You are on page 1of 84

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA NHẬN THỨC THỊ GIÁC ............................. 11
1.1. Tổng quan về nhận thức thị giác ........................................ Error! Bookmark not defined.
1.2. Lực thị giác .................................................................................................................................................. 12
1.2.1. Khái niệm Lực thị giác ................................................................................................................... 12
1.2.2. Cường độ lực thị giác ..................................................................................................................... 14
1.2.3. Bài tập về cường độ lực thị giác ................................................................................................. 16
1.3. Trường thị giác ........................................................................................................................................... 16
1.3.1. Khái niệm ............................................................................................................................................. 16
1.3.2. Giới hạn trường thị giác ................................................................................................................. 16
1.3.3. Trường thị giác quy ước ................................................................................................................ 17
1.3.4. Bài tập ứng dụng trường thị giác ............................................................................................... 19
1.4. Cân bằng thị giác ....................................................................................................................................... 19
1.4.1. Khái niệm ............................................................................................................................................. 19
1.4.2. Các yếu tố tác động đến sự cân bằng thị giác ....................................................................... 21
1.4.3. Các cặp cân bằng thị giác .............................................................................................................. 22
1.4.4. Bài tập về các cặp cân bằng thị giác......................................................................................... 24
1.5. Hình Dạng thị giác .................................................................................................................................... 25
1.5.1. Khái niệm ............................................................................................................................................. 25
1.5.2. Cách nhìn hình khái quát của mắt ............................................................................................. 26
1.5.3. Các loại hướng của hình................................................................................................................. 27
1.6. Chuyển động thị giác ............................................................................................................................... 28
1.6.1. Khái niệm chuyển động thị giác ................................................................................................. 28
1.6.2. Bài tập chuyển động thị giác ....................................................................................................... 32
CHƯƠNG 2. CÁC YẾU TỐ TẠO HÌNH CỦA NGHỆ THUẬT THỊ GIÁC .............................. 33
2.1. Điểm, nét , diện trong tạo hình............................................................................................................. 33
2.1.1. Khái niệm về điểm, nét, diện ....................................................................................................... 33
2.1.2. Hiệu quả rung ..................................................................................................................................... 38
2.1.3. Hiệu quả ảo ......................................................................................................................................... 39
2.1.4. Bài tập hiệu quả rung và hiệu quả ảo....................................................................................... 43
2.2. Phông và hình .............................................................................................................................................. 44

3
2.2.1. Vai trò của phông và hình ............................................................................................................. 44
2.2.2. Các định luật phông hình ............................................................................................................... 44
2.2.3. Bài tập tạo hình “lẫn lộn phông hình“...................................................................................... 48
2.3. Hình khối....................................................................................................................................................... 48
2.3.1. Khái niệm ............................................................................................................................................. 48
2.3.2. Các loại hình khối và cách gọi tên ............................................................................................ 48
2.3.3. Bài tập hình khối trong không gian........................................................................................... 51
2.4. Ánh sáng ....................................................................................................................................................... 51
2.4.1. Phân loại ánh sáng ........................................................................................................................... 51
2.4.2. Ý nghĩa của ánh sáng khi kết hợp với hình khối và màu sắc ........................................ 52
2.4.3. Bài tập phân tích ánh sáng............................................................................................................ 55
2.5. Màu sắc ......................................................................................................................................................... 55
2.5.1. Bảng màu và cách pha màu.......................................................................................................... 55
2.5.2. Sắc độ, cường độ và gam màu .................................................................................................... 59
2.5.3. Các yếu tố tâm lý về màu sắc ..................................................................................................... 60
2.5.4. Bài tập về màu sắc ........................................................................................................................... 65
2.6. Không gian ................................................................................................................................................... 66
2.6.1. Phối cảnh không gian ...................................................................................................................... 66
2.6.2. Các hình thức bố cục không gian cơ bản ............................................................................... 68
2.6.3. Bài tập dựng bố cục không gian theo các điểm tụ.............................................................. 72
2.7. Chất liệu......................................................................................................................................................... 72
2.7.1. Chất liệu trong tự nhiên.................................................................................................................. 72
2.7.2. Cách tạo chất trong tạo hình ......................................................................................................... 72
2.7.3. Bài tập tạo chất.................................................................................................................................. 75
2.8. Bố cục ............................................................................................................................................................ 76
2.8.1. Bố cục đăng đối (đối xứng) .......................................................................................................... 76
2.8.2. Bố cục đường diềm .......................................................................................................................... 77
2.8.3. Bố cục dàn trải................................................................................................................................... 77
2.8.4. Bố cục tự do........................................................................................................................................ 78
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC TRONG TẠO HÌNH ......................................................... 80
CỦA NGHỆ THUẬT THỊ GIÁC .................................................................................................................... 80
3.1. Tỷ lệ ................................................................................................................................................................ 80
3.1.1. Tỷ lệ vàng ............................................................................................................................................ 80
3.1.2. Bài tập tạo hình theo tỷ lệ vàng .................................................................................................. 83

4
3.2. Nhịp điệu ...................................................................................................................................................... 83
3.2.1. Khái niệm............................................................................................................................................. 83
1.2.2. Các loại nhịp điệu trong tạo hình .......................................................................................... 84
3.2.3. Bài tập tạo hình theo nhịp điệu................................................................................................... 84
3.3. Tương phản và tương tự ........................................................................................................................ 84
3.3.1. Tương phản ......................................................................................................................................... 84
3.3.2. Tương tự (Vi biến) ........................................................................................................................... 86
3.3.3. Bài tập tạo hình tương phản và tương tự................................................................................ 89
3.4. Bài tập cuối khóa : " Tạo hình và phân tích tác phẩm tạo hình” ........................................... 89

