You are on page 1of 10

The Role of SMEs in National

Economies in East Asia: Studies of


Small and Medium Sized Enterprises
in East Asia, Volume II
by Henry Sandee | April, 2003 | ASEAN Economic Bulletin

Edited by Charles Harvie and Boon Chye Lee. Cheltenham, UK: Edward Elgar,
2002. Pp. xx 404.

Charles Harvie and Boon Chye Lee of the University of Wollongong in Australia
have embarked on an interesting and ambitious project to publish a series on
studies of various aspects of small and medium enterprises (SMEs) in East Asia.
The four volumes focus on a number of important issues such as the impact of the
regional crisis, the role of regional SMEs in the wake of globalization, etc. Volume
II of this series focuses on the contribution and composition of SMEs in national
economies in East Asia. Most of the papers in this volume were presented during
a conference in Australia in June 2000.

This book discusses the role of SMEs to the region. In particular, the various
contributions to the book assess the importance of SMEs to creating employment,
adopting innovation, and generating exporting opportunities. In addition, ample
attention is given to SMEs as a source of future successful medium and large-
scale business ventures. The book classifies the countries in the region in four
categories: most underdeveloped regions (economies in transition), the newly
industrializing economies in Southeast Asia, Korea, and Taiwan, and the most
advanced countries in the region including Australia, Japan, and Singapore.

Most chapters in the book follow the same structure. The authors commence with
discussing how SMEs are defined in their specific case. They proceed with an
overview of the contribution of SMEs to employment generation, gross national
product, exports, etc. Then, impact of the financial crisis is assessed while, finally,
government promotional efforts are reviewed. The various contributions show the
diversity of the SME sector in the region. Hal's overview chapter notes that "They
(SMEs) may range from a part-time business with no employees, for example,
exchanging money or selling handicrafts in Indonesia, to a semi-conductor
manufacturer employing hundreds of people" (p. 21). Most SMEs in the region are
very small though, and, according to Hal, over 80 per cent employ fewer than five
people. Most chapters of this book do not take the smallest enterprises into
consideration. These so-called micro enterprises are very important for the poor
that do not have access to better paid work, but they do not contribute very much
to exports, national product, or overall economic growth.

It is interesting but discouraging to see that, after all those years, SMEs in the
region are still defined in so many different ways. In some countries, a distinction
is made between micro enterprises and SMEs. In other countries, SMEs are
defined in a broad way and include micro enterprises. Furthermore, there are also
different definitions used within specific countries. This range of diverse
definitions makes it difficult to compare the development of the SME sector
among countries in the region.

The chapters on SMEs in economies in transition look at the experiences of China


and Vietnam. Harvie reports that the growth of so-called small town and village
enterprises has been an unanticipated outcome of the process of economic
reform in China. Harvie argues further that small enterprises need to adjust to
remain competitive within the context of China's increasingly market-oriented
economy. Government policies need to be reformed to adequately serve the
growth of these enterprises. Richards and colleagues found for Vietnam that the
authorities demonstrate considerable ambiguity in making similar reforms as in
China to support further transformation of the SME sector. In the case of Vietnam,
the impact of the regional financial crisis has been considerable as more than 60
per cent of the country's exports are to other Asian countries.

The chapters on SMEs in Southeast Asia deal extensively with the impact of the
crisis. Berry and Rodriguez review the experiences in the Philippines with specific
attention for the electronics industry. These chapters point to the limited impact
of targeted government support to promote SMEs during both good times and
bad. The Philippines case study and the paper by Hill on Indonesia highlight that
SME development is stimulated mostly by a less bureaucratic environment with
government efforts geared at providing adequate infrastructure and access to
international markets. Hill suggests that empirical evidence from Indonesia might
suggest a model for successful SME development in which local entrepreneurs,
supportive government agencies and foreign buyers all appear to play an
important role. The chapters on Malaysia and Thailand support the conclusion that
SMEs in Southeast Asia have been hit hard by the crisis although there is also
evidence of enterprises and sectors that have been able to adjust successfully to
the changes in the macroeconomic environment.

