.
 Khi các đề xuất chính sách chỉ tác động tới các khu vực công, trước hết
chỉ cần đánh giá một RIA sơ lược, sau đó mới quyết định là có cần đánh
giá RIA tổng thể hay không.
 Những trường hợp không cần tiến hành đánh giá RIA:
 Khi đề xuất dự kiến không ảnh hưởng (hoặc ảnh hưởng rất nhỏ) tới chi phí,
tiết kiệm của khu vực công cộng và nhà nước, các tổ chức phí chinh phủ
 Khi cần tiến hành tăng mức phí, lệ phí theo quy định của nhà nước vì những
yếu tố tiền định khác như tăng tỷ lệ lạm phát.
Ai cần tiến hành đánh giá RIA?
 Cơ quan chịu trách nhiệm đối với thay đổi về
mặt chính sách phải tiến hành RIA (song có thể
thuê một cơ quan, công ty chuyên môn tiến
hành công việc này).
 Một cơ quan độc lập có thể tiến hành giám sát
việc thực hiện yêu cầu RIA và đảm bảo chất
lượng của các đánh giá được tiến hành. Biến
RIA trở thành một phần của quá trình ra quyết
định đòi hỏi phải có sự hỗ trợ về mặt chính trị,
hành chính và của công chúng.
Khi nào thì cần tiến hành đánh giá RIA?

 Cần tiến hành một quá trình RIA ngay sau khi
xuất hiện một ý tưởng mới về chính sách.
 Các báo cáo RIA ban đầu có thể được đính kèm
các tờ trình về phương án chính sách, và là cơ
sở cho quá trình thảo luận các phương án chính
sách này.
 Báo cáo RIA cuối cùng sẽ được đệ trình cùng
với phương án chính sách cuối cùng và được
công bố rộng rãi cho công chúng.
Ngày càng có nhiều các quốc gia
quan tâm và sử dụng RIA
 Mối quan tâm đến RIA ngày càng lớn, ở các các quốc gia phát
triển và đang phát triển.
 RIA là yêu cầu bắt buộc tại 13 quốc gia thành viên OECD
 RIA được coi lài một công cụ chiến lược về quản lý pháp luật,
tuy nhiên nó không được coi là phương thuốc chữa được bách
bệnh.
 Tuy nhiên không có một mô hình chuẩn tắc cho toàn bộ quy
trình thực hiện RIA.
 Các cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm xây dựng RIA và rà
soát chất lượng RIA đang gặp những khó khăn về mặt thực
tiễn hơn là những trở ngại về nguyên tắc hay về khái niệm
của RIA.
 Phần dưới đây trình bày về một số khác nhau trong các cấu
phần của RIA được áp dụng tại một số nước OECD.
Cơ sở pháp lý để thực hiện RIA
 Cơ sở pháp lý cho một hệ thống RIA cũng khác nhau. Thông
thường, cơ sở pháp lý cho hệ thống RIA có thể cho ta biết được
chất lượng của hệ thống RIA tại một quốc gia. Hệ thống RIA tại
các quốc gia OECD có thể được hình thành trên cơ sở Luật, Quyết
định của Tổng thống, Quy định của Chính phủ, Quyết định của
Thủ tướng…
 Theo luật: Séc, Hàn Quốc, Mexico
 Theo quyết định của Tổng thống: Mỹ
 Dựa trên hướng dẫn hoặc quyết định của Thủ tướng: Úc, Áo, Pháp, Ý,
Hà Lan.
 Theo quy định của chính phủ, nghị quyết của chính phủ: Canada, Đan
Mạch, Hà Lan, Nhật, Anh, Đức, New Zealand.
 Cơ sở pháp lý càng cao, việc thực hiện càng hiệu quả. Tuy nhiên,
các yếu tố khác như văn hóa, lịch sử, truyền thống của bộ máy
hành chính, cam kết của các cán bộ lãnh đạo cũng có ảnh hưởng
trực tiếp.
Quy mô áp dụng
 RIA là một quá trình hết sức phức tạp và mất thời gian, nên cần
xác định khi nào và ở mức độ nào cần tiến hành RIA?
 Hầu hết các quốc gia OECD đều quy định bắt buộc thực hiện RIA
cho các luật và các văn bản dưới luật. Tuy nhiên:
 Đan Mạch chỉ yêu cầu thực hiện với các luật;
 Séc và Ireland yêu cầu đối với luật và đối với văn bản dưới luật
quan trọng
 Hà Lan chỉ yêu cầu đối với một số văn bản luật và dưới luật quan
trọng
 Thụy Điển chỉ yêu cầu đối với các văn bản luật và dưới luật có
ảnh hưởng tới doanh nghiệp nhỏ.
 RIA cũng là một công cụ hữu hiệu cho việc đánh giá các văn bản
luật đã được ban hành. Nhiều quốc gia yêu cầu tiến hành RIA
khi tiến hành điều chỉnh các văn bản hiện hành và đánh giá các
văn bản hiện hành. Các quốc gia này gồm có: Úc, Canada, Anh,
Đức, Hà Lan, Thụy Sỹ và Anh.
So sánh về việc ứng dụng RIA tại 28
quốc gia thuộc OECD
14 13