5
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA NHẬN THỨC THỊ GIÁC

1.1. Tổng quan về nhận thức thị giác

Trong cuộc sống, một trong số những thuộc tính quan trọng nhất của thế giới vật chất
xung quang ta là sự tồn tại của không gian ba chiều. Con người có thể trực tiếp cảm nhận
không gian ba chiều thông qua các giác quan như thị giác, xúc giác. Trong đó thị giác thu
nhiều thông tin nhất. Nhưng để cảm nhận được không gian thì thị giác cần có những điều
kiện nhất định như ánh sáng, màu sắc.
Ánh sáng được chiếu vào vật thể, hình thể, từ vật thể , hình thể đó ánh sáng phản xạ
đập vào mắt thông qua hệ thống thần kinh thị giác mà người ta có thể nhận biết được hình
và vật thể. Ánh sáng làm tăng hiệu quả thị giác, tùy loại ánh sáng, màu sắc ánh sáng và
cường độ ánh sáng mà hiệu quả nhận thức vật thể và hình thể cao hay thấp. Chính vì vậy
hiệu quả của vật tạo hình phụ thuộc rất nhiều vào ánh sáng. Thông qua ánh sáng làm rõ
khối, không gian, màu sắc của hình thể, vật thể. Như ví dụ hình ( H1.1) ánh sáng làm rõ
phông và hình. Còn hình (H1.2) do ánh sáng yếu nên không làm rõ hình và nên mắt người
có ít thông tin về hình, nền hay không gian.

(H 1. 1): Ánh sáng làm rõ phông và hình (H 1. 2): Ánh sáng yếu nên mắt ít thông tin

Ở đây ta mới chỉ bàn đến ánh sáng trắng, ngoài ra còn ánh sáng màu và giá trị thẩm mỹ
của chúng khi tác động đến hình thể. Tất cả những kiến thức về ánh sáng sẽ được phân tích kỹ ở
mục 2.4 trong phần chương 2 của bài giảng này. Vậy nên ở đây chỉ mang tính giới thiệu đến
điều kiện để mắt người có thể nhìn thấy vật thể, hình thể trong một không gian cụ thể.

Màu sắc: Nếu chỉ xét ánh sáng thôi thì mắt người vẫn có thể nhìn thấy vật thể, hình thể.
Nhưng nếu có màu sắc thì hiệu quả về cảm quan sẽ càng rõ rệt. Màu sắc sẽ giúp người nhìn có
nhiều thông tin hơn. Ví dụ : nhìn một quả táo màu đỏ biết đó là táo chín, phân biệt được đâu là
dòng sông trong xanh , đâu là dòng sông bẩn.…vv.. bởi xét cho cùng nếu không có màu sắc thì
ta chỉ nhìn thấy 2 quả táo xanh và chín đỏ đều là màu ghi, hay dòng sông sạch hay bẩn cũng là
một màu xám. Như vậy màu sắc cũng là những yếu tố quan trọng để truyền tải

11
thông tin đến thị giác, là một trong những điều kiện để cảm nhận thị giác. Phần màu sắc sẽ
được phân tích kỹ ở mục 2.5 của chương 2 trong bài giảng này.

1.2. Lực thị giác

1.2.1. Khái niệm Lực thị giác


Trong trạng thái bình thường thì mắt người luôn có xu hướng tìm kiếm một đối tượng
nào đó theo sự chỉ đạo của bộ não. Ví như tìm một người quen trong đám đông, tìm một
chùm chìa khóa bị mất, hay đơn giản là nhìn đường để di chuyển…Tuy nhiên cũng có nhiều
tình huống khiến con người chú ý nhìn một đối tượng nào đó mà không có sự chỉ đạo trước
của não bộ như trong một đám đông mặc đồ trắng lại có một người mặc đồ màu đen thì
ngay lập tức chúng ta sẽ chú ý đến người mặc đồ đen, hay giữa rừng cây màu xanh có một
cây lá màu đỏ ta sẽ bị thu hút bởi tán cây màu đỏ…Nếu được hỏi lý do “vì sao bạn lại chú ý
nhìn những đối tượng đó ?” thì đa số sẽ trả lời rằng “vì nó khác biệt”, Vậy tại sao sự khác
biệt đó khiến chúng ta phải chú ý ? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu lực thị giác
qua hai ví dụ thực tế như sau :
Ví dụ1 : Bạn nhận được một hộp quà nhưng khi mở ra trong hộp trống rỗng. Bạn sẽ cảm
thấy hụt hẫng, do 2 lý do :
Do tâm lý chờ đợi.
Sự chú ý của mắt (sức căng của mắt) không có một đối tượng nào để đặt vào.
Giải thích : Đó là sự mất cân bằng giữa sức căng của mắt và lực hút của đối tượng thị giác.
Ví dụ 2: Lấy 2 tờ giấy trắng khổ A4, một tờ giấy bạn hãy vẽ 1 hình tròn tô màu đen, tờ giấy
còn lại để màu trắng.

(H 1. 3) Lực thị giác yếu (H 1. 4) Lực thị giác mạnh

Khi đặt 2 tờ giấy này trên bàn, mắt chúng ta sẽ bị thu hút bởi tờ giấy hình (H1.4) có chấm
đen.
Giải thích : Đó là do chấm đen ở tờ giấy hình (H1.4) sinh ra một lực tương ứng với sức
căng của mắt. Ta gọi đó là lực thị giác.
Như vậy : Lực thị giác là một khái niệm dùng để chỉ sự chú ý tập trung của mắt đến một đối
tượng nào đó trong một không gian bất kỳ.

