You are on page 1of 29

Mục lục

Mục lục ............................................................................................................................... 3


Phần 1 Mở đầu................................................................................................................... 5
1.1 Mục đích đề tài ....................................................................................................... 5
1.2 Giới thiệu về máy chụp cắt lớp và ứng dụng ...................................................... 5
Phần 2 Lý thuyết................................................................................................................ 7
2.1 Tổng quan ............................................................................................................... 7
2.1.1 Sơ đồ hoạt động của máy chụp cắt lớp ........................................................ 7
2.1.2 Thiết bị .......................................................................................................... 7
2.1.3 Nguyên lý vật lý............................................................................................. 8
2.1.4 Mô hình toán ................................................................................................. 9
2.2 Phép biến đổi radon............................................................................................. 10
2.2.1 Phép biến đổi Radon .................................................................................. 10
2.2.2 Tính chất của phép biến đổi Radon ............................................................ 11
2.3 Phép chiếu quay lui.............................................................................................. 11
2.4 Lọc và phép biến đổi Radon ngược ................................................................... 11
Phần 3 Thí nghiệm và giới thiệu về chương trình........................................................ 13
3.1 Các phần mềm được sử dụng ............................................................................ 13
3.2 Phần mềm RadonLab........................................................................................... 13
3.2.1 Giao diện và cách sử dụng chương trình:................................................... 13
3.2.2 Một số ví dụ ................................................................................................ 14
3.2.3 So sánh giữa có và không có bộ lọc ........................................................... 20
3.2.4 Một số nhược điểm của chương trình:........................................................ 21
3.3 Matlab .................................................................................................................... 22
3.3.1 Nhận xét...................................................................................................... 27
3.4 Chương trình Computerized Tomography......................................................... 27
Phần 4 Các tài liệu tham khảo........................................................................................ 30

ImgPro 001 – 2005 Ver 1.00 3


Mục lục hình

Hình 1.1 G.N Housfield ...................................................................................................... 5


Hình 1.2 Máy chụp cắt lớp ................................................................................................. 5
Hình 2.1 Mô hình hoạt động của máy ................................................................................ 7
Hình 2.2 Mô hình hoạt động của máy chụp cắt lớp ............................................................ 7
Hình 2.3 Phép chiếu ........................................................................................................... 9
Hình 2.4 Mô hình 1............................................................................................................. 9
Hình 2.5 Mô hình2............................................................................................................ 10
Hình 3.1 Giao diện chương trình RadonLab .................................................................... 14
Hình 3.2 Chương trình RadonLab - đọc ảnh đầu vào ...................................................... 14
Hình 3.3 Ảnh đầu vào được đọc bởi RadonLab ............................................................... 15
Hình 3.4 Chương trình RadonLab - biến đổi Radon......................................................... 15
Hình 3.5 Sinogram đwocj dựng bởi RadonLab ................................................................ 16
Hình 3.6 Chương trình RadonLab – không sử dụng bộ lọc.............................................. 17
Hình 3.7 Sinogram không dùng bộ lọc - dựng bởi RadonLab .......................................... 17
Hình 3.8 Chương trình RadonLab – sau khi lọc bằng phép lọc Ramlak .......................... 18
Hình 3.9 Sinogram sau khi lọc bằng bộ lọc Ramlak vởi chương trình RadonLab ............ 18
Hình 3.10 Chương trình RadonLab - chiếu quay lui không lọc......................................... 18
Hình 3.11 Hình được dựng lại khhi không lọc - dựng bởi chương trình RadonLab ......... 19
Hình 3.12 Chương trình RadonLab - chiếu quay lui sử dụng lọc Ramlak ........................ 20
Hình 3.13 Hình dựng lại dùng bộ lọc RamLak – chương trình RadonLab ....................... 20
Hình 3.14 So sánh ảnh gốc, ảnh dựng lại không lọc và có lọc......................................... 21
Hình 3.15 Ví dụ trong MatLAb - Ảnh đầu vào................................................................... 22
Hình 3.16 Ví dụ trong MatLab -Sinogram ......................................................................... 24
Hình 3.17 Ví dụ trong MatLab – hình dựng lại với số góc chiếu nhỏ................................ 25
Hình 3.18 Ví dụ trong MatLab – hình dựng lại với số góc chiếu trung bình...................... 26
Hình 3.19 Ví dụ trong MatLab - dựng lại hình với số góc chiếu lớn ................................. 27
Hình 3.20 Chương trình Computerized Tomography dựng lại hình không dùng lọc ........ 28
Hình 3.21 Chương trình Computerized Tomography dựng lại hình dùng bộ lọc RamLak 29