12 11 11 11 11 11 1998
Số lượng các quốc gia

2000
10 9
8
8 7 7

6
4 4
4

0
Áp dụng Áp dụng RIA RIA có RIA có RIA trong đó RIA được
RIA đối đối với các định định lượng thể hiện tham vấn
với các văn bản dưới lượng chi lợi ích chênh lệch một cách
dự luật luật phí giữa chi phí và công khai
lợi ích
Các bước chính trong quy trình RIA
Nhận biết/ Đánh giá Vấn đề Đánh giá xem có
Nhận biết vấn đề chính. Tiến hành cần thực hiện
tham vấn ban đầu với các tác nhân đánh giá RIA sơ
chính. Chuẩn bị RIA sơ bộ. bộ không?

Tiến hành RIA sơ bộ


Chuẩn bị tài liệu tham vấn (bao gồm
cả RIA sơ bộ) và phổ biến.
Có Không

Tham vấn với các đối tượng


Tiến hành tham vấn chính thức, và/
hoặc thu thập ý kiến bằng văn bản.
Tiến hành khảo sát nều cần thiết

Có cần tiến hành


Thu thập số liệu và Phân tích
tham vấn bổ sụng
Tóm tắt nội dung tham vấn, thu thập số liệu
hoặc thu thập thêm
và phân tích. Xác định thông tin còn thiếu
số liệu không?