12
Tuy nhiên lực thị giác còn bị chi phối bởi cảm quan của thị giác đối với vị trí đặt tín hiệu
thị giác.
Ví dụ :

(H 1. 5): Lực thị giác phục thuộc vào vị trí đặt tín hiệu thị giác

Trong hình (H1.5) rất nhiều tín hiệu thị giác có kích thước bằng nhau, nhưng Mắt người
xem lại luôn bị thu hút bởi tín hiệu ở giữa trước. Đồng thời tạo cho ta cảm giác những tín
hiệu bên ngoài có xu hướng rời khỏi mặt phẳng. Như vậy rõ ràng ở đây có một cấu trúc ẩn
nào đó đang chi phối mắt chúng ta. Đó chính là sơ đồ cấu trúc ẩn của hình vuông (H1.6).
Cấu trúc được xác định bởi các trục vuông góc, các đường chéo, các góc và tâm.

(H 1. 6) : Sơ đồ cấu trúc ẩn của hình vuông

Cấu trúc này chi phối hầu hết các liên kết giữa mặt phẳng và các tín hiệu thị giác có
trên mặt phẳng đó. Ta gọi đó là cấu trúc ẩn của lực thị giác trên mặt phẳng. Mỗi một dạng
hình phẳng khác nhau có cấu trúc ẩn khác nhau.
Cấu trúc ẩn của hình gây ra cảm giác về hướng của các tín hiệu thị giác trong không
gian.
Tín hiệu thị giác khi xuất hiện dọc theo các trục cấu trúc của hình vuông và các
đường chéo có xu hướng cân bằng về hai phía của trục cấu trúc và các đường chéo.
Tín hiệu xuất hiện ở điểm giữa của khoảng cách từ tâm đến bốn góc, từ tâm đến bốn
đường biên thì có xu hướng bị hút về tâm.
Kết luận : Lực thị giác (ẩn) ở tâm mạnh hơn và giảm dần khi di động xa tâm.

13
1.2.2. Cường độ lực thị giác
Bản thân mỗi một đối tư ng hình thể sinh ra một trường lực thị giác tư ơng ứng với kích
thước của chính hình thể đó. Khi các đối tượng hình thể này đặt cạnh n hau sẽ tương tác
trường lực với nhau. Tuy nhi ên chúng tương tác với nhau như thế nào chúng ta sẽ cùng
phân tích qua ví dụ sau :
Vẽ 3 hình bất kỳ và đ ặt cách nhau một khoảng nhỏ hơn kích thước c ủa hình vẽ -
hình minh họa (H1.7).
Vẽ 3 hình tương tự n hư hình (H1.7) và đặt cách nhau một khoảng lớn hơn kích
thước của hình vẽ - hình minh họa (H1.8)

(H 1. 7): Cường độ lực thị giác mạnh (H 1. 8): Cường độ lực thị giác yếu

Ở hình (H1.7) tạo cảm giác các hình liên kết với nhau như một tập hợp. Trong khi đó các
hình ở (H 1.8) lại có cảm giá c rời rạc. Những cảm giác trên có được là do mức độ lớn nhỏ
khác nhau của khoảng cách giữa các hình vẽ.

(H 1. 9): Phân tích cường độ lực thị giác

Nếu ta gọi độ lớn của hình vẽ là a, khoảng cách giữa các hình vẽ là b. Khi a > b thì xảy ra hiện
tượng liên kết trường thị giác, có một lực vô hình nào đó gắn kết các hình vẽ lại với nhau thành
một tập hợp. Từ đó tập hợp này liên kết với nhau tạo ra một lực thị giác lớn hơn, thu hút mắt
người xem nó như hình (H1.7) . Khi b > a các trường lực của các hình v ẽ tồn tại độc lập và cho
ta cảm giác rời rạc nên hình (H1.8) không thu hút sự chú ý của mắt người xem bằng hình (H1.7).
Như vậy : Mức độ lớn nhỏ của trường lực được gọi là cường độ lực thị giác.

14
Trong trường hợp ta cho các chấm đen đặt cạnh nhau thành một tập hợp, song song kín
mặt giấy như hình ( H1.10) và các chấm đen rời rạc kín mặt giấy như hình (H1.11). Khi xem
2 bức hình thì ta thấy hình (H 1.10) rất nhức mắt. Đó là do cường độ lực thị giác đã làm
nhức mắt người nhìn nó.

(H 1. 10): Cường độ lực thị giáác mạnh (H 1. 11): Cường độ lực thị giác yếu

Trong tự nhiên cũng có nhiiều ví dụ rất sống động. Ví dụ như Ngựa vằn và hổ (H1.12),
(H1.13) :

(H 1. 12) : Cường độ lực thị giác mạnh (H 1. 13) : Cường độ lực thị giác yếu

Chúng ta thấy bức hình ngựa vằn tạo được chú ý của mắt người nhìn nó hơn, Nhưng do
cường độ lực thị giác lớn nên gây cho ta cảm giác nhức mắt.

Kết luận:

Khoảng cách giữa cáác tín hiệu thị giác lớn hơn kích thước của chúúng thì cường
độ lực thị giác yếu.
Khoảng cách giữa cáác tín hiệu thị giác nhỏ hơn kích thước của chúúng thì cường
độ lực thị giác mạnh.
Cường độ lực thị giác phụ thuộc vào kích thước và mật độ xuất hiện của của các tín
hiệu thị giác.

