You are on page 1of 8

Cái làng thế giới này cô đơn và tý hon, không đáng gọi là một hạt cát trong vũ trụ

vô cùng. Trái
đất mình giờ trở nên dễ thương tổn như một trái cam. Mà kẻ duy nhất làm nó tổn thương được
chính là con người. Con người có thể bóp nát quả cam - con người có thể làm nổ tung trái đất và
tự huỷ diệt!

Xét theo các kỳ vọng về những ràng buộc có tính pháp lý thì hội nghị môi trường - khí hậu
COP15 đã hoàn toàn sụp đổ. Chẳng nước giàu hay hay mới nổi nào bị buộc phải giảm khí thải
(giảm bao nhiêu, giảm như thế nào?). Các nước nghèo (thải khí CO2 ít nhất) đòi được đền bù
bằng tiền nhưng chẳng nước nào chịu đền cho họ cả (đền cho ai, đền bao nhiêu, đền như thế
nào?).

Mâu thuẫn phát triển và môi trường trở thành một mâu thuẫn căng thẳng nhất trong “làng ta”.
Biểu tình, bạo động và đàn áp đã xảy ra trên đường phố bên ngoài hội nghị. Nhưng xét về mặt
đạo đức thì COP15 là thành công bước đầu. Tất cả các nguyên thủ đã phải có mặt, tất cả đã phải
công nhận con người có thể bóp nát trái đất như bóp quả cam. Phát triển kinh tế bất chấp vấn đề
môi trường là tự huỷ diệt, là tội ác, là sự bất bình đẳng lớn nhất thời đại!

Môi trường đã thành vấn đề đạo đức. Đạo đức của một quốc gia và của mỗi người. Trong mọi
ngõ xóm của làng thế giới đang diễn ra các xung đột môi trường. Các quốc gia tồn tại theo
đường biên giới, nhưng không khí và nước, động đất và sóng thần, mây, ánh sáng và gió, khí
CO2 và oxy, các loài côn trùng và virus, cá, chim và thú… không tuân theo các đường biên đó.
Đập thuỷ điện và ô nhiễm nước trên thượng lưu Mê Kông (để phát triển chống đói nghèo) làm hạ
lưu cách 3.000km (cũng đang chống đói nghèo) khốn khổ. Rừng ở Brazil, Indonesia và Lào bị
phá thì… các nước xung quanh lâm nguy.

Nước nghèo trách dân nước giàu tiêu thụ năng lượng quá nhiều, thải khí gấp hàng chục lần dân
nước họ. Nước giàu lại trách nước nghèo vì nạn phá rừng, làm mất rừng lọc bầu khí quyển!
Green-Xanh nay đồng nghĩa với Clean-Sạch. Chúng trở thành hai tính từ quan trọng nhất trên
mọi lĩnh vực. Nghèo mà sạch hay giàu mà bẩn đây?

Các nền kinh tế khổng lồ mới nổi không chịu tự ràng buộc về môi trường khí hậu vì họ cho rằng
chống đói nghèo quan trọng hơn xanh-sạch và thải bẩn nhiều nhất hiện nay là ‘bọn nhà giàu chứ
đâu phải chúng tôi!”. Quy chế mua hạn ngạch khí thải còn lâu mới có hiệu quả kinh tế và môi
trường. Vậy thì chỉ có Khoa học Công nghệ xanh-sạch có vẻ sẽ là vị cứu tinh của làng ta? Đúng
một nửa.

Các dạng năng lượng thay thế như gió, nắng, thuỷ triều, địa nhiệt…, các công nghệ tiết kiệm
năng lượng và sử dụng năng lượng sạch đang được cải tiến và khuyếch trương ứng dụng. Song
chính các dự báo khoa học cũng e rằng tới lúc khoa học công nghệ đủ sức cứu trái đất thì đã quá
muộn!

