You are on page 1of 7

1.

Cơ chế hình thành các đám mây giông


Quá trình phóng điện của sét giống như quá trình xảy ra trong trường không đồng nhất. Trước khi có sự phóng
điện của sét đã có sự phân chia và tích luỹ điện tích rất mạnh trong các đám mây do tác dụng của luồng không khí nóng
thổi bốc lên trong bầu khí quyển bất ổn định và hơi nước ngưng tụ trong các đám mây.
1.1. Sự hình thành các đám mây
Hiện tượng giông sét xảy ra trong các đám mây trải rộng trên diện tích hàng chục kilomet vuông và dày nhiều
kilomet nằm cách mặt đất trung bình 2 kilomet được gọi là mây tích vũ (cumulo-nimbus). Thể tích của các đám mây này
có thể đạt 100 km3 và chứa hàng trăm nghìn tấn nước. Chúng được hình thành do hiệu ứng của dòng chuyển động lên rất
mạnh xuất hiện khi các luồng không khí ẩm, chênh lệch nhiệt độ cao gặp nhau. Chúng cũng có thể hình thành đám mây
nhiệt khi mặt đất thì nóng và độ ẩm lại cao.
Một đám mây tích vũ là sự vây hãm các hiện tượng khí quyển dữ dội: các luồng khí bốc lên cao và thổi xuống có
thể đạt vận tốc 20 m/s. Nó còn có thể là sự vây hãm của các điện tích: các hạt nước trong các đám mây sẽ bị đóng băng
khi đạt tới tầng đẳng nhiệt 0°C. Các hạt nặng do đó sẽ bốc lên cao tập trung ở đỉnh của đám mây, trong khi đó các giọt
nước thì đọng lại bên phía dưới của đám mây.
Có lẽ sự va chạm mãnh liệt giữa các tinh thể sẽ giải thoát các điện tử, làm xuất hiện các điện tích dương ở đỉnh
của đám mây, còn lớp dưới của đám mây do đó sẽ tích điện âm. Tuy vậy bản chất vật lý của quá trình phân chia điện
tích vẫn còn chưa thật rõ ràng.
Nhưng cho dù bằng cách nào đi nữa, thì sự thực là các phần khác nhau của đám mây đều tích điện. Điều này dẫn
đến xuất hiện điện trường phía dưới các đám mây.
Các cơn giông đối lưu hay các cơn giông cách biệt phụ thuộc vào sự hình thánh các đám mây do hiệu ứng kết
hợp độ ẩm của không khí và sự đốt nóng cục bộ mặt đất. Một lượng không khí nóng và ẩm được hình thành, thổi lên
cao, về phương diện nhiệt hầu như cách biệt với không khí xung quanh. Một đám mây giông được hình thành ở độ cao
nơi mà quá trình ngưng kết bắt đấu. Đó là các đám mây nhiệt, mà chúng ta thường gặp tại các vùng nhiệt đới.
Ngược lại, các cơn giông fron lại xuất hiện do các luồng không khí quan trọng có nhiệt độ và độ ẩm khác nhau
gặp phải nhau. Các cơn giông này thường mạnh mẽ hơn, linh hoạt hơn các cơn giông đối lưu. Chúng có thể kéo dài
nhiều ngày và di chuyển xa hàng nghìn kilomet. Người ta gọi chúng là giông kèm theo gió xoáy (cyclonique).
Cho dù nguyên nhân nào, sự hình thành các đám mây xảy ra khi có sự cân bằng mật độ không khí xung quanh ở
các độ cao 10 – 12 km. Ở độ cao gọi là tầng bình lưu này, các dòng không khí ngang dữ dội quét đỉnh của đám mây tạo
cho chúng dạng đặc trưng như cái đe "en enclume".