15
Lưu ý :

Khi ứng dụng Lực thị giác vào các thiết kế tạo hình chúng ta nên cân nhắc đến mục
đích của thiết kế. Nếu là những mảng hình chính thì nên đẩy cao cường độ lực thị giác
để gây sự chú ý của người xem nó, nếu là những mảng hình phụ thì nên giảm cường
độ lực thị giác để mắt người xem dịu lại, đồng thời để người xem chú ý đến mảng hình
chính.
Việc sử dụng hình ảnh có cường độ lực thị giác mạnh cần lưu ý không nên quá lạm dụng
sẽ phản tác dụng. Điều đó giải thích vì sao các chuyên gia về mắt luôn khuyên bạn cần để
mắt nghỉ ngơi sau một khoảng thời gian làm việc với các bản word trên máy tính.

1.2.3. Bài tập về cường độ lực thị giác


Bằng những kiến thức về lực thị giác, bạn hãy vẽ ứng dụng cường độ lực thị giác mạnh để
truyền tải một nội dung cụ thể. , kích thước 10 x 15 cm, nội dung tùy chọn, làm bài tại lớp .

1.3. Trường thị giác

1.3.1. Khái niệm


Đối với mắt người, khi xuất hiện nhiều tín hiệu thị giác cùng một lúc trong một giới
hạn nhất định thì chúng ta vẫn có thể nhìn thấy rõ. Ví dụ khi chúng ta xem phim có phụ đề,
mặc dù chúng ta tập chung đọc phụ đề nhưng chúng ta vẫn có thể quan sát rõ những diễn
biến, thái độ, cử chỉ của các nhân vật trong phim. Hay khi chúng ta đi xem ca nhạc, chúng ta
chỉ tập chung chủ yếu vào ca sĩ hát chính, nhưng chúng ta vẫn có thể nhìn rõ các vũ công
đang làm gì, có vũ công nào bị lỗi nhịp không (H1.14). Như vậy độ rộng, hẹp, cao, thấp mà
chúng ta có thể nhìn thấy được chính là trường thị giác.

(H 1. 14): Trường thị giác

Khái niệm: Trường thị giác là giới hạn mà mắt người có thể nhìn thấy được trong một
không gian bất kỳ.

1.3.2. Giới hạn trường thị giác


Mắt người luôn bị giới hạn trong một khoảng nhất định. Và được phân ra làm hai cặp giới
hạn : giới hạn trên – dưới và giới hạn phải – trái.
- Giới hạn trên – dưới (H1.15)

16
α trên = 300
α dưới = 450
∑α = 750

- Giới hạn phải – trái (H1.16)


Các giới hạn bên được
tính 600 ≤ α ≤ 700
(H 1. 15): Giới hạn trên của trường thị giác (H 1. 16): Giới hạn dưới

α phải = 650

α trái = 650

∑ α = 130 0

1.3.3. Trường thị giác quy ướ c


Theo các giới hạn trên - dư ới, phải – trái thì trường thị giác của mắt ngư ời được xác định
bằng một hình elip. Nhưng th eo các nghiên cứu để nhìn rõ các tín hiệu thị giác thì cần phải
thu hẹp trường thị giác thật lạ i và đề xuất một trường thị giác mới, gọi là trư ờng thị giác
quy ước. Trường thị giác quy ước được xác định bằng một hình chóp nón đều có đáy là một
hình tròn và góc ở đỉnh bằng 300 n hóm hình (H1.17).

(H 1. 17): Trường thị giác quy ước

Như vậy trường thị giác quy ước có góc đỉnh cố định bằng 30 0 còn độ rộ ng của đáy tỉ lệ
thuận với chiều cao của hình chóp. Nếu khoảng cách giữa mắt người nhìn tới tín hiệu thị
giác càng gần thì trường thị giác cà ng nhỏ và ngược lại (H1.18)

17
(H 1. 18): Diện tích của trường thị giác quy ước

Lưu ý :
Việc ứng dụng trường thị giác quy ước rất quan trọng đối với thiết kế tạo hình trong
một không gian quy mô lớn. Giúp người thiết kế xác định được điểm đặt hợp lý các
vị trí nội dung, biểu tượng, trên các tấm poster, hay điểm nhấn của một không gian
đô thị. Thông thường những nội dung quan trọng thì người thiết kế hay đặt gần vị trí
tâm của trường nhìn (H1.19)

(H 1. 19): Ứng dụng trường thị giác trong thiết kế

Ngoài ra đối với những thiết kế trong game. Người thiết kế cũng nên ứng dụng trường
thị giác trong các thiết kế của mình một cách hợp lý. Nếu một thiết kế game dùng với
mục đích để chơi trên màn ảnh khổ lớn, mà người thiết kế tạo hình các nhân vật có kích
thước có độ chênh lệch quá lớn thì hiệu quả tương tác không cao. Ví dụ (H1.20) người
chơi nhập vai chiến binh (rất nhỏ) đang điều khiển nhân vật của mình ở vị trí 1, lúc này
mắt người chơi sẽ có trường nhìn quy ước bằng một hình tròn (như hình vẽ).
18
Như vậy người chơi khó có thể bao quát được con quái vật đang làm gì ở phía bên
trên. Ngược lại trong trường hợp người chơi ngồi xa ( vị trí 2), có trường nhìn rộng
thì hình ảnh chiến binh lại quá nhỏ, không thể kiểm soát hành động nhân vật của
mình. Như vậy tương tác cũng không hiệu quả.

(H 1. 20):Ứng dụng trường thị giác trong thiết kế game

Qua đó thấy rằng việc ứng dụng trường thị giác rất quan trong trong thiết kế. Người thiết kế
phải nắm rõ những quy luật của thị giác để ứng dụng linh hoạt trong các trường hợp.

