You are on page 1of 8

Trực giác (intuition) trong siêu hình học của Henri Bergson

Trong cuộc sống thường ngày, con người đối diện với biết bao sự vật và thực tại khác nhau, trong đó
có chính bản ngã của mình. Dầu vậy, hiểu thấu đáo về bản chất của sự vật xem ra không phải đơn
giản dễ dàng. Khoa học thường tự tin với những khẳng định liên quan tới bản chất của sự vật. Thế
nhưng, với khái niệm Trực giác (Intuition) của Henri Bergson, sự tự tin của khoa học xem ra bị lung
lay. Vậy, trực giác là gì và trực giác giúp hiểu bản chất của sự vật ra sao? Bài viết là một nỗ lực trả
lời cho những câu hỏi vừa nêu.

Dẫn nhập

Tự bản chất, triết học luôn nêu lên những thắc mắc về mọi vấn đề, mọi lĩnh vực, thậm chí
trong những lĩnh vực mà người ta tưởng chừng chắc chắn nhất như khoa học. Henri Bergson,
một nhà siêu hình học ở thế kỷ XX, đã làm công việc của một triết gia đích thực khi chất vấn
khoa học về tính đúng đắn của thực tại hay bản chất sự vật mà khoa học giả thiết. Kết quả là,
ông cho ra đời một quan niệm trực giác (Intuition) mang “thương hiệu” Bergson. Vậy trực giác
ấy là gì? Liệu nó có khám phá được bản chất đích thật của sự vật hay không? Bài viết này là
một nỗ lực tìm hiểu trực giác ấy. Trước khi bàn về trực giác, thiết tưởng sẽ là hữu ích khi nói
qua về cách nhận thức phân tích, một cách mà Bergson cho là đối lập với trực giác.

1. Phân tích – một cách nhận thức tương đối về thực tại

Mở đầu bài luận An Introduction to Metaphysics, Henri Bergson nói về hai cách thế khác
nhau để nhận thức thực tại. Cách thứ nhất được ông miêu tả tựa như chuyện chúng ta đi vòng
quanh sự vật. Vì đi quanh sự vật nên cách nhận thức này phụ thuộc vào vị trí ta chọn để quan
sát sự vật, phụ thuộc vào biểu tượng ta dùng để diễn đạt những gì quan sát được. Kết quả, tri
thức chúng ta thủ đắc được chỉ mang tính tương đối. Bergson gọi đó là cách phân tích. Để
minh họa cho cách nhận thức phân tích này, Henri Bergson đã đưa ra hai ví dụ rất gần gũi với
đời thường. Ở ví dụ quan sát một vật chuyển động trong không gian, mỗi vị trí Bergson lựa
chọn để quan sát sẽ mang đến những kết quả khác nhau. Đồng thời, mỗi hệ trục tọa độ hay
các điểm tham chiếu mà ông dùng để mô tả sự vật cũng cho ra những cách diễn đạt khác
nhau. Rốt cuộc, dù chọn vị trí nào đi nữa, Bergson vẫn ở bên ngoài sự vật nếu ông sử dụng
cách phân tích. Điều tương tự cũng xảy ra đối với ví dụ về một nhân vật trong tiểu thuyết. Tức
là, dù Bergson có dùng những lời lẽ tỉ mỉ, những phương pháp mô tả cặn kẽ đến mấy, ông
cũng không thể biết được nhân vật ấy thực sự là gì. Vì sao vậy? Đơn giản là vì ông vẫn ở ngoài
nhân vật. Khi nào ông còn đứng ở vị trí đó, khi ấy những nét mô tả của ông chỉ có thể tạo nên
một ai đó na ná, hay một bản sao so với “bản gốc” mà thôi.[1]

Theo cách nhìn của Bergson, phân tích đồng nghĩa với việc quy giảm cái phức tạp, hay
cái tổng thể thành các thành tố đơn giản hơn. Nó giống như một đối tượng vật lý bị giảm trừ
thành những phân tử, nguyên tử và cuối cùng là những hạt hạ nguyên tử.[2] Hay nói như S.E.
Frost, phân tích đã cắt một lát mỏng trong tổng thể vũ trụ sống động và khẳng định rằng lát
mỏng đó chính là vũ trụ.[3] Nôm na hơn, nhận thức phân tích chẳng khác gì chuyện thầy bói
xem voi. Mỗi ông thầy chỉ sờ được một bộ phận của con voi, tức là nắm bắt được một phần sự
thật của nó, nhưng lại dám khẳng định chắc nịch về một con voi tổng thể. Vì thế, cách phân
tích có những hạn chế nhất định. Hạn chế rõ ràng nhất chính là “tội” không cho ta thấy bản
chất sự vật. Chắc chắn, con voi không phải cái cột nhà, không phải cái quạt mo, cũng chẳng
phải cái chổi như các thầy bói khẳng quyết. Nặng nề hơn, Bergson còn có thể quy cho cách
phân tích tội “xuyên tạc” bản chất sự vật. Vì lẽ, khi mô tả sự vật, phân tích đã quy chiếu về
một cái gì đó khác với chính sự vật ấy. Ngôn ngữ phân tích có khuynh hướng cường điệu hóa
1
bằng việc dùng nhiều ký hiệu, nhiều hệ tham chiếu khác nhau. Triết gia Whitehead cũng
đồng ý với Bergson khi cho rằng nhận thức phân tích đã sai lầm khi “giả định các sự kiện tồn
tại độc lập với nhau.”[4]

