You are on page 1of 25

GIA ĐÌNH CỜ VUA

Trụ sở chính: Số 132B ngõ 192 Kim Mã, Ba Đình – Hà Nội

GIỚI THIỆU GIA ĐÌNH CỜ VUA


Gia Đình Cờ Vua – Phát triển trí tuệ cùng gia đình Đại Kiện Tướng

Mang trong mình sứ mệnh xã hội hóa bộ môn thể thao trí tuệ này, Gia Đình Cờ Vua ra đời với quyết tâm
xây dựng một cộng đồng Cờ Vua Việt Nam vững mạnh, đồng thời giúp phát triển khả năng tư duy của
người dân Việt Nam nói chung và lớp trẻ Việt Nam nói riêng.

Gia Đình Cờ Vua là ý tưởng của một trong những gia đình có truyền thống Cờ Vua bậc nhất Việt Nam
hiện nay. Đội ngũ huấn luyện viên chính là điểm vượt trội của Gia Đình Cờ Vua so với các trung tâm khác.
Học viên sẽ được trực tiếp học và được hướng dẫn thực hành cùng nhiều huấn luyện viên có đẳng cấp cao
cùng với kinh nghiệm giảng dạy lâu năm. Trong đó phải kể đến 1 trong 4 Đại Kiện Tướng Cờ vua Quốc
Tế nữ của Việt Nam, nhiều lần là thành viên đội tuyển cờ vua Việt Nam, Lê Thanh Tú.

Một số thông tin về các huấn luyện viên:

Lê Thanh Tú: là 1 trong 4 Đại kiện tướng của Cờ Vua nữ Việt Nam hiện nay, và là Đại kiện tướng duy
nhất của miền Bắc cho đến nay, từng giành nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế, tiêu biểu là:

 Danh hiệu Đại kiện tướng quốc tế nữ


 Vô địch quốc gia 2009
 Vô địch Khu vực 3.3 năm 2007
 Huy chương đồng Khu vực 3.3 năm 2011
 Huy chương đồng Giải Vô địch Khu vực Đông Nam Á năm 2010
 Huy chương vàng và bạc Sea Games 2005
 Huy chương đồng U14 thế giới 1999
 3 Huy chương vàng Đại hội thể thao sinh viên Đông Nam Á 2006
 4 bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ
 …………………

Lê Thanh Thảo: Kiện tướng quốc tế FIDE, kiện tướng quốc gia Việt Nam tiêu biểu là:

 Vô địch cá nhân giải Đông Nam Á thể loại cờ tiêu chuẩn năm 2004
 2 huy chương vàng đồng đội lứa tuổi 10 năm 2004
 Huy chương đồng cá nhân giải Đông Nam Á lứa tuổi 8 năm 2002
 Huy chương vàng đồng đội giải Đông Nam Á lứa tuổi 8 năm 2002
 Huy chương đồng cá nhân và đồng đội tại giải trẻ quốc gia năm 2009
 Huy chương đồng cá nhân cờ nhanh tại giải trẻ quốc gia năm 2007,
 Danh hiệu kiện tướng FIDE (WF) từ năm 2004
 Bằng khen của Bộ Trưởng Ủy ban TDTT
 ……………………

Lê Anh Tuấn: Là thày giáo dày dặn kinh nghiệm, là huấn luyện viên của Sở thể dục thể thao Hà Nội , có
thâm niên hơn 20 năm trong lĩnh vực giảng dạy cờ vua, khi là vận động viên thày đã đạt huy chương vàng
tại giải cờ vua quốc tế tổ chức tại Bulgari, nay thày còn là trọng tài quốc tế có bằng khen của Liên đoàn
cờ thế giới (FIDE) và Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, thày là cha và cũng là người đã đặt
những nền móng cho thành công của 2 huấn luyện viên Lê Thanh Tú và Lê Thanh Thảo.

Biên soạn: Gia đình cờ vua “Tài liệu hướng dẫn dành cho mọi người”
GIA ĐÌNH CỜ VUA
Trụ sở chính: Số 132B ngõ 192 Kim Mã, Ba Đình – Hà Nội

LỊCH SỬ MÔN CỜ VUA


Có một câu chuyện kể về lịch sử ra đời môn Cờ Vua thế này:

Vào khoảng thế kỷ thứ 6, Ấn Độ ,quốc gia rộng lớn của Phương Đông, từng là một trung tâm văn hóa và
nghệ thuật thế giới và cũng là đỉnh cao của toán học, của khoa chiêm tinh. Ấn Độ có nhiều nhà bác học mà
thời đó người ta gọi là các nhà thông thái.

Các nhà thông thái của thế giới cổ đại ấy đã sáng tạo một trò chơi gọi là ”Saturanga” tức là trò chơi chiến
trận đối kháng có hai bên tham gia. Các quân tượng trưng cho một thế trận gồm đầy đủ chỉ huy và bốn binh
chủng quân đội thời bấy giờ. Phía trước là một hàng quân tiến bước, tiếp đến là các chàng kỵ mã và các đội
voi chiến (Ấn Độ có rất nhiều voi). Mé ngoài cùng là những chiếc xe di động. Chiễm chệ giữa hàng quân là
đức Vua cùng với các cận thần.

