You are on page 1of 8

9 sự kiện nổi bật ngành ngân hàng tài chính năm 2010

1. Phát hành thành công 1 tỷ USD trái phiếu chính phủ với lãi suất 6,57%/năm

Ngày 25/1/2010 tại New York, Việt Nam đã phát hành thành công 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế
kỳ hạn 10 năm với lãi suất danh nghĩa là 6,75% và lợi tức phát hành là 6,95%. (Mức lợi tức này
cao hơn mức lợi tức của Indonesia và Phillippines phát hành thời điểm gần đó đến 1%/năm, mặc
dù định mức tín nhiệm của Việt Nam cao hơn cả Indonesia và Phillippines một bậc).

Số trái phiếu này được niêm yết tại Sở GDCK Singapore và đáo hạn vào ngày 29/1/2020.

Số tiền 1 tỷ USD đã về tài khoản của Việt Nam vào ngày 29/1/2010. Số vốn huy động đợt này
được dùng để thực hiện chi tiêu Chính phủ nói chung, kể cả cho vay lại với các dự án đầu tư.

Trong đó 700 triệu USD tập trung dành cho Dung Quất vay lại (Petro Vietnam được vay với lãi
suất 3,6%/năm). Ngoài ra, phần còn lại Bộ Tài Chính thực hiện trình Thủ tướng quyết định xem
xét phần bổ dự án đầu tư.

2. Đóng cửa sàn vàng vào 30/03/2010

Trước những diễn biến khó kiểm soát của sàn vàng, ngày 30/12/2009 Chính phủ đã yêu cầu
chấm dứt hoạt động sàn giao dịch vàng trên toàn quốc từ 30/3/2010. Đồng thời Thủ tướng cũng
yêu cầu Thống đốc NHNN bãi bỏ ngay quy định về việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước
ngoài.

Yêu cầu này của Thủ tướng đã được các sàn vàng thực hiện nghiêm túc nhưng cũng có một số
sàn vàng hoạt động chui trong một thời gian ngắn, hoặc chuyển sang hình thức kinh doanh bạc
hay các hàng hóa khác trá hình.

Đối với hoạt động kinh doanh vàng ở nước ngoài, NHNN đã đồng ý giãn thời gian cho các tổ
chức tín dụng tất toán, đóng tài khoản chậm nhất vào ngày 31/7/2010.

3. Cả 3 tổ chức tín dụng hàng đầu thế giới lần lượt hạ tín nhiệm của Việt Nam trong năm
2010

Thàng 7/2010, Fitch hạ tín nhiệm của VN từ BB- xuống B+ do Việt Nam có dự trữ ngoại hối
thấp và hệ thống ngân hàng yếu kém. Tháng 9, Fitch hạ xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng
Vietcombank và ACB xuống mức D/E từ mức D do tăng trưởng các khoản vay ở mức cao và
chất lượng các khoản vay thấp.

Fitch cho rằng đối với cả hai ngân hàng, ngay cả khi hoàn thành kế hoạch tăng vốn năm 2010
cũng không đủ để ứng phó khi chi phí tín dụng cao và hỗ trợ tăng trưởng các khoản vay.
Các tổ chức như ngân hàng ADB, IMF đều ngạc nhiên với quyết định hạ xếp hạng tín dụng của
Fitch đối với Việt Nam bởi các tổ chức như IMF, World Bank, ADB đều đưa ra nhận định lạc
quan về tình hình kinh tế Việt Nam.

Tháng 12/2010, Moody hạ tín nhiệm đối với trái phiếu của Việt Nam từ Ba3 xuống B1 do rủi ro
liên quan đến khủng hoảng cán cân thanh toán, áp lực mất giá lên tiền đồng và lạm phát tăng cao.

Moody đề cập đến vấn đề nợ nần tại tập đoàn Vinashin và duy trì triển vọng tiêu cực đối với Việt
Nam. Moody cho rằng lạm phát tại Việt Nam, sau khi lên 11% vào tháng 11/2010 (so với cùng
kỳ năm ngoái) – mức cao nhất trong 20 tháng, sẽ gây ra nhiều áp lực lên tỷ giá hối đoái và hiện
tượng rút vốn.