Tận thế là không tránh khỏi ư? Chính trị, kinh tế, khoa học - ba “ông lớn” này đã thống nhất về
nhận thức nhưng còn rất lúng túng trong việc giải quyết cụ thể. Vì vậy vai trò cứu tinh của trái
đất ngay lúc này được đặt ngay lên vai mỗi công dân trái đất. Lên vai chị và tôi, lên vai người
nghèo ở Châu Phi và người giàu ở Âu Mỹ, trung lưu ở Nga và Trung Hoa…

Nếu mỗi người ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào cũng coi việc bảo vệ môi trường là chuẩn đạo đức
mới. Đối xử với môi trường như đối xử với cha mẹ, anh chị em, đồng đội, đồng chí của mình thì
mới có hy vọng. Đạo đức ấy chỉ gồm hai thói quen: Vệ sinh và tiết kiệm. Vệ sinh là không làm
bẩn môi trường từ trong nhà ra đường phố, ra toàn quốc.

Mỗi người phải cảm thấy xấu hổ, thấy lương tâm cắn rứt khi ném một bịch rác làm bẩn nhà
mình, phố mình, tỉnh mình, nước mình. Mỗi người phải thấy xấu hổ, bị lương tâm cắn rứt khi ra
ngoài không tắt đèn, khi xe mình nẹt bô xì khói ngoài đường! Vệ sinh môi trường và tiết kiệm
năng lượng muôn năm! Nhưng đến đời kiếp nào dân ta mới biết xấu hổ, thấy bị cắn rứt như bà
chị yêu c
Tamly) - Trong những năm gần đây trên toàn thế giới nói chung, ở
Việt nam nói riêng, các hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên
tai, bão lũ diễn ra bất thường và rất nặng nề; môi trường nước,
không khí, đất đai… bị ô nhiễm nghiêm trọng; các nguồn tài
nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức, thiếu quy hoạch… đã
gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sức khoẻ của con
người. Do đó, việc giáo dục đạo đức môi trường cho mỗi người dân
là vô cùng cần thiết nhằm tạo ra trong họ có những suy nghĩ và
hành động vì sự toàn vẹn của môi trường.

1/ Khái niệm đạo đức môi trường:

Đạo đức môi trường là hệ thống quan điểm, tư tưởng, tình cảm cùng những quy tắc, chuẩn mực
được dùng để điều chỉnh, đánh giá hành vi của con người trong quá trình tác động, cải tạo, biến
đổi tự nhiên nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của con người.

2/ Mục đích của giáo dục đạo đức môi trường:

Giáo dục đạo đức môi trường nhằm hình thành ở mỗi cá nhân, mỗi con người các chuẩn mực
hành vi đạo đức môi trường thể hiện ở thái độ và hành vi ứng xử tích cực đối với các vấn đề môi
trường cụ thể; xây dựng tình yêu thiên nhiên, sống thân thiện với môi trường thiên nhiên, bồi
dưỡng lòng yêu thương con người, đảm bảo sự hài hoà giữa quyền lợi của chính mình với quyền
lợi của người khác và cộng đồng.

3/ Vì sao phải giáo dục đạo đức môi trường?

Đánh giá thực trạng vấn đề môi trường ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, Nghị quyết 41 – NQ/TƯ của Bộ Chính trị nhận định: môi trường nước ta bị xuống cấp
nhanh, có nơi, có lúc đã đến mức báo động; đất đai bị xói mòn, thoái hoá; chất lượng các nguồn
nước bị suy giảm mạnh; không khí ở nhiều đô thị, khu dân cư bị ô nhiễm nặng; khối lượng phát
sinh và mức độ độc hại của chất thải ngày một tăng; tài nguyên thiên nhiên trong nhiều trường
hợp bị khai thác quá mức, không có quy hoạch; đa dạng sinh học bị đe doạ nghiêm trọng; điều
kiện vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch ở nhiều nơi không bảo đảm…

Sở dĩ có thực trạng môi trường như vậy là do bản thân mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi tổ chức
của chúng ta còn chưa nhận thức một cách đúng đắn về tầm quan trọng của công tác bảo vệ, phát
triển và gìn giữ môi trường; chưa biến nhận thức, trách nhiệm của bản thân đối với việc bảo vệ
môi trường thành hành động cụ thể; chưa đảm bảo được sự hài hoà giữa phát triển kinh tế và bảo
vệ môi trường,…

Do vậy, việc đẩy mạnh giáo dục đạo đức môi trường cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các
doanh nhân, doanh nghiệp là vô cùng cần thiết.