The chapter on Korea by Gregory and Taiwan by Ngui show that SMEs also play an
important role in more mature countries in the region. In Korea, the government
has increasingly acknowledged the importance of SMEs to strengthen the
flexibility of the country. In Taiwan, SMEs have also been given high priority in the
process of economic development. Ngui's contribution stresses the importance of
the specific features of the manufacturing sector in Taiwan in which SMEs play a
prominent role through the emergence of a network-based industrial system.

The book finishes with a number of chapters on SMEs in the more matured
countries in the region. It is interesting to note that also in these countries there
remain problems in arriving at clear and broadly accepted definitions of SMEs. In
addition, the SME broad policy issues in these countries access to finance
improvement of the business environment, strengthening the management
capabilities and access to markets, appear not to differ substantially from those in
other countries in the region. Sugiura's case study on Japan stresses also the
growing importance given to smaller enterprises to boost the dynamics of the
Japanese economy. Finally, Lee and Tan's chapter on Singapore highlights the
importance of strong fundamentals of the country's economy that have created a
business environment in which SMEs are able to flourish.

This book provides an excellent overview of the SME sector in East Asia. The
contributors are from both the academic and business sectors and provide a
range of views and opinions on the dynamics of SMEs. Most chapters are
structured in a rather similar way which make is easy to compare the findings
from various countries. However, gradually while reading the book, the findings
and conclusions tend to become predictable. The book deserves to be read by
those who take an interest in industrial development and SMEs in the region. It
provides good basic reading before executing more in-depth study into a
particular country or sector. The book tends to concentrate on small-scale
manufacturing and pays only limited attention to trade, services, transport, etc.
This is understandable given the poor data on these sectors but needs to be kept
in mind while drawing conclusions from the case studies. Finally, it is very much a
pity that the book does not have a concluding chapter that pulls together all case
studies, findings, and conclusions. That would have been very interesting and
relevant for future research and policy for SMEs in the region.
Ngày 29/9, UPS - tập đoàn vận tải hàng đầu trên thế giới đã công bố Khảo sát thường
niên về tình hình hoạt động kinh doanh của khu vực châu Á (ABM).
Và theo UPS, 86% chủ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) của Việt Nam tin tưởng rằng họ
đóng vai trò then chốt quyết định tương lai của nền kinh tế nước nhà; đồng thời cũng lạc
quan về những triển vọng phát triển kinh doanh đang được mở ra trước mắt.
2010 - năm đầu tiên Việt Nam được tham gia vào Cuộc Khảo sát ABM do UPS tổ chức với
đối tượng là các SME của các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Cuộc khảo sát
này đã được tiến hành với sự tham gia của khoảng 1.350 nhân sự cấp cao, đứng đầu các
SME từ 13 quốc gia và vùng lãnh thổ như Việt Nam, Australia, Trung Quốc, Hongkong (Trung
Quốc), Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, lãnh thổ
Đài Loan và Thái Lan.
Theo kết quả khảo sát, 59% doanh nghiệp Việt Nam lạc quan cho rằng kinh tế khu vực châu
Á-Thái Bình Dương sẽ tiếp tục phát triển, 9% cho rằng nền kinh tế khu vực có chiều hướng đi
xuống và 32% còn lại cho rằng sẽ giữ nguyên như cũ.
Việt Nam là thị trường lạc quan thứ nhì trong khu vực về triển vọng phát triển kinh doanh
trong năm 2010 với 72% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng công ty của họ sẽ hoạt động
tốt hơn trong năm nay (các doanh nghiệp Ấn Độ lạc quan nhất về triển vọng này với tỷ lệ lên
tới 85%).
Mặc dù 9/10 các SME Việt Nam chú trọng vào kinh doanh tại thị trường châu Á-Thái Bình
Dương, thế nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn trông đợi vào sự tăng trưởng ở các khu
vực khác. 81% chủ doanh nghiệp dự đoán rằng những hoạt động kinh doanh trong khu vực
châu Á-Thái Bình Dương của Việt Nam vẫn sẽ tăng trưởng trong năm nay, song song đó,
hoạt động kinh doanh ở thị trường Bắc Mỹ sẽ tăng lên 61% và châu Âu sẽ tăng lên 60%.
Kinh doanh quốc tế góp phần rất lớn giúp Việt Nam trở thành một thị trường phát triển nhanh,
58% các SME Việt Nam cho rằng kinh doanh quốc tế có những tác động rất tích cực và mở
ra nhiều vận hội mới cho hoạt động kinh doanh của họ.
Cũng theo kết quả này, các doanh nghiệp Việt Nam cho rằng Kiến trúc-Xây dựng, Công nghệ
thông tin và Du lịch là những ngành chủ lực trong năm 2010.
Mặc dù nền kinh tế Việt Nam được ước đoán là sẽ tăng trưởng trong năm nay, thế nhưng
các chủ doanh nghiệp vẫn đang đối mặt với rất nhiều thách thức, trong đó vấn đề đau đầu
nhất với 7/10 chủ SME Việt Nam là tài chính-chi phí, tiếp theo là các vấn đề về lãi suất tín
dụng (46%), trong khi áp lực cạnh tranh chỉ xếp thứ 3 với khoảng 40%.
Các SME Việt Nam cũng cho rằng các chính sách hỗ trợ từ phía Chính phủ là rất cần thiết để
giúp họ nâng cao sức cạnh tranh... Ông Jeff McLean, Tổng giám đốc UPS Việt Nam nhận
định, ABM 2010 đã đưa ra một đúc kết rất quan trọng, đó là các SME Việt Nam rất cần sự hỗ
trợ từ Chính phủ để phát triển và giúp cho các nhãn hàng Việt Nam thực sự có chỗ đứng
trong thị trường khu vực nói riêng và toàn cầu nói chung trong những năm tới.../.
KTNT - Mặc dù giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế nhưng
lâu nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn gặp không ít khó
khăn và điều này càng thể hiện rõ hơn khi khủng hoảng kinh tế
xảy ra. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi có cuộc trao
đổi với ông Tô Hoài Nam, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp
vừa và nhỏ Việt Nam. ông Nam cho biết:

Trong tổng số 450.000 doanh nghiệp cả nước thì có đến 96% là


doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN). Hàng năm, khối này đóng góp
cho nền kinh tế tới 40%GDP, giải quyết việc làm cho 50% lao động,
đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Mặc dù vậy, các DNVVN ở nước ta
vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

"Các DNVVN hiện đang gặp nhiều khó khăn, trong đó một phần là do chính
sách của Nhà nước".

Đó là những khó khăn gì, thưa ông?

Đầu tiên phải kể tới mặt bằng sản xuất. Đây là vấn đề có thật. Hiện,
DN muốn có mặt bằng sản xuất thường có 3 phương án lựa chọn:
thuê của Nhà nước; thuê của các tổ chức, cá nhân khác; dùng ngay
chính đất đang ở để tổ chức sản xuất. Nhưng chính sách đất đai
đang làm khó cho các DNVVN. Rất nhiều DN cần mặt bằng sản xuất
nhưng lại không có “một miếng đất cắm dùi”. Hiện, các DNVVN mới
thoát khỏi khủng hoảng nên còn rất yếu. Nếu đi thuê đất của Nhà
nước ở những nơi được gọi là ưu đãi thì lại mất rất nhiều thời gian,
hơn nữa các khu vực đất mà Nhà nước cho thuê không nhiều.
DNVVN thường có quy mô nhỏ, địa bàn hoạt động hẹp, có khi chỉ
trong phạm vi vài xã chứ chưa đến một huyện nên kênh lập dự án để
thuê đất của Nhà nước cũng không đủ điều kiện để đáp ứng.

