You are on page 1of 11

Chuyên đề Tối ưu hóa chế độ Hệ thống điện GVHD: Lã Minh Khánh

ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CUẢ CÁC SƠ ĐỒ CUNG CẤP ĐIỆN


BẰNG PHƯƠNG PHÁP CẤU TRÚC NỐI TIẾP - SONG SONG
CÁC PHẦN TỬ
1. KHÁI NIỆM CHUNG

Để đánh giá độ tin cậy của các sơ đồ cung cấp điện, ta cần phải khảo sát những
chỉ tiêu định lượng cơ bản về độ tin cậy của các sơ đồ nối điện khác nhau của hệ thống
cung cấp điện. Các chỉ tiêu đó là: Xác suất làm việc an toàn P(t) của hệ thống trong
khoảng thời gian t khảo sát, thời gian làm việc an toàn trung bình T giữa các lần sự cố,
hệ số sẵn sàng A của hệ, thời gian trung bình sữa chữa sự cố, sửa chữa định kỳ...

Tính toán độ tin cậy của sơ đồ cung cấp điện nhằm xác định giá trị trung bình
thiệt hại hàng năm do ngừng cung cấp điện, phục vụ bài toán tìm phương án cung cấp
điện tối ưu hài hòa giữa 2 chỉ tiêu: Cực tiểu vốn đầu tư và cực đại mức độ đảm bảo
cung cấp điện.

Trong chuyên đề này sẽ trình bày phương pháp cấu trúc nối tiếp – song song
các phần tử để tính toán các chỉ tiêu độ tin cậy của các sơ đồ cung cấp điện.

2. PHƯƠNG PHÁP CẤU TRÚC NỐI TIẾP - SONG SONG CÁC PHẦN TỬ

Phương pháp này xây dựng mối quan hệ trực tiếp giữa độ tin cậy của hệ thống
với độ tin cậy của các phần tử đã biết. Phương pháp bao gồm việc lập sơ đồ độ tin cậy
và áp dụng phương pháp giải tích bằng đại số Boole và lý thuyết xác suất các tập hợp
để tính toán độ tin cậy.

2.1. Sơ đồ độ tin cậy

Sơ đồ độ tin cậy của hệ thống được xây dựng trên cơ sở phân tích ảnh hưởng
của hỏng hóc phần tử đến hỏng hóc của hệ thống. Vì vậy sơ đồ độ tin cậy thường khác
với sơ đồ vật lý. Ví dụ 4 bánh ôtô xem như nối song song trong sơ đồ vật lý, nhưng
trong sơ đồ độ tin cậy phải xem 4 bánh đó mắc nối tiếp vì bất cứ một bánh nào đó
hỏng cũng dẫn đến xe hỏng phải ngừng....

Nguyễn Văn Hào – HTĐ1 – K52 - ĐHBKHN 1


Chuyên đề Tối ưu hóa chế độ Hệ thống điện GVHD: Lã Minh Khánh

Sơ đồ độ tin cậy bao gồm:

- Các nút: Nút nguồn, nút tải và các nút trung gian - là chỗ nối tiếp của ít nhất 3
nhánh.

- Các nhánh: được vẽ bằng các khối hình chữ nhật mô tả trạng thái tốt của phần
tử. Phần tử bị hỏng tương ứng với việc xóa khối của phần tử đó ra khỏi sơ đồ.

Nhánh và nút tạo thành mạng lưới nối liền nút phát và nút tải của sơ đồ. Có thể
có nhiều đường nối từ nút phát đến nút tải, mỗi đường gồm nhiều nhánh nối tiếp.

Theo sơ đồ, trạng thái tốt của hệ thống là trạng thái trong đó có ít nhất một
đường nôí từ nút phát vào nút tải. Trạng thái hỏng của hệ thống khi nút phát bị tách rời
với nút tải do hỏng hóc các phần tử.

Đối với HTĐ sơ đồ độ tin cậy có thể trùng hoặc không trùng với sơ đồ nối điện
(Sơ đồ vật lý) tùy thuộc vào tiêu chuẩn hỏng hóc của hệ thống được lựa chọn.