1.3.4. Bài tập ứng dụng trường thị giác


Dựa vào kiến thức trường thị giác, hãy tìm vị trí (trên ảnh) hợp lý để treo một biển hiệu cho
một hãng thời trang. Và giải thích vì sao bạn lại chọn vị trí đó, làm tại lớp.

1.4. Cân bằng thị giác

1.4.1. Khái niệm


Cân bằng thị giác được cảm nhận trước hết là trạng thái tâm lý. Chúng ta luôn bị chi phối bởi lực
hấp dẫn, đó là lực hút của trái đất. Phương của lực hút này, đối với mỗi người là xuyên qua trục
thẳng đứng của người đó và hướng về tâm trái đất. đường nằm ngang vuông góc với
19
trục thẳng đứng này tạo nên hệ trục cân bằng của con người. Như vậy chúng ta có được
trạng thái cân bằng là khi các trục cân bằng của ta trùng với các phương thẳng đứng và nằm
ngang của lực hấp dẫn.
Vì vậy khi chúng ta nhìn một hình thể tạo hình bất kỳ, nếu vật đó không cùng phương với
trục cân bằng của người quan sát thì người quan sát luôn phải nghiêng đầu, vẹo người để
quan sát ( H1.21). Khi đó phương của người và phương của vật trùng với nhau, nếu vật đó
di động thì đầu và người của chúng ta cũng phải di chuyển theo.

(H 1. 21): Cân bằng thị giác

Từ đó ta thấy rằng trục cân bằng thị giác luôn có xu hướng trùng khớp với các trục cân bằng
của đối tượng nhìn. Nên khi ta xét đến một tác phẩm tạo hình có bố cục nặng hay nhẹ là ta
đang xét đến độ cân bằng thị giác của các tín hiệu thị giác xuất hiện trong trường thị giác,
trong các không gian cụ thể của tác phẩm.
Ví dụ : cho 2 hình (H1.22) và (H1.23) có các tín hiệu thị giác như sau:

(H 1. 22): Mất cân bằng thị giác (H 1. 23): Cân bằng thị giác

Ở hình (H1.22) ta có cảm giác bức


tranh bị nặng phần bên trái, có xu
hướng tụt ra khỏi khuôn hình. Còn ở
hình (H1.23) lại có cảm giác cân bằng
do có thêm tín hiệu thị giác nhỏ phía

20
trên liên kết cường độ lực thị giác với hình lớn bên dưới, tạo thành một tổ hợp hình. Như
vậy hình (H1.23) tạo cho người xem cảm giác cân bằng.

Khái niệm: Cân bằng thị giác là sự sắp xếp, tạo độ nhấn hoặc tạo sức căng thị giác một
cách hợp lý cho các yếu tố hình thể tồn tại trong trường nhìn.

Lưu ý: Cân bằng thị giác không phải là yêu cầu duy nhất của nhận thức thẩm mỹ. Nhưng
nếu hiểu biết rõ ràng về các tính chất cơ bản của cân bằng thị giác sẽ giúp cho tác phẩm tạo
hình của người thiết kế minh bạch hơn trong bố cục, phân biệt có hay không có ý đồ tạo cân
bằng thị giác.

1.4.2. Các yếu tố tác động đến sự cân bằng thị giác
Hướng của hình
Trong các hình cơ bản có những hình vô hướng (như hình tròn, vuông...) khiến
người xem không xác định được hướng của hình. Nhưng khi đặt những hình vô
hướng cạnh những hình định hướng ta lại dễ dàng xác định được hướng của những
hình này. Ví dụ (H1.24) người xem có cảm giác những hình tròn đang bay lên,
trong một bố cục hợp lý. Trong khi đó ở hình (H1.25) người xem lại có cảm giác
những hình tròn bay xuống, bố cục hơi tụt xuống phía dưới.

(H 1. 24): Hình có hướng đi lên (H 1. 25): Hình có hướng đi xuống

Qua ví dụ thấy rằng những hình tròn trong ví dụ trên không tạo ra cảm giác hình đi
lên hay đi xuống mà cảm giác đi lên hay đi xuống của hình tròn đó phụ thuộc vào
hướng của hình con chim. Như vậy hướng của hình cũng tác động đến cân bằng thị
giác.

Màu của hình


Màu sắc cũng ảnh hưởng rõ rệt đến sự cân bằng thị giác. Ví dụ ta cho hai hình có
kích thước bằng nhau. Nhưng một hình thì có màu đậm, một hình thì có màu nhạt
(H1.26).

21
(H 1. 26): Màu của hình cũng ảnh hưởng đến cân bằng thị giác

Khi chúng ta nhìn và o sẽ có cảm giác hình đậm nhỏ hơn và nặng hơn hình có màu
sáng.
Trong những tác phẩ m tạo hình phức tạp hơn ( có nhiều hình ) thì trọng lượng do
thị giác gây ra của mỗi hình có thể cân bằng và hỗ trợ cho nhau, giúp cho tác phẩm
thêm phần phong phú.
Vị trí của hình
Như mục 1.2.1 đã nêu, lực thị giác ở tâm mạnh hơn và giảm dần kh i xa tâm. Đối
với cân bằng thị giác cũng như vậy, vị trí của hình cũng ảnh hưởng đến c ân bằng
thị giác. Ví dụ cho hai mặt ph ẳng, một mặt chứa một hình vuông ở tâm (H1 .27) và
một mặt phẳng chứa một hình vuông xa tâm ( H1.28).

