You are on page 1of 2

Giao tiếp...

không bạo lực


Sylvain Michelet
Psychologies N° 274. May 2008
Les 4 règles d'or de la communication non violente.
Các cuộc giao tiếp, nói chuyện của chúng ta thường giống một màn kết tội người đối thoại. Quan hệ
càng thân thiết, điều này càng xảy ra thường xuyên.
Giao tiếp không bạo lực, với 4 quy tắc dễ nhớ sau, giúp chúng ta biết cách nói chuyện với người khác
"đúng" hơn, có hiệu quả hơn.

QUAN SÁT SỰ VIỆC MỘT CÁCH KHÁCH QUAN


Khi nhìn, nghe thấy một điều làm bạn không hài lòng, cố gắng đừng la lối lên ngay, cho mình một ít
thời gian để quan sát kỹ bản chất cái chuyện làm bạn bất bình đến vậy.
Con bạn không dọn dẹp phòng? Từ bao lâu, con bạn có đang bận, đang kỳ thi, hay luôn xem tivi, bạn
có là người ngăn nắp và cho con bạn 1 tấm gương tốt? Bạn có dạy con cẩn thận làm sao dọn dẹp và cụ
thể là bao nhiêu lân 1 tuẩn, hay chỉ nói chung chung...
Chồng bạn về trễ mà đến giờ vẫn không điện thoại? Trễ bao nhiêu tiếng rồi? Sáng nay hoặc hôm qua
anh ấy có nói về một việc làm khó khăn, một cuộc họp quan trọng, một người khách khó tính...? Lần
cuối anh ấy phạm lỗi tương tự là bao giờ, đã bao nhiêu lần rồi?
Quan sát, điểm qua những điểm trên chỉ diễn ra vài phút trong đầu bạn, nhưng tránh được sự nổ bùng
của cơn giận làm bạn không vui gì và người thân của bạn choáng váng, và để khi lên tiếng, bạn tránh
được những câu kết tội hơi quá kiểu như : con thì không bao giờ học được ngăn nắp gọn gàng, anh
thì luôn luôn không nghĩ đến cảm giác của em...
Khi lời trách của bạn rõ ràng, chính xác, cuộc nói chuyện dễ đưa đến chỗ hiểu nhau hơn.

TỰ NHẬN RA BẠN ĐANG CẢM THẤY GÌ


Khi bạn không biết con mèo là con gì, bạn không thể miêu tả nó được.
Nhận ra chính mình đang cảm thấy gì, đôi khi không phải dễ dàng. Khi không hiểu lắm mình cảm
thấy gì, chỉ biết là một cảm giác rất khó chịu, chúng ta thường tóm gọn trong những chữ chung chung
như : bực, giận, nóng... Những cảm giác đó thích hợp với một cuộc chiến tranh, khi bạn hét lên : con
làm mẹ cáu quá... anh làm em giận lắm... vậy là bạn khơi nguồn chiến tranh.
Và người thân của bạn sẽ ít có cơ hội hiểu bạn, khi bạn còn không hiểu cả chính mình. Tốt hơn nên
nhìn kỹ vào cảm giác của bạn : sự bề bộn làm bạn không tập trung trong công việc, bạn thích cái đẹp
và sư gọn gàng xung quanh để cảm thấy nhẹ nhàng sau một ngày làm việc... Chồng bạn không báo lý
do về trễ làm bạn nửa phần lo lắng, nửa phần buồn vì chồng bạn đã quên mất rằng không điện thoại sẽ
làm bạn lo lắng... Và mọi sự sáng sủa, dễ hiểu, dễ thông cảm hơn rối đấy.
Khi ta thú nhận tình cảm của mình, thú nhận rằng mình nhạy cảm và bị ảnh hưởng bởi người xung
quanh, họ sẽ bớt thủ thế và dễ nói ra những cảm xúc thật của họ. Thay vì im lặng chịu trận hoặc cãi
lại, con bạn có thể nói : phòng của con, con sẽ dọn nhưng con nghĩ mỗi ngày mỗi dọn thì hơi nhiều.
Chồng bạn có thể dám nói : anh cố gắng, nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng chui ra 1 góc điện
thoại cho vợ trước mặt sếp lớn... Giao tiếp đã trở thành hai chiều rồi đấy.

NÓI LÊN NHU CẦU CỦA BẠN


[Sélectionnez la date]

Sau mỗi tình cảm, là một nhu cầu, một mong ước... Bạn mong thấy nhà cửa sạch sẽ, cho mình mà
cũng là cho cả nhà, cho người chồng sắp về đến còn mệt hơn cả mình. Bạn chỉ mong chống mình an
toàn trong giao thông, và nghĩ đến cảm giác của bạn... Nói lên rõ ràng những nhu cầu đó, người thân
của bạn sẽ không xem bạn đơn giản là "người hay cáu giận" mà hiểu được mục tiêu của bạn, lần sau
dễ thực hiện theo hơn hoặc khi không thực hiện được thì cố gắng biểu hiện bằng cách khác... Người
chồng về trễ nhưng ôm hôn và giải thích ngay thường tránh được một buổi tối chiến tranh trong gia
đình.

TRÌNH BÀY YÊU CẦU CỦA BẠN


Khi đã nói lên cảm xúc, nhu cầu, nếu bạn kết thúc bằng một yêu cầu cụ thể, hợp lý thì người kia sẽ dễ
thoả thuận đồng ý, dễ nhớ để lần sau thực hiện.
Yêu cầu : con có thể quét nhà mỗi ngày một lần, lau bếp sau khi rửa chén... sẽ dễ làm theo hơn : mẹ
muốn nhà lúc nào cũng sạch sẽ.
Câu yêu cầu (hoặc mệnh lệnh) nói theo kiểu phủ định, tiêu cực ít khi nào được vui lòng làm theo và
không khí sau cuộc nói chuyện thường vẫn nặng nề. Thay vì nói : "mẹ muốn con không bao giờ lập lại
hành vi này nữa", hãy nói : "con hãy nhớ làm như vậy, và mẹ sẽ vui".

LUYỆN TẬP
Thỉnh thoảng đọc lại bài viết ngắn này.
Mỗi khi cảm thấy bực bội không vui, hãy áp dụng bài này để đối thoại với chính bạn, vì bạn cũng cần
đối thoại hòa bình với chính mình. Chính xác là cái gì làm bạn khó chịu, bạn cảm giác gì lúc này, thật
ra, bạn mong muốn điều gì, cần phải làm gì - tóm tắt trong một yêu cầu đơn giản điều bạn phải làm để
thấy dễ chịu hơn...
Và bạn chỉ cần đi thực hiện điều này.

You might also like