Ví dụ: Có sơ đồ điện gồm 4 đường dây song song như hình vẽ sau:

Hình 1-c

Hình 1-a
Hình 1-b
Tiêu chuẩn hỏng hóc của hệ thống đặt ra là: Công suất của lưới không đủ truyền
tải công suất cho phụ tải.

Ta xét 3 trường hợp:

a/ Khả năng tải 4 đường dây đều đáp ứng công suất phụ tải, hệ thống sẽ hỏng
khi cả 4 đường dây bị hỏng và sơ đồ độ tin cậy trùng với sơ đồ điện (Hình 1-a).

b/ Khả năng tải của ít nhất 3 đường dây mơi đủ công suất cung cấp cho phụ tải,
khi đó hệ thống sẽ hỏng khi có 2 đường dây trở lên bị hỏng, ta có sơ đồ độ tin cậy khác
vơí sơ đồ điện (Hình 1-b).

Nguyễn Văn Hào – HTĐ1 – K52 - ĐHBKHN 2


Chuyên đề Tối ưu hóa chế độ Hệ thống điện GVHD: Lã Minh Khánh

c/ Khả năng tải của cả 4 đường dây mới đáp ứng được công suất phụ tải. Trong
trường hợp này hệ thống sẽ hỏng khi chỉ cần hỏng 1 đường dây bất kỳ, vì vậy sơ đồ độ
tin cậy sẽ là sơ đồ nối tiếp các phần tư như (Hình 1-c) khác với sơ đồ điện.

Sơ đồ độ tin cậy như trên chỉ thành lập được khi phần tử chỉ có 2 trạng thái: tốt
hoặc hỏng và hệ thống cũng chỉ có 2 trạng thái đó.

Ta lần lượt xét các sơ đồ sau:

* Sơ đồ các phần tử nối tiếp.

* Sơ đồ các phần tư song song.

* Sơ đồ các phần tư mắc hỗn hợp.

2.2. Độ tin cậy của sơ đồ các phần tử nối tiếp

Xét sơ đồ độ tin cậy của hệ thống gồm n phần tử nôi tiếp như hình 2 (trong đó:
N là nút nguồn và T là nút tải)

Hình 2
Giả sử đã biết cường độ hỏng hóc của n phần tử lần lượt là λ1 ,λ2, λ3,...,λn và
thời gian phục hồi trung bình τi của các phần tử. Vì các phần tử nối tiếp trong sơ đồ độ
tin cậy nên hệ thống chỉ làm việc an toàn khi tất cả n phần tử đều làm việc tốt, giả thiết
các phần tử độc lập nhau.

Xác suất trạng thái tốt (độ tin cậy) của hệ thống là:
n
PH (t ) = P1 (t ).P2 (t )...Pi (t )...Pn (t ) = Õ Pi (t ) (1)
i =1

Trong đó: Pi (t ) là xác suất làm việc tốt (trạng thái tốt) của phần tử thứ i trong
khoảng thời gian t.

Với giả thiết thời gian trung bình làm việc an toàn T của phần tử có phân bố
mũ, nghĩa là:
P1 (t ) = e- li .t

Nguyễn Văn Hào – HTĐ1 – K52 - ĐHBKHN 3


Chuyên đề Tối ưu hóa chế độ Hệ thống điện GVHD: Lã Minh Khánh
n

n - å li .t
PH (t ) = Õ Pi (t ) = e = e -L .t
i =1
(2)
i =1

Trong đó:
n
L = å
i =1
li (3)

Ʌ được gọi là cường độ hỏng hóc của hệ thống.