(H 1. 27): Hình vuông được g iữ chặt ở tâm (H 1. 28): Hình vuông có xu hướng rời khỏi mặt
phẳng
Ta thấy ở hình (H1.27) hình vuông được giữ chặt ở tâm, nên có cảm giác nhẹ. Trong
khi đó hình vuông ở hình (H1.28) có cảm giác rơi ra khỏi mặt phẳng và có phần
nặng hơn.

1.4.3. Các cặp cân bằng thị giác


Cặp cân bằng trên – dưới

22
Làm thí nghiệm với khổ giấy A5 như sau : dùng 5 tờ giấy A5 ước lượng bằng mắt và
dùng bút chì kẻ chia đều trên dưới 2 phần bằng nhau. Sau đó dùng thước chia đều 2
phần bằng nhau và dùng bút mực kẻ. Ta thấy rằng những đường kẻ bằng bút chì phần
lớn đều không trùng khớp với đường kẻ bút mực (H1.29). Phần lớn những đường chia
bằng mắt nằm phía trên đường chia bằng thước, cũng có một số ít đường chia bằng mắt
nằm dưới đường chia bằng thước. Đối với những người có kiến thức về tạo hình hoặc
những người có cảm nhận tốt về tỷ lệ thì sự chênh lệch này không đáng kể. Khi kích
thước khổ giấy càng lớn thì sự chênh lệch này càng lớn.

(H 1. 29): Mẫu thí nghiệm

Như vậy phần trên với một diện tích nhỏ hơn nhưng đủ sức để cân bằng với phần
dưới lớn hơn. Hay phần trên có khả năng tạo lực thị giác mạnh hơn phần dưới.
Kết luận: Tín hiệu thị giác khi xuất hiện ở phía trên sẽ có trọng lượng thị giác lớn
hơn khi nó xuất hiện phía dưới.

Cặp cân bằng phải – trái


Trong các cặp đối xứng , thì đối xứng trái - phải là một cấu trúc hợp lý về mặt hình
học. Trong tự nhiên, không chỉ con người mà các loài động vật, thực vật cũng có
những cấu trúc đối xứng trái – phải. Nhưng thường thì các cặp cân bằng này là các
cặp cân bằng gần với tuyệt đối, sự sai lệch là rất nhỏ. Còn trong tạo hình thì cặp cân
bằng này có thể là tương đối, tùy vào chủ đích của người thiết kế. Tuy nhiên để
người thiết kế làm tốt điều này cần có những kiến thức về cân bằng thị giác, mới có
thể tạo ra sự cần bằng trong tác phẩm một cách hợp lý và đạt hiệu quả cao.
Một tín hiệu thị giác khi xuất hiện ở phía bên phải của người nhìn nó, tạo ra một
hiệu quả thị giác khác so với khi nó xuất hiện ở phía bên trái. Khi ta quan sát các
phong thư ta thấy nơi gửi là ở bên trái và nơi đến là bên phải. Hay khi xem những
bức tranh tứ bình thì thường ta xem từ bên trái sáng bên phải. Ở đây đã dần hình
thành chiều thuận từ trái sáng phải. Để nghiên cứu kỹ về vấn đề này chúng ta cùng
tham khảo ví dụ sau :

23
(H 1. 30): Hình gây cảm giác hướng đi lên (H 1. 31): Hình gây cảm giác hướng đi xuống

Cho hai hình chữ nhật, kẻ 2 đường chéo như hình (H1.30) và (H1.31) , ta thấy : Ở
hình (H1.30) cho ta cảm giác đường chéo có hướng đi lên, còn ở hình (H1.31) thì
đường chéo lại có hướng đi xuống.

Kết luận: Tín hiệu thị giác khi xuất hiện ở phía bên trái có trọng lượng thị giác nhỏ
hơn khi nó xuất hiện ở phía bên phải.

Cặp cân bằng trước – sau


Tín hiệu thị giác khi xuất hiện ở độ sâu không gian càng lớn thì trọng lượng thị giác
của nó càng lớn và càng xa càng nặng.
Càng xa mắt người phải bao một trường thị giác rộng hơn, con mắt nhận rõ kích thước
của tín hiệu này và nhận thức được rằng nếu nó đến gần thì sẽ rất lớn. Như vậy muốn
cân bằng với tín hiệu ở xa phải dùng một tín hiệu ở gần lớn hơn rất nhiều vd

Qua hình (H1.32) ta thấy hai tòa nhà ở gần có kích


thước bằng nhau và kích thước này lớn hơn những
tòa nhà phía trong. Nhưng khi quan sát thì ta thấy có
thể cân bằng được với nhau và cảm thấy hợp lý.

(H 1. 32): Hình phía sau nhỏ hơn nhưng đủ sức cân bằng
với hình phía trước

1.4.4. Bài tập về các cặp cân bằng thị giác


Dựa vào những kiến thức đã học, hãy vẽ các ví dụ minh họa cho một trong 03 cặp cân
bằng, kích thước 10 x 15 cm. Nội dung tùy chọn, làm tại lớp.
.
1. Cân bằng trước – sau.