4/ Giáo dục đạo đức môi trường:


a. Giáo dục cái gì?

Giáo dục đạo đức môi trường chính là giáo dục cho con người những tri thức khoa học, hiểu biết
đúng đắn về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, về sự thích nghi của con người với những
biến đổi của môi trường tự nhiên nhằm đảm bảo sự thống nhất biện chứng giữa con người với tự
nhiên, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững vì cả giới tự nhiên và con người, giúp con người
có được tri thức đúng đắn về giá trị của môi trường tự nhiên đối với cuộc sống của chính mình.

Đồng thời, giáo dục con người những tình cảm yêu quý, tôn trọng tự nhiên, thân thiện với thiên
nhiên, có thái độ, trách nhiệm và lối sống văn hoá đối với tự nhiên, sống hoà thuận với thiên
nhiên.

b. Các hình thức giáo dục.

- Đối với học sinh, sinh viên:

Giáo dục thông qua các môn học và các hoạt động ngoại khoá ở các bậc học. Chính thông qua
các môn học và hoạt động ngoại khoá mà giúp các em có được tình yêu thương đối với con
ngưòi, các con vật, cỏ cây, hoa lá, tia nắng, giọt mưa,… tạo cho các em cái tâm “ thiện” để các
em có được những hành vi ứng xử đúng đắn với con người cũng như với môi trường sinh thái và
môi trường sống xung quanh. Những tri thức khoa học mà các môn học trang bị cho các em sẽ
đặt nền móng cho việc xây dựng tình cảm và hành vi đạo đức môi trường cho chính bản thân các
em. chẳng hạn, các môn như: sinh học, lịch sử, địa lý, ngữ văn, hoá học,… sẽ giúp các em có các
tri thức về đa dạng sinh học, về nguồn tài nguyên thiên nhiên, về sự phong phú và đa dạng của
thế giới tự nhiên, về mối quan hệ giữa con người với con người, về mối quan hệ tương hỗ giữa
con người với thế giới tự nhiên,… Việc giáo dục giúp các em nhận thức được mỗi dạng sống đều
xứng đáng được tôn trọng, bảo tồn và phát triển cho hài hoà với tự nhiên;…

- Đối với các tầng lớp dân cư:

Giáo dục thông qua các lớp tập huấn, thi tìm hiểu, tự học và truyền thông. Qua đó có thể sẽ tăng
cường nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp, làm những điều có ích
cho môi trường, không làm gì gây tổn hại đến môi sinh, môi trường.

- Đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp:

Giáo dục thông qua các Hội nghị, Hội thảo, Hội thi tìm hiểu, thông báo chuyên đề, thông tin
chuyên đề,… Qua đó không ngừng nâng cao nhận thức và ý thức về trách nhiệm của mỗi cá
nhân trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó về việc gìn giữ và bảo vệ môi trường, giữ cân
bằng sinh thái… mà vai trò nòng cốt là những cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý. Ngoài ra, các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các tổ chức kinh tế cũng cần phải hoàn thiện và áp dụng công
nghệ sản xuất hiện đại, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, và sử dụng chu trình
sản xuất khép kín để giảm tối đa việc thải vào môi trường các chất thải độc hại gây nguy hại đến
môi trường sinh thái. Khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên cũng cần thiết phải hợp lý, tiết
kiệm để không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Vì mục tiêu phát triển bền vững, vì sức khoẻ cộng đồng, việc giáo dục đạo đức môi trường
trong giai đoạn hiện nay cần đặt lên hàng đầu, thực hiện thường xuyên và liên tục cho mọi đối
tượng, mọi tầng lớp dân cư giúp cho mọi người nhận thức một cách đúng đắn về tầm quan trọng
công tác bảo vệ môi trường và có trách nhiệm với môi trường.

ầu? Giáo dục, giáo dục và giáo dục!

