You are on page 1of 5

Chương một TÍN HIỆU SỐ VÀ HỆ XỬ LÝ SỐ

Chương một trình bầy các khái niệm cơ bản về tín hiệu và hệ xử lý tín hiệu nói chung, cũng như tín hiệu số và
hệ xử lý số nói riêng, các cách biểu diễn tín hiệu số và hệ xử lý số, các phương pháp phân tích hệ xử lý số theo hàm thời
gian.

1.1 Khái niệm về tín hiệu và hệ xử lý tín hiệu


Để xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu của lĩnh vực xử lý tín hiệu số, trước hết cần
nắm được các khái niệm và thuật ngữ cơ bản về tín hiệu và các hệ xử lý tín hiệu.

1.1.1 Khái niệm và phân loại tín hiệu

Tín hiệu là một dạng vật chất có một đại lượng vật lý được
1.1.1a Khái niệm về tín hiệu :
biến đổi theo quy luật của tin tức.
Có nhiều loại tín hiệu khác nhau, ví dụ như các tín hiệu âm thanh, ánh sáng, sóng âm, sóng
điện từ, tín hiệu điện ...vv... Mỗi lĩnh vực kỹ thuật thường sử dụng một số loại tín hiệu nhất định.
Trong các lĩnh vực có ứng dụng kỹ thuật điện tử, người ta thường sử dụng tín hiệu điện và sóng
điện từ, với đại lượng mang tin tức có thể là điện áp, dòng điện, tần số hoặc góc pha.

Mỗi loại tín hiệu khác nhau có những tham số đặc trưng riêng, tuy nhiên tất cả các loại tín hiệu
đều có các tham số cơ bản là độ lớn (giá trị), năng lượng và công suất, chính các tham số đó nói
lên bản chất vật chất của tín hiệu

Tín hiệu được biểu diễn dưới dạng hàm của biến thời gian x(t), hoặc hàm của biến tần số X(f)
hay X(ω ).
1.1.1b Phân loại tín hiệu

Theo dạng của biến thời gian t và giá trị hàm số x(t), người ta phân loại tín hiệu như sau :

1. Tín hiệu liên tục x(t) là tín hiệu có biến thời gian t liên tục.
Tín hiệu liên tục xác định liên tục theo thời gian, với giá trị hàm số có thể biến thiên liên tục
hoặc được lượng tử hóa, và có thể tồn tại các điểm gián đoạn loại một hoặc loại hai.

Trên hình 1.1a là đồ thị của tín hiệu liên tục có giá trị liên tục. Trên hình 1.1b là đồ thị của tín
hiệu liên tục có giá trị lượng tử hóa từ tín hiệu trên hình 1.1a. Trên hình 1.1c là đồ thị của tín hiệu
liên tục có giá trị gián đoạn loại một.
x1(t
x(t) x ( n )
)
4
2
0 t t n

a. Giá trị liên tục. b. Giá trị lượng tử. c. Giá trị gián đoạn.

Hình 1.1 : Đồ thị các tín hiệu liên tục.

2. Tín hiệu rời rạc x(nT) là tín hiệu có biến thời gian gián đoạn t = nT.

Tín hiệu rời rạc chỉ xác định ở những thời điểm gián đoạn t = nT, không xác định trong các
khoảng thời gian ở giữa hai điểm gián đoạn.

Có thể biến đổi tín hiệu liên tục x(t) thành tín hiệu rời rạc x(nT), quá trình đó được gọi là rời rạc
hóa tín hiệu liên tục. Định lý lấy mẫu là cơ sở để thực hiện rời rạc hóa tín hiệu liên tục mà không
làm thay đổi thông tin mang trong nó. Quá trình rời rạc hóa tín hiệu liên tục còn được gọi là quá
trình lấy mẫu.

7
Trên hình 1.2a là đồ thị của tín hiệu rời rạc có giá trị liên tục (có thể nhận giá trị bất kỳ tại mỗi
thời điểm rời rạc). Trên hình 1.2b là tín hiệu rời rạc có giá trị được lượng tử hóa từ tín hiệu trên
hình 1.2a

x(nT) x(nT)

nT nT

a. Giá trị liên tục. b. Giá trị được lượng tử hóa.


Hình 1.2 : Đồ thị các tín hiệu rời rạc.

3.Tín hiệu lượng tử là tín hiệu chỉ nhận các giá trị xác định bằng số nguyên lần một
giá trị cơ sở gọi là giá trị lượng tử.
Quá trình làm tròn tín hiệu có giá trị liên tục hoặc gián đoạn thành tín hiệu lượng tử được gọi là
quá trình lượng tử hóa.