1
Hình thành Phát triển Trưởng thành Suy giảm
(giai đoạn 1) (giai đoạn 2) (giai đoạn 3) (giai đoạn 4)
- khởi đầu giai đoạt - các tác động điện
hoạt động mạnh mẽ - giảm dần các hoạt động bên
- các tác động điện - sự phát triển đứng trong
Khởi đầu cơ chế tích điện
giữa các đám mây tối đa - sét, mưa lớn, mưa đá, gió
- gió dữ dội thổi - các hoạt động đối lớn
xuống lưu mạnh mẽ
Hình 1. Các giai đoạn khác nhau của một cơn giông

Thời gian kéo dài của các giai đoạn của một tế bào giông được đánh giá một cách gần đúng như sau :

 giai đoạn tích điện của đám mây (giai đoạn 1) : khoảng chục phút

 giai đoạn tăng vọt (giai đoạn 2 và 3) : biến động rất lớn, có thể tới hàng giờ

 giai đoạn phát triển về phía mặt đất (giai đoạn 4) : 5 đến 35 phút sau các hoạt động giữa các
đám mây
1.2. Cơ chế hình thành điện tích trong các đám mây giông
Mặc dù cơ chế hình thành điện tích trong các đám mây đang được quan tâm nghiên cứu đặc biệt nhưng đây vẫn
là vấn đề còn gây nhiều tranh cãi. Có rất nhiều lý thuyết được đề xuất. Tuy nhiên, đáng chú ý là hai lý thuyết của C.T.R.
Wilson và của G.C. Simpson. Cả hai lý thuyết này đều được xây dựng dựa trên giả định về sự chuyển dịch theo phương
thẳng đứng của dòng khí nóng và chuyển động tương đối của các giọt nước mưa có kích thước khác biệt nhau.
Lý thuyết của Wilson giải thích dựa vào sự tồn tại của một số lượng lớn các ion điện tích trong bầu khí quyển.
Rất nhiều trong số các ion này, cả ion âm và ion dương, đều gắn kết với các phân tử bụi kích thước nhỏ và các hạt nước
kích thước cực kì nhỏ được gọi là các hạt nhân Aitken, để hình thành nên các ion lớn, ion nhỏ cũng như các ion độc lập
không gắn kết gì với các phần tử vật chất khác. Số lượng các ion nhỏ (âm hay dương) vào khoảng 300 – 1000 phân
tử/cm3, các ion lớn vào khoảng 1000-80 000 phân tử/cm 3. Các ion nhỏ không có vai trò quan trọng trong lý thuyết của
Wilson. Độ linh động của một ion được định nghĩa là vận tốc ổn định đạt được dưới gradient điện thế 1V/cm. Các ion

2
lớn có độ linh động thấp, vào khoảng 0,0003 – 0,0005 cm/s. Dưới gradient điện thế 10 000 V/cm, vận tốc trung bình
tương ứng chỉ khoảng 3 cm/s.
Macky, trong một nghiên cứu về các hạt mưa rơi trong trường điện từ đã chỉ ra rằng: khi tăng cường độ trường,
các giọt mưa rơi có bán kính r cm sẽ bị kéo dài cho tới khi tại một giá trị điện trường tới hạn, quyết định bởi phương

trình E p = 3875 thì các giọt mưa trở nên kém ổn định, xuất hiện chùm sáng chói ở phía hai đầu giọt mưa và phần

năng lượng hấp thụ này dẫn tới việc hóa hơi một phần giọt mưa đang xét. Quá trình này dẫn tới việc các giọt mưa chỉ có
một kích thước giới hạn trong một đám mây giông. Như vậy trong điện trường có cường độ 10 000V/cm, không có giọt
mưa nào có bán kính lớn hơn 0,15cm có thể tồn tại. Áp suất khí ở đây không có vai trò gì đối với giá trị điện trường tới
hạn xảy ra quá trình trên. Macky cho rằng, trước khi xảy ra phóng điện sét, điện trường trong nội bộ đám mây giông có
thể tăng lên giá trị cỡ 10 000 V/cm.
Wilson cho rằng ngay cả trong điều kiện thời tiết đẹp, vẫn có sự tồn tại của trường điện từ. Trường này nhìn
chung hướng từ trên xuống dưới, quy ước là chiều dương. Cường độ trường tại mặt đất đạt khoảng 1V/cm và giảm dần
khi tăng độ cao so với mực nước biển, cho đến độ cao 9000m cường độ trường vào khoảng 0,02 V/cm. Một giọt mưa có
kích cỡ tương đối lớn (bán kính khoảng 1mm) trong điện trường như vậy, sẽ trở nên phân cực do cảm ứng điện từ, phần
phía trên sẽ mang dấu điện tích âm, phần dưới mang điện tích dương. Vận tốc rơi của mưa dưới tác dụng của lực trọng
trường trong điều kiện phân cực như vậy sẽ đạt khoảng 590 cm/s, một giá trị tương đối lớn khi so với vận tốc chuyển
động chậm chạp của các ion ngay cả dưới giá trị cực đại của trường vào cỡ 10 000V/cm (3cm/s). Do đó, phần phía dưới
giọt nước mưa sẽ xảy ra quá trình chọn lọc do sự chuyển động chậm chạp của các ion. Các ion âm có xu hướng bị thu
hút, các ion dương bị đẩy ra.