Thời gian vận hành an toàn trung bình của hệ thống là:
1
TH = (4)
L

Giả thiết rằng thời gian phục hồi (sửa chữa sự cố) của phần tử có phân bố mũ,
khi đó cường độ phục hồi µi=1/τi, từ đây có thể xác định được thời gian phục hồi trung
bình của hệ thống là:
n n

å l i .t i ål i
1 n
li 1
tH = i =1
n
= i =1

L
=
L
å mi
=
m
(5)
åli =1
i
i =1

1
Trong đó: m = và ta nhận thấy TH >> t H
tH

Hệ số sẵn sàng của hệ thống là:


TH m
AH = = (6)
TH + t H L + m

Hàm tin cậy của toàn hệ thống sẽ là:

R (t ) = AH .e - L .t (7)

Xác suất trạng thái hỏng của hệ:


QH (t ) = 1 - PH (t ) = 1 - ( P1.P2 ...Pn ) (8)

Các công thức trên cho phép ta đẳng trị các phần tử nối tiếp thành một phần tử

tương đương khi biến đổi sơ đồ.

Nguyễn Văn Hào – HTĐ1 – K52 - ĐHBKHN 4


Chuyên đề Tối ưu hóa chế độ Hệ thống điện GVHD: Lã Minh Khánh

Ví dụ 1: Xét lưới điện như hình vẽ:

Các số liệu cho trước:

λ1= 0,02 năm-1; λ2= 0,01 năm-1; λ3= 1 năm-1; λ4= 0,01 năm-1;

τ1=12 h ; τ2= 6 h ; τ3= 20 h ; τ4= 40 h;

Xác định độ sẵn sàng A, độ không sẵn sàng A , độ tin cậy R(t) ở thời gian khảo sát
t = 1 năm ?

Giải:

Theo (3) ta có:

Cường độ hỏng hóc của hệ thống:


6
L = å li = 0, 02 + 3.0, 01 + 1 + 0, 01 = 1, 06 năm-1
1

1 6 0,02.12 + 3.0, 01.6 + 1.20 + 0, 01.40


t = å li .t i = = 19, 42 h
L 1 1, 06
Cường độ phục hồi của hệ:
1 1
m= = .8760 = 451, 2 năm
-1
t 19, 42

Độ sẵn sàng:
m 451, 2
A= = = 0,9977
m + L 451, 2 + 1, 06

Độ không sẵn sàng:


A = 1 - A = 1 - 0,9977 = 0, 0023

Hàm tin cậy:


R(t ) = A.e-L.t = 0,9977.e-1,06t

Tại t =1 năm:

R(t ) = 0,9977.e-1,06 = 0,346

Nguyễn Văn Hào – HTĐ1 – K52 - ĐHBKHN 5


Chuyên đề Tối ưu hóa chế độ Hệ thống điện GVHD: Lã Minh Khánh

2.3. Độ tin cậy của sơ đồ các phần tử song song

Sơ đồ độ tin cậy như trên hình 3

Hệ thống làm việc tốt khi có ít nhất một


phần tử tốt và sẽ hỏng khi tất cả các phần tử
đều bị hỏng.

Để thuận tiện trong trường hợp này ta


tính xác suất sự cố QH (t ) của toàn hệ.
Hình 3
Hệ sự cố khi toàn bộ n phần tử bị sự cố:
n
QH (t ) = Q1 (t ).Q2 (t )...Qi (t )...Qn (t ) = Õ Qi (t ) (9)
i =1

Trong đó Qi (t ) với i = 1, n là xác suất sự cố của phần tử thứ i trong khoảng thời gian t
khảo sát:
- l .t
Giả thiết: Pi (t ) = e i thì biểu thức (9) có thể viết lại:
n
QH (t ) = Õ (1 - e- li .t ) (10)
i =1

Độ tin cậy của hệ thống:


n
PH = 1 - QH (t ) = 1 - Õ (1 - e - li .t ) (11)
i =1

Cường độ hỏng hóc của phần tử:


d n
PH' (t ) Õ
dt i =1
(1 - e- li .t )
L=- = n
(12)
1 - Õ (1 - e
PH (t ) - li .t
)
i =1