ImgPro 001 – 2005 Ver 1.00 4


Phần 1 Mở đầu
1.

1.1 Mục đích đề tài


Mục đích của đề tài là tìm hiểu nguyên lý hoạt động về mặt xử lý tín hiệu của máy
chụp cắt lớp (Computed Tomography scanner), một trong những thiết bị được sử
dụng rộng rãi trong ngành y tế.

1.2 Giới thiệu về máy chụp cắt lớp và ứng dụng


Máy chụp cắt lớp sử dụng tia X (X-ray CT scanner) được phát minh năm 1970 bởi
Godfrey N. Hounsfield. Phát minh của ông đã đoạt giả Nobel vào năm 1979.

Hình 1.1
G.N Housfield

Chiếc máy của ông giúp cho các bác sỹ có thể “nhìn”, quan sát các kết cấu của
các mô bên trong các bộ phận của cơ thể mà không cần phải tiến hành phẫu thuật.
Nhờ vào đó các bác sỹ có thể chẩn đoán bệnh một cách nhanh chóng và chính
xác.

Hình 1.2
Máy chụp cắt
lớp

ImgPro 001 – 2005 Ver 1.00 5


ImgPro 001 – 2005 Ver 1.00 6
Phần 2 Lý thuyết
2

2.

2.1 Tổng quan


2.1.1 Sơ đồ hoạt động của máy chụp cắt lớp
Hình 2.1
Mô hình hoạt
động của máy

2.1.2 Thiết bị
Về căn bản, máy chụp cắt lớp có hai bộ phận chính là máy phát tia X và máy thu
các tia X. Các tia này được gọi là các tia chiếu. Nếu máy phát phát ra n tia X thì
máy thu sẽ có n đầu cảm biến thu nhận cường độ của n tia X đó. Mỗi đầu cảm
biến tương ứng với một tia chiếu. Hai máy thu và phát này có thể quay xung quanh
đối tượng cần chụp để chụp nhiều góc độ khác nhau, gọi là các góc chiếu.

Hình 2.2
Mô hình hoạt
động của máy
chụp cắt lớp

ImgPro 001 – 2005 Ver 1.00 7


I0

2.1.3 Nguyên lý vật lý


Giả sử mỗi tia X được phát ra với cường độ ban đầu là I 0 . Dọc theo đường đi của
mình, mỗi tia chiếu sẽ gặp các mô khác nhau của cơ thể; các mô này sẽ khuếch
đại hoặc làm giảm cường độ của tia chiếu. Loại mô khác nhau thì tính chất làm
thay đổi cường độ của các tia chiếu khác nhau. Hiện tượng này được diễn đạt bởi
hàm f ( x, y ) đặc trưng cho tính chất của mô tại toạ độ (x, y) trên lát cắt cần chụp.
Mặt khác cường độ tia chiếu sẽ tự suy giảm dần theo hàm số mũ e với số mũ âm
theo khoảng cách. Vậy, cường dộ I thu được tại mỗi đầu cảm biến của máy là:

Công thức 2.1 − ∫ f ( x , y )du


I = I 0e L

(Với L là đường đi của tia chiếu và du là vi phân đường trên L.)

Như vậy ở đầu ra của máy chụp, tín hiệu thu được là tập các cường độ của các tia
chiếu. Sau đó những tín hiệu này được xử lý, tính toán chuyển đổi về hình ảnh của
lát cắt được chụp.