Hình 2. Quá trình chọn lọc điện tích của các giọt mưa kích thước lớn
Quá trình chọn lọc như vậy, tuy nhiên, lại không xảy ra ở phần phía trên giọt mưa. Chính vì vậy, trong quá trình
rơi, giọt mưa có xu hướng tích lũy điện tích âm và tạo ra ở phần không gian còn lại các điện tích chủ yếu mang dấu
dương. Các giọt mưa kích thước nhỏ hơn có vận tốc bé hơn, có vận tốc gần bằng giá trị vận tốc của các ion lớn dưới tác
dụng của điện trường và do đó sẽ có xu hướng kết hợp với các ion dương lớn đó trong quá trình va chạm.
Do đó, từ chỗ các điện tích ban đầu xuất hiện và phân bố một cách rất ngẫu nhiên, tạo thành một khoảng không
gian trung hòa về điện tích, đã dẫn tới bị phân biệt thành các khu vực phân bố điện tích khác nhau. Các giọt lớn mang
điện tích âm di chuyển xuống phần phía dưới đám mây, các giọt nhỏ giữ điện tích dương ở phần phía trên của đám mây.
Như vậy, theo lý thuyết của Wilson, trong đám mây giông, phần dưới sẽ mang điện tích âm, và điện tích dương sẽ phân
bố ở phần phía trên.

3
Với G. C. Simpson, lý thuyết của ông dựa một phần trên các kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
Simpson đã chỉ ra rằng: các giọt mưa có bán kính lớn hơn 2,5 mm sẽ bị kéo dài hoặc trở nên kém ổn định khi rơi trong
môi trường tĩnh hoặc trường không khí nóng bốc lên trên, hình thành nên rất nhiều các giọt mưa kích thước nhỏ hơn.
Vận tốc rơi ổn định của giọt mưa đường kính 0,25 cm đạt giá trị là 8cm/s và do đó giới hạn vận tốc rơi chung của cả cơn
mưa. Theo chiều bốc lên cao của dòng không khí, không có giọt mưa nào có thể rơi với vận tốc vượt quá giá trị 8cm/s.
Bên cạnh đó, thực nghiệm cũng cho thấy, một giọt mưa khi bị vỡ thành những hạt nhỏ hơn sẽ mang điện tích dương, còn
không khí sẽ nhận điện tích âm.