Nếu n phần tử hoàn toàn như nhau: l1 = l2 = ... = ln = l thì:


d n
Õ
dt i =1
(1 - e - li .t ) d
(1 - e - lt ) n
L= = dt
n
1 - (1 - e - lt ) n
1 - Õ (1 - e - li .t )
i =1

n.l.e- lt (1 - e- lt )n -1
L= (13)
1 - (1 - e - lt )n
Thời gian làm việc an toàn trung bình của hệ thống là:

Nguyễn Văn Hào – HTĐ1 – K52 - ĐHBKHN 6


Chuyên đề Tối ưu hóa chế độ Hệ thống điện GVHD: Lã Minh Khánh

1
TH = (14)
L
-m t 1
Vì Qi (t ) = e i với mi = , i=1,n nên
ti
n
n n -( å mi ).t
QH (t ) = Õ Qi (t ) = Õ e - mi .t = e i =1
(15)
i =1 i =1

QH (t ) = e - M .t (16)
n
Trong đó M = å mi gọi là cường độ phục hồi của hệ thống.
i =1

Hệ số sẵn sàng của hệ:


M
A= (17)
M +L

Hàm tin cậy của toàn hệ:


R(t ) = A.e -L.t (18)

Ví dụ 2: Xét 2 đường dây song song có λ1 = λ2=1 năm-1; τ1= τ2= 20 h. Thời gian khảo
sát là 1 năm.

Giải:

Ta có:
1 1 1
m1 = m2 = = = = 0, 05 h -1
t 1 t 2 20

8760
Tính theo năm: m1 = m 2 = = 438 năm-1
20

Cường độ phục hồi của hệ: M = m1 + m 2 = 438 + 438 = 876 năm-1

Cường độ sự cố của hệ:


n.l .e - lt (1 - e - lt ) n -1 2.1.e -1 (1 - e -1 )
L= = = 0, 774 năm
-1
- lt n -1 2
1 - (1 - e ) 1 - (1 - e )

Hệ số sẵn sàng của hệ:


M 876
A= = = 0,9991
M + L 876 + 0, 774

Nguyễn Văn Hào – HTĐ1 – K52 - ĐHBKHN 7


Chuyên đề Tối ưu hóa chế độ Hệ thống điện GVHD: Lã Minh Khánh

Độ tin cậy của hệ là:


R (t ) = A.e -L.t = 0,9991.e -0,774 = 0, 4607
Để tính toán các chỉ tiêu độ tin cậy của sơ đồ hỗn hợp ta xét ví dụ sau:

Ví dụ 3:

Một hộ dùng điện được cung cấp từ 2 nguồn A và B theo sơ đồ nối dây như hình 4.

λi, năm-1 τi, h


Nguồn A 0,15 100
Nguồn B 0,20 100
MBA 110/10 0,05 90
MBA 35/10 0,04 80
Đường dây 10km 0,12 10
Hình 4 Đường dây 5km 0,15 10

Các thông số của các phần tử theo thống kê cho được ở bảng (ở đây xem máy cắt, dao
cách ly cường độ sự cố rất nhỏ giả thiết bỏ qua). Xác định những chỉ tiêu độ tin cậy
của sơ đồ cung cấp điện với thời gian khảo sát là 1 năm.

Giải:
Từ sơ đồ nối điện ta lập sơ đồ độ tin cậy của hệ như sau:

1. Xác định độ tin cậy P(t) của hệ:

Đối với mạch a (đường dây 110KV)

Pa (t ) = P1a (t ).P2 a (t ).P3a (t ) = e - la .t

với la = l1a + l2 a + l3a = 0,15 + 0, 05 + 0,12 = 0,32 năm-1


Xét khoảng thời gian t = 1 năm ta có:
Pa (t = 1) = e -0,32 = 0, 725

Nguyễn Văn Hào – HTĐ1 – K52 - ĐHBKHN 8


Chuyên đề Tối ưu hóa chế độ Hệ thống điện GVHD: Lã Minh Khánh

Đối với mạch b tương tự ta có:


Pb (t = 1) = e -0,39 = 0,667
lb = l1b + l2b + l3b = 0, 20 + 0, 04 + 0,15 = 0,39 năm-1
Xác suất sự cố của mạch a với t = 1năm:

Qa = 1 - Pa = 1 - 0, 725 = 0, 275

Xác suất sự cố của mạch b với t = 1năm:


Qb = 1 - Pb = 1 - 0, 667 = 0,323
Độ tin cậy của hệ ở thời điểm t = 1năm:

P = 1 - Qa Qb = 1 - 0, 275.0,323 = 0,991

2. Xác định thời gian làm việc an toàn trung bình T của hệ: Trước hết cần xác
định cường độ dòng sự cố L của toàn hệ theo biểu thức (12)

d n
P ' (t ) Õ (1 - e-li .t )
dt i =1
d
éë (1 - e - lat )(1 - e- lbt ) ùû
(1 - e - lbt ).e - lat + (1 - e - la t ).e - lb t
L= H = = dt =
n
1 - (1 - e - la t )(1 - e- lbt ) 1 - (1 - e- la t )(1 - e - lbt )
1 - Õ (1 - e- li .t )
PH (t )
i =1

Tại t = 1 năm, thay các giá trị λa, λb vào ta có:


(1 - e-0,39 ).e -0,32 .0,32 + (1 - e -0,32 ).e -0,39 .0,39
L= = 0,16 năm
-1
-0,39 -0,32
1 - (1 - e )(1 - e )
Thời gian làm việc an toàn trung bình là
1 1
T= = = 6, 2 năm
L 0,16

3. Xác định thời gian sữa chữa sự cố trung bình của hệ:

Đối với mạch a:


3
1
Tsa =
La
ål
i =1
ia .Tsia

Với:
Ts1a = 100h
Ts 2 a = 90h
Ts 3a = 10h
1
Tsa = (0,15.100 + 0, 05.90 + 0,12.10) = 64, 7h
0,32

Nguyễn Văn Hào – HTĐ1 – K52 - ĐHBKHN 9


Chuyên đề Tối ưu hóa chế độ Hệ thống điện GVHD: Lã Minh Khánh

Tương tự đối với mạch b:


3
1
Tsb =
La
ål
i =1
ib .Tsib

Với:
Ts1b = 100h
Ts 2b = 80h
Ts 3b = 10h
1
Tsa = (0, 20.100 + 0, 04.80 + 0,15.10) = 63,3h
0,39
Cường độ sữa chữa của từng mạch:
1 1
ma = = = 0, 01546 h-1
Tsa 64, 7
1 1
mb = = = 0, 01580 h-1
Tsb 63,3

Cường độ sữa chữa của cả hệ:


b
M = å mi = m a + mb = 0, 01546 + 0, 01580 = 0, 03125 h-1
i=a

Thời gian sữa chữa sự cố trung bình của hệ:


1 1
Ts = = = 32h
M 0, 03125
Vì T >> Ts nên hệ số sẵn sàng của hệ A ≈ 1.

3. KẾT LUẬN

Chuyên đề đã trình bày nội dung phương pháp cấu trúc nối tiếp – song song các phần
tử để ứng dụng trong đánh giá độ tin cậy cung cấp điện của hệ thống điện, qua đó có
thể so sánh các phương án để lựa chọn các phương án tốt nhất cũng như có cơ sở để đề
ra được các phương án để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện của hệ thống điện sẵn có,
đảm bảo tối ưu về độ tin cậy cung cấp điện.

Nguyễn Văn Hào – HTĐ1 – K52 - ĐHBKHN 10


Chuyên đề Tối ưu hóa chế độ Hệ thống điện GVHD: Lã Minh Khánh

Tài liệu tham khảo

[1]. Trần Bách, Lưới điện và Hệ thống điện, Tập 2

NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2004

[2]. Nhóm NMĐ ĐHBK Đà Nẵng, Vận hành nhà máy điện

Nguyễn Văn Hào – HTĐ1 – K52 - ĐHBKHN 11

You might also like