Xuất phát từ Công thức 2.1, ta có biến đổi sau:

I − ∫ f ( x , y )du
=e L
I0

I 
↔ ln  0  = ∫ f (x, y )du
 I  L
Xét một chùm tia chiếu từ máy thu đến mày phát, quy ước như sau:

• Chọn tia chiếu ở chính giữa máy phát làm mốc, gọi đó là tia chiếu gốc. Khoảng
cách từ một tia chiếu bất kỳ đến tia chiếu gốc là s. Tia chiếu gốc có s = 0.

ImgPro 001 – 2005 Ver 1.00 8


• Hai máy thu và phát này có thể quay xung quanh đối tượng cần chụp để chụp
nhiều góc độ khác nhau. Chọn một góc độ làm mốc, gọi đó là góc chiếu gốc. Gọi
góc giữa một góc chiếu bất kỳ với góc chiếu gốc là θ. Với góc chiếu gốc θ = 0.

Để hiểu rõ hơn về s và θ, xem Hình 2.3 ở dưới.

I 
Bây giờ đặt g (s, θ ) = ln 0  , ta có công thức sau:
 I 

Công thức 2.2 g (s, θ ) = ∫ f ( x, y )du


L

Vậy có thể nói g (s, θ ) là tổng tích luỹ tính chất của các mô đối với tia X, dọc theo tia
chiếu ở khoảng cách s và góc chiếu θ

Hình 2.3
s, θ)
Phép chiếu
g(

2.1.4 Mô hình toán


Dựa trên nguyên lý vật lý này, phép biến đổi Radon thuận và nghịch đã được xây
dựng dựa trên các chứng minh và phân tích về mặt toán học. Mục đích cuối là để
thu được hình chụp cắt lớp của lát cắt được chụp từ các tín hiệu chụp được đã nói
ở trên.

Hình 2.4
Mô hình 1

Phép biến đổi Radon ngược lại được chia làm hai loại tuỳ thuộc vào kiểu lọc được
sử dụng mà ta sẽ xét ở các phần sau.

ImgPro 001 – 2005 Ver 1.00 9


Hình 2.5
Mô hình2

2.2 Phép biến đổi radon


2.2.1 Phép biến đổi Radon
Từ Hình 2.3 ta có hai công thức chuyển đổi từ (s, u) sang (x, y)

Công thức 2.3 x = s cos θ − u sin θ


y = s sin θ + u cos θ

Công thức 2.4 s = x cos θ + y sin θ


u = − x sin θ + y cos θ

Từ Công thức 2.2 và hai công thức trên, ta có phép biến đổi Radon được định
nghĩa như sau:

Công thức 2.5 +∞


g (s,θ ) = R( f ( x, y )) = ∫ f (s cosθ − u sin θ , sin θ + u cosθ )du
−∞

(− ∞ < s < +∞,−π < θ < +π )


Nếu rời rạc hoá thì

Công thức 2.6 si = si −1 + ∆s

(trong đó ∆s được gọi là chu kỳ lấy mẫu)

Vậy tần số lấy mẫu là

Công thức 2.7 1


f =
∆s

ImgPro 001 – 2005 Ver 1.00 10


2.2.2 Tính chất của phép biến đổi Radon
Tính Công thức ban đầu Công thức sau biến đổi
chất f ( x, y ) g ( s, θ ) = R( f ( x, y ) )
Tuyến
a1 f1 ( x, y ) + a2 f 2 ( x, y a1 g1 ( x, y ) + a2 g 2 ( x, y )
tính
Hạn chế
D D D 2
không f ( x, y ) = 0, x > , y > g ( s, θ ) = 0, s >
2 2 2
gian
Đối xứng f ( x, y ) g ( s, θ ) = g ( − s, θ ± π )
Chu kỳ f ( x, y ) g ( s,θ ) = g ( s,θ + 2kπ ), k ∈ N
Dịch f ( x − x0 , y − y0 ) g ( s − x0 cos θ − y0 sin θ ,θ )
1
Đổi tỷ lệ f (ax, ay ) g (as, θ ), a ≠ 0
a

2.3 Phép chiếu quay lui


Phép chiếu quay lui được định nghĩa như sau:

Công thức 2.8 π


b( x, y ) = B( g (s,θ )) = ∫ g ( x cosθ + y sin θ , θ )dθ
0

Về ý nghĩa có thể phát biểu phép chiếu quay lui như sau: Năng lượng tại mỗi điểm
(x, y) trên đối tượng sau phép chiếu quay bằng tổng tích lũy của những điểm
tương ứng trên g (s,θ ) tại mỗi góc chiếu θ .