Tóm lại, theo Bergson, nếu chỉ dùng cách phân tích, mọi thực tại vẫn chỉ là “vật tự
thân” theo một nghĩa nào đó như cách nói của Kant. Cách phân tích không những không cho
ta thấy bản chất thực tại, nhưng lại còn làm sai lạc bản chất ấy. Liệu có cách nào khác giúp ta
biết được bản chất sự vật không? Bergson trả lời rằng đó là trực giác.

2. Trực giác trong siêu hình học của Bergson

Nếu như cách phân tích chỉ đứng ở bên ngoài để quan sát và tri nhận sự vật, thì trực giác lại
hoàn toàn khác. Trực giác có nghĩa là gì? Trong bài luận An Introduction to Metaphysics,
Bergson nói rằng “ở đây, chúng ta gọi trực giác là sự đồng cảm mà qua đó một người đặt
mình vào bên trong sự vật để đồng nhất với cái duy nhất trong nó và do đó không thể diễn tả
được.”[5] Như thế, trực giác cho phép con người tiếp xúc trực tiếp với sự vật, hiểu biết trực tiếp
sự vật, ý thức trực tiếp về thực tại. Con người có một cái nhìn không phân biệt với vật được
nhìn. Khi ấy, con người trùng khớp với sự vật, với đối tượng được tri nhận. Kết quả là, ta
không còn lệ thuộc vào vị trí hay bất kỳ biểu tượng nào nữa. Vì thế, tri thức ta thủ đắc được sẽ
là tri thức tuyệt đối.

Theo Bergson, một đặc nét quan trọng của trực giác là gắn liền với thời gian. Chính đặc nét
này tạo nên sự khác biệt giữa tư duy phân tích và tư duy trực giác. Ông không đồng tình với
các triết gia như Descartes, Plato hay Kant…vì họ giải thích thế giới qua những “tư tưởng cố
định”[6] hay trạng thái bất động của sự vật. Đó là cách làm của phân tích, một cách làm khởi
sự từ sự vật tĩnh và xây dựng lại chuyển động bằng việc đặt các sự vật bất động cạnh nhau. Hệ
quả là, cách này tuy không làm mất đi điều gì, nhưng lại chẳng tạo ra điều gì mới. Ngược lại,
“trực giác, vì gắn liền với thời gian, tức là sự tăng trưởng, nó nhận thức được trong đó một sự
liên tục không đứt quãng của một cái mới không thể biết trước.”[7] Chính từ đây, Bergson đã
khám phá ra nơi mọi sự vật một quá trình mà ông gọi là kỳ gian hay tính kéo dài (Duration).
Kỳ gian của Bergson giúp ta hiểu rõ hơn về khái niệm thời gian. Nếu như các nhà khoa học
xem thời gian có thể được phân chia thành những đơn vị đo lường bằng nhau như giờ, phút
hay giây, thì thời gian của Bergson là sự liên tục không ngắt quãng, không thể phân chia. Kỳ
gian thực hữu của Bergson hoàn toàn khác so với thời gian xã hội hóa và “không gian
hóa.”[8] Kỳ gian ấy không phải là thời gian chúng ta thường thấy trong không gian hay nhìn
trên mặt đồng hồ. Đồng thời, các sự vật tồn tại là tồn tại trong thời gian, trong sự liên tục, nên
trí tuệ con người chỉ có thể cảm nhận được từng phần của mọi sự vật. Chỉ có trực giác mới tri
nhận được sự tồn tại trong thời gian. Bergson mô tả điều này giống như chuyện ta nghe một
đoạn nhạc. Trong đoạn nhạc, ta không chỉ nghe nốt nhạc tại khoảnh khắc nó được vang lên,
nhưng còn nghe được cả nốt trước và nốt sau nó nữa. Đồng thời, ở quy mô lớn hơn, đoạn nhạc
ta nghe cũng không bị tách rời với đoạn nhạc trước và đoạn nhạc kế tiếp. Hiểu như thế, “quá
khứ, hiện tại và tương lai không thể tách rời nhau để chúng ta có thể biết được quá khứ, bởi vì
chỉ có hiện tại và hiện tại luôn luôn hiện diện cho kinh nghiệm.”[9]