Lúc đầu thế trận như vậy được bày trên đất, có cả “sông” và “núi” ngăn cách. Dần dà thế trận rộng lớn được
thu nhỏ lại trên một bàn cờ được chia thành các ô và các quân được cách điệu hóa. Từ đó cờ dễ dàng đến
với tất cả mọi người, chu du khắp thiên hạ. Các nhà thông thái hết sức thú vị với cách bày trận của mình vì
họ cảm thấy chính họ là những thống lĩnh tối cao, chỉ huy toàn bộ ba quân, được dịp phô trương tài nghệ
thao lược của mình. Quân của hai bên khôn khéo dàn trận, cố gắng chiếm những vị trí xung yếu, lấn dần
trận địa đối phương rồi xáp chiến, khi tấn công mạnh mẽ, khi thoái lui chiến lược, lúc bất thần đánh thẳng
vào đại bản doanh quân địch để bắt sống Vua đối phương, và cũng không ít khi bị bên đối phương "cao tay
ấn" đánh cho tơi tả, chạy trốn không còn mảnh giáp, lại phải nhẫn nhục, kiên trì gom góp tàn quân, gan góc
cố thủ, suy tính cơ mưu để phục hồi lực lượng, phục kích đối phương nhằm chuyển bại thành thắng. Mỗi
nhà cầm quân vừa có tài thao lược vừa phải nắm bắt mọi ý đồ, mưu mẹo của đối thủ, phải "đi guốc trong
bụng" địch thủ, phán đoán được chiến thuật chiến lược, điểm mạnh điểm yếu của đối phương. Những tình
cảm rất tự nhiên của con người như vui buồn, yêu ghét, tức giận, khoan hòa... đều thể hiện qua cuộc cờ.
Trái tim người chơi cờ cũng rung động theo những tình cảm đó, tạo nên niềm say mê không bao giờ dứt.

Truyền thuyết kể lại rằng sau khi phát minh ra bàn cờ, nhà phát minh được nhà Vua cho phép tự chọn phần
thưởng cho mình. Ông bèn tâu lên: “Muôn tâu bệ hạ, bàn cờ của hạ thần có 64 ô vuông, xin bệ hạ cho đặt ở
ô thứ nhất một hạt thóc, ô thứ hai gấp đôi ô thứ nhất tức là hai hạt và cứ như thế số thóc của ô sau gấp đôi ô
trước”. Nhà vua thấy rằng những hạt thóc nhỏ bé được đặt vào chỉ có 64 ô cờ chắc chẳng đáng là bao bèn
đồng ý ngay và giục quần thần đếm thóc thưởng cho ông. Sau một hồi tính toán, quần thần kinh hãi tâu cho
vua biết số thóc ấy là con số : 18 446 744 073 709 551 615 hạt.

Một con số lớn khủng khiếp mà nếu quy ra thóc thì toàn bộ số thóc có trong vương quốc cộng với toàn bộ
số thóc của các nước lân bang cũng không đủ để thưởng cho nhà phát minh.

Biên soạn: Gia đình cờ vua “Tài liệu hướng dẫn dành cho mọi người”
GIA ĐÌNH CỜ VUA
Trụ sở chính: Số 132B ngõ 192 Kim Mã, Ba Đình – Hà Nội

NHỮNG LỢI ÍCH KHI TRẺ CHƠI CỜ VUA

Chơi cờ đòi hỏi một sự quan sát cẩn thận, tập trung vì thế sẽ giúp trẻ học cách làm thế nào để tập trung
thông qua việc quan sát ngắm nhìn kỹ lưỡng.

Bên cạnh đó, tập trung chơi cờ còn giúp trẻ tập hình dung và phán đoán. Để đi một nước cờ các bé cũng
phải phán đoán đi nước cờ đó thể nào và hình dung ra khi mình đi nước cờ đó để làm gì và đối phương sẽ
chơi chống lại thế nào. Trong phút chốc, theo phản xạ tự nhiên trẻ sẽ suy nghĩ những bước tiếp theo trong
đầu, trước khi chúng diễn ra trên bàn cờ.

Một lợi ích khác rất cần chú ý là lập kế hoạch. Tưởng chừng chỉ có người lớn mới lập kế hoạch khi làm
một việc gì đó, tuy nhiên bằng cách vô thức với mong muốn thắng được một ván cờ trẻ sẽ tự xây dựng kế
hoạch chơi cho các quân trên bàn cờ để đạt được mục tiêu mong muốn. Như vậy cũng sẽ tạo thành một thói
quen tốt khi trẻ giao lưu thực tế trong cuộc sống. Chơi cờ liên quan đến tất cả những kĩ năng này và kích
thích trẻ em sử dụng chúng trong khi vui đùa. Nó giúp trẻ giải quyết vấn đề trở nên tốt hơn và biết suy nghĩ
trước khi hành động.