Phép chiếu quay lui cho kết quả bị “mờ” đi so với ảnh của đối tượng gốc, để xây
dựng lại chính xác hình ảnh của đối tượng, cần phải thông qua một phép nhân
chập

Công thức 2.9 1


(
f (x, y ) = bf (x, y )Θ x + y
2
)
2 −2

2.4 Lọc và phép biến đổi Radon ngược


Phép biến đổi Radon ngược có mục đích là xây dựng lại hình ảnh của đối tượng
được chụp với tín hiệu vào là kết quả của phép biến đổi Radon.

Phép biến đổi ngược dựa chủ yếu vào phép chiếu quay lui. Như ta đã biết phép
chiếu quay lui không cho kết quả giống hệt như hình ảnh ban đầu của đối tượng

ImgPro 001 – 2005 Ver 1.00 11


mà bị mờ đi. Vì vậy cần phải sử dụng phép chiếu quay lui phối hợp với các phép
biến đổi khác.

Có hai con đường đi (xem Hình 2.5): chiếu quay lui trước, lọc sau và lọc trước,
chiếu quay lui sau

2.4.1 Chiếu quay lui trước, lọc sau


Con đường này được thực hiện dựa vào Công thức 2.8 và Công thức 2.9. Nghĩa là
hình chiếu quay lui được dựng trước bằng phép chiếu quay lui như công thức
Công thức 2.8 và sau đó được lọc bằng Công thức 2.9 cho hình ảnh giống với ảnh
gốc ban đầu. Phép biến đổi theo Công thức 2.9 có tên gọi là Hilbert Transform.

2.4.2 Lọc trước, chiếu quay lui sau


con đường này có thể mô tả chi tiết hơn như sau:

Trong đó phép biến đổi Fourier thuận và ngược được thực hiện bằng DFT hoặc
FFT, cũng như IDFT và IFFT.

Lọc trên miền tần số được thực hiện bởi một số bộ lọc sau, với các dáp ứng tần số
tương ứng

Bộ lọc Đáp ứng tần số


RamLak H ( f ) = f rect ( fd )
Shepp –
H ( f ) = sin ( fd )rect ( fd )
Logan
Cosine thông
H ( f ) = cos(πfd )rect ( fd )
thấp
Hamming H ( f ) = f [α + (1 − α ) cos(2πfd )]rect ( fd )

Trong bảng trên f ( -0.5 ≤ f ≤ 0.5) là biến trong miền tần số, d là tần số lấy mẫu.
Hàm rect là hàm chữ nhật được định nghĩa như sau

 1,−.05 ≤ x ≤ 0.5
rect ( x) = 
0, c¸c tr-êng hîp cßn l¹i

ImgPro 001 – 2005 Ver 1.00 12


Phần 3 Thí nghiệm và giới thiệu về chương trình
3

3.

Phần này sẽ tiến hành một số thử nghiệm về phép biến đổi Radon và dựng lại ảnh
từ hình chiếu được ứng dụng trong máy chụo cất lớp.

3.1 Các phần mềm được sử dụng


Phần mềm được sử dụng bao gồm ba phần mềm sau:

• RadonLab (do em: Mai Thành Trung cùng bạn Nguyễn Quang Khánh viết)
• MatLab
• Computerized Tomography, Michael Liebling một phần mềm chạy trực tuyến
trên mạng tại địa chỉ: http://bigwww.epfl.ch/demo/jtomography/index.html

Chức năng của ba phần mềm này đều giống như nhau, nhưng cả ba được sử
dụng nhằm có một sự so sánh và đánh giá về chất lượng phần mềm do bọn em
viết.