Hình 3. Quá trình khí tượng xảy ra trong nội bộ đám mây giông
Các đường nét liền biểu diễn hướng dịch chuyển của dòng không khí, khoảng cách giữa chúng tỉ lệ nghịch với
vận tốc gió. Các đường gạch chấm biểu diễn các đường rơi của các giọt mưa có kích thước tương đối lớn từ đám mây
xuống đất . Dòng không khí đi vào nội bộ đám mây từ phía bên phải song song với mặt đất và vượt qua phần dưới ở đầu
đám mây sau đó chuyển hướng dịch chuyển theo chiều thẳng đứng lên phía trên. Bên trong vùng gạch chéo trên hình vẽ
(kí hiệu bằng số 8), là khu vực tại đó vận tốc theo phương thẳng đứng của gió lớn hơn 8cm/s, phía bên ngoài thì nhỏ
hơn. Như đã phân tích ở trên, khu vực này sẽ không có giọt mưa nào có thể vượt qua được.. Khu vực đám mây phía trên
vùng ô van số 8 (được giới hạn bằng đường nét đứt) là khu vực tại đó vận tốc gió tuy nhỏ hơn 8cm/s nhưng vẫn còn có
giá trị lớn, chỉ những giọt mưa lớn mới có khả năng tiếp cận vào vùng này. Tuy vậy, các giọt này cũng không có khả
năng xuyên qua vùng ô van số 8. Tất cả những giọt mưa rơi vào khu vực này sẽ bị vỡ ra thành những giọt nhỏ hơn và bị
thổi ngược lên phía trên. Các giọt này sẽ có thể lại kết hợp với nhau hình thành nên các giọt lớn hơn và tiếp tục rơi
xuống dưới và có khả năng lại bị vỡ ra do dòng gió mạnh. Quá trình cứ tiếp tục diễn ra như vậy. Trong quá trình đó sẽ
hình thành nên các khu vực tập trung điện tích.

Hình 4. Quá trình tích điện xảy ra trong nội bộ đám mây giông
Theo Simpson, trong khu vực có vận tốc gió lớn hơn 8cm/s, sẽ không tồn tại quá trình tích lũy điện tích. Phía trên
khu vực này (kí hiệu B) là khu vực xảy ra sự vỡ và kết hợp của các giọt mưa với nhau. Mỗi khi một giọt mưa lớn vỡ ra

4
thành các giọt nhỏ hơn, các giọt này sẽ mang điện tích dương, còn điện tích âm sẽ dịch chuyển sang các phân tử khí của
luồng gió. Các điện tích âm này ngay lập tức bị các phần tử vật chất của đám mây hấp thụ và được gió chuyển đi với
toàn bộ vận tốc gió hiện có (bỏ qua ảnh hưởng của điện trường do sự hình thành các điện tích không gian trái dấu cục
bộ). Các giọt mưa vừa bị vỡ ra (mang điện tích dương), không thể thoát ngay ra khỏi khu vực B do còn có khả năng kết
hợp với các giọt mưa khác và tiếp tục rơi vào khu vực ô van số 8 và lại tiếp tục bị vỡ ra. Quá trình tiếp diễn như vậy làm
cho khu vực B được tích lũy điện tích dương với mật độ rất lớn (kí hiệu bằng nhiều dấu “+” trên hình vẽ). Khu vực còn
lại của đám mây, do gió mang các điện tích âm đi sâu vào trong lòng đám mây nên sẽ mang các điện tích âm (kí hiệu
bằng các dấu “-“). Khu vực B do đó được gọi là khu vực phân chia, phân chia giữa hai khu vực tập trung điện tích âm
và dương. Khu vực tại đó tập trung điện tích âm lớn nhất chính là khu vực ngay phía bên ngoài khu vực phân chia, khu
vực này được kí hiệu bằng các dấu “-“ tập trung với mật độ dày hơn các vùng khác trong lòng đám mây.
Như vậy, theo lý thuyết của Wilson, với một đám mây giông, phần phía dưới sẽ tập trung điện tích âm, điện tích
dương sẽ tập trung ở trên. Ngược lại, theo Simpson, khu vực đầu đám mây hình thành một khu vực tập trung mật độ
điện tích dương rất lớn, các điện tích âm lại phân bố rải rác trong phần còn lại của đám mây. Wilson trong những thí
nghiệm quan sát sự thay đổi của điện trường trên mặt đất khi có xuất hiện mây giông đã kết luận rằng: điện trường này
bị triệt tiêu trong phần lớn trường hợp xảy ra phóng điện sét. Bên cạnh đó, từ kết quả thu được khi sử dụng các thiết bị
đo cảm ứng từ bố trí tại các công trình điện cho thấy: khoảng 80% các cú sét đánh xuống hệ thống truyền tải điện (phóng
điện mây – đất) là có cực tính âm (tia tiên đạo cực tính âm phát triển từ đám mây xuống đất).
Sự mâu thuẫn trực tiếp giữa hai lý thuyết đề cập ở trên đã dẫn tới việc Simpson và Scare tiến hành nghiên cứu
thực nghiệm đối với sự phân bố điện tích trong một đám mây giông. Hai ông đã thả những quả bóng bay mang theo các
thiết bị đặc biệt để đo đạc gradient điện thế, áp suất khí quyển, và độ ẩm tương đối của không khí trong mùa giông bão.
Kết quả cho thấy: nhìn chung, phần chính của một đám mây giông mang điện tích âm còn phần phía trên đỉnh đám mây
mang điện tích dương. Kết quả cũng khẳng định sự tồn tại của khu vực tập trung điện tích dương ở phía đáy đám mây.
Từ đó Simpson và Scare đã đề xuất mô hình về phân bố điện tích đám mây như biểu diễn ở hình 1.4.