24
1.5. Hình Dạng thị giác

1.5.1. Khái niệm


Trong cuộc sống khi ta nhìn một góc của tín hiệu thị giác chúng ta vẫn có thể đoán ra đó là
cái gì. Ví dụ :

(H 1. 33): Hình dạng thị giác giúp ta nhận ra chiếc giầy (H 1. 34): Hình dạng thị giác giúp ta
nhận ra bút chì
Ở hình (H1.33) ta dễ dàng nhận ra hình chiếc giầy nữ, còn ở hình (H1.34) là những chiếc
bút chì. Bởi thực tế ta đã tiếp xúc với những hình ảnh này rất nhiều và đã có đầy đủ thông
tin về chúng. Nhưng nếu cho chúng ta một ví dụ sau :

(H 1. 35): Hình vuông (H 1. 36): Hình thoi hay hình vuông xoay 45 độ ? (H 1. 37): Hình
bánh trưng
Có 3 hình (H1.35), (H1.36) và (H1.37) có kích thước bằng nhau. Khi được hỏi hình
(H1.35) là hình gì ? thì đa phần chúng ta trả lời đó là hình vuông . Nhưng cũng chính hình
vuông đó chúng ta xoay một góc 450 (như H1.36) và hỏi thế đây có phải là hình vuông
không ? thì sẽ có nhiều người đắn đo. Bởi ở (H1.36) cũng giống hình thoi.
Hay khi ta hỏi hình (H1.35) có phải bánh trưng không ? ai cũng sẽ bảo không. Những chỉ
cần thêm vài đường kẻ thì tất cả mọi người đồng ý đó là cái bánh trưng (H1.37). Như vậy
chỉ với một hình phẳng đã có nhiều hình dạng thị giác khác nhau. Gắn vào đó các điều kiện
nhìn khác nhau, ta sẽ có một sự phong phú đáng kể về hình dạng thị giác.
Khái niệm: Hình dạng thị giác là hình dạng vật lý được nhìn thấy, có thông tin, có nghĩa.

25
1.5.2. Cách nhìn hình khái quát của mắt
Thông thường các “Đường cơ bản „ trong tạo hình chính là các đường cấu trúc của hình.
Luật nhìn đơn giản là buộc mắt người phải nhận thấy nhanh các đường cấu trúc.

(H 1. 38): Nhìn khái quát thành hình vuông (H 1. 39): Nhìn khái quát thành 3 hình vuông

Cùng xét hai ví dụ sau: Khi ta nhìn vào (H1.38) thì ta sẽ nhận thấy hình vuông là rõ nhất.
Và ít ai trả lời rằng đây là 2 hình tam giác. Còn đối với hình (H1.39) thì ngược lại phần lớn
sẽ trả lời rằng có 3 hình vuông chứ ít ai nói đó là hình chữ nhật. Điều đó thể hiện tính đơn
giản trong nhận biết các hình dạng thị giác.
Tính đơn giản trong nhận biết các hình dạng thị giác phụ thuộc vào tính chất của các yếu tố
tạo nên hình, vào số lượng và các quy luật tập hợp của các yếu tố đó. Hai đường thẳng song
song với nhau đơn giản hơn hai đường thẳng cắt nhau. Vì hai đường song song chỉ có hai
hướng và khoảng cách giữa chúng không đổi. Tương tự như thế vẽ một tam giác đơn giản
hơn các hình đa giác...
Như vậy ngoài yếu tố cấu trúc của hình dạng, các yếu tố trật tự, tỷ lệ của các yếu tố tạo nên
hình, quan hệ giữa bộ phận và toàn thể, các yếu tố ý nghĩa, khả năng liên tưởng và tưởng
tượng của hình dạng dễ tác động mạnh đến tính đơn giản, chủ quan, tác động đến độ rõ thị
giác của hình.
Tính đơn giản trong cấu trúc tỷ lệ hình thường được biểu hiện theo hai cách sau :

Làm bằng nhau, nhấn mạnh sự khác


nhau Cho ví dụ sau :

(H 1. 40): làm bằng nhau (H 1. 41):Làm bằng nhau (H 1. 42): Nhấn mạnh sự
khác nhau
Sau khi nhìn 3 ví dụ trên từ 10 đến 20 giây, yêu cầu người nhìn nó vẽ lại ví dụ. Qua
khảo sát thì đa phần vẽ được hai nhóm hình. Hai hình (H1.40) và hình (H1.41) sẽ
được nhóm vào một nhóm theo xu hướng làm bằng nhau. Còn hình (H1.42) thì
được tách riêng ra một nhóm nhấn mạnh sự khác nhau về độ ngắn phía bên trái.
26
Trong xu hướng làm bằng nhau trong hình dạng thị giác cũng là một hình thức dễ
tạo lập trật tự, thông qua phép đối xứng.

Tạo lập trật tự theo phép lặp lại


Cho ví dụ như hình (H1.43)

(H 1. 43):Tạo lập trật tự theo phép lặp lại

Sau khi nhìn hai hình trong một khoảng thời ngắn và được yêu cầu vẽ lại thì đa
phần người xem sẽ nhớ hình được lặp lại hơn. Như vậy khi tín hiệu thị giác tạo lập
một trật tự theo phép lặp lại thì khi đó tính đơn giản trong nhận biết hình dạng thị
giác đã được ứng dụng.

1.5.3. Các loại hướng của hình


Hình vô hướng
Hình vô hướng là hình mà bản thân hình dạng vật lý của chúng không tạo được xu
thế chuyển động theo các hướng cụ thể (H1.44). Chúng chỉ tạo được sự chuyển
động khi được sắp xếp trong một bố cục hợp lý (H1.45) .

(H 1. 44):Hình vô hướng (H 1. 45): Hình vô hướng tạo thành có hướng nhờ vào sự s ắp
xếp bố cục

Hình đa hướng
Hình đa hướng là hình mà bản thân hình dạng vật lý của chúng tạo được nhiều xu
thế chuyển động, nhưng không rõ ràng (H1.46). Nên khi những hình đa hướng đặt
cạnh những hình định hướng sẽ bị tác động bởi những hình định hướng đó (H1.47).

