You are on page 1of 5

Bài 8: Việt Nam - Hoa Kỳ trên con đường hợp tác và phát

triển
Hoa Kỳ là thị trường khổng lồ đối với tất cả các loại hàng mà Việt
Nam có thể xuất khẩu. Nhu cầu của thị trường Hoa Kỳ rất đa dạng do sự đa
dạng về chủng tộc, văn hóa và sự chênh lệch rất lớn về thu nhập, nhất là đối
với hàng tiêu dùng. Bên cạnh nhu cầu về hàng cao cấp đắt tiền, thị trường
Hoa Kỳ cần cả hàng tiêu dùng bình dân rẻ tiền để phục vụ cho đối tượng có
thu nhập thấp.
Các mặt hàng nông sản (cà phê, hạt điều, hạt tiêu,…) có kim ngạch
xuất khẩu vào Hoa Kỳ tăng rất nhanh, Việt Nam hiện là một trong số các
nước đứng đầu về xuất khẩu các mặt hàng này vào thị trường Hoa Kỳ.
Hàng dệt-may: Năm 2004, xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường
Hoa Kỳ đạt 2,76 tỷ USD, chiếm hơn 50% xuất khẩu hàng dệt may của cả
nước. Hàng năm, Hoa Kỳ nhập khẩu hàng dệt may trị giá hơn 80 tỷ
USD/năm, tiềm năng còn rất lớn, nhưng năm 2005, Việt Nam vẫn bị hạn
chế về kim ngạch và bị cạnh tranh mạnh về giá cả. Hơn nữa, các yếu tố đầu
vào cao do phải nhập khẩu vải và phụ liệu, chi phí hạn ngạch, chi phí trung
gian… là những khó khăn mà các doanh nghiệp dệt may phải khắc phục để
giảm giá thành.
Mặt hàng giầy dép: Mặt hàng này chiếm 3% trong tổng nhập khẩu
của Hoa Kỳ. Giầy dép của Việt Nam chủ yếu là hàng gia công, lợi nhuận
thấp.
Thực phẩm chế biến (mỳ ăn liền, nước chấm., rau quả hộp…) lâu
nay mới chỉ bán được trong một số cửa hàng thực phẩm của Việt Kiều và
Hoa Kiều tại Hoa Kỳ nên rất hạn chế.
Công nghiệp Than: Năm 1995, Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam

1
(trước đây là Tổng Công ty Than VN) đã xây dựng được quan hệ hợp tác
với hãng Caterpillar thông qua Công ty đại lý V-Trac để tìm hiểu thiết bị
khai thác mỏ lộ thiên của hãng này và đã ký hợp đồng 15 xe tải mỏ loại 36
tấn sử dụng tại mỏ than Cọc Sáu. Năm 2003-2004, Tập đoàn tiếp tục đầu tư
thêm 62 xe CAT loại 58 tấn phục vụ bốc xúc, vận chuyển tại các công ty:
Than Cao Sơn, Than Đèo Nai, Than Nội Địa…Tính đến cuối năm 2005,
tổng số xe tải được đầu tư là 125 chiếc. Cho đến nay, V-Trac đã cung cấp
cho toàn ngành Than VN trên 320 thiết bị của Carterpillar; Tập đoàn Than-
Khoáng sản Việt Nam còn hợp tác với các đối tác Hoa Kỳ trong lĩnh vực
đào tạo nguồn nhân lực, nhất là đối với cán bộ quản lý. Có thể nói, Tập
đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam đã thành công trong việc thiết lập được
quan hệ hợp tác trong kinh doanh và đào tạo với các đối tác Hoa Kỳ, mang
lại lợi ích nhiều mặt cho cả hai phía, góp một phần vào sự tăng trưởng của
Than Việt Nam.

Tháng 7 năm 2005, chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Thủ tướng Phan
Văn Khải đã đánh dấu mốc quan trọng, mở ra triển vọng phát triển quan hệ
Việt Nam- Hoa Kỳ trong thời gian tới với một trong những trọng tâm hàng
đầu là quan hệ kinh tế, thương mại. Hai bên đã ký được nhiều hiệp định,
thoả thuận về hợp tác kinh tế, kỹ thuật với tổng trị giá hơn 1,3 tỷ USD. Các
bộ, ngành của Việt Nam đã ký 9 thỏa thuận kinh doanh với các công ty của
Hoa Kỳ, trong đó đáng kể là hợp đồng mua 4 máy bay Boeing 787, Hợp
đồng bổ sung về khai thác dầu khí với Tập đoàn Flour, Unocal, Hợp đồng
mở rộng mạng điện thoại Vinaphone giữa Công ty Cokivina và Motorola,
Tập đoàn Dệt may Quốc tế của Hoa Kỳ đã ký thoả thuận với Hiệp hội Dệt
may Việt Nam về việc xây dựng 1 nhà máy Dệt may ở Việt Nam trị giá 50
triệu USD. Các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt May VN như Việt Tiến,

2
Nhà Bè, Phương Đông, May 10 đã ký được hợp đồng với

Bước phát triển mới trong quan hệ Việt Nam-Đức

Hai nhật báo Nhân Dân và Quân đội Nhân dân số ra sáng nay đều có xã
luận khẳng định chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Đức Horst
Koehler sẽ đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ Việt Nam-Đức
và góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác giữa hai nước trên
nhiều lĩnh vực.