Hình 5. Quá trình tích điện xảy ra trong nội bộ đám mây giông
Điện tích dương trên đỉnh đám mây gây ra một điện trường cực tính dương ở mặt đất khi đám mây tiếp cận vị trí
quan sát và khi nó trôi qua. Các điện tích âm ở nửa dưới đám mây sẽ gây ra điện trường cực tính âm ở mọi điểm trên
mặt đất trong khu vực dưới đám mây ngoại trừ một khu vực cục bộ tập trung mật độ cao các điện tích dương - sẽ gây
trường cực tính dương trên mặt đất.

5
Như vậy, khi so sánh giữa hai lý thuyết của Simpson và Wilson, có thể thấy lý thuyết cảm ứng của Wilson dường
như đủ để giải thích về sự hình thành khu vực điện tích âm phía dưới và điện tích dương phía trên một đám mây. Nó
không giải thích được về sự hình thành một khu vực tập trung cao độ điện tích dương cục bộ ở phần dưới đám mây
giông. Tuy nhiên, trong các tài liệu của mình, Simpson và Scare đã lý luận rằng lý thuyết của Wilson không đủ để giải
thích sự hình thành khu vực điện tích dương ở phần trên của đám mây. Hai ông chỉ ra rằng trong đa số các trường hợp
quan sát, nhiệt độ ở khu vực phân chia thấp hơn nhiệt độ đông (0◦C), thường là dưới -10◦C. Trong khu vực này, không
thể xảy ra quá trình mưa. Các phần tử vật chất của mây khu vực này có thể là nước chậm đông. Tuy nhiên khi kết hợp
lại, chúng có thể ngay lập tức đông cứng. Mưa trên phần thượng của đám mây thường tồn tại ở dạng các tinh thể (hình
kim hay đĩa). Chúng có xu hướng nằm ngang và sẽ rơi với vận tốc tương đối chậm theo các quỹ đạo chuyển động ngang.
Các tinh thể này, do đó, không thể đóng vai trò các giọt mưa rơi thẳng đứng như theo lý thuyết của Wilson bởi vì ở vị trí
ban đầu, các tinh thể này gần như là các vật thể không dẫn điện lý tưởng, không thể bị phân cực. Thậm chí ngay cả khi
chúng bị phân cực, hình dạng và hướng phân bố của chúng cũng không thuận lợi cho việc hình thành các điện tích cảm
ứng, cũng như việc vận tốc chuyển động tương đối so với dòng không khí là chậm. Từ đó, Simpson kết luận rằng lý
thuyết của Wilson không đủ để giải thích về sự hình thành các khu vực tập trung điện tích ở phần trên đám mây giông.
Ngoài ra Simpson cũng cho rằng: “Tồn tại hai quá trình vật lý khác biệt nhau diễn ra trong nội bộ một đám mây giông
để hình thành nên hiệu ứng điện tích: quá trình thứ nhất diễn ra ở phần trên của đám mây có nhiệt độ đạt dưới nhiệt độ
đông của nước, và thứ hai là quá trình xảy ra ở phần dưới đám mây, khu vực có nhiệt độ trên nhiệt độ đông. Có nhiều
bằng chứng để khẳng định quá trình thứ nhất có liên quan tới sự tồn tại của các tinh thể băng và quá trình thứ hai là sự
tham gia các giọt mưa”.
Từ đó Simpson đã đưa ra mô hình hiệu chỉnh về phân bố điện tích trong đám mây như hình 6

