You are on page 1of 2

I.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ NAM ĐỊNH: Dự án Phát triển Đô thị Nam Định do Chính phủ Thụỵ
Sỹ tài trợ, được thực hiện ở Nam Định kể từ năm 1996. Trong giai đoạn 3 của dự án (2003-2006), Dự án có 3 hợp phần chính, gồm (i) Cải
cách Hành chính, (ii) Cộng đồng Quản lý và (iii) Hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân.

II. HỢP PHẦN CỘNG ĐỒNG QUẢN LÝ: Cộng đồng quản lý là một Hợp phần của dự án Phát triển đô thị Nam Định với mục tiêu
chính là Xây dựng năng lực và cải thiện cuộc sống cho các hộ nghèo, và Thực hiện dân chủ cơ sở "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Hợp phần gồm có các hoạt động: Thành lập các nhóm cộng đồng; Thực hiện các dự án cấp cộng đồng; thông tin - giáo dục, truyền thông,
xây dựng mạng lưới với các cơ quan, tổ chức bên ngoài cộng đồng

Nhóm Cộng Đồng là tập hợp những cá nhân hoặc hộ gia đình (8-10 người trở lên) có cùng quan tâm, bức xúc và mong muốn một giải pháp
chung

Nhóm tự quản là 5 người được toàn tổ bầu ra để thay mặt Tổ dân phố giám sát việc sử dụng quỹ và việc thực hiện các Tiểu dự án

QUỸ CỘNG ĐỒNG QUẢN LÝ (CĐQL) (quỹ hỗ trợ nhóm cộng đồng)
Là gì? Cho ai? Cho hoạt động gì? Bằng cách nào?

Quỹ CĐQL (quỹ hỗ trợ nhóm cộng đồng) là gì?


Nhằm mục tiêu xây dựng năng lực và cải thiện cuộc sống cho các hộ nghèo và thực hiện dân chủ cơ sở, mỗi tổ dân phố,
trong số 20 tổ dân phố được lựa chọn tại thành phố Nam Định, sẽ được nhận tổng mức tài trợ là 20 triệu đồng Việt Nam.
Số tiền tài trợ được chuyển vào tài khoản riêng của Tổ dân phố, thành lập ra Quỹ Cộng Đồng Quản lý, hay còn gọi là
Quỹ hỗ trợ nhóm cộng đồng.
Quỹ CĐQL dùng để tài trợ các đề xuất từ các nhóm cộng đồng. Quỹ CĐQL do toàn tổ dân phố quyết định về việc đầu
tư và tài trợ, trên nguyên tắc bỏ phiếu và phê duyệt dân chủ (công khai, có sự tham gia của người dân, hoạt động mang
tính hiệu quả và hợp lý).

Quỹ CĐQL dành cho ai?


Dành cho Nhóm Cộng đồng, do các cá nhân hoặc hộ gia đình (tập hợp từ 8-10 người trở lên) có cùng quan tâm, bức xúc
và quan tâm một giải pháp chung có thể thành lập thành một nhóm cộng đồng (NCĐ) để lập kế hoạch và nộp đề xuất xin
tài trợ.
Có 5 người được bầu ra (gọi là Nhóm tự quản) để thay mặt toàn Tổ dân phố giám sát việc sử dụng quỹ và việc thực hiện
các Tiểu dự án.

Những hoạt động nào có thể xin tiền từ Quỹ CĐQL?


Hoạt động của NCĐ cần: mang lại lợi ích cho những người/hộ nghèo hoặc có hoàn cảnh khó khăn, nâng cao dân trí; có
tính hiệu quả về kỹ thuật, kinh tế, khả thi và có tính sáng tạo, bền vững.
Ví dụ về các quan tâm và bức xúc đã sử dụng Quỹ: thành lập nhóm an ninh, quỹ khuyến học cho trẻ em nghèo, tín dụng
cho các hộ kinh doanh nhỏ, câu lạc bộ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, lớp học vi tính cho thanh niên…

Quy tắc sử dụng Quỹ CĐQL:


Quỹ để tài trợ cho ít nhất từ 5 đề xuất trở lên: Sau khi thực hiện tốt các tiểu dự án trong 10 triệu đầu tiên (ít nhất 3 tiểu dự
án), Dự án sẽ chuyển 10 triệu tiếp theo (ít nhất 2 tiểu dự án). Mức tài trợ tối đa là 4 triệu đồng trong 10 triệu đầu tiên.
Vốn đối ứng của các nhóm cộng đồng phải từ 30% trở lên, riêng đối với đề xuất về xây dựng và cơ sở hạ tầng, nhóm phải
đóng góp từ 50% trở lên.
Chỉ được phép sử dụng Quỹ cho duy nhất một dự án về xây dựng và cơ sở hạ tầng.
Và quan trọng nhất, bằng cách nào để xin tiền từ Quỹ CĐQL?
- NCĐ thành lập từ 8-10 người dân có chung quan tâm, bức xúc
- NCĐ lập kế hoạch và đề xuất (theo hướng dẫn của Dự án và Nhóm tự quản)
- NCĐ nộp đề xuất cho Nhóm tự quản đánh giá và thẩm định
- Tổ chức họp dân đề phê duyệt dự án

Các bước quản lý và sử dụng Quỹ CĐQL

Mọi câu hỏi và quan tâm về Cộng đồng quản lý, xin liên lạc về:
Ban Thực thi Hợp phần Cộng Đồng Quản lý, 38 Phạm Hồng Thái, Tel: (0350) 834 976

You might also like