Ngoài ra việc thường xuyên chơi cờ giúp cho trẻ phát triển khả năng sáng tạo thông qua việc xử lý các tình
huống thiên biến vạn hóa trên bàn cờ. Giúp cho trẻ có con mắt nhìn vấn đề từ nhiều khía cạnh và có phương
pháp giải quyết linh hoạt.

Một lợi ích nữa khi trẻ chơi cờ vua là trẻ sẽ được rèn luyện nâng cao tính kỷ luật thông qua việc phải chấp
nhận các nguyên tắc của trò chơi cờ vua. Ví dụ khi trẻ chơi cờ trẻ phải chờ tới lượt mình mới được phép di
chuyển quân.

Một điều tuyệt vời của trò chơi này là nó giúp xây dựng các mối quan hệ xã hội và tinh thần đoàn kết
khi làm việc nhóm. Thông qua việc chơi cờ ở nhà, trường học hoặc câu lạc bộ, trẻ có cơ hội tìm hiểu thêm
về những người bạn chơi và vui chơi với nhau bình đẳng.
Nhận thức được những lợi ích to lớn trẻ em nhận được khi chơi cờ vua và bằng sự hiểu biết, kinh nghiệm
lâu năm trong bộ môn cờ vua, Gia đình cờ vua mong muốn sẽ là giúp cho các em có thể hoàn thiện hơn
về kĩ năng sống cũng như giúp các em phát triển một cách toàn diện nhất về trí tuệ, khả năng tư duy,
học hỏi!

Biên soạn: Gia đình cờ vua “Tài liệu hướng dẫn dành cho mọi người”
GIA ĐÌNH CỜ VUA
Trụ sở chính: Số 132B ngõ 192 Kim Mã, Ba Đình – Hà Nội

BÀI 1: NHẬP MÔN CỜ VUA

Cờ vua, trước kia còn được gọi là cờ quốc tế, là một trò chơi trên bàn và là một môn thể thao trí tuệ cho 2
người chơi. Ngày nay, cờ vua là một trong những trò chơi phổ biến nhất thế giới với hàng triệu người tại
nhà riêng, trong câu lạc bộ, trực tuyến, từ xa và trong các giải đấu. Trò chơi này diễn ra trên một bảng hình
vuông, gọi là bàn cờ, gồm 8 hàng (đánh số từ 1 đến 8) và 8 cột (đánh số từ a đến h), tạo ra 64 ô hình vuông
với các màu đậm và nhạt xen kẽ nhau, với mỗi người chơi sẽ có ô màu nhạt ở hàng cuối cùng bên tay phải
của mình khi ngồi vào bàn chơi cờ. Mỗi người sẽ bắt đầu ván cờ với 16 quân cờ và sẽ lần lượt đi các quân
của mình sau khi đối phương đã đi xong một nước (hoàn thành nước đi). Các quân cờ của mỗi bên bao gồm
8 Tốt , 2 Mã , 2 Tượng , 2 Xe , 1 Hậu và 1 Vua . Người cầm quân
trắng luôn là người đi đầu tiên; người kia cầm quân đen. Các quân Hậu và Xe được gọi là quân nặng, còn
Tượng và Mã được gọi là quân nhẹ.

1.1. Bàn cờ vua

 Bàn cờ vua có hình vuông

 Bàn cờ có 64 ô vuông, gồm 32 ô màu


trắng và 32 ô màu đen

 Các ô màu trắng và ô màu đen được


xếp xen kẽ nhau

 Bàn cờ có 8 hàng ngang (được ký hiệu


từ hàng 1 đến hàng 8) và 8 cột dọc
(được ký hiệu cột a, b, c, d, e, f, g, h)

 64 ô bàn cờ mỗi một ô đều có một tên


riêng được ghép bởi chữ cái ở cột dọc
(cột a, b, c, d, e, f, g, h) với chữ số ở
hàng ngang (hàng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8)
mà quân cờ đứng

 Bàn cờ tiêu chuẩn luôn có ô cờ góc bên


tay phải (h1) màu trắng

 Tên từng ô cờ được ký hiệu như hình vẽ


bên

Biên soạn: Gia đình cờ vua “Tài liệu hướng dẫn dành cho mọi người”
GIA ĐÌNH CỜ VUA
Trụ sở chính: Số 132B ngõ 192 Kim Mã, Ba Đình – Hà Nội

 Đường chéo là 1 đường gồm nhiều ô


cùng màu nối tiếp nhau. Trên bàn cờ
có 13 đường chéo trắng và 13 đường
chéo đen

 Đường chéo trắng nằm trên các ô màu


trắng (đường chéo h1 – a8), đường
chéo đen nằm trên các ô màu đen (a1 –
h8)

 Ô trung tâm là các ô nằm ở khu vực


giữa bàn cờ (d4, e4, d5, e5)

 Từ cột a đến cột d được gọi là cánh


Hậu, từ cột e tới cột h được gọi là cánh
Vua

 Trên bàn cờ cột a và cột h được gọi tên


là cột biên

Thực hành:

- Đọc tên các ô có hình ngôi sao và xác


định các ngôi sao nằm trên cánh nào?