3.2 Phần mềm RadonLab


Đây là phần mềm do em – Mai Thành Trung phối hợp viết cùng bạn Nguyễn
Quang Khánh với nhiệm vụ được phân công như sau:

3.2.1 Giao diện và cách sử dụng chương trình:


Giao diện chương trình như trong hình dưới đây.

Các bước thực hiện được miêu tả như sau:

• Lựa chọn file ảnh đầu vào bằng nút “Mo file”. Ảnh đầu vào sẽ xuất hiện ở góc
trái trên của màn hình.
• Nhấn nút “bien doi Radon >>” để thực phép biến đổi Radon, kết quả là hình
sinogram được hiển thị tại góc trên bên tay phải.
• Sau đó lựa chọn bộ lọc được sử dụng trong ô “Chon bo loc”.
• Nhấn nút “Loc >>” để lọc sinogram, kết quả sẽ được hiển thị tại góc dưới bên
trái.

ImgPro 001 – 2005 Ver 1.00 13


• Tiếp theo nhấn nút “Chieu quay lui >>” để xây dựng lại hình ảnh ban đầu. Kết
quả là hình ảnh tại góc dưới bên tay phải.
Hình 3.1
Giao diện
chương trình
RadonLab

3.2.2 Một số ví dụ
Hình ảnh lấy ví dụ là bức ảnh có tên là phantom256.gif có trong thư mục.

• Sau khi nhấn nút “Mo File”, hình ảnh đó được hiện lên như sau:
Hình 3.2
Chương trình
RadonLab -
đọc ảnh đầu
vào

ImgPro 001 – 2005 Ver 1.00 14


Hình 3.3
Ảnh đầu vào
được đọc bởi
RadonLab

• Tiếp theo đó nhấn nút “Bien doi Radon >>” để dựng sinogram của bộ lọc, kết
quả được như hình dưới đây:
Hình 3.4
Chương trình
RadonLab -
biến đổi Radon

ImgPro 001 – 2005 Ver 1.00 15


Hình 3.5
Sinogram
đwocj dựng bởi
RadonLab

• Tiếp theo, một bộ lọc được lựa chọn. Nếu không chọn bộ lọc nào, nhấn vào lựa
chọn “Khong loc” rồi nhất nút “Loc >>”, kết quả được như hình dưới đây:

ImgPro 001 – 2005 Ver 1.00 16


Hình 3.6
Chương trình
RadonLab –
không sử dụng
bộ lọc

Hình 3.7
Sinogram
không dùng bộ
lọc - dựng bởi
RadonLab

• Vì không bộ lọc nào được sử dụng, nên sinogram đã lọc và sau khi lọc la giống
nhau.
• Giả sử bộ lọc RamLak được chọn, hộp lựa chọn RamLak được nhấn, sau đó
nhấn nút “Loc >>”, kết quả sẽ được như hình dưới đây:

ImgPro 001 – 2005 Ver 1.00 17


Hình 3.8
Chương trình
RadonLab –
sau khi lọc
bằng phép lọc
Ramlak

Hình 3.9
Sinogram sau
khi lọc bằng bộ
lọc Ramlak vởi
chương trình
RadonLab

• Nếu không sử dụng bộ lọc, sau khi nút “chiếu quay lui” được nhất, kết quả sẽ
được như hình dưới đây:
Hình 3.10
Chương trình
RadonLab -
chiếu quay lui
không lọc

ImgPro 001 – 2005 Ver 1.00 18


Hình 3.11
Hình được
dựng lại khhi
không lọc -
dựng bởi
chương trình
RadonLab

• Còn nếu sử dụng bộ lọc, sau khi nút “chiếu quay lui” được nhất, kết quả sẽ
được như hình dưới đây:

ImgPro 001 – 2005 Ver 1.00 19


Hình 3.12
Chương trình
RadonLab -
chiếu quay lui
sử dụng lọc
Ramlak

Hình 3.13
Hình dựng lại
dùng bộ lọc
RamLak –
chương trình
RadonLab

3.2.3 So sánh giữa có và không có bộ lọc


Quan sát ba hình ảnh sau tương đương với ảnh gốc ban đầu, ảnh dựng lại nhưn
không lọc và ảnh dựng lại có dùng bộ lọc

