You are on page 1of 1

Wikipedia ( /ˌwɪkɪˈpiːdiə/ WIK-i-PEE-dee-ə or /ˌwɪkiˈpiːdiə/ WIK-ee-PEE-dee-ə) là một bách khoa toàn

thư mở với mục đích chính là cho phép mọi người đều có thể viết bài bằng nhiều loại ngôn ngữ
trên Internet[5]. Wikipedia đang là công trình tham khảo viết chung lớn nhất và phổ biến nhất trên
Internet,[6][7][8][9] và hiện tại được xếp hạng trang web phổ biến thứ 5 trên toàn cầu[10]. Wikipedia thuộc
về tổ chức phi lợi nhuận Wikimedia Foundation.[11][12][13]
Dự án này, nói chung, bắt đầu từ ngày 15 tháng 1 năm 2001 để bổ sung bách khoa toàn
thư Nupedia bởi những nhà chuyên môn; hiện nay Wikipedia trực thuộc Quỹ Hỗ trợ Wikimedia,
một tổ chức phi lợi nhuận. Wikipedia hiện có hơn 15 triệu bài viết, với hơn 3,3 triệu bài trong phiên
bản tiếng Anh (English Wikipedia); vào tháng 1 năm 2006, nó có hơn 750.000 thành viên. Từ khi nó
được mở cửa, Wikipedia càng ngày càng nổi tiếng[14] và sự thành công của nó đã nảy sinh ra vài dự
án liên quan. Tuy nhiên, có nhiều tranh luận về sự tin cậy của nó. Mặc dù vậy, một công bố vào
ngày 9/8/2014 của viện thăm dò YouGov sau khi khảo sát 2.000 người tại Anh cho thấy 64% số
người được hỏi tin vào độ xác thực của thông tin trên Wikipedia, cao hơn tỉ lệ 61% tin vào BBC, và
vào những tờ báo uy tín khác như Times (45%), The Guardian (45%), The Sun (13%).
Wikipedia thường được làm nguồn bởi phương tiện truyền thông đại chúng nhiều khi để chỉ trích và
nhiều khi để khen vì những đặc tính tự do, mở, dễ sửa đổi và phạm vi rộng rãi. Nhiều khi dự án
không chỉ được nói đến, nhưng cũng được làm nguồn về chủ đề khác. Wikipedia khuyến khích
những người đóng góp theo quy định "Thái độ trung lập", bằng cách tóm tắt các quan điểm quan
trọng để tới gần sự thật khách quan. Việc dùng Wikipedia như nguồn tham khảo đã gây ra tranh
luận vì tính mở của nó làm nó có thể bị phá hoại, bị sửa không đúng, hoặc không bao gồm các chủ
đề đều đặn, hoặc có ý kiến không có căn cứ. Nó cũng bị chê là có thiên vị nhất quán, đặt cao ý kiến
số đông hơn là bằng cấp, sự thiếu trách nhiệm cũng như kiến thức chuyên môn của người viết khi
được so sánh với những bách khoa toàn thư thông thường. Tuy nhiên, sự rộng rãi và cặn kẽ của nó,
và tính năng được cập nhật liên tục, đã làm dự án trở thành nguồn tham khảo hữu ích đối với hàng
triệu người.
Wikipedia hiện có hơn 290 phiên bản ngôn ngữ, trong đó vào khoảng 280 đang hoạt động. 16 phiên
bản đã có hơn 500.000 bài viết: tiếng Anh, Thụy Điển, Đức, Hà Lan, Pháp, Waray-
Waray, Nga, Ý, Cebu, Tây Ban Nha, Việt, Ba Lan, Nhật, Bồ Đào Nha, Hoa và tiếng Ukraina. Phiên
bản tiếng Đức đã được phát hành trên đĩa DVD, và nhiều phiên bản khác được sao chép
qua website khác.
Năm 2005, tập san Nature công bố một đánh giá so sánh 42 bài viết nội dung khoa học
từ Encyclopædia Britannica và Wikipedia, cho thấy mức độ chính xác của Wikipedia tiệm cận với
mức chính xác của Encyclopædia Britannica.[15]
Wikipedia cũng bị chỉ trích vì đã cho thấy sự thiên lệch có tính hệ thống, đưa ra một sự kết hợp giữa
"sự thật, nửa sự thật, và một số sai lầm",[16] và trong các chủ đề gây tranh cãi, đã bị chính trị thao
túng và bị truyền thông sử dụng để tuyên truyền.[17]

You might also like