Lập Báo cáo RIA đầy đủ


Lập Báo cáo RIA đầy đủ, bao gồm kết
quả tóm tắt của quá trình tham vấn Có Không

Chấp thuận RIA


Đệ trình để được cơ quan có trách
nhiệm của Chính phủ thông qua
Mô hình phương pháp phân tích
 Về lý thuyết, có nhiều phương pháp phân tích, đánh giá như phân tích lợi ích
chi phí, hiệu quả chi phí, đánh giá chi phí, đánh giá lợi ích, hoặc phân tích rủi
ro.
 Trên thực tế nhiều quốc gia không áp dụng một cách khuôn mẫu theo các phương
pháp này do những khó khăn thực tiễn về số liệu…
 Tại nhiều nước, trọng tâm thực hiện RIA cũng khác nhau, một số tập trung
vào một lĩnh vực cụ thể trong khi đó một số quốc gia chỉ đòi hỏi nghiên cứu sơ
lược, một số lại chỉ đòi hỏi tuân thủ đáp ứng các yêu cầu trong danh sách đối
chiếu.
 Hà Lan: tập trung vào các ảnh hưởng đối với doanh nghiệp;
 Séc: tập trung vào các tác động về tài chính và kinh tế.
 Pháp: trọng tâm vào các vấn đề tài khóa và lao động.
 Áo và Bồ Đào Nha: tập trung vào phân tích tài chính, đặc biệt là các chi phí liên
quan trực tiếp tới ngân sách chính phủ và chi tiêu chính phủ.
 Bỉ: tiến hành phân tích rủi ro trong các lĩnh vực sức khỏe, an toàn và môi trường.
 Ireland, Tây ban Nha, Thụy Điển: chỉ áp dụng các danh sách đối chiếu đơn giản đối
với các vấn đề có thể phát sinh từ văn bản pháp luật.
 Song ngày càng có nhiều quốc gia áp dụng hệ thống RIA mà bao quát nhiều lĩnh
vực như kinh tế, xã hội, và môi trường
 Úc, Canada, Phần Lan, Mexico, New Zealand, Anh, Mỹ, Na Uy.
Phân tích Rủi ro và Ảnh hưởng tới Cạnh
tranh và Thị trường
 Tại một số quốc gia như Mỹ, Anh, Úc, Bỉ, quá
trình đánh giá RIA còn phải bao gồm một Phân
tích Rủi ro về sức khỏe, môi trường và an toàn
công cộng của một văn bản pháp luật. Một số
nước như Pháp, Séc, Đức, Ba Lan.. chỉ yêu cầu
trong một số luật nhất định.
 Ảnh hưởng tới cạnh tranh và độ mở của thị
trường là một yếu tố quan trọng cần phải được
xem xét. Các nước như New Zealand, Hungary,
EU yêu cầu phải tiến hành đánh giá tác động
đối với hoạt động cạnh tranh và độ mở của thị
trường trong bất kỳ đề xuất chính sách nào.
Phân tích Chí phí Lợi ích
 Phân tích Chi phí Lợi ích là phần quan trọng và khó nhất của
RIA. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này không phải
lúc nào cũng được thực hiện (ví dụ như tỷ lệ áp dụng cao
nhất ở Mỹ là 39% đối với Cơ quan Bảo vệ Môi trường).
 Người ta đã đưa ra các biện pháp thay thế để định lượng hóa
theo giá trị tiền tệ của lợi ích và chi phí của một đề xuất
chính sách.
 EU yêu cầu tiến hành giải pháp 2 bước. Định lượng hóa chi phí
và lợi ích chỉ được áp dụng một cách chọn lọc đối với một số
đề xuất chinh sách sau khi tiến hành RIA ban đầu.
 Canada: bắt buộc áp dụng với các đề xuất chính sách có thể có
NPV cao hơn 50 triệu đô-la.
 Tại Mỹ, chỉ áp dụng đối với các văn bản pháp luật mà có thể
gây ra chi phí hàng năm lớn hơn 100 triệu USD, hoặc có thể làm
tăng chi phí đáng kể đổi với một ngành, một vùng đáng kể,
hoặc có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới cạnh tranh, việc làm,
đầu tư, năng suất và tính sáng tạo.
Giám sát Sau khi Ban hành Văn bản pháp
luật là một phần của quy trình RIA
 Việc phân tích dự báo về tác động của một văn bản pháp
luật thường là rất khó khăn do có quá nhiều yếu tố cần
phải đánh giá và có quá nhiều khó khăn trong quá trình thu
thập số liệu.
 Vì vậy, việc giám sát sau khi ban hành sẽ có ý nghĩa quan
trọng do nó có thể góp phần làm tăng chất lượng của công
tác phân tích dự báo.
 Giám sát sau khi ban hành cũng có thể góp phần làm giảm
các rủi ro và thất bại pháp luật.
 Tại Úc, RIA sẽ bao gồm một phần về thực hiện và đánh giá,
trong đó ghi rõ phương án giám sát thực hiện phương án chính
sách được lựa chọn nhằm điều chỉnh khi cần thiết.
 Tại Đan Mạch, hàng năm Chính phủ sẽ lựa chọn khoảng 15 luật
để đánh giá lại sau khi chúng được ban hành 3 năm.
Một số nguyên tắc nhằm tối đa hóa
lợi ích của RIA
 Cam kết đối với một quá trình RIA phải rõ ràng, chắc chắn.
 Phân bổ trách nhiệm trong quá trình thực hiện RIA một cách rõ ràng.
 Đào tạo những người tham gia thực hiện
 Sử dụng phương pháp nghiên cứu thống nhất song linh hoạt.
 Xây dựng một kế hoạch cụ thể, rõ ràng về thu thập số liệu
 Lồng ghép quá trình RIA với quá trình xây dựng chính sách, và bắt đầu
càng sớm, càng tốt.
 Phổ biến rộng rãi kết quả thu thập được.
 Lôi kéo sự tham gia rộng rãi của công chúng.
 Ứng dụng RIA đối với cả các văn bản hiện hành cũng như văn bản mới.
(Nguồn: OECD, Phân tích Dự báo Tác động: Thông lệ Ưu việt tại các
nước OECD, Paris)

You might also like