Xã luận báo Nhân Dân nhấn mạnh, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống
Horst Koehler, diễn ra từ ngày 21 đến 23/5, là dịp để Tổng thống tìm hiểu
đường lối và thành tựu trong phát triển kinh tế-xã hội, chính sách đối ngoại,
hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của Việt Nam; thảo luận các biện pháp
thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư tương xứng với tiềm năng của
hai nước, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Đức mở rộng kinh doanh tại Việt
Nam.

Điểm lại quan hệ hợp tác tích cực giữa hai nước trong những năm qua, xã
luận cho biết hai bên đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao, trong đó có chuyến
thăm Đức của Thủ tướng Phan Văn Khải và Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh
vào các năm 2001, 2004; Thủ tướng Đức G.Sruêđơ thăm Việt Nam năm
2003 và 2004. Đức hoan nghênh và ủng hộ đường lối đổi mới và chính sách
hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam; khuyến khích giới doanh nghiệp Đức
tăng cường hợp tác kinh tế với Việt Nam.

Bên cạnh quan hệ chính trị, theo báo Nhân Dân, Việt Nam và Đức còn đẩy
mạnh hợp tác trong lĩnh vực đầu tư, thương mại. Đức hiện là đối tác thương

3
mại lớn nhất của Việt Nam trong EU với kim ngạch buôn bán hai chiều giữa
hai nước năm 2006 đạt hơn 2,3 tỉ USD.

Về đầu tư, Đức đứng thứ 5 trong số các nước EU đầu tư vào Việt Nam với
85 dự án, tổng vốn khoảng 380 triệu USD. Một số tập đoàn lớn của Đức đã
hoạt động tại Việt Nam như Metro, DaimlerChrysler, Siemens, Allianz.

Theo bài báo, Việt Nam còn là nước thứ 3 ở châu Á nhận được nhiều cam
kết hợp tác phát triển của Đức. Từ năm 1990 đến nay, Đức viện trợ cho Việt
Nam gần 640 euro, phần lớn là viện trợ không hoàn lại và cho vay ưu đãi.

Ngoài hợp tác kinh tế, các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, giáo
dục, khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam và Đức cũng rất đa dạng, phong phú.
Dự kiến trong chuyến thăm này, hai bên sẽ ký một số văn kiện hợp tác về
giáo dục.

Khẳng định chính sách của Việt Nam là luôn coi trọng phát triển quan hệ với
Đức, một đối tác quan trọng, lâu dài ở châu Âu và mong muốn đẩy mạnh
quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực, xã luận báo Nhân Dân cũng đồng thời
bày tỏ tin tưởng trong thời gian tới quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đức
có nhiều điều kiện phát triển thuận lợi, nhất là sau khi Đức đưa Việt Nam
vào danh sách các nước ưu tiên hợp tác phát triển, duy trì diễn đàn đối thoại
kinh tế song phương.

Cùng với báo Nhân Dân, báo Quân đội Nhân dân cũng bày tỏ tin tưởng với
truyền thống hữu nghị, thành tựu hợp tác trong quá khứ và tiềm năng lớn của
hai nước, chuyến thăm của Tổng thống Đức Horst Koehler sẽ thành công tốt
đẹp./.(TTXVN)

4
Việt Nam trong tiến trình tòan cầu hóa

Việt Nam đã là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế - chính trị quốc tế và
khu vực. Chúng ta đã là thành viên của Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền
tệ quốc tế (IMF),... Ở cấp liên khu vực, chúng ta là thành viên tích cực của
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp
tác Á - Âu (ASEM), của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)... Và
sự kiện vô cùng quan trọng là chúng ta đã chính thức gia nhập Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO).
Với một quốc gia có xuất phát điểm về kinh tế thấp như Việt Nam, để có thể
chuẩn bị nội lực đầy đủ cho hội nhập, hướng chính sách đối ngoại sẽ phải
đảm bảo ủng hộ và bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp trong nước, đảm
bảo thời điểm mở thị trường thích hợp để chúng ta có thể chuẩn bị hạ tầng
kinh tế - kỹ thuật chủ động và bền vững.
Cần phải nhận thức rõ ràng rằng, sức cạnh tranh của nền kinh tế nằm ở sự
đúng đắn, phù hợp của chiến lược phát triển kinh tế quốc gia có đóng góp
được cho thế giới hay không, có tạo được sự tín nhiệm đối với thế giới hay
không, có tạo ra được những sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu ngang tầm thế
giới hay không. Tóm lại, chúng ta phải biết rõ, phải có sự đồng thuận cao về
Việt Nam sẽ đi về đâu, sẽ đóng vai trò gì trong thế giới đang biến đổi ngày
một nhanh chóng và đa dạng như hiện nay.
Nói theo ngôn ngữ của hội nhập, phải có định vị quốc gia, chiến lược tổng
quốc gia phù hợp với ý nguyện của dân tộc, với tiềm năng của đất nước, với
xu hướng phát triển của thời đại. Định vị đó sẽ là Việt Nam trở thành một
trong những quốc gia phát triển hàng đầu thế giới dựa trên nền kinh tế phát
triển hài hòa, có ưu thế trong kinh tế tri thức như là một trung tâm sáng tạo
mới của thế giới; Việt Nam có xã hội công bằng, văn minh, phồn thịnh.

You might also like