- 4 ô in đậm ở giữa bàn cờ gọi là ô…..

- Đường a1 – a8 gọi là ……..

- Đường b1 – h1 nằm trên hàng…..

- Đường b6 – d8 gọi là đường……..

- Đường e2 – h5 gọi là đường………

Biên soạn: Gia đình cờ vua “Tài liệu hướng dẫn dành cho mọi người”
GIA ĐÌNH CỜ VUA
Trụ sở chính: Số 132B ngõ 192 Kim Mã, Ba Đình – Hà Nội

1.2. Quân Cờ Vua, cách đi và sắp xếp

QUÂN XE
- Trong cờ vua quân Xe được gọi là quân nặng và có giá trị là 5 điểm

- Trên bàn cờ vua sẽ có 4 quân xe: 2 xe bên trắng và 2 xe bên đen

- Xe có vị trí xếp ban đầu trên bàn cờ: bên trắng ở ô a1 và h1, bên đen ở
ô a8 và h8

 Quân xe di chuyển theo cột dọc hoặc  Quân xe di chuyển tới các vị trí còn trống
hàng ngang, có thể đi tiến hoặc lùi, trái không có vật cản là quân mình! Trong hình
sang phải, đi một hoặc nhiều ô nhưng quân xe chỉ được di chuyển tới các ô theo
luôn giữ một nguyên tắc là đi trên hình mũi tên, không di chuyển tới các ô có
đường thẳng! vật cản chắn là ô a4 và e8

 Trường hợp trên đường xe di chuyển gặp quân vật cản là quân đối phương thì xe cũng không
được di chuyển tới các ô có vật cản chắn nhưng có quyền bắt quân đang chắn. Xe có quyền bắt
quân đối phương nếu quân đó nằm trên đường đi của xe (trừ quân Vua) và đặt xe mình vào vị trí
quân đối phương.

 Điểm đặc biệt: Bình thường xe không được nhảy qua đầu các quân khác nhưng có một trường hợp
ngoại lệ là khi nhập thành xe có thể nhảy qua đầu Vua của mình để đứng cạnh nó! (Trường hợp
nhập thành sẽ được giới thiệu ở các phần sau)

Biên soạn: Gia đình cờ vua “Tài liệu hướng dẫn dành cho mọi người”
GIA ĐÌNH CỜ VUA
Trụ sở chính: Số 132B ngõ 192 Kim Mã, Ba Đình – Hà Nội

 Thực hành:

 Quân xe được di chuyển những ô nào?

 Quân xe không được di chuyển những ô


nào?

 Quân xe bắt được những quân nào?

 Có quân nào quân xe không bắt được


không và tại sao?

 Quân xe trắng đi thế nào để bắt được tốt


đen h7?

Quân xe mạnh mẽ như cỗ xe tăng

Biên soạn: Gia đình cờ vua “Tài liệu hướng dẫn dành cho mọi người”
GIA ĐÌNH CỜ VUA
Trụ sở chính: Số 132B ngõ 192 Kim Mã, Ba Đình – Hà Nội

QUÂN TƯỢNG
- Trong cờ vua quân Tượng được gọi là quân nhẹ và có giá trị là 3 điểm

- Trên bàn cờ có 4 quân tượng: 2 quân tượng của bên trắng và 2 quân
tượng của bên đen

- Tượng nằm ở ô trắng được gọi là tượng ô trắng, tượng nằm ô đen
được gọi là tượng ô đen

- Tượng có vị trí ban đầu xếp trên bàn cờ: tượng bên trắng xếp ở ô c1 và
f1, tượng bên đen xếp ở ô c8 và f8

 Tượng di chuyển theo đường chéo, có thể di  Tượng nằm ở ô trắng sẽ di chuyển trên
chuyển tiến hoặc lùi, di chuyển một hay nhiều đường chéo trắng, tượng nằm ô đen sẽ di
ô chuyển theo đường chéo đen

- Tượng chỉ di chuyển trên đường chéo


trống và không được di chuyển vượt qua
vật cản!