Thứ hai, về vốn và chính sách vay. Do tình hình tài chính chung của
nước ta đang khó khăn nên các ngân hàng thương mại đã hạn chế
các món vay trung và dài hạn mà quan tâm nhiều đến món vay ngắn
hạn với luận điểm là quay vòng vốn nhanh hơn và tích lũy được cho
xã hội. Trong khi đó, đa phần các DNVVN không thể vay ngắn hạn
được. Rõ ràng điều đó đang làm DNVVN vốn đã yếu càng thêm khó.

Thứ ba, tính minh bạch của các chính sách chưa cao.

Thứ tư, thời gian chi phí không chính thức cũng là một thách thức.
Rất nhiều DN đã than phiền rằng họ mất quá nhiều thời gian trong
khâu làm thủ tục, giấy tờ.

Để giúp DNVVN đứng vững trong nền kinh tế, theo ông Nhà
nước cần hỗ trợ gì?

Ngân hàng Thế giới (WB) gọi DNVVN là “xương sống” của nền kinh
tế. Khu vực DNVVN của Việt Nam chắc chắn là một trong những
nòng cốt xây dựng và phát triển đất nước. Như tôi đã nói ở trên,
DNVVN vừa phát triển kinh tế vừa tạo công ăn việc làm, do đó có ý
nghĩa rất lớn trong việc giữ vững an sinh xã hội. Vì vậy, DNVVN cần
trợ giúp rất nhiều để tồn tại và phát triển như trợ giúp về tài chính,
cần chính sách bảo lãnh tín dụng, được tư vấn trong tham gia vay
vốn...

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ
giúp phát triển DNVVN, nhưng theo đánh giá chính sách này vẫn còn
chậm đi vào cuộc sống. ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

Nghị định này có 2 điểm nổi bật so với các nghị định trước đó là đưa
ra định nghĩa thế nào là DNVVN và nêu rất nhiều nội dung về vấn đề
trợ giúp cho DNVVN. Tuy nhiên, cần phải có một thông tư hướng
dẫn triển khai việc này nhưng đến thời điểm này, chúng ta vẫn chưa
có. Với tư cách là cơ quan tham gia trong hội đồng khuyến khích
phát triển DNVVN theo Nghị định 56, Hiệp hội DNVVN cũng đưa ra
quan điểm là thông tư nên đưa ra trên tinh thần giao có tính nguyên
tắc về phát triển các biện pháp cụ thể trên nguyên tắc cơ bản. Còn
những vấn đề rất cụ thể thì nên giao về cho các địa phương, nơi
DNVVN đóng trên địa bàn để triển khai giải quyết.

Thưa ông, năm 2010 được coi là năm “sáng sủa” hơn với nền
kinh tế. Theo ông, tương lai của các DNVVN sẽ như thế nào?

Trong năm 2009, các chính sách của Nhà nước đã đạt mức kịch trần
và cũng kịch sàn. Do vậy, hỗ trợ cho DNVVN cũng đã tương đối sát
trần.

Bây giờ chủ yếu là khâu tổ chức thực hiện như thế nào. Các nước
như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan... đều có cơ quan trợ
giúp DNVVN, còn chúng ta thiếu hẳn cơ chế đó.

Trong năm 2010 chúng ta phải làm 2 việc. Thứ nhất là chống lạm
phát và muốn vậy thì phải phát triển kinh tế. Nhưng về mặt phương
pháp thì 2 vấn đề này luôn mâu thuẫn nhau. Muốn chống lạm phát
thì phải giữ tiền nhưng để phát triển kinh tế thì phải tung tiền ra. Mặc
dù còn nhiều khó khăn, song tôi tin DNVVN sẽ không vất vả như
năm 2009.