Chiều nao anh với em


Nép bên thềm mưa hai đứa xem
Dù đôi ta mới quen,
Chút kỷ niệm nhưng em khó quên

Ngồi bên nhau trú mưa,


Biết em về không ai đón đưa
Đường xa trơn lối thưa,
Chúng ta cùng đi chung dưới mưa

Rồi từ khi chia tay,


Biết bao lần gió mưa trở lại
Chỉ mình em nơi đây,
Ngóng trông hoài một bóng hình ai

Chiều mùa thu mưa bay


Buồn này anh đâu hay,
Tình nồng lên men cay
Để em ôm ấp giấc mơ u hoài

Chiều nay không có anh,


Gió mưa về nghe thương nhớ thêm
Làm sao em biết tên?
Chút kỷ niệm sao anh nỡ quên !

Đuờng xa đâu quá xa,


co sao tu lau anh chang qua
Để em nghe xót xa,
Mối duyên tình của hai chúng taXoá đói, giảm nghèo ở nước ta là một chủ trương lớn, một
quyết sách lớn, là sự quan tâm hàng đầu của Đảng, nhà nước trong những thập kỷ qua.
Xoá đói, giảm nghèo theo hướng bền vững là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát
triển kinh tế- xã hội của đất nước.

Những thành tựu giảm nghèo ở Việt Nam Từ năm 1998 đến nay, chương trình mục tiêu quốc gia
giảm nghèo và chương trình 135 ra đời và đi vào hoạt động đã tạo sự chuyển biến sâu sắc trong
toàn xã hội, huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, huy động và đa dạng hoá các
nguồn lực cho giảm nghèo, bộ mặt các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn được cải thiện rõ nét, đời
sống của người nghèo, đồng bào dân tộc đã được nâng lên một bước. Thành quả xoá đói, giảm
nghèo của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao, báo cáo phát triển
Việt Nam năm 2004 đã ghi nhận: “Những thành tựu giảm nghèo của Việt Nam là một trong
những câu chuyện thành công nhất trong phát triển kinh tế” tạo được sự đồng thuận xã hội cao,
góp phần ổn định chính trị, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng trưởng kinh tế của đất nước, thực
hiện cam kết thiên niên kỷ, góp phần nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Tỷ lệ hộ
nghèo ở Việt Nam giảm nhanh, từ 17,2% năm 2001 xuống còn 6,3% năm 2005 (theo chuẩn
nghèo cũ), bình quân mỗi năm giảm được trên 30 vạn hộ, đạt được mục tiêu Nghị quyết Đại hội
Đảng lần thứ VIII và IX đề ra. Cơ sở hạ tầng thiết yếu của các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn
từng bước được xây dựng, năm 2000 có khoảng 4.000 công trình được đưa vào sử dụng, đến
năm 2006 đã có trên 30.000 công trình được xây dựng và đưa vào sử dụng đã làm cho bộ mặt
của xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn được cải thiện đáng kể nhất là trường học, trạm y tế, thuỷ lợi
nhỏ, đường giao thông, nước sạch và vệ sinh môi trường… Chất lượng cuộc sống của người dân
ở các xã nghèo đã được nâng lên một bước, thu nhập bình quân của 20% nhóm nghèo nhất năm
2001 đạt 107.000 đồng/người/tháng và tăng 1,45 lần vào năm 2005. Với phương châm huy động
đa nguồn, qua các kênh, các hình thức huy động phong phú, từ năm 2001 đến 2005 tổng nguồn
lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo đạt khoảng 41 nghìn tỷ đồng. Để tiếp tục phát huy những
thành quả giảm nghèo đạt được, đồng thời cũng là sự thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam
đối với cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống đói nghèo, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
chuẩn nghèo mới giai đoạn 2006- 2010; phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo
giai đoạn 2006- 2010 và chương trình 135 giai đoạn II; hình thành Ban Chỉ đạo thống nhất của
Chính phủ để tổ chức thực hiện 02 Chương trình từ Trung ương đến địa phương, cơ sở, đồng thời
ban hành nhiều chính sách mới như: tín dụng đối với học sinh, sinh viên nghèo; cho vay vốn phát
triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; tín dụng đối với hộ gia
đình sản xuất- kinh doanh tại vùng khó khăn… Sau 2 năm thực hiện, đã có 2,866 triệu hộ nghèo
được vay vốn tín dụng ưu đãi; 1,330 triệu lượt người nghèo được hướng dẫn cách làm ăn; 20
ngàn lao động nghèo được hỗ trợ dạy nghề miễn phí; 62 ngàn lượt cán bộ giảm nghèo các cấp
được tập huấn nâng cao năng lực; 29 triệu lượt người nghèo được cấp thẻ BHYT; 2,4 triệu học
sinh nghèo được miễn giảm học phí; 230 ngàn hộ nghèo được hỗ trợ về nhà ở; nhiều mô hình
giảm nghèo ở các vùng đặc thù, mô hình giảm nghèo gắn với an sinh- quốc phòng và mô hình
liên kết với các doanh nghiệp được xây dựng có hiệu quả và nhân rộng. Với sự nỗ lực chung của
cả nước, của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, địa phương, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh
vượt mức kế hoạch đề ra, đến cuối năm 2007 tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn 14,87% giảm 6,23% so
với cuối năm 2005, trong đó: Tây Bắc 32,36%; Đông Bắc 23,44%; Đồng Bằng Sông Hồng
9,59%; Bắc Trung Bộ 23,44%; Duyên hải miền Trung 16,18%; Tây Nguyên 21,34%; Đông Nam
Bộ 5,12%; Đồng bằng sông Cửu Long 12,85%. Một số địa phương đã cơ bản xoá hết hộ nghèo
theo chuẩn quốc gia như Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và áp dụng chuẩn nghèo mới của địa
phương cao hơn từ 1 đến 2 lần chuẩn quốc gia. Những khó khăn thách thức Trong những năm
qua, công cuộc phát triển kinh tế- xã hội của nước ta đạt được những thành tựu quan trọng, GDP
hàng năm tăng cao từ 7,5- 8,5%, tuy nhiên Việt Nam vẫn là một nước ng