- Tượng có quyền bắt quân đối phương


nếu quân đối phương nằm trên đường
chéo di chuyển của tượng bằng cách bỏ
quân đối phương ra và đặt tượng vào vị
trí quân đối phương

Tượng là
cận thần
trung
thành

Biên soạn: Gia đình cờ vua “Tài liệu hướng dẫn dành cho mọi người”
GIA ĐÌNH CỜ VUA
Trụ sở chính: Số 132B ngõ 192 Kim Mã, Ba Đình – Hà Nội

QUÂN HẬU
 Trong cờ vua quân Hậu được gọi là quân nặng và có giá trị là
9 điểm

 Trên bàn cờ có 2 quân Hậu: 1 quân hậu trắng và 1 quân hậu


đen

 Vị trí ban đầu của quân Hậu trên bàn cờ: Hậu trắng đặt ở ô d1,
hậu đen đặt ở ô d8

 Sự di chuyển của Hậu là sự kết hợp giữa  Hậu có thể di chuyển 1 ô hoặc nhiều ô theo
sự di chuyển của Xe và của Tượng, có đường thẳng hoặc đường chéo. Tuy nhiên
nghĩa là Hậu vừa có thể đi thẳng (dọc, Hậu cũng không được di chuyển vượt qua
ngang) và đi theo đường chéo vật cản

 Hậu có quyền bắt quân đối phương nếu


quân đối phương nằm trên đường chéo di
chuyển của hậu bằng cách bỏ quân đối
phương ra và đặt hậu vào vị trí quân đối
phương

Trên bàn
cờ hậu là
quân có
quyền lực
nhất

Biên soạn: Gia đình cờ vua “Tài liệu hướng dẫn dành cho mọi người”
GIA ĐÌNH CỜ VUA
Trụ sở chính: Số 132B ngõ 192 Kim Mã, Ba Đình – Hà Nội

QUÂN VUA
 Trong cờ vua thì quân Vua là quân quan trọng nhất, mất
vua là thua cả ván cờ nên Vua không quy ra điểm số

 Trên bàn cờ có 2 quân Vua: 1 quân Vua trắng và 1 quân


Vua đen

 Vị trí ban đầu của Vua trên bàn cờ : Vua trắng đặt ở ô e1
và Vua đen đặt ở ô e8

 Vua có thể di chuyển tất cả các ô xung  Vua không được di chuyển đến những ô
quanh nó nhưng chỉ được di chuyển 1 ô mà nó bị bắt bởi quân đối phương (ô e3,
vuông mà thôi! ô e4 và ô e5)

 Vua có quyền bắt quân đối phương nếu quân  Nếu quân đối phương nằm trên đường đi Vua nhưng
đối phương nằm trên đường đi của Vua được bảo vệ thì Vua không được bắt quân đối phương

Biên soạn: Gia đình cờ vua “Tài liệu hướng dẫn dành cho mọi người”
GIA ĐÌNH CỜ VUA
Trụ sở chính: Số 132B ngõ 192 Kim Mã, Ba Đình – Hà Nội

 Vua trắng có bắt được quân tượng đen


không?

 Vua trắng di chuyển được đến ô nào,


không di chuyển được đến ô nào và tại
sao?

 Vua đen có di chuyển đến ô d5 được


không?

 Vua trắng bắt được quân đối phương nào?

 Vua trắng đi được ô nào?

Vua là quân
cờ quan
trọng nhất
nên cần
được bảo vệ
kỹ lưỡng

Biên soạn: Gia đình cờ vua “Tài liệu hướng dẫn dành cho mọi người”
GIA ĐÌNH CỜ VUA
Trụ sở chính: Số 132B ngõ 192 Kim Mã, Ba Đình – Hà Nội

QUÂN TỐT
 Quân tốt là quân nhỏ bé nhất trên bàn cờ và có giá trị là 1
điểm

 Trên bàn cờ có 16 con tốt: 8 quân tốt màu trắng và 8 quân tốt
màu đen

 Vị trí ban đầu của các quân tốt trên bàn cờ: Tốt trắng sẽ tiến
thẳng từ hàng 2 xuống hàng 8, tốt đen tiến thắng từ hàng 7
xuống hàng 1

Tốt là
những
chú
lính
chì
dũng
cảm

 Tại vị trí ban đầu tốt được di chuyển 1 ô  Sau khi di chuyển nước đầu tiên thì từ
(e3) hoặc 2 ô (d4) và tốt chỉ tiến thẳng nước thứ hai tốt luôn luôn chỉ di chuyển
không lùi được 1 ô

Biên soạn: Gia đình cờ vua “Tài liệu hướng dẫn dành cho mọi người”
GIA ĐÌNH CỜ VUA
Trụ sở chính: Số 132B ngõ 192 Kim Mã, Ba Đình – Hà Nội

 Quân tốt chỉ đường đi thẳng và bắt quân  Sau khi quân tốt ăn chéo 1 ô sẽ bỏ quân đối
đối phương bằng cách ăn chéo 1 ô phương ra và đặt tốt mình vào vị trí đó

 Quân tốt trắng có bắt được quân tượng


đen không và tại sao?

 Quân tốt trắng có bắt được quân tốt đen


không và tại sao?