Xin cảm ơn ông!


Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò quan trọng hơn trong khu vực kinh tế tư nhân
( Bình chọn: 4 -- Thảo luận: 2 -- Số lần đọc: 11787)

Tôi vừa đọc được một bài báo rất hay nói về vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế của tác giả Vương Quân Hoàng,nick
trên Saga là Dr.Vương, viết cách đây gần chục năm, vào tháng11/1998, trên tạp chí Vietnam Investment Review. Bài báo khá cũ nhưng theo tôi
vẫn còn giá trị sử dụng tới tận bây giờ và sau này nữa. Xin chia sẻ với các Saganor nội dung tóm tắt của bài báo trên, bài dịch còn nhiều chỗ
chưa hợp lý, hoặc chưa theo sát ý của tác giả, mong các saganor vừa đọc vừa điều chỉnh giúp.

-------------------------------------------------------------------

Những năm trước đây, khi đầu tư nước ngoài còn bị hạn chế bởi những chính sách, luật lệ thắt chặt, không đủ khuyến khích các nhà đầu tư
nước ngoài, mặt khác vai trò thống trị nền kinh tế của khu vực kinh tế nhà nước không còn như trước đây nữa thì khu vực kinh tế tư nhân bắt
đầu có những bước phát triển mới. Trong bối cảnh đó, tác giả Vương Quân Hoàng đã chỉ rõ vai trò quan trọng của các doanh nghiệp vừa và
nhỏ ở Việt Nam như là chìa khóa cho sự ổn định về kinh tế, tài chính trong tương lai.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực kinh tế tư nhân có ảnh hưởng khá lớn tới nền kinh tế. Những năm 1991 - 1997, giá trị của các
doanh nghiệp tư nhân khoảng 3 tỷ đô la, góp phần tạo ra hơn 3,5 triệu việc làm và góp phần vào sự tăng trưởng GDP. Trong khu vực kinh tế tư
nhân, các doanh nghiệp lớn chỉ chiếm khoảng 10%, 90% còn lại là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tuy nhiên, theo thống kê của Ngân hàng Thế giới thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ đóng góp từ 2 - 3 % vào tăng trưởng GDP hàng năm,
một con số quá nhỏ bé so với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Nguyên nhân chủ yếu là khó khăn về tài chính. Các
doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn trong vấn đề vay vốn từ Chính phủ. Trong năm 1996 - 1997, có tới 40% có khi lên tới 50 - 55 % quỹ tín
dụng quốc gia được tài trợ cho doanh nghiệp nhà nước, trong khi đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ nếu như không có sự hỗ trợ hay bảo đảm
của Chính phủ thì cũng khó mà nhận được phản hồi tốt đẹp trong các khoản vay, không được chào đón dù dự án có khả thi đến mấy.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn,nhưng tình hình vẫn còn rất lạc quan. Bởi "Các doanh nghiệp vừa
và nhỏ có phản ứng tốt hơn trong các cuộc khủng hoảng bởi họ linh động hơn, họ nhanh chóng bắt kịp với xu thế của thị trường, trong khi các
doanh nghiệp nhà nước còn chưa kịp thay đổi gì nhiều."