Vậy đối tượng của trực giác là gì? Nếu trả lời chung chung, đối tượng của trực giác sẽ là
chuyển động, là sự trở thành, là khoảng thời gian. Một cách cụ thể, Bergson nói: “có ít nhất
một thực tại mà tất cả chúng ta đều có thể hiểu được từ bên trong, bằng trực giác chứ không
phải bằng phân tích. Đó là bản ngã của chính chúng ta trong dòng chảy thời gian của nó, một
bản ngã kéo dài.”[10] Giống như “Cogito, ergo sum” của Descartes, Bergson quan niệm rằng
trực giác về bản ngã là một điều chắc chắc, vì chúng ta tự tri giác về chính mình từ bên trong,
2
chứ không phải từ bên ngoài. Và, trực giác chỉ ra rằng bản ngã là một sự tồn tại trong thời
gian, là một dòng chảy liên tục. Để diễn giải dòng chảy liên tục này, Bergson nại đến sự thay
đổi không ngừng nơi các trạng thái như nóng lạnh, vui vẻ, hay buồn sầu của bản ngã. Ngoài
ra, hình ảnh một sợi chỉ cuốn vào trái bóng, hay một sợi dây cứ kéo dài mãi cũng được
Bergson dùng để nói loại suy về bản ngã. Dầu vậy, ông vẫn chưa hài lòng ở đó. Với ông, dòng
chảy liên tục nơi bản ngã thì triệt để hơn những gì ông miêu tả, rằng sự tồn tại liên tục của bản
ngã không phải là sự kế tiếp theo kiểu khoảnh khắc này thay thế khoảnh khắc khác.[11] Nói
như Robert Wicks, “chúng ta giống như dòng nước chảy hơn là miếng đá hình khối, giống
như một năng lượng dao động hơn là một chòm sao tĩnh lặng.”[12] Vì thế, để có thể thủ đắc
được chân lý tuyệt đối, chúng ta phải đi với dòng chảy của thời gian để nắm rõ về bản thân
mình. Với Bergson, thực tại đầu tiên chính là thời gian. Thời gian sinh ra mọi sự. Vì lẽ đó, khi
chúng ta có được trực giác về bản thân mình như những hữu thể cơ bản trong thời gian, chúng
ta cũng sẽ tiến tới lực đẩy vốn dẫn dắt sự phát triển mang tính lịch sử và tiến hóa. Kết quả, tri
thức về bản thân mình đưa đến tri thức về vũ trụ.[13]

Vũ trụ hay thực tại do trực giác khám phá ra cũng là một dòng chảy liên tục, chứ không phải
là những thành phần hay các bộ phận. Đối với Bergson, thực tại tức là đang chuyển động và
đang trở thành (becoming) với một nội lực mà ông gọi là đà sống (Elán vital). Đà sống là yếu tố
nội tại cơ bản của mọi sự vật. Chính đà sống giữ vai trò nền tảng cho mọi chuyển động nơi các
sự vật. Và cũng chính đà sống ấy mới giải thích được về sự tiến hóa nơi các sự vật. Bởi lẽ, đà
sống luôn thúc đẩy các sự vật vươn tới những cấu trúc phức tạp hơn và cao hơn. Đây là điều
mà Bergson cho rằng Elán Vital của ông đã giải quyết được thiếu sót trong thuyết tiến hóa của
Darwin, thiếu sót của việc chưa giải thích được làm thế nào các sự vật có thể vượt qua “khoảng
cách” từ một cấp độ thấp tới một cấp độ cao hơn.[14]