Tốt là
quân có
nhiều
mơ ước
nhất

Biên soạn: Gia đình cờ vua “Tài liệu hướng dẫn dành cho mọi người”
GIA ĐÌNH CỜ VUA
Trụ sở chính: Số 132B ngõ 192 Kim Mã, Ba Đình – Hà Nội

QUÂN MÃ
 Trong cờ quân Mã là quân nhẹ và có giá trị là 3 điểm

 Trên bàn cờ có 4 quân mã: 2 quân mã trắng và 2 quân mã


đen

 Vị trí ban đầu của quân Mã trên bàn cờ là: Mã bên trắng ô
b1 và g1, mã bên đen ô b8 và g8

 Quân mã di chuyển theo hình chữ L

 Quân mã di chuyển tiến, lùi, sang trái


và sang phải theo hình chữ L

 Quân mã tại vị trí đứng ban đầu là ô


màu trắng (e4) thì khi di chuyển nó sẽ
luôn luôn di chuyển tới 1 ô màu đen
khác (d2, f2, c3, c5, d6, f6, g3, g5) và
ngược lại

 Khẩu hiệu đi của quân Mã là: “Một,


một, rẽ” tức là từ vị trí đứng của mã, nó
tiến thẳng 1 ô, sau đó tiến thắng 1 ô nữa,
sau đó sẽ rẽ sang 1 ô khác.

 Quân mã di chuyển rất đặc biệt là trong


lúc di chuyển có thể nhảy qua đầu các
quân khác.

 Trong hình mặc dù quân Mã bị bao vây


bởi các quân xung quanh nhưng nó vẫn
di chuyển được tới các ô có vòng tròn
đen.

Biên soạn: Gia đình cờ vua “Tài liệu hướng dẫn dành cho mọi người”
GIA ĐÌNH CỜ VUA
Trụ sở chính: Số 132B ngõ 192 Kim Mã, Ba Đình – Hà Nội

 Quân Mã không được di chuyển tới ô có


quân của mình nằm trên đường đi của
quân Mã. Trong hình bên thì quân mã
không được di chuyển tới ô b4 vì đang
có tốt trắng đứng tại ô b4

 Quân Mã được phép bắt quân của đối


phương nếu quân đối phương nằm trên
đường đi của quân Mã. Trong hình quân
Mã bắt được quân tốt đen nằm ở vị trí
f6, ta sẽ bỏ tốt đen ra ngoài bàn cờ và đặt
quân Mã vào vị trí f6

Thực hành:

 Mã trắng có thể bắt được quân tốt đen


nào và tại sao?

Nước đi
của Mã
như một
chú
ngựa
nhé

Biên soạn: Gia đình cờ vua “Tài liệu hướng dẫn dành cho mọi người”
GIA ĐÌNH CỜ VUA
Trụ sở chính: Số 132B ngõ 192 Kim Mã, Ba Đình – Hà Nội

CÁCH SẮP XẾP QUÂN TRÊN BÀN CỜ VUA

 Các quân ban đầu sẽ được sắp xếp tại vị trí


ban đầu như hình bên. Quân trắng xếp ở
hàng 1 và hàng 2, quân đen xếp ở hàng 7
và hàng 8

 Cờ vua là trò chơi dành cho 2 người, một


người sẽ chơi quân bên trắng và một người
sẽ chơi quân bên đen

 Người chơi sẽ di chuyển các quân theo


đúng quy luật di chuyển của các quân đã
được trình bày ở trên với mục đích cuối
cùng là chiếu hết Vua đối phương để giành
chiến thắng

 Mỗi bên sẽ lần lượt đi một nước (bên trắng


đi 1 nước, sau đó đến lượt bên đen đi 1
nước và cứ lặp lại như thế…)

 Luật cờ vua quy định nước đầu tiên bên


trắng luôn đi trước

 Cách xếp quân luôn ghi nhớ Hậu trắng sẽ


được xếp ở ô trắng và Hậu đen sẽ được
xếp ở ô đen

“Cờ vua là môn thể thao trí tuệ


tuyệt vời nhất” – V.Lenin

Biên soạn: Gia đình cờ vua “Tài liệu hướng dẫn dành cho mọi người”
GIA ĐÌNH CỜ VUA
Trụ sở chính: Số 132B ngõ 192 Kim Mã, Ba Đình – Hà Nội

BÀI 2: NƯỚC CHIẾU VÀ NƯỚC CHIẾU HẾT

2.1 Nước chiếu và nước chiếu hết

 Nước chiếu: là nước đi dùng quân hoặc tốt của mình tấn công Vua đối phương (tức là đưa quân
Vua đối phương nằm trên đường di chuyển của quân mình)

 Khi Vua bị chiếu thì có 3 cách để đỡ:

- Cách 1: Chạy Vua khỏi đường chiếu

 Trong hình, quân Xe trắng đang chiếu Vua  Sau khi bị quân Xe trắng chiếu thì Vua
đen, vì thế Vua đen phải chạy khỏi đường đen sẽ chạy khỏi đường chiếu bằng cách
chiếu bằng cách di chuyển lên ô d7 di chuyển lên ô d7 như hình vẽ

- Cách 2: Che đường chiếu

 Quân xe trắng đang chiếu Vua đen, bên  Sau khi bị xe trắng chiếu, bên đen dùng
đen sẽ dùng tượng đen để che đường chiếu tượng đen di chuyển tới ô d8 để che cho
cho Vua Vua đen khỏi bị chiếu như hình vẽ