Để thành công, các doanh nghiệp sẽ sử dụng vốn để phát triển doanh nghiệp, bảo vệ tài sản cố định và duy trì khả năng thanh toán ngắn
hạn.Có hai công cụ của nền kinh tế là hệ số khả năng thanh toán nợ hiện tại và hệ số khả năng thanh tóan nợ nhanh được sử dụng để đánh
giá khả năng thanh tóan của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Hai công cụ trên khá quan trọng vì ở Việt Nam các doanh nghiệp thường có ít vốn lưu động, do đó, khoản nợ ngắn hạn luôn tương quan với
khả năng thanh toán của doanh nghiệp, và quan trọng nhất đó là tính thanh khoản của tài sản. Trung bình ở Việt Nam, thì hệ số khả năng thanh
toán hiện hành ở mức 2,1:1, tức là một doanh nghiệp làm ăn tốt có giá trị tài sản ngắn hạn gấp 2,1 lần so với tổng nợ ngắn hạn. Trong khi lý
thuyết hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn phải đạt trên 1,0 thì qua thống kê, hệ số khả năng thanh toán nợ hiện tại không thấp hơn 1,15 và
không cao hơn 7,2. Nếu hệ số này dưới 1,15 thì doanh nghiệp đó hoạt động không hiệu quả và đang ở trong tình trạng tài chính yếu, không có
khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Tuy vậy, hệ số này mà khoảng 3,0:1 thì cũng không hiệu quả do thặng dư tiền mặt nhàn rỗi và hàng tồn kho
chưa bán được.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên duy trì mức thanh khoản của tài sản cao để đảm bảo vấn đề tài chính. Hệ số thanh tóan nợ nhanh (acid-
test) gấp khoảng 1,2 lần so với nợ hiện tại phải trả. Gần 80% doanh nghiệp hiệu quả có tài sản thanh toán nhanh là tiền mặt và khỏan phải thu
ở trong khoảng 0,5 - 2,5 so với tổng nợ hiện tại. Rất ít các doanh nghiệp, chỉ khoảng 5 % là có hệ số khản năng thanh tóan nhanh ở trên 2,5:1.

Phân phối giá trị của hệ số thanh toán nợ ngắn hạn.

Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn Lần Mức độ Phần trăm trên tổng

Mức độ trung bình 2.09 Từ 0 - 1.1 (*) 0

Độ lệch chuẩn 1.33 Lớn hơn 1.0 đến 1.4 33

Mức thấp 1.15 Lớn hơn 1.4 đến 2.0 50

Mức cao 7.21 Lớn hơn 2.0 17

Tổng 100%

Hệ số thanh toán nợ nhanh Lần Mức độ Phần trăm trên tổng

Mức độ trung bình 1.19 Từ 0 đến 0.55 17

Độ lệch chuẩn 0.88 Lớn hơn 0.55 đến 1.39 56

Mức thấp 0.42 Lớn hơn 1.39 đến 2.50 22

Mức cao 4.27 Lớn hơn 2.50 5

Tổng 100%
Bằng cách hồi quy tuyến tính cho thấy tỷ lệ tài sản ( trên tổng tài sản) và tỷ lệ nợ ngắn hạn phải trả có mối liên hệ với nhau. Trung bình tỷ lệ tài
sản trong mối quan hệ với tổng tài sản hiện tại ở mức trên 61 %, mặc dù tỷ lệ cao nhất đạt được là 90%. Với 1 doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt
động tốt thì sự giao động 17% được xem như một mức chênh lệch chuẩn cho tỷ lệ tài sản. Tỷ lệ thấp nhất của tài sản trong tổng tài sản là 25%,
mặc dù tài sản gấp tới 4 lần so với con số này.

Việc áp dụng các hệ số vốn trong tính toán để đánh giá nguồn tài chính và nợ ngắn hạn là đòn bẩy cho vốn doanh nghiệp, hay nói cách khác là
những doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu có khoản nợ trung bình phải trả chiếm tới 67% trong tổng nghĩa vụ nợ tài chính.

Nhiều nguồn tài chính, kể cả ngắn hạn và dài hạn, đều khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để có thể vay. Vì vậy theo như kết quả thì
hầu hết các doanh nghiệp cho biết họ sẵn sàng đi vay để cấp vốn cho những tài sản lâu dài ( quá 2 năm), và không giữ lại khoản thu nhập.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng khó mà vay được vốn ngân hàng, bơi các yêu cầu quá khắt khe và những thành kiến đã ăn sâu
bám rễ.

Vietnam Investment Review, 11/1998

You might also like