You are on page 1of 4

GUITAR – CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

I. Cấu tạo

1. Headstock (đầu đàn)


2. Nut (lược đàn)
3. Machine heads (bộ trục lên dây đàn hoặc những chốt chỉnh dây)
4. Frets (những phím đàn)
5. Truss rod
6. Inlays (khảm, dát)
7. Neck (cần đàn)
8. Heel (acoustic or Spanish), neckjoint (electric)
9. Body (thân đàn)
10. Pickups (bộ phận cảm ứng âm thanh)
11. Electronics (điện tử)
12. Bridge (ngựa đàn)
13. Pickguard
14. Back (mặt sau)
15. Soundboard (top)
16. Body sides (ribs)
17. Sound hole, with rosette inlay (lỗ thoát âm)
18. Strings (những dây đàn)
19. Saddle (lưng ngựa đàn)
20. Fretboard or fingerboard (bàn phím)

Trang 1 Nguyên Quang – Phan Trần Như Duy


GUITAR – CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

Bộ phận quan trọng nhất của đàn là dây đàn và thùng đàn. Thùng có tác dụng cộng hưởng và khuếch đại
âm thanh. Khi ta gảy dây đàn tức là làm cho dây đàn rung động, thùng đàn sẽ cộng hưởng với tần số
rung động của dây đàn, làm cho lớp không khí xung quanh mặt thùng đàn dao động với cùng tần số và
tai ta nghe được âm thanh. Tùy theo tần số dao động của dây đàn mà tai ta nghe được các âm thanh trầm
bổng khác nhau.
II. Tư thế đánh đàn
1. Cầm đàn trong tư thế đứng hay ngồi
- Tư thế đứng phải có dây đeo (điều chỉnh dây đeo cho phù hợp – hình 1 từ trái qua)
- Tư thế ngồi như hình vẽ:

2. Cách đặt tay lên đàn


- Tay trái: Nên cắt sát móng tay để bấm cho dễ dàng.
o Ký hiệu của các ngón tay:
Ngón trỏ :1
Ngón giữa :2
Ngón :3
Ngón út :4

o Luôn để các ngón 1, 2, 3, 4 trong tư thế gần dây đàn (khoảng cách tốt nhất là 1cm từ đầu mỗi
ngón tay tới dây đàn). Ở tư thế này chúng ta có thể dễ dàng trong việc di chuyển các ngón
một cách thuận lợi.
o Cách bấm hiệu quả và chuẩn xác cao: đặt từng đầu ngón tay vào dây đàn, chú ý điểm tiếp
xúc của mỗi đầu ngón tay như sau: (số 0 chỉ dây không bấm - dây buông)
Ngón thứ nhất (1) bấm đàn ở cạnh trái của đầu ngón
Ngón thứ hai (2) bấm đàn ở phía trái của đầu ngón
Ngón thứ ba (3) bấm ở ngay phía phải của đầu ngón
Ngón thứ tư (4) tiếp xúc ở ngay cạnh phải của đầu ngón
- Tay phải:
o Ký hiệu của các ngón tay:
Ngón cái : P (Pulgar)
Ngón trỏ : I (Indicio)
Ngón giữa : M (Medio)
Ngón nhẫn : A (Anular)

Trang 2 Nguyên Quang – Phan Trần Như Duy


GUITAR – CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

Bàn tay phải liên quan đến việc tạo âm thanh có chuẩn, rõ ràng hay không. Các yếu tố tạo
thành âm thanh:
1. Chiều dài và dạng móng tay (nếu đánh bằng móng thì nên để móng tay khoảng 0.3 cm)
2. Kiểu đánh: đánh ép hay đánh móc
3. Vị thế của bàn tay và góc độ của ngón tay với dây đàn
4. Đầu ngón và móng tay tiếp cận dây như thế nào
5. Sức ép của ngón tay trên dây
6. Cách đầu ngón và móng tay ra khỏi dây

Chú ý: Bàn tay phải luôn thả lỏng, tránh tình trạng căng cứng. Học viên lưu ý cổ tay nên để
thẳng một cách tự nhiên (tương quan với cánh tay). Với tư thế này sẽ rất thuận lợi trong việc
tập luyện kỹ thuật, di chuyển linh hoạt trong những tác phẩm đòi hỏi tốc độ cao

- Đánh bằng miếng gảy (Pick/Mediator)

o Ký hiệu:
Λ hoặc Π : đánh xuống
V : đánh lên
o Cách cầm miếng gảy:

o Cách gảy dây


Có nhiều cách khác nhau, có phương pháp thì cử động bằng ngón cái và ngón trỏ để tạo ra
nốt, cách khác thì dùng nguyên cánh tay bắt đầu từ cùi tay. Một cách khá thông thường khác
nữa là đặt ngón út lên thân đàn để làm điểm dựa khi đánh pick.

3. Các note trên đàn


- Các nốt trên dây buông

Trang 3 Nguyên Quang – Phan Trần Như Duy


GUITAR – CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

- Vị trí các note trên cần đàn:

Phím 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Dây 1
Dây 2
Dây 3
Dây 4
Dây 5
Dây 6

4. Cách lên dây đàn


- Chủ yếu dùng thính giác là chính, lên một dây chuẩn và so sánh các dây còn lại.
Dây 5 phím 5 so với dây D.
Dây D phím 5 so với dây G.
Dây G Phím 4 so với dây B.
Dây B phím 5 so với dây E.

Bài tập thực hành

Trang 4 Nguyên Quang – Phan Trần Như Duy

You might also like