Biên soạn: Gia đình cờ vua “Tài liệu hướng dẫn dành cho mọi người”
GIA ĐÌNH CỜ VUA
Trụ sở chính: Số 132B ngõ 192 Kim Mã, Ba Đình – Hà Nội

- Cách 3: Tiêu diệt (bắt) quân đang chiếu

 Xe trắng đang chiếu Vua đen, bên đen ngắn  Sau khi bị xe trắng chiếu, bên đen dùng
cản bằng cách dùng Hậu đen bắt xe trắng Hậu bắt xe trắng như hình vẽ

 Nước chiếu hết: Là khi dùng quân của mình chiếu Vua đối phương nhưng Vua đối phương
không còn nước đi, không có biện pháp bảo vệ (che chắn) hay ngăn chặn (bắt) sự tấn công của
quân mình

 Hình bên Xe trắng đang chiếu Vua


đen nhưng:

- Vua đen không còn nước nào để


di chuyển vì bị Xe trắng và Vua
trắng kiểm soát hết các ô di
chuyển

- Vua đen không có quân gì để che


chắn khỏi đường chiếu của xe
trắng

- Bên đen cũng không có quân gì


để ăn xe trắng

Như vậy là xe trắng đã chiếu


hết vua đen và bên trắng thắng
cờ!

Biên soạn: Gia đình cờ vua “Tài liệu hướng dẫn dành cho mọi người”
GIA ĐÌNH CỜ VUA
Trụ sở chính: Số 132B ngõ 192 Kim Mã, Ba Đình – Hà Nội

2.2 Các trường hợp hòa cờ

 Trường hợp 1: Vua không bị chiếu nhưng Vua và các quân đều không còn nước đi khi đến lượt mình
đi thì gọi là hòa cờ (hay còn gọi là PAT)

 Xe trắng không chiếu Vua đen, nhưng đến  Xe trắng không chiếu Vua đen, nhưng đến
lượt đen đi thì Vua đen cũng không còn ô lượt đen đi thì cả Vua đen và các quân của
nào để đi vì bị Vua trắng và Xe trắng kiểm đen đều không có ô nào để di chuyển thì gọi
soát thì gọi là hòa cờ là hòa cờ

 Trường hợp 2: Không đủ quân để tiến hành chiếu hết vua đối phương

 Một Vua và một tượng không thể chiếu  Một Vua và một mã không thể chiếu hết Vua
hết Vua đối phương gọi là hòa cờ đối phương gọi là hòa cờ

Biên soạn: Gia đình cờ vua “Tài liệu hướng dẫn dành cho mọi người”
GIA ĐÌNH CỜ VUA
Trụ sở chính: Số 132B ngõ 192 Kim Mã, Ba Đình – Hà Nội

 Trường hợp 3: Một nước đi hoặc thế cờ của cả trắng và đen được lặp lại 3 lần thì được gọi là hòa
cờ hoặc 50 nước đi liên tục không có sự ăn quân và di chuyển tốt thì cũng gọi là hòa cờ

2.3 Những điểm cần lưu ý

 Vua không được di chuyển tới các ô nằm trên đường đi của đối phương

 Hình bên Vua đen chỉ được di chuyển sang


ô d6 và f6

 Nếu Vua đen di chuyển vào ô d7, e7 và f7


nằm trên đường đi của xe trắng thì bên đen
phải đi lại và nhận một lỗi kỹ thuật. Trong
cờ vua cứ nhận 3 lỗi kỹ thuật là bị xử thua
cờ

 Chú ý: Khi Vua đối phương di chuyển vào


đường đi của quân mình thì chúng ta không
được bắt quân Vua đối phương mà chúng ta
phải gọi trọng tài ra để ghi nhận đối phương
phạm một lỗi kỹ thuật và đối phương được
quyền đi lại nước đó

 Bây giờ đến lượt đen đi mà bên đen di


chuyển tượng đen thì sẽ làm Vua đen
nằm trên đường di chuyển của Xe trắng
như vậy là không được. Bên đen sẽ phải
đi lại nước cờ này (đi một nước cờ khác
mà không di chuyển tượng đen) và nhận
một lỗi kỹ thuật vì bỏ vua

Vua
trắng
xin đầu
hàng

Biên soạn: Gia đình cờ vua “Tài liệu hướng dẫn dành cho mọi người”
GIA ĐÌNH CỜ VUA
Trụ sở chính: Số 132B ngõ 192 Kim Mã, Ba Đình – Hà Nội

BÀI 3: CÁC NƯỚC ĐI ĐẶC BIỆT TRONG CỜ VUA

3.1 Nhập thành

 Nhập thành: là một nước đi đặc biệt trong cờ, để thực hiện nước đi này phải kết hợp giữa hai quân
Vua và Xe. Khi nhập thành Vua sẽ được đi 2 ô và Xe được nhảy qua đầu Vua. Trong suốt ván cờ cả
bên trắng và bên đen chỉ được nhập thành duy nhất 1 lần