Hình 6. Phân bố điện tích trong nội bộ đám mây giông theo mô hình hiệu chỉnh của Simpson
Các cơ chế hình thành các khu vực điện tích tập trung trong nội bộ đám mây hiện tại vẫn là một vấn đề còn gây
nhiều tranh cãi, tuy nhiên có một điều có thể khẳng định đó là các quá trình đó dù là gì đi nữa thì cũng có liên quan tới
tất cả các hiện tượng đã được đề cập trên đây, bao gồm sự nhiễm điện do quá trình vỡ của các giọt nước mưa lớn, quá
trình hấp thụ ion trong quá trình rơi do giọt mưa bị phân cực, và các tương tác xảy ra giữa các luồng gió với các tinh
thể băng tại nhiệt độ dưới nhiệt độ đông của nước.
1.3. Cấu trúc của đám mây
Cho dù bằng cách nào, kết quả rất rõ ràng của quá trình phân ly điện tích là các phần phía trên của đám mây gồm
các hạt nước đóng băng tích điện dương, trong khí đó phần phía dưới gồm các hạt nước mang điện tích âm.
Một đám mây giông có thể dày đến hàng chục kilomet và trải rộng trên diện tích nhiều kilomet vuông ở độ cao từ
2 đến 3 km cách mặt đất. Các hạt nước khi đạt tới độ cao vùng nhiệt độ âm bắt đầu đóng băng. Quá trình này bắt đầu từ

6
bề mặt của hạt nước bị phủ một lớp nước đá. Nhiệt lượng được giải phóng khi nước đóng băng giữ cho nhiệt độ bên
trong của các hạt nước ở gần 0 °C. Dưới tác dụng của chênh lệch nhiệt độ, các ion dương sẽ dịch chuyển về phía bề mặt.
Cấu trúc tĩnh điện của đám mây giông tích vũ điện được sơ đồ hoá (hình 1.9), theo đó đám mây được xem như
một lưỡng cực thẳng đứng. Phần phía trên cùng của đám mây (vùng P) gồm các hạt nước đóng băng tích điện dương,
phần phía dưới (vùng N) mang điện tích âm. Ngoài ra còn có thể có vùng p mang điện tích dương nằm phía gần mặt đất
nhất.
Các đám mây tích điện là do kết quả của sự phân tích các điện tích trái dấu và tập trung trong các phần khác nhau
của của đám mây. Phần trên của các đám mây (vùng P) gồm các tinh thể nước đóng băng thường tích điện dương. Phần
dưới của các đám mây (vùng N) thường tích điện âm. Điện tích chủ yếu tập trung trong hai vùng này lên đến khoảng 40
C (Cu lông). Ngoài ra, trong phần dưới cùng, còn có một vùng không lớn gồm các điện tích dư tích điện dương (vùng p).
Trong một số ít các trường hợp, lớp điện tích trên cùng của đám mây có thể tích điện âm. Đây là một trong những quá
trình tích điện của các đám mây giông. Từ kết quả nghiên cứu này cho thấy, khoảng 80-90% các trường hợp sét phóng
điện xuống đất, điện tích của mây có cực tính âm.

Hình 7. Phân bố điện tích trong đám mây giông (theo D. J. Malan).

Các đám mây cùng với mặt đất sẽ hình thành các tụ điện mây đất. Các điện tích trái dấu tạo ra giữa chúng một
điện trường mạnh. Khi điện trường này đạt ngưỡng, phóng điện sẽ xảy ra. Khi điều này xảy ra giữa các đám mây người
ta gọi nó là tia chớp mây – mây (cloud-to-cloud discharge), còn khi nó xảy ra giữa đám mây và mặt đất thì đó chính là
sét (cloud-to-ground discharge). Ở những độ cao trung bình, 30-40% phóng điện sét là xuống mặt đất, còn lại 60-70% là
phóng điện xảy ra giữa các đám mây mang điện tích trái dấu hoặc xảy ra trong nội bộ đám mây.

You might also like