Trên hình 1.1b là tín hiệu liên tục được lượng tử hóa từ tín hiệu trên hình 1.1a. Trên hình 1.2b là
tín hiệu rời rạc được lượng tử hóa từ tín hiệu trên hình 1.2a..

4. Tín hiệu tương tự là tín hiệu liên tục có giá trị liên tục hoặc lượng tử.
Nhiều tài liệu gọi tín hiệu tương tự theo tiếng Anh là tín hiệu

Analog. Các tín hiệu liên tục trên hình 1.1a và 1.1b là tín hiệu tương tự.

5. Tín hiệu xung là tín hiệu có giá trị hàm số đoạn loại một.
Tín hiệu xung có thể là tín hiệu liên tục hoặc rời rạc. Trên hình 1.1c là tín hiệu xung liên tục
một cực tính, còn trên hình 1.2 là các tín hiệu xung rời rạc.

6. Tín hiệu số là một nhóm xung được mã hóa theo giá trị lượng tử của tín hiệu tại
các thời điểm rời rạc cách đều nhau.
Mỗi xung của tín hiệu số biểu thị một bít của từ mã, nó chỉ có hai mức điện áp, mức thấp là giá
trị logic “0” , mức cao là giá trị logic “1”.

Số xung (số bít) của tín hiệu số là độ dài của từ mã. Tín hiệu số có 8 bít được gọi là một byte,
còn tín hiệu số có 16 bít bằng hai byte được gọi là một từ (hoặc gọi theo tiếng Anh là word).

Nhiều tài liệu gọi tín hiệu số theo tiếng Anh là tín hiệu Digital. Tín hiệu số thường được mã hóa
theo mã nhị phân (Binary Code), mã cơ số tám (Octal Code), mã cơ số mười sáu (Hexadecimal
Code), mã nhị thập phân (Binary Coded Decimal), mã ASCII (American Standard Code for
Information Interchange) ....

Giá trị mã của tín hiệu số được gọi là số liệu (Data), nó chính là thông tin chứa đựng trong tín
hiệu. Vậy số liệu là ánh xạ của tín hiệu số, do đó các tác động lên số liệu cũng chính là tác động
lên tín hiệu.

Trên hình 1.3 là đồ thị của tín hiệu số 4 bít có giá trị mã nhị phân tại thời điểm 0T là 0110 , tại
1T là 0011 , tại 2T là 1011 , ....
Bít 3
0 0 NT
Bít 2
1 0
NT
Bít 1
1 1 NT
Bít 0
0 1 NT
8 0T 1T 2T 3T 4T 5T 6T
Hình 1.3 : Đồ thị tín hiệu số bốn bit và mã nhị phân của nó.

Như vậy, tín hiệu số là tín hiệu rời rạc, có giá trị lượng tử và được mã hóa. Do đó có thể biến
đổi tín hiệu liên tục thành tín hiệu số, quá trình đó được gọi là số hóa tín hiệu liên tục. Quá trình
số hóa tín hiệu liên tục được thực hiện qua 3 bước là :

- Rời rạc hóa tín hiệu liên tục, hay còn gọi là lấy mẫu.

- Lượng tử hóa giá trị các mẫu.

- Mã hóa giá trị lượng tử của các mẫu.

Trên hình 1.4 mô tả quá trình số hóa các tín hiệu tương tự và tín hiệu xung thành tín hiệu số 4
bít. Khi số hóa tín hiệu tương tự sẽ gây ra sai số lượng tử (xem hình 1.4a), nhưng khi số hóa tín
hiệu xung thì ngoài sai số lượng tử còn có sai số về pha (xem hình 1.4b).

x(t) x(t)
4
4
2 2
0 t 0 t
x(nT) x(nT)
4 4
2 2
0 n 0 nT
x(nT) x(nT)
4 4
2 2
nT
0 0 nT

Bít 3 Bít 3
0 0 nT
nT
Bít 2 Bít 2
1 nT 1 nT
Bít 1 Bít 1
0 nT 0 nT
Bít 0 Bít 0
1 nT 1 nT

a. Số hóa tín hiệu tương tự. b. Số hóa tín hiệu xung.

Hình 1.4 : Quá trình số hóa tín hiệu liên tục.

Cả ba bước của quá trình số hóa tín hiệu liên tục được thực hiện trên bộ biến đổi tương tự số,
viết tắt là ADC (Analog Digital Converter).

Để biến đổi tín hiệu số thành tín hiệu tương tự, sử dụng bộ biến đổi số tương tự, viết tắt là DAC
(Digital Analog Converter). Tín hiệu tương tự ở đầu ra của DAC có giá trị lượng tử như trên hình
1.1b .