Moody hạ xếp hạng tiền gửi ngoại tệ của 6 ngân hàng Việt Nam (ACB, BIDV, MB, Sài Gòn –
Hà Nội, Techcombank, VIB) xuống mức "B2" từ mức "B1", triển vọng tiêu cực trong ngày thứ
Tư sau khi hạ xếp hạng tín dụng của Việt Nam. Moody cũng hạ xếp hạng từ 1 đến 2 bậc đối với
Đánh giá tín dụng cơ sở (Baseline Credit Assessments) và xếp hạng sức mạnh tài chính của ngân
hàng (Bank Financial Strength Ratings) của 6 ngân hàng này.

Ngày 23/12/2010, Standard & Poor's (S&P) tuyên bố hạ một bậc điểm tín nhiệm nợ quốc gia
của Việt Nam. Điểm tín nhiệm dành cho nợ ngoại tệ dài hạn của Việt Nam bị tổ chức này cắt
giảm xuống BB- từ BB. Điểm tín nhiệm nợ nội tệ dài hạn của Việt Nam cũng bị giảm 1 bậc
xuống BB từ BB+, trong khi điểm dành cho nợ nội tệ ngắn hạn được duy trì ở mức B.

Việc hạ xếp hạng tín dụng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động huy động vốn trái phiếu quốc
tế của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới, mức lợi tức chi ra để vay vốn sẽ tăng cao.

4. Vàng tăng cao nhất lên 38,5 triệu đồng tăng 43,6% so với giá đóng cửa năm 2009, xuất
hiện thông tin vàng trong dân là 1000 tấn, Thống đốc công bố 12 năm VN nhập siêu 71 tấn
vàng

Giá vàng trong năm 2010 đã lập kỷ lục vào ngày 09/11/2010 khi tăng kỷ lục lên 38,5 triệu
đồng/lượng, tăng 44,68% so với giá đóng cửa của phiên giao dịch cuối cùng năm 2009 (26,61
triệu đồng/lượng) và tăng 36,8% so với 3 tháng trước đó.
Biểu đồ giá vàng 1 năm của SCJ - Giá vàng lúc lập đỉnh tăng 44,68% so với cuối năm 2009

Trong khi đó, đến ngày 07/12/2010 giá vàng thế giới mới lập kỷ lục của năm lên 1.427,8
USD/oz, mức thấp nhất của giá vàng thế giới trong năm 2010 là 1.061,4 USD/oz, chênh lệch
34,5%.

Nếu tính theo giá đóng cửa tại thị trường New York năm 2010, mức cao nhất là 1.423, USD/oz,
tăng so với đóng cửa năm 2009 là 23,8%.

Giá vàng thế giới 1 năm qua của Kitco - tính theo giá đóng cửa tại thị trường New York

NHNN trong năm vừa qua đã phải đưa ra khá nhiều quy định nhằm hạ nhiệt thị trường vàng như
2 lần cho phép doanh nghiệp nhập khẩu vàng, giảm thuế nhập khẩu vàng từ 1% còn 0% từ ngày
12/11/2010; tăng thuế xuất khẩu vàng từ 0% lên 1% từ 01/01/2011; ban hành thông tư 22 hạn
chế việc huy động và sử dụng vốn huy động bằng vàng của các NHTM.
Trên thị trường xuất hiện thông tin vàng trong dân là 1000 tấn tuy nhiên Thống đốc NHNN
Nguyễn Văn Giàu công bố số liệu nhập siêu vàng trong 12 năm trở lại đây của Việt Nam là 71
tấn.

5. USD lên cao nhất 21.500 đồng vào tháng 11/2010, Việt Nam 2 lần hạ giá đồng nội tệ

Năm 2010, NHNN có 2 đợt điều chỉnh tỷ giá.

Lần đầu vào ngày 10/2/2010, NHNN điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ 17.941 đồng
lên 18.544 đồng/USD (mức tăng 3,3%), như vậy trần mua bán USD tại các NHTM là 19.100
đồng/USD. Cùng ngày, NHNN cũng quy định mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của các tổ
chức kinh tế (trừ tổ chức tín dụng) tại tổ chức tín dụng tối đa là 1,0%/năm. Áp dụng từ ngày
11/2/2010.

Lần thứ 2, NHNN điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng lên 18.932 đồng/USD, áp
dụng từ ngày 18/8, mức tăng 2,09%, trần mua bán USD tại các NHTM tăng lên 19.500
đồng/USD.