Trực giác của Bergson sẽ được hiểu rõ hơn nếu ta đặt nó trong mối tương quan với trí năng.
Liệu trực giác của Bergson có hoàn toàn khác biệt so với trí năng không? Trước hết, khi nói về
trí năng, Bergson cho rằng hình như trí tuệ chúng ta và vật chất có một sự “am hợp” nào đó
như thể trí tuệ được làm ra để phân tích và sử dụng vật chất.[15] Ông mạnh mẽ khẳng định
rằng trí năng là sự nối dài của các giác quan, và cấu trúc của trí năng chắc chắn được rập theo
cấu trúc của vật chất nên nó phù hợp với cách thức phân tích. Theo Bergson, khi sử dụng
phân tích, trí tuệ cũng không có khả năng khám phá ra được chính bản ngã đích thực của
mình. Thậm chí, Bergson còn đưa ra một ví dụ cụ thể trong tâm lý học. Đó là, dù có nỗ lực tìm
hiểu phân tích, thì tâm lý học cũng chỉ là phân chia bản ngã thành những “trạng thái” của
cảm xúc hay của tình cảm một cách riêng biệt. Các nhà tâm lý nghĩ rằng họ tìm ra được cái
“tôi”, nhưng thực chất đó chỉ là những trạng thái đã được “di dời” ra khỏi cái “tôi” mà
thôi.[16]

Khác với trí năng, trực giác hướng về sự sống, hướng về dòng chảy liên tục của thời gian. Sự
phân biệt này được Bergson đề cập tới khi ông nói về hai nguồn phát sinh đạo đức. Nếu như
trí tuệ giống như nguồn thứ nhất, tức là cảm giác về nhu cầu cần liên kết với nhau, và do đó xã
hội đặt ra những quy ước bó buộc nhau, thì trực giác tựa như nguồn thứ hai nằm ở nơi thâm
sâu của tình cảm, chạm đến được bởi gương sáng của những người có đạo đức cao cả.[17]
Đồng thời, sự khác biệt giữa trí tuệ và trực giác cũng được thể hiện trong hai kiểu tôn giáo của
Bergson. Nếu như tôn giáo tĩnh là một tôn giáo của việc rập khuôn theo xã hội, thì tôn giáo
động có bản chất thần bí, theo sát khái niệm trực giác của Bergson.[18] Một cách ngắn gọn, với
Bergson, trí năng liên quan tới vật chất, còn trực giác liên quan tới sự sống, liên quan tới năng
động. Dù khác nhau như thế, nhưng phải chăng giữa trí năng và trực giác vẫn có một mối
tương quan nhất định? Tác giả Frederick Copleston, S.J. cho rằng trong thực tế phải có một sự

3
trao đổi qua lại giữa trực giác và trí năng. Trí năng phải gắn chính nó với nội dung của trực
giác, và những gì trí năng làm phải được kiểm tra và chỉnh sửa bằng cách quy chiếu về trực
giác.[19]

Tóm lại, đối với Henri Bergson, tất cả các sự vật trong vũ trụ này đều không ngừng thay đổi.
Trong chính sự thay đổi ấy, kỳ gian hay dòng chảy của thời gian chính là nền tảng của mọi
thực tại. Dòng chảy mà ta thực sự kinh nghiệm cách chắc chắn nhất, trước nhất, trực tiếp, ngay
lập tức và không qua các giác quan chính là bản ngã. Khởi đi từ trực giác về bản ngã, ta sẽ biết
được bản chất của các thực tại khác.[20]

3. Một vài phê bình về trực giác của Henri Bergson

Xét về mặt tích cực, khái niệm trực giác của Henri Bergson giúp cho những người làm khoa
học phải “giật mình” xem lại thái độ tự tin và sự chắc chắn trong những tri thức mà khoa học
giả định. Khoa học vẫn tin vào những giả định rằng “thiên nhiên gồm các vật thể vật chất
chiếm chỗ trong không gian.”[21]Tức là, vật chất trở thành chất liệu cơ bản cấu thành mọi sự
vật. Đồng thời, các sự vật trong vũ trụ ví như thể những cỗ máy được lắp ráp một cách chính
xác và hợp quy tắc. Thậm chí, bản chất con người cũng bị xem xét dưới cái nhìn vật chất và
máy móc như vậy. Với khái niệm trực giác, Bergson khám phá ra một sự năng động đặc biệt
nơi mọi thực tại. Các sự vật đều biến đổi không ngừng với bản chất là dòng chảy liên tục trong
thời gian.