ImgPro 001 – 2005 Ver 1.00 20


Hình 3.14
So sánh ảnh
gốc, ảnh dựng
lại không lọc và
có lọc

Ảnh dựng lại - có lọc


Ảnh gốc Ảnh dựng lại – không lọc

Ta rút ra một số nhận xét sau

• Ảnh sau khi dựng lại đều cho hình dánh giống hệt ảnh cũ nhưng màu sắc khác
hẳn.
• Ảnh dựng lại không dùng lọc cho kết quả mờ hơn ảnh gốc, điều này phù hợp
với lý thuyết là phép chiếu quay lui cho ảnh mờ hơn so với ảnh gốc.
• Ảnh dựng lại có dùng bộ lọc cho màu sắc gần giống với ảnh gốc hơn so với ảnh
không dùng bộ lọc nhưng vẫn còn nhiều sai số. Nguyên nhân của sai số này có
thể do một trong 2 trường hợp sau:
• Kỹ năng lập trình của em và bạn Khánh có giới hạn nên mắc phải các sai số
trong quá tình tính toán - Để khẳng định điều này, hai chương trình thí
nghiệm khác đã được sử dụng trong các phần dưới để so sánh với chương
trình của em.
• Dữ liệu ảnh đầu vào là số nguyên, nhưng thực tế đầu ra của máy chụp cắt
lớp là dạng số thực nên gây nên sai số lớn.
3.2.4 Một số nhược điểm của chương trình:
• Tốc độ chậm, đặc biệt khi tính toán với những ảnh kích thước lớn. Kích thước
chuẩn của chương trình là 256 x 256 pixels. Nguyên nhân là do thực hiện nhiều
phép tính với số thực với độ phức tạp tính toán lớn. Điều này còn thể hiện rõ
hơn trong phép lọc phải thực hiện rất nhiều phép tính. Hơn thế nữa phép lọc sử
dụng phép biến đổi DFT thay vì FFT nên cho thời gian tính toán rất lâu.
• Kết quả ảnh dựng lại chưa chính xác.
• Đôi khi xuất hiện “lỗi hết bộ nhớ”

ImgPro 001 – 2005 Ver 1.00 21


Những nguyên nhân trên đều do kỹ năng lập trình chưa tốt cũng như thời gian có
hạn.

3.3 Matlab
Matlab được trang bị một toolbox có chức năng thực hiện phép biến đổi Radon và
dựng lại hình chiếu chỉ với một vài lệnh đơn giản.

Những ví dụ dưới đây được thực hiện với Matlab phiên bản 7.0. Toàn bộ mã
nguồn dưới đây được lưu trong file RadonTest.m.

Trong matlab đã chứa sẵn ảnh gốc như trong ví dụ của chương trình RadonLab.
Nạp ảnh đó vào bộ nhớ như sau:

P = phantom(256);
imshow(P)
title(’Anh goc ban dau’);

Kết quả là hình ảnh sau được hiển thị

Hình 3.15
Ví dụ trong
MatLAb - Ảnh
đầu vào

• Đoạn lênh dưới đây tạo góc chiếu cho phép biến đổi Radon, ở đây chương trình
định sử dụng ba ví dụ với các góc chiếu khác nhau:

ImgPro 001 – 2005 Ver 1.00 22


theta1 = 0:10:170; % 18 góc chiếu, cách nhau 100
[R1,xp] = radon(P,theta1);
num_angles_R1 = size(R1,2)

theta2 = 0:5:175; % 36 góc chiếu, cách nhau 50


[R2,xp] = radon(P,theta2);
num_angles_R2 = size(R2,2)

theta3 = 0:2:178; % 90 góc chiếu, cách nhau 20


[R3,xp] = radon(P,theta3);
num_angles_R3 = size(R3,2)

N_R1 = size(R1,1)
N_R2 = size(R2,1)
N_R3 = size(R3,1)