1.1.2 Khái niệm và phân loại hệ xử lý tín hiệu

1.1.2a Khái niệm về xử lý tín hiệu và hệ xử lý tín hiệu

1.Xử lý tín hiệu là thực hiện các tác động lên tín hiệu như khuyếch đại, suy giảm,
chọn lọc, biến đổi, khôi phục .... giá trị và dạng của tín hiệu.

9
2. Hệ xử lý tín hiệu là các mạch điện, các thiết bị, các hệ thống dùng để xử lý tín
hiệu.
Vậy xử lý tín hiệu đồng nghĩa với gia công tín hiệu, và hệ xử lý tín hiệu thực hiện các tác
động lên tín hiệu theo một quy luật nhất định.

Hệ xử lý tín hiệu có thể chỉ là một mạch điện đơn giản, cũng có thể là những thiết bị hoặc hệ
thống phức tạp.

Mỗi hệ xử lý tín hiệu cho dù là đơn giản hay phức tạp đều có những đặc thù riêng phụ thuộc
vào loại tín hiệu mà nó xử lý. Các loại tín hiệu khác nhau cần có các hệ xử lý tín hiệu khác nhau.
Vì thế, việc phân tích và tổng hợp các hệ xử lý tín hiệu luôn gắn liền với việc nghiên cứu và phân
tích loại tín hiệu mà nó xử lý.
1.1.2b Phân loại các hệ xử lý tín hiệu

Các hệ xử lý tín hiệu được phân loại theo nhiều cách khác nhau, ở đây trình bầy cách phân loại
theo tín hiệu mà nó xử lý.

Hệ tương tự : (Analog System) Là các mạch, thiết bị và hệ thống để xử lý tín hiệu


1.
tương tự.
Nhiều tài liệu gọi hệ tương tự theo tiếng Anh là hệ Analog.

2. Hệ xung : (Impulse System) Là các mạch, thiết bị và hệ thống để xử lý tín hiệu


xung.
Hệ xung còn có thể được gọi là hệ gián đoạn theo thời gian (Discrete-Time System).

3. Hệ số : (Digital System) Là các mạch, thiết bị và hệ thống để xử lý tín hiệu số.


Các hệ số không có máy tính hoặc hệ thống vi xử lý, chỉ thực hiện xử lý tín hiệu số bằng mạch
phần cứng, thường được gọi là các mạch logic hoặc mạch số.

Các hệ số thực hiện xử lý tín hiệu số bằng phần mềm cần có máy tính hoặc hệ thống vi xử lý.
Về thực chất, việc xử lý tín hiệu số bằng phần mềm là xử lý các dãy số liệu, tức là xử lý số. Vì thế,
có thể coi các chương trình chạy trên máy tính là các hệ xử lý số liệu.

Trong lĩnh vực xử lý tín hiệu số, người ta thường sử dụng thuật ngữ “ hệ xử lý tín hiệu số “
(Digital Signal Processing System). hay ngắn gọn là ” hệ xử lý số “ (Digital Processing
System). Để ngắn gọn và bao hàm cả hệ xử lý tín hiệu số lẫn hệ xử lý số liệu, trong sách này sử
dụng thuật ngữ “ hệ xử lý số “.

4. Hệ xử lý số tín hiệu : (Digital Processing System of Signal) Hệ xử lý số tín hiệu là các


mạch, thiết bị và hệ thống để xử lý cả tín hiệu số lẫn tín hiệu tương tự bằng phương pháp số. Như
vậy, hệ xử lý số tín hiệu bao gồm cả hệ tương tự và hệ xử lý số.

Phần
Phần Phần
tương tự ADC DAC
xử lý số tương tự 2
1

Hình 1.5 : Sơ đồ khối của hệ xử lý số tín hiệu.

Sơ đồ khối của hệ xử lý số tín hiệu trên hình 1.5, trong đó phần tương tự 1 để xử lý tín hiệu
tương tự. Tín hiệu tương tự sau khi được số hóa bởi ADC trở thành tín hiệu số, và sẽ được xử lý bởi
phần xử lý số.

DAC thực hiện biến đổi tín hiệu số thành tín hiệu tương tự, và nó được xử lý tiếp bằng phần
tương tự 2. Như vậy, ADC và DAC là các phần tử nối ghép giữa phần tương tự và phần số của các
hệ xử lý số tín hiệu. Trong nhiều trường hợp, tín hiệu tương tự sau khi đã được xử lý số không cần
biến đổi trở về dạng tương tự, hệ xử lý số tín hiệu như vậy sẽ không có bộ biến đổi DAC và phần
tương tự 2.

10
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của lĩnh vực xử lý tín hiệu số là các hệ xử lý số, cũng như tín
hiệu số và các dãy số liệu.

11

You might also like