Về mặt hạn chế, từ ngữ “đồng cảm” trong định nghĩa trực giác của Bergson cần phải được nêu
ra trước tiên. Cứ cho rằng Bergson hoàn toàn có lý khi nói về sự chắc chắn của tri thức tuyệt
đối nơi bản ngã của chính mình. Thế nhưng, tính khả thi của tri thức tuyệt đối về người khác
thì sao? Liệu từ ngữ “đồng cảm” trong định nghĩa về trực giác của Bergson có thực hiện được
hay không? Thực tế cho thấy, rất khó để đặt mình đầy đủ và trọn vẹn vào vị trí của người khác
hầu có thể đồng hóa với họ. Chẳng hạn, một người mẹ, dù gần gũi và hiểu đứa con của mình
đến mấy cũng khó lòng có được cùng một phản ứng hay cùng một cảm xúc với người con khi
nó bị bạn bè lăng nhục hay được cô giáo khen thưởng. Và sự đồng cảm sẽ trở nên khó hơn nữa
khi ta nỗ lực đặt mình vào vị trí của những người ta chẳng hề quen biết, hay họ hoàn toàn
khác biệt về văn hóa, về phong tục tập quán và lối sống. Vả lại, làm sao một người chưa từng
có kinh nghiệm về sự mất mát của các thành viên hay người thân trong gia đình có thể đặt
mình trọn vẹn để thấu cảm nỗi đau thẳm sâu của những ai đang phải chứng kiến cảnh chia lìa
tang tóc. Hóa ra, trong những trường hợp như vậy, tri thức tuyệt đối nhờ trực giác xem ra phải
cần tới kinh nghiệm trước, và nếu không, nó chỉ là hời hợt bề ngoài chăng? Còn nữa, sự “đồng
cảm” giữa con người với nhau xem ra có phần khả thi hơn, vì ít ra họ cũng có chung những
kinh nghiệm như buồn vui, giận hờn, hy vọng hay sợ hãi. Tuy nhiên, làm sao con người có thể
“đồng hóa” để cảm nhận xem một con vật nuôi như con chó giận hờn ra sao hay vui mừng thế
nào?

Kế đến, khái niệm trực giác của Bergson sẽ kéo theo một hệ quả liên quan tới việc chối bỏ cảm
giác chung của một người về sự không thay đổi nơi căn tính cá nhân.[22] Với trực giác, mọi
thực tại đều luôn thay đổi, đều trong dòng chảy liên tục của thời gian. Bergson còn khẳng
định rằng dòng chảy liên tục nơi bản ngã là điều ta kinh nghiệm trực tiếp và chắc chắc nhất.
Thế nhưng, với cảm giác chung, chúng ta thường thấy bản thân mình tương đối bất biến, chứ
không phải thay đổi hết lúc này tới lúc khác. Làm sao có thể dung hòa được điều này?

Thêm vào đó, với khái niệm trực giác, siêu hình học của Bergson mang dáng dấp một hình
thái phi truyền thống. Tức là, ông không chấp nhận mọi cách giải thích theo kiểu cấu trúc hay
4
khái niệm hệ thống liên quan tới bản chất sự vật. W.T. Jones gọi điều này là “không bình
thường” và phi lý trí, phi mục đích như khái niệm ý chí (will) mù quáng của Schopenhauer.
Vì, kinh nghiệm mà không có cấu trúc hay tổ chức do các khái niệm cung cấp thì chỉ là một
câu “á” hay “ối” không phân định rõ ràng. Cái cảm giác có thể rất mạnh mẽ, đánh động, thu
hút nhưng nó không biết đó là gì, và có ý nghĩa như thế nào.[23]

Kết luận

Với khái niệm trực giác, Henri Bergson đã phát triển siêu hình học bằng nỗ lực đặt vấn đề và
đi tìm bản chất của thực tại. Trực giác đã khám phá ra nơi thực tại, trước nhất và chắc chắn
nhất là nơi bản ngã của chủ thể, một dòng chảy không ngừng trong thời gian. Bản chất của sự
vật là tồn tại trong thời gian. Vì thế, thực tại không thể phân tách hay chia cắt được. Chỉ có
trực giác mới nhận biết được sự “liên tục” này, chứ nhận thức phân tích khoa học không thể
nào tri nhận được bản chất thực tại. Có lẽ, quan điểm trực giác của Bergson không hàm ý phủ
nhận sạch trơn vai trò của khoa học, nhưng là một chiến thuật win-win, cả hai cùng có lợi. Nói
như Stumpf “triết học phải theo sau khoa học để đặt lên chân lý khoa học một loại nhận thức
khác, có thể gọi là chân lý siêu hình học. Và khi mọi tri thức của chúng ta được kết hợp như
thế, cả tri thức khoa học và siêu hình học sẽ được nâng cao.”[24] Muốn được như vậy, thiết
tưởng sự phản tỉnh của lý trí nên có một chỗ đứng nào đó trong khái niệm trực giác của Henri
Bergson.

[1] Henri Bergson, The Creative Mind: An Introduction to Metaphysics (Newyork: Dover Publications, Inc, 1946), 133.

[2] Frederick Copleston, S.J., A History of Philosophy, Volume IX (Newyork: Image Books, 1994), 181.

[3] S.E. Frost, Những vấn đề cơ bản của triết học, Đông Hương and Kiến Văn trans (Hà Nội: NXB Từ điển Bách Khoa,
2008), 72.