Sau lần điều chỉnh tỷ giá thứ 2 của NHNN, cùng với những biến động bất ổn của giá vàng trong
nước và quốc tế, trên thị trường tự do, đô la Mỹ đã có lúc lập kỷ lục 21.530 đồng/USD, tăng 12%
so với giá đóng cửa năm 2009 và cao hơn tỷ giá niêm yết tại các NHTM cùng thời điểm khoảng
10%.

Diễn biến tỷ giá USD/VND trong năm 2010


Khoảng màu xanh là chênh lệch giữa tỷ giá USD tự do và USD ngân hàng - Nguồn: Bloomberg
Tỷ giá tăng mạnh gây ảnh hưởng tới các doanh nghiệp nhập khẩu bởi họ vẫn phải mua USD tại
ngân hàng với tỷ giá như trên thị trường tự do. Lý do là các NHTM không đủ nguồn cung cấp
USD cho doanh nghiệp nhập khẩu khi các doanh nghiệp xuất khẩu không chịu bán USD cho
ngân hàng.

Ngày 04/11/2010, Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia công bố Chính phủ đồng ý bơm mạnh
ngoại tệ vào các ngành phục vụ sản xuất thiết yếu chứ không bơm vào xuất khẩu và Chính phủ
sẽ không điều chỉnh tỷ giá đến cuối năm. Theo ông Lê Đức Thúy, trong tháng 10/2010, NHNN
đã bán ra 200 triệu USD để bình ổn thị trường.

Những ngày cuối năm, NHNN công bố kiều hối năm 2010 có thể đạt 8 tỷ USD và trạng thái
căng thẳng ngoại tệ đã hạ nhiệt, NHTM đã có nguồn USD dồi dào do các doanh nghiệp đã chịu
bán USD cho ngân hàng, ngoài ra, tỷ giá USD tự do những ngày cuối năm chỉ dao động quanh
mốc 21.000 đồng/USD.

5. Thông qua Luật ngân hàng Nhà nước (sửa đổi) và Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi):
Ngân hàng mẹ không được cấp tín dụng cho CTCK con

Luật Ngân hàng (sửa đổi) và Luật các Tổ chức tín dụng (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua và
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011.

Theo Luật các Tổ chức tín dụng (sửa đổi), tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng cho DN
hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh CK mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát. Ngoài ra,
Luật cũng quy định, ngân hàng không được cho vay để góp vốn vào một tổ chức tín dụng khác
trên cơ sở nhận tài sản đảm bảo bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận góp vốn.

Theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sửa đổi), việc cho phép các tổ chức tín dụng áp dụng
cơ chế lãi suất thỏa thuận không có nghĩa là để lãi suất tự do thả nổi trên thị trường.

Trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước sẽ can thiệp trực tiếp vào cơ chế lãi suất của tổ chức
tín dụng.

Theo quy định của dự luật, NHNN có trách nhiệm công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và
các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi.

Ngân hàng Nhà nước không được tham gia góp vốn vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khác
ngoài chức năng nhiệm vụ của mình.

6. Thông tư 13 ban hành ngày 20/5 về tăng tỷ lệ an toàn vốn (CAR) từ 8% - 9% và áp dụng
các tỷ lệ mới về tính hệ số rủi ro đối với khoản vay ngân hàng và bất động sản. NHNN sửa
đổi thành Thông tư 19 áp dụng ngày 01/10/2010.

Ngày 20/5, thống đốc NHNN đã ký Thông tư số 13/TT-NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an
toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, theo đó, tỷ lệ CAR sẽ được điều chỉnh tăng lên
9% thay vì 8% như trước. Áp dụng từ ngày 01/10/2010.
Ngoài ra, thông tư 13 yêu cầu tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động theo tỷ lệ 80%/85%;
giới hạn tín dụng (TCTD không được cấp tín dụng cho công ty trực thuộc là doanh nghiệp hoạt
động kinh doanh chứng khoán; Tổng dư nợ cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá đối với tất cả
khách hàng nhằm đầu tư, kinh doanh chứng khoán không vượt quá 20% vốn điều lệ của
TCTD...); tỷ lệ khả năng chi trả (thanh khoản); giới hạn góp vốn, mua cổ phần; hệ số rủi ro các
khoản cho vay đầu tư chứng khoán và BĐS là 250%...