Xóa đói giảm nghèo là một chiến lược của chính phủ Việt Nam nhằm giải quyết vấn đề đói
nghèo và phát triển kinh tế tại Việt Nam.

Năm 1989, Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường trong sản xuất nông nghiệp thực hiện giao
khoán đến hộ đã nhảy vọt từ nước đang thiếu lương thực vươn lên thành nước xuất khẩu gạo, và
giữa vị trí trong ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới từ đó đến nay, an ninh lương thực đã
vững vàng. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn tỷ lệ đói nghèo (bao gồm cả thiếu lương thực) mà đa số
phân bố ở các xã thuộc chương trình 135 (xã nghèo).

Đầu thập niên 1990, Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
nguy cơ đói nghèo đã được nhận rõ, mà trước hết là số liệu trẻ em suy dinh dưỡng đã ở mức báo
động (gần 50%). Ngay đầu năm 1991, vấn đề xoá đói giảm nghèo đã đề ra trong các diễn đàn,
các nghiên cứu, và triển khai thành phong trào xoá đói giảm nghèo. Tổng bí thư Đỗ Mười khi đó
rất quan tâm đến chương trình này, ông lo lắng thế hệ con cháu mai sau bị ảnh hưởng do đói
nghèo hôm nay.

Nghị quyết Quốc hội Việt Nam về nhiệm vụ năm 1993 đã đánh giá cao tinh thần cộng đồng,
tương thân tương ái "trong nhân dân đã phát triển nhiều hoạt động từ thiện giúp đỡ nhau và
phong trào xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa..." Sáng kiến của Thủ tướng Chính phủ được
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lấy ngày 17 tháng 10 là "Ngày vì người nghèo", đó cũng là ngày
Liên hợp quốc chọn là ngày "Thế giới chống đói nghèo".

Ngày 21 tháng 5 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Chiến lược toàn diện về tăng
trưởng và xoá đói giảm nghèo". Đây là chiến lược đầy đủ, chi tiết phù hợp với mục tiêu phát
triển Thiên niên kỷ (MDG) của Liên Hợp Quốc công bố. Trong quá trình xây dựng chiến lược có
sự tham gia của chuyên gia các tổ chức quốc tế tại Việt Nam như IMF, UNDP, WB,.. tổng hợp
thành các mục tiêu phát triển Việt Nam. Vấn đề là cụ thể hoá chiến lược bằng các chương trình,
dự án được triển khai, được giám sát và đánh giá thường xuyên. Các nghiên cứu đã lập được bản
đồ phân bố đói nghèo đến từng xã, từng hộ. Việt Nam đã ký vào Tuyên bố Thiên niên kỷ với 8
mục tiêu:

1. Xóa bỏ tình trạng cùng cực và thiếu đói.


2. Đạt phổ cập giáo dục tiểu học.
3. Tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế phụ nữ.
4. Giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh.
5. Tăng cường sức khỏe bà mẹ.
6. Phòng chống bệnh HIV/AISD, sốt rét và các bệnh khác.
7. Đảm bảo bền vững môi trường.
8. Thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu vì mục đích phát triển.