[4] Samuel Enoch Stumpf, Lịch sử triết học và các luận đề, Đỗ Văn Thuấn and Lưu Văn Hy trans (Hà Nội: NXB Lao
Động, 2004), 349.

[5] Henri Bergson, The Creative Mind: An Introduction to Metaphysics, 133.

[6] Samuel Enoch Stumpf, Lịch sử triết học và các luận đề, 348.

[7] Samuel Enoch Stumpf, Lịch sử triết học và các luận đề, 346.

[8] Jean Wahl, Lược sử triết học Pháp, Nguyễn Hải Bằng trans (Hà Nội: NXB Văn Hóa Thông Tin, 2006), 143.

[9] Ted Honderich, Đồng hành cũng triết học, Lưu Văn Hy trans (Hà Nội: NXB Văn Hóa Thông Tin, 2002), 126.

[10] Henri Bergson, The Creative Mind: An Introduction to Metaphysics, 133-136.

[11] Bernard Morichère, Triết học Tây Phương từ khởi thủy đến đương đại, Phan Quang Định trans (Hà Nội: NXB Văn
Hóa Thông Tin, 2008), 993.

[12] Robert Wicks, Modern French Philosophy – from Existentialism to Postmodernism (England: Oneworld Publications,
2003), 22.

[13] Robert Wicks, Modern French Philosophy – from Existentialism to Postmodernism, 23.

[14] Samuel Enoch Stumpf, Lịch sử triết học và các luận đề, 347.
5
[15] Samuel Enoch Stumpf, Lịch sử triết học và các luận đề, 345.

[16] Samuel Enoch Stumpf, Lịch sử triết học và các luận đề, 345.

[17] Samuel Enoch Stumpf, Lịch sử triết học và các luận đề, 348.

[18] Samuel Enoch Stumpf, Lịch sử triết học và các luận đề, 349.

[19] Frederick Copleston, S.J., A History of Philosophy, Volume IX, 199.

[20] Bryan Magee, Câu chuyện triết học, Huỳnh Phan Anh- Mai Sơn trans (HMC: XNB Thông kê, 2003), 277.

[21] Samuel Enoch Stumpf, Lịch sử triết học và các luận đề, 342.

[22] Robert Wicks, Modern French Philosophy – from Existentialism to Postmodernism , 25.

[23] W.T. Jones, Kant to Wittgenstein and Sartre: A History of Western Philosophy (Newyork: Harcourt, Brace & World,
Inc, 1952), 280.

[24] Samuel Enoch Stumpf, Lịch sử triết học và các luận đề, 343.

Tư tưởng về trực giác của Einstein

● “Thứ duy nhất thực sự có giá trị là trực giác” (The only real valuable thing is intuition)

● “Tri thức đóng vai trò thứ yếu trên con đường khám phá. Có một bước nhảy vọt trong ý thức, được
gọi là trực giác hoặc gọi thế nào tùy bạn, lời giải đến với bạn mà bạn không biết như thế nào và tại
sao… thứ có giá trị thực sự là trực giác” (The intellect has little to do on the road to discovery. There
comes a leap in consciousness, call it intuition or what you will, the solution comes to you and you
don’t know how or why… the truly valuable thing is the intuition).

● “Tôi tin vào trực giác và cảm hứng… Những lúc đó tôi cảm thấy chắc chắn tôi đúng mặc dù không
hiểu tại sao” (I believe in intuition and inspiration… At times I feel certain I am right while not
knowing the reason).

● “Tư duy trực giác là một quà tặng thiêng liêng và tư duy lý lẽ là một tên đầy tớ trung thành. Chúng
ta đã tạo ra một xã hội vinh danh tên đầy tớ và bỏ quên món quà tặng” (The intuitive mind is a sacred
gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honors the servant and
has forgotten the gift).

● “Không có con đường logic để khám phá ra những định luật cơ bản này. Chỉ có duy nhất con đường
của trực giác, được trợ giúp bởi một cảm giác về cái trật tự nằm đằng sau vẻ bề ngoài” (There is no
logical way to discover of these elementary laws. There is only the way of intuition, which is helped
by a feeling for the order lying behind the appearance).

● “Một ý tưởng mới thình lình xuất hiện và đúng ra là theo cách trực giác, nhưng trực giác chẳng là gì
ngoài kết quả của những trải nghiệm trí thức trước đó” (A new idea comes suddenly and in a rather
intuitive way, but intuition is nothing but the outcome of earlier intellectual experiences).