Việc ban hành Thông tư 13 đã ảnh hưởng mạnh đến cả thị trường chứng khoán, thị trường bất
động sản cũng như hoạt động của các NHTM. Hiệp hội các ngân hàng Việt Nam (VNBA) đã gửi
đơn kiến nghị NHNN xem xét, sửa đổi Thông tư 13.

Ngày 27/9, chỉ cách 03 ngày bắt đầu thực hiện Thông tư 13, NHNN ban hành Thông tư 19 sửa
đổi Thông tư 13, trong đó có nhiều điểm sửa đổi nới lỏng nguồn cấp tín dụng cho các NHTM
trong việc thực hiện nội dung Thông tư này.

Theo đó, các NHTM được cấp tín dụng từ nguồn huy động, Bỏ cấu phần “bảo lãnh” trong tổng
cấp tín dụng; Cho phép tổ chức tín dụng (TCTD) được tính 25% tiền gửi không kỳ hạn của tổ
chức kinh tế và khoản vay của TCTD khác có thời hạn từ 3 tháng trở lên vào nguồn vốn huy
động và tiền vay của tổ chức tín dụng nước ngoài.

Việc sửa đổi thông tư 13 tạo thuận lợi hơn cho các NHTM so với thông tư cũ; bởi các ngân hàng
sẽ không còn bị hạn chế bởi tỷ lệ 20% vốn vay trên thị trường liên ngân hàng để cấp tín dụng khi
NHNN cho phép sử dụng vốn vay các tổ chức tín dụng khác với kỳ hạn từ 3 tháng trở lên để cấp
tín dụng.

7. Tín dụng tăng chậm vào nửa đầu năm, cả năm tăng trưởng tín dụng 27,65%. Lãi suất
huy động lập kỷ lục 18%/năm bởi “hiện tượng Techcombank”.

Đến tháng 6/2010 tín dụng tăng khoảng 10,52%, nhưng tín dụng bằng VNĐ chỉ tăng 4,6%, tín
dụng ngoại tệ tăng 27%. Tuy nhiên, đến hết năm 2010, tín dụng tăng 27,65% (đã loại trừ hư số
tăng của tỷ giá vàng), tín dụng bằng VND tăng 25,34%, bằng ngoại tệ tăng 37,76%.

Giữa năm 2010, các NHTM cam kết cho vay VND với lãi suất 12%, huy động 10%/năm, thực tế
mức lãi suất cho vay phi sản xuất khoảng 13 - 15%/năm, huy động 11%/năm. Tuy nhiên đến
cuối năm, đã có lúc lãi suất huy động lên tới 18%/năm, lãi suất cho vay 21%/năm.

Sau những diễn biến khó lường của tỷ giá và giá vàng trong nước vào những ngày cuối tháng
10/2010, trong cuộc họp ngày 04/11, Ủy ban Giám sát tài Chính Quốc gia công bố thả nổi lãi
suất theo thị trường. Ngày 05/11, NHNN tăng lãi suất cơ bản từ 8% lên 9%. Các thành viên Hiệp
hội ngân hàng nâng mức lãi suất huy động đồng thuận lên trần 12%/năm.

Tuy nhiên liên tục sau đó các NHTM nhỏ cạnh tranh lãi suất huy động, đẩy lên mặt bằng
14%/năm, lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng tăng lên trên 13%/năm, có thời điểm
lãi suất trên thị trường liên ngân hàng lên tới 20%/năm.
Ngày 11/11, NHNN công bố bơm mạnh vốn trên OMO, mở thêm kỳ hạn 14 ngày để bình ổn thị
trường liên ngân hàng.

Ngày 8/12, Techcombank công bố thực hiện chương trình “3 ngày vàng” với lãi suất 17,6%/năm,
tạo tiền đề cho các NHTM nhỏ chuyển sang thỏa thuận ngầm với khách hàng với lãi suất 17 –
18%/năm.