P_128 = phantom(128);
[R_128,xp_128] = radon(P_128,theta1);
N_128 = size(R_128,1)

ImgPro 001 – 2005 Ver 1.00 23


Đoạn chương trình sau thực hiện phép biến đổi Radon và hiển thị hình ảnh này

figure, imagesc(theta3,xp,R3)
colormap(hot)
colorbar
xlabel('Goc quanh - \theta (degrees)');
ylabel('vi tri cua cam bien - x\prime (pixels)');

Hình 3.16
Ví dụ trong
MatLab -
Sinogram

ImgPro 001 – 2005 Ver 1.00 24


Sau đó hình ảnh gốc ban đầu sẽ được dựng lại, ta thực hiện dựng ba hình khác
nhau tương ứng với ba góc chiếu khác nhau đã tạo ra.

Với số góc chiếu nhỏ (18 góc chiếu, cách nhau 100), đoạn mã sau được thực hiện,
kết quả cho như hình dưới

output_size = max(size(P));

dtheta1 = theta1(2) - theta1(1);


I1 = iradon(R1,dtheta1,output_size);
figure, imshow(I1)
title(’18 goc chieu’);

Hình 3.17
Ví dụ trong
MatLab – hình
dựng lại với số
góc chiếu nhỏ

ImgPro 001 – 2005 Ver 1.00 25


Với số góc chiếu trung bình, khoảng 36 góc chiếu cách nhau 20, đoạn mã sau
được thực hiện cho kết quả như hình dưới:

dtheta2 = theta2(2) - theta2(1);


I2 = iradon(R2,dtheta2,output_size);
figure, imshow(I2)
title(’36 goc chieu’);

Hình 3.18
Ví dụ trong
MatLab – hình
dựng lại với số
góc chiếu trung
bình

ImgPro 001 – 2005 Ver 1.00 26


Với 90 góc chiếu (cách nhau 2o), đoạn lệnh sau được thực hiện và cho kết quả
như hình dưới đây:

dtheta3 = theta3(2) - theta3(1);


I3 = iradon(R3,dtheta3,output_size);
figure, imshow(I3)
title(’90 goc chieu’);

Hình 3.19
Ví dụ trong
MatLab - dựng
lại hình với số
góc chiếu lớn

3.3.1 Nhận xét


Với số góc chiếu càng lớn, ảnh dựng lại sẽ càng chĩnh xác hơn

3.4 Chương trình Computerized Tomography


Chương trình do Michael Liebling viết. Đây là một phần mềm chạy trực tuyến trên
mạng tại địa chỉ: http://bigwww.epfl.ch/demo/jtomography/index.html

Cấu trúc và cách thực hiện chương trình khá giống với RadonLab: lựa chọn ảnh
đầu vào, thực hiện chiếu Radon, lựa chọn một bộ lọc và lọc, dựng lại hình sau khi
đã lọc.

ImgPro 001 – 2005 Ver 1.00 27


Hai hình dưới đây là màn hình của chương trình thực hiện trên cùng một bức ảnh
phantom256 như của hai chương trình trên. Hình thứ nhất là không sử dụng bộ
lọc, hình thứ hai là sử dụng bộ lọc RamLak

Hình 3.20
Chương trình
Computerized
Tomography
dựng lại hình
không dùng lọc

ImgPro 001 – 2005 Ver 1.00 28


Hình 3.21
Chương trình
Computerized
Tomography
dựng lại hình
dùng bộ lọc
RamLak

ImgPro 001 – 2005 Ver 1.00 29


Phần 4 Các tài liệu tham khảo

[1] “Fundamentals of digital image processing”, Anil K.Jain, Prentice – Hall, 1998
[2] “Digital image processing, reconstruction from projection”, Bern Girod
[3] “The Mathematics of Computerized Tomography”, F.Natterer, SIAM Publications,
Philadelphia, 2001.
[4] “Biomedical Imaging Group”, http://bigwww.epfl.ch
[5] “Electron microscopy: Back projection”, http://cryoem.berkeley.edu

ImgPro 001 – 2005 Ver 1.00 30

You might also like