Những mục tiêu này mang kết quả trực tiếp và gián tiếp xóa đói giảm nghèo một cách bền vững
bởi nguy cơ đói nghèo, tái đói nghèo đều có thể xảy ra trong những biến cố của môi trường thiên
nhiên, của quá trình hội nhập và phát triển. Một quốc gia khi không giải quyết dứt điểm xóa đói
giảm nghèo thì luôn ẩn chứa nguy cơ phát triển không bền vững dẫn đến những hậu quả bất ổn
định kinh tế - xã hội. Những mục tiêu đó cũng gợi mở những phương thức tác động trực tiếp hay
gián tiếp đến việc xóa đói giảm nghèo.

Hiện nay, chuẩn nghèo của thế giới quy định quốc gia có thu nhập bình quân người hàng năm là
735 USD. Thu nhập bình quân của Việt Nam khoảng 400 USD, dù có quy đổi về giá trị so sánh
tương đương (PPP) vẫn chưa qua chuẩn nghèo. Ngày 29 tháng 3 năm 2005, tại Hội thảo "Hợp
tác giữa các nhà tài trợ và các Tổ chức phi Chính phủ trong xóa đói giảm nghèo" theo định
hướng giảm nghèo toàn diện hơn, bền vững hơn, công bằng hơn và hội nhập hơn, Việt Nam sẽ
nâng chuẩn đói nghèo lên gấp hai lần. (Chuẩn đói nghèo trước đây theo mức thu nhập bình quân
người /tháng theo khu vực miền núi, nông thôn, thành thị: trước năm 2000 là 45.000 đồng, 70
000 đồng và 100 000 đồng; sau năm 2000 là 80000 - 100 000 – 150 000 đồng). Theo chuẩn đói
nghèo mới có hai mức: thu nhập bình quân tháng 200 000 đồng ở nông thôn và 260 000 đồng ở
thành thị. Tuy nhiên một số thành phố chuẩn đó có thay đổi do yếu tố giá sinh hoạt. Ví dụ, Sở
Lao động Thương binh và xã hội Hà Nội đã đệ trình UBND thành phố mức chuẩn nghèo mới:
350.000 và 270.000 đồng/người/tháng tương ứng với khu vực thành thị và nông thôn.

Kết quả dưới đây đây được TCTK tính toán dựa vào số liệu thu nhập bình quân đầu người của hộ
gia đình và chỉ số giá tiêu dùng của từng khu vực thành thị/nông thôn qua các năm để loại từ yếu
tố biến động giá. Số liệu căn cứ kết quả chính thức Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam
2002 và kết quả sơ bộ Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2004, Tổng cục Thống kê
tính toán tỷ lệ (%) hộ nghèo cho năm 2002 và 2004 theo chuẩn nghèo được Thủ tướng Chính
phủ ban hành áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 (200 nghìn đồng/người/tháng cho khu vực nông
thôn, 260 nghìn đồng/người/tháng cho khu vực thành thị) như sau:

Năm 2002 Năm 2004


Cả nước 23,0 18,1
Chia theo khu vực
Thành thị 10,6 8,6
Nông thôn 26,9 21,2
Chia theo vùng
Đồng bằng sông Hồng 18,2 12,9
Đông Bắc 28,5 23,2
Tây Bắc 54,5 46,1
Bắc Trung Bộ 37,1 29,4
Duyên hải Nam Trung Bộ 23,3 21,3
Tây Nguyên 43,7 29,2
Đông Nam Bộ 8,9 6,1
Đồng bằng sông Cửu Long 17,5 15,3

You might also like