Ngày 15/12, sau khi nhóm họp với các NHTM tại miền Bắc và miền Nam, được sự đồng thuận
của 50 ngân hàng cam kết giảm trần lãi suất về 14%/năm bao gồm các khoản khuyến mại,
NHNN chính thức chỉ đạo các NHTM không được vượt quá trần lãi suất này và sẽ có những biện
pháp mạnh đối với các NHTM vượt trần lãi suất. Đồng thời NHNN cũng cử các đoàn kiểm tra
phải báo cáo hàng ngày với Thống đốc về tình trạng huy động lãi suất trên địa bàn. Trên thị
trường OMO, NHNN có thời điểm mỗi ngày bơm 20.000 tỷ đồng để bình ổn thị trường.

Cuối tháng 12, tình hình lãi suất trên thị trường liên ngân hàng lẫn thị trường dân cư ổn định trở
lại, lãi suất cho vay giảm về 18 – 20%, lãi suất cho vay qua đêm giảm xuống 10 – 12%/năm.

8. Hoãn thi hành nghị định 141 đến 31/12/2010 sau khi có gần chục ngân hàng không có
khả năng hoàn thành đúng hạn.

Theo Nghị định 141 của Chính phủ ban hành ngày 22/11/2006, các NHTM đến hết năm 2010
phải đủ vốn pháp định là 3.000 tỷ đồng, công ty tài chính là 500 tỷ đồng và công ty cho thuê tài
chính là 150 tỷ đồng.

Hết tháng 11/2010, toàn hệ thống ngân hàng còn khoảng 19 ngân hàng thương mại khó có khả
năng hoàn thành tăng vốn đúng hạn. TTCK trong một thời gian dài hoạt động cầm chừng trong
khi nhiều ngân hàng tăng vốn cùng một lúc khiến cổ phiếu ngân hàng không hấp dẫn NĐT…

Ngày 14/12, NHNN chính thức công bố Chính phủ đã đồng ý phương án đề xuất của NHNN gia
hạn thời gian tăng vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng thêm 01 năm so với nghị định 141, đến
ngày 31/12/2011.

Dù được giãn thời gian, nhưng hầu hết các ngân hàng đều cho biết sẽ thực hiện tăng vốn đúng
như kế hoạch đề ra từ đầu năm. VietBank, Mekong Bank, GPBank đã công bố hoàn tất việc tăng
vốn lên 3.000 tỷ đồng. DaiA Bank, HDbank dự kiến cũng hoàn thành việc tăng vốn trong tháng
12 năm nay. Các ngân hàng này chủ yếu được sự hậu thuẫn từ cổ đông lớn trong nước hoặc tổ
chức nước ngoài.

Ngày 21/12/2010, Thống đốc NHNN cũng đã chấp thuận đề nghị thay đổi mức vốn cho 4 chi
nhánh ngân hàng nước ngoài là Ngân hàng Huanan Commercial Bank Ltd., Chi nhánh TP.HCM
(tăng vốn từ 15 triệu USD lên 65 triệu USD), NHTM Chinatrust Chi nhánh TP.HCM (15 triệu
USD lên 50 triệu USD); Ngân hàng Mizuho Corporate Bank, Ltd. – Chi nhánh TP.HCM (15
triệu USD lên 133,5 triệu USD) và Ngân hàng Mizuho Corporate Bank, Ltd. – Chi nhánh TP.Hà
Nội (15 triệu USD lên 133,5 triệu USD). Các ngân hàng này cũng phải tăng vốn theo nghị định
141 của Chính phủ.
9. Cá nhân, tổ chức chỉ được góp vốn vào 1 tổ chức tín dụng

Ngày 17/12/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 60/NQ-CP về việc đơn giản hoá thủ tục
hành chính (TTHC) thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
(NHNN).

Một trong số nội dung của Nghị quyết là mỗi cá nhân hoặc tổ chức và người có liên quan của cá
nhân hoặc tổ chức đứng đơn chỉ được tham gia góp vốn thành lập 1 ngân hàng (bao gồm cả ngân
hàng đang hoạt động); không được tham gia góp vốn thành lập ngân hàng nếu cá nhân hoặc cá
nhân đó cùng với người có liên quan đang sở hữu mức cổ phần trọng yếu của một ngân hàng; tổ
chức hoặc tổ chức đó cùng với người có liên quan đang sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên của
một ngân hàng (quy định cũ là cá nhân hoặc tổ chức được tham gia thành lập 02 ngân hàng).

You might also like