 Từ vị trí ban đầu của Vua và xe, ta sẽ cầm Vua  Ta tiến hành nhập thành như hình vẽ,
trước di chuyển 2 ô và sau đó cầm xe di chuyển nhập thành bên cánh Vua (tay phải) như
qua đầu Vua và đặt vào ô bên cạnh Vua hình vẽ được gọi là nhập thành gần

 Nhập thành xa các bước cũng tương tự như  Nhập thành bên cánh Hậu (bên trái) được gọi
nhập thành gần là nhập thành xa

Biên soạn: Gia đình cờ vua “Tài liệu hướng dẫn dành cho mọi người”
GIA ĐÌNH CỜ VUA
Trụ sở chính: Số 132B ngõ 192 Kim Mã, Ba Đình – Hà Nội

 Nguyên tắc khi nhập thành:

 Chỉ được nhập thành khi Vua và Xe còn ở


nguyên vị trí ban đầu và chưa di chuyển
bất kỳ nước đi nào

 Chỉ được nhập thành khi giữa Vua và Xe


không còn quân nào khác

Nhập
thành là
để đưa
Vua vào
nơi an
toàn

 Các trường hợp không được nhập thành

- Không được nhập thành khi Vua và Xe đã di chuyển hay giữa Vua và Xe có quân đứng giữa

 Trong hình bên: Bên trắng có Xe bên cánh


Hậu đã di chuyển nên chỉ được nhập thành
gần không được nhập thành xa nữa

 Vua bên đen đã di chuyển nên bên đen không


được nhập thành gần và nhập thành xa nữa

 Điểm chú ý là: Khi Vua và xe đã di chuyển


và sau đó lại di chuyển quay về vị trí ban đầu
thì cũng không được nhập thành nữa

- Không được nhập thành khi Vua đang bị quân đối phương chiếu hoặc sau khi nhập thành xong thì
Vua rơi vào ô bị quân đối phương chiếu

Biên soạn: Gia đình cờ vua “Tài liệu hướng dẫn dành cho mọi người”
GIA ĐÌNH CỜ VUA
Trụ sở chính: Số 132B ngõ 192 Kim Mã, Ba Đình – Hà Nội

 Vua trắng đang bị Tượng đen chiếu nên  Nếu nhập thành gần thì Vua trắng sẽ ở vị trí bị mã
không được nhập thành đối phương chiếu, nếu nhập thành xa thì Vua trắng
sẽ ở vị trí tượng đen của đối phương chiếu nên
trường hợp này không được nhập thành

- Không được nhập thành nếu trong lúc nhập thành Vua đi qua ô bị đối phương kiểm soát

 Trong hình bên trắng không được nhập


thành gần vì Tượng đen của đối phương
đang kiểm soát ô f1 là ô Vua sẽ phải đi qua
khi nhập thành, đồng thời bên trắng cũng
không được nhập thành xa vì xe đen của đối
phương đang kiểm soát ô d1

Đánh cờ
luôn
phải chú
ý nhập
thành

Biên soạn: Gia đình cờ vua “Tài liệu hướng dẫn dành cho mọi người”
GIA ĐÌNH CỜ VUA
Trụ sở chính: Số 132B ngõ 192 Kim Mã, Ba Đình – Hà Nội

3.2 Phong cấp tốt

 Phong cấp tốt: là nước đi được thực hiện khi tốt trắng tiến tới hàng ngang 8 và tốt đen tiến tới hàng
ngang 1. Lúc đó tốt có thể đổi thành quân Hậu, Xe, Tượng và Mã

 Tốt trắng tiến đến hàng ngang 8 và được đổi tốt thành  Thông thường sẽ đổi tốt bằng quân Hậu vì
một trong các quân sau: Hậu, Xe, Tượng và Mã quân Hậu là quân mạnh nhất!

 Trong hình bên khi tốt trắng tiến tới hàng 8


phong cấp thì tại sao không nên đổi tốt thành
quân Hậu?

Tốt là
linh
hồn
của
ván cờ

Biên soạn: Gia đình cờ vua “Tài liệu hướng dẫn dành cho mọi người”
GIA ĐÌNH CỜ VUA
Trụ sở chính: Số 132B ngõ 192 Kim Mã, Ba Đình – Hà Nội

3.3 Tốt ăn qua đường

 Quy tắc bắt tốt qua đường: xuất hiện khi quân tốt của mình bắt tốt của đối phương khi nó từ vị trí
ban đầu trên bàn cờ di chuyển 2 ô và xuyên qua nước bắt quân của tốt mình

 Tốt đen từ vị trí ban đầu tiến Tốt đen tiến ngang hàng với Tốt trắng bắt chéo tốt đen và bỏ
lên 2 ô tốt trắng và bị tốt trắng bắt tốt đen ra khỏi bàn cờ

Biên soạn: Gia đình cờ vua “Tài liệu hướng dẫn dành cho mọi người”

You might also like