You are on page 1of 3

Tác động của Trợ cấp

Chúng ta đều biết rằng, khi đánh thuế, chính phủ lấy đi một khoản tiền từ hầu bao của nhà sản xuất
hoặc người tiêu dùng tương ứng với lượng sản phẩm được mua bán. Ngược lại, khi trợ cấp, chính
phủ thực hiện các chính sách ưu đãi hoặc chuyển một khoản tiền cho nhà sản xuất hoặc người tiêu
dùng. Nói cách khác, trợ cấp như là một khoản thuế âm.

Do đó, khi có trợ cấp, đường cầu hoặc đường cung sẽ dịch chuyển ngược chiều so với khi có thuế.
Nếu như khi có thuế, đường cầu hoặc đường cung dịch chuyển sang trái (thị trường bị bo hẹp lại)
thì khi có trợ cấp, đường cầu hoặc đường cung sẽ dịch chuyển sang phải (thể hiện thị trường phình
rộng với lượng hàng hóa dịch vụ giao dịch gia

tăng).

Trợ cấp cho bên sản xuất thì đường cung dịch chuyển, còn nếu trợ cấp cho phía người tiêu dùng
thì đường cầu dịch chuyển (sang phải). Tuy nhiên, dù bên cung hay bên cầu nhận tiền trợ cấp thì
thực tế cả hai bên sẽ cùng chia sẻ lợi ích mà trợ cấp mang lại. Giá người mua phải trả giảm xuống
Pm, giá người bán nhận được tăng lên Pb. Khoảng cách giữa Pm và Pb chính là mức trợ cấp s.

Để đơn giản, ta không vẽ đường cung hay đường cầu dịch chuyển khi có trợ cấp, vì trong cả hai
trường hợp, khi có trợ cấp sẽ tạo ra một chiếc nêm giữa giá mà người mua phải trả và giá mà người
bán nhận được (như trên đồ thị). Lợi ích mà người mua và người bán nhận được thay đổi như sau:

Không có trợ cấp Có trợ cấp Mức thay đổi


Thặng dư tiêu dùng A+B A+B+C+F+G + (C + F + G)

Thặng dư sản xuất C+D C+D+B+E + (B + E)

Nguồn thu của CP 0 -(B + C + E + F + G + H) -(B + C + E + F + G + H)

Tổng thặng dư xã hội A+B+C+D A+B+C+D–H – H

Cả người mua và người bán đều được lợi từ trợ cấp. Dù tiền trợ cấp được đưa trực tiếp cho bên
bên mua hay bên bán thì các bên giao dịch thị trường cùng chia nhau khoản lợi từ trợ cấp của
chính phủ.

 Người mua mua được mức giá rẻ hơn, thặng dư tiêu dùng tăng. Phần hình thang với diện
tích C+F+G thể hiện phần trợ cấp phía người tiêu dùng được hưởng lợi.
 Người bán bán được ở mức giá cao hơn, thặng dư sản xuất tăng. Phần hình thang với diện
tích B+E thể hiện phần trợ cấp phía người sản xuất được hưởng lợi.
 Và việc bên mua hay bên bán nhận được nhiều trợ cấp hơn, phụ thuộc vào độ co giãn của
cung và cầu, bên nào càng ít co giãn thì càng nhận được nhiều trợ cấp hơn, việc tiền trợ
cấp chuyển cho bên nào không quan trọng.

Mặc dù thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất đều tăng, nhưng tổng thặng dư xã hội lại
giảm, diện tích H, thể hiện tổn thất PLXH do trợ cấp. Nó hàm ý rằng, chi phí của hoạt động trợ
cấp của chính phủ lớn hơn phần lợi ích mà trợ cấp mang lại người sản xuất và người tiêu dùng.
Tóm lại, trợ cấp làm giảm phúc lợi xã hội thay vì tăng phúc lợi cho xã hội, vì tổng chi phí trợ cấp
lớn hơn lợi ích của nó mang lại cho người sản xuất và người tiêu dùng.

 Tổng chi phí của trợ cấp là diện tích hình chữ nhật: B + C + E + F + G + H, đây là khoản
tiền mà chính phủ trợ cấp, cũng là chi phí của xã hội, vì trợ cấp này thực tế được lấy từ khoản
thu thuế từ những ngành khác, hoặc từ những người nộp thuế (taxpayers). Nếu chính phủ trợ
cấp S đồng cho mỗi đơn vị sản phẩm được mua và bán, thì tổng chi phí trợ cấp sẽ bằng S *
Qs, trong đó Q là lượng cân bằng khi có trợ cấp

Mặc dù, trợ cấp gây ra tổn thất PLXH, gây ra sự phi hiệu quả, điều đó không có nghĩa là trợ cấp
là một chính sách tồi. Ví dụ, trợ cấp có thể tăng thặng dư xã hội thay vì giảm như phân tích trên,
trong trường hợp tồn tại ngoại ứng tích cực trong thị trường.
Hơn nữa, trợ cấp đôi khi được xem là công cụ để đảm bảo sự công bằng trong xã hội, khi chính
phủ sử dụng công cụ trợ cấp để đảm bảo những nhu cầu thiết yếu cho người nghèo, những người
lâm vào hoàn cảnh khó khăn để họ có thể vượt qua.

You might also like