● “Điều ấy xẩy đến với tôi nhờ trực giác, và âm nhạc là động lực đằng sau trực giác. Khám phá của tôi
là kết quả của nhận thức âm nhạc” (It occurred to me by intuition, and music was the driving force
behind that intuition. My discovery was the result of musical perception)

6
Trực giác : cái « hiểu » trực tiếp Giác là hiểu, trực là thẳng, theo nghĩa trực tiếp, đi thẳng vào.

Trực giác là « hiểu thẳng », hiểu trực tiếp, không cần qua trung gian suy luận. Trong tiếng Tây
Phương, người ta dùng chữ Intuition, bao gồm IN là bên trong, và Tuition, đến từ Tueor là Thấy. Trực
giác, Intuition, là cái thấy bên trong, khác với cái thấy bên ngoài, lệ thuộc các thông tin đến từ môi
trường, kích động vào các « giác quan » (quan có nghĩa là « cửa », qua đó thông tin từ môi trường
nhập vào nội tâm).

Intuition, tức trực giác, theo nghĩa này, là thấy một cách trực tiếp những điều đã được lưu trữ trong nội
tâm. Trực giác thường được coi như đến từ vô thức, nhưng một khi đã hiện lên, thì liền nằm trong ý
thức, và có thể được sử dụng như đề tài suy luận, hay như đối tượng của mô tả, so sánh, cập nhật
v.v… tức là được khái niệm hóa (chúng ta sẽ trở lại vấn đề này ở cuối bài).

Những lưu trữ bí mật

Câu hỏi mà chúng ta không khỏi tự đặt ra, là những thông tin được lưu trữ trong nội tâm ấy đến từ
đâu ? Ba nguồn gốc có thể được nêu lên :

1) Những lưu trữ ấy là những kinh nghiệm, tức những thông tin và phản ứng đến từ môi trường, đã
được cảm nhận trong quá khứ. Môi trường càng lập đi lập lại với cấu trúc ít thay đổi, thì trực giác càng
chính xác. Đó là lý do khiến trực giác của một cầu thủ bóng đá, một tay chơi cờ tướng, hay một bà làm
bếp, có nhiều hy vọng chính xác hơn trực giác của chính trị gia hay nhà kinh tế (1) !

2) Những lưu trữ ấy vẫn là những kinh nghiệm, tức những thông tin và phản ứng đến từ môi trường,
nhưng được cảm nhận bởi những cá thể đã đi trước chúng ta trong quá trình tiến hóa trước khi được
truyền đến chúng ta. Những cá thể này có thể là những tổ tiên thuộc về các cộng đồng người nguyên
thủy, hay những loài vật nằm trước con người trong lịch sử tiến hóa (chúng ta biết là trong não bộ của
mình có những vùng tương ứng với các loài vật đã đi trước con người trong lịch sử của thiên nhiên,
như loài bò sát – reptilian complex …).

3) Những lưu trữ ấy đến từ Thiên Chúa, Brahma, Đại Ngã, Đại Hồn v.v… được lưu trữ trong vô thức,
nơi một chân tâm hay bản ngã nào đó, và nổi lên ý thức nhờ những kỹ thuật tâm linh đặc biệt.

Để cho đầy đủ, cũng cần nhắc đến quan điểm « mặc khải », qua đó Thiên Chúa (Brahma, Đại Ngã,
Đại Hồn v.v…) trực tuyến gửi thông tin và phương án hành động đến một số người, trong những điều
kiện ngoài tầm hiểu biết.

Vấn đề « Trực Giác bản thể và siêu hình »

Quan điểm vừa được nêu lên về trực giác đem chúng ta vào lãnh vực bản thể và siêu hình.

Trước hết cần nhắc lại một khẳng định của Kant, cho rằng : không có trực giác về bản thể và siêu hình.
Theo ông, những thứ ấy đều đến từ suy luận, vì những lý do sau :

1) Giả sử những hình ảnh hiện lên trong tâm đến từ một cái gì hiện hữu trong thế giới, tức là từ thực
tại, được lưu trữ trong ký ức, thì, theo định nghĩa, chúng không siêu hình.

(Tuy nhiên, theo tôi, trực giác có thể liên quan đến "bản thể" của một số sự vật nào đó, nếu hiểu bản
thể là cái không thay đổi trong các sự vật ấy. Ở điểm này, cần nói là tôi không đồng ý với Kant, khi
ông cho rằng trực giác không áp dụng được cho bản thể)

2) Hoặc chúng đến từ một cái gì không hiện hữu trong thế giới, tức một « hiện hữu siêu hình ». Khi ấy
phải tự hỏi phải chăng hình ảnh kia thực sự do Thiên Chúa "mặc khải", quỷ thần sui khiến hay đến từ

7
suy luận, kiến thức, giáo hóa, niềm tin, tức từ những ý tưởng hay khái niệm sẵn có ? Nếu đến từ ý
tưởng hay khái niệm sẵn có, thì, theo định nghĩa, không phải là trực giác ! Tức là trực giác « siêu hình
», như Kant khẳng định, không có thật.

Trong giả thuyết có ông nọ, ông kia, lên Himmalaya ngồi thở phì phò hồi lâu, bất thình lình từ trực
giác thấy được Brahman, Thiên Chúa, tiền kiếp, các cõi trời, cõi tiên v.v…hiện lên trong tâm thức, thì,
ngoại trừ sự kiện những cảm nhận được tuyên dương ấy không thể kiểm chứng, không chia sẻ được,
còn có thể nhận xét là chúng không phải là điều mà chúng ta và tuyệt đại đa số con người cảm nhận
(trừ vài người « psychotic »). Những tuyên dương ấy, vì thế, nằm ngoài thực tại, và không có ích lợi gì
trong thực tế.

Trực giác hiểu một cách thông thường và đơn giản

Nếu muốn đi đến một quan niệm có ích, thì cần quay về với những cảm nhận thông thường, phổ quát.
Trực giác sẽ như mình đoán một chuyện gì đó. Thí dụ thấy vài người cầm biểu ngữ lộ ra ở đầu đường,
thì lập tức "hiểu" có đoàn biểu tình đàng sau, nghe tiếng gâu gâu, biết ngay có con chó. Những cái
« đoán » ấy đều có thể sai (thí dụ một người giả tiếng chó), nhưng điều quan trọng là chúng hiện lên
một cách trực tiếp, không cần suy nghĩ, phân tích, vì đã được "tiên nghiệm".

Biết sử dụng những « tiên nghiệm » tức những trực giác được chia sẻ bởi phần đông con người, hay
bởi một cá nhân chính xác sau khi tìm hiểu người ấy, có thể giúp ích được trong nhiều trường hợp. Đó
là những kỹ thuật « đối thoại với vô thức », được dùng trong tâm lý trị liệu, trong khoa sư phạm, các
tiến trình đào tạo v.v…

Trực giác và phát minh, sáng tạo

Kant cho rằng : các ý tưởng không nội dung thực tế đều trống rỗng, và các trực giác (về thực tại)
không (đưa đến) khái niệm đều mù tối. Chúng ta đã biết (xem ở trên) là các ý tưởng không có nội
dung thực tế (linh hồn, Thiên Chúa, tình yêu …) tức các ý tưởng siêu hình, vừa trống rỗng (2), vừa
không thể là trực giác, tức là đều đến từ suy luận. Còn các trực giác không đưa được đến khái niệm thì
sẽ nằm trong tăm tối, không thể hiện lên như một thực tại, với khả năng đem lại một chương trình
hành động thích nghi với thực tại ấy. Thì dụ đi dạo trong rừng, « linh cảm » thấy có kẻ theo rình rập,
và bỏ chạy , té bể đầu (3).

Vì thế muốn cho trực giác trở thành sáng tạo, như nhiều người hay tưởng tượng, thì trực giác ấy phải
trở thành khái niệm, có thể mô tả, so sánh, đưa vào hành động, va chạm với thực tế, sửa đổi, điều
chỉnh, phủ định, tiến hóa.

Trong điều kiện ấy, trực giác trở thành một yếu tố cực kỳ quan trọng của sáng tạo, phát minh. Thật
vậy, sáng tạo, phát minh có thể đến từ một quá trình « thử sai », cho đến khi một trực giác hiện lên và
cho ra giải đáp.

Khi nghiên cứu vấn đề "thử - sai", các nhà Nhân Chủng học như Lévy Strauss cho rằng nếu chỉ dùng
phương pháp ấy cho việc phát minh ra đồ gốm chẳng hạn, thì thời gian cần thiết để phát minh này xuất
hiện phải bị nhân lên ít nhất là hàng trăm lần. Tức là có những phát hiện đột biến, nhảy bậc, không dựa
trên xác suất của tiến trình "thử-sai".

Điều cần nhận xét là : Levy Strauss cho rằng ở bất cứ thời đại nào và bất cứ đâu, con số phát minh như
thế luôn cố định ! Tuy nhiên, sự "thành công" của chúng tùy thuộc môi trường xã hội chung quanh có
sẵn sàng tiếp thu chúng hay không.

Nói thế nghĩa là vấn đề này vượt xa sự "phát triển cá nhân" (được coi như lúc nào và ở đâu cũng thế)
mà là một vấn đề cấu trúc xã hội.

You might also like