27
(H 1. 46): Hình đa hướng (H 1. 47): Hình đa hướng phụ thuộc vào hình định hướng

Hình định hướng


Hình định hướng là những hình mà bản thân hình dạng vật lý của chúng đã xuất
hiện một ưu thế chuyển động theo một phương rõ ràng (H1.48 – a,b,c,d)

(a) (b) (c) (d)


(H 1. 48) : Hình định hướng

Hình có hướng đối lập


Là hình có các góc bằng 90 độ, tạo sự ổn định ví dụ như
hình vuông, hình chữ nhật
Hình chuyển động
Là hình có những nét mềm mại, uốn lượn khép kín vi dụ :
(H 1. 49): Hình có hướng đối lập

1.6. Chuyển động thị giác

1.6.1. Khái niệm chuyển động thị giác


Chuyển động vốn dĩ khó có thể tách rời với không
gian và thời gian. Ví như ta đi xem múa, diễn viên
múa cần không gian sân khấu để chuyển động và cần
thời gian để phát triển kế tiếp các động tác

(H 1. 50): Hình chuyển động

(mối quan hệ trước – sau) hình (H1.51).

28
(H 1. 51): Chuyển động thị giác trong cuộc sống

Vậy trong nghệ thuật tạo hình, chuyển động thị giác là gì ?
Khái niệm: về cơ bản có thể hiểu chuyển động thị giác là một chuỗi các hình ảnh, hay
chuỗi các pha sự kiện, phát triển kế tiếp nhau được tổ chức đơn tuyến.

(H 1. 52): Chuyển động thị giác trong tạo hình

Qua ví dụ hình (H1.52) ta thấy các hình tròn có xu hướng chuyển động, do những hình tròn
này được phát triển kế tiếp nhau tạo thành một chuỗi hình xoáy vào tâm, trong khi đó vị trí
ở tâm có lực hút mạnh nhất. Chính vì vậy dù hình tròn là hình vô hướng, nếu đứng một
mình thì khó tạo ra được xu thế chuyển động rõ rệt nhưng với sự sắp xếp hợp lý thì lại trở
thành một bố cục chuyển động rõ rệt.
Cái gây cho ta cảm giác chuyển động trong nghệ thuật thị giác chính là việc tồn tại hay không
tồn tại các lực thị giác. Là quan hệ giữa không gian và lực thị giác. Lực thị giác được xác định
trong không gian do vậy nó có hướng, có có vị trí và cường độ. Vị trí hướng và cường độ cho ta
cảm giác về chuyển động trong thể tĩnh. Trong khi đó lực thị giác là một khái niệm về hình, nên
không nhận thấy được bằng mắt mà chỉ cảm nhận một cách định tính. Và để cảm nhận được
chuyển động thị giác trong không gian chính là nhận thấy được các quan hệ của các yếu tố tạo
hình được sử dụng trong tác phẩm, trong một trường thị giác cụ thể.

29
Tùy thuộc vào vị trí , hình dạng, màu sắc, kích thước...của các yếu tố tạo hình trong không
gian tạo hình, chúng sẽ tạo ra các quan hệ khác nhau về lực thị giác. Tương quan về hướng
và cường độ tác động giữa các lực thị giác sẽ cho ta cảm giác về hướng và tốc độ chuyển
động của thị giác. Cảm nhận cái động trong thế tĩnh là vậy.
Ngoài ra quan hệ về kích thước của hình cũng quan trọng. Đó cũng chính là quan hệ giữa
phông và hình. Khi con người đứng trong một không gian thì không gian chính là nền
(phông). Hay trên bàn có một quả cam, như vậy mặt bàn là phông còn quả cam là hình. Như
vậy theo một cách rất tự nhiện thì cái lớn làm phông cho cái nhỏ. Cái lớn đứng yên để cho
cái nhỏ chuyển động.
Tốc độ chuyển động của hình cũng phụ thuộc vào đặc điểm của phông. Ta tìm hiểu qua thí
nghiện của Gian F.Minguzzi như sau :
Cho một vật đen chuyển động qua hai phông trắng và ghi liên tục với cùng một vận tốc.
Khi vật đen chuyển động của phông ghi, ta có cảm giác vận tốc bị giảm đi do hiệu ứng
tương phản giữa phông và hình yếu.
Cũng như vậy nếu cho một vật đi qua một phông hình theo một tốc độ nhất định. Nếu ta
tăng gấp đôi kích thước của vật và kích thước của phông, ta có cảm nhận kích thước giảm đi
một nửa.
Qua đó thấy rằng, tạo ra sự chuyển động thị giác cần chú ý đến nhiều yếu tố như phông,
hình, vị trí, màu sắc...Mới tạo nên một tác phẩm tạo hình gây chuyển động thị giác hiệu quả.
Lưu ý :
Chuyển động thị giác có thể ứng dụng trong các thiết kế poster để người xem hướng sự chú
ý đến nội dung mà tác giả muốn truyền đạt. Như (H1.53) người xem bắt đầu bị thu hút bởi
tiêu đề poster, sau đó từ tiêu đề hướng mắt người xem tới vị trí mặt của nhân vật, từ nhân
vật này lại hướng tới ngày tháng xảy ra sự kiện sau đó là những nội dung khác. Với việc
phát triển các hình ảnh qua một chuỗi trước sau, thiết kế này như bắt người xem phải xem
đủ nội dung của tác phẩm.

(H 1. 53): Chuyển động thị giác trong thiết kế poster

Nếu ở (H1.53) là một chuỗi rất nhiều hình ảnh và nội dung thì ở hình (H1.54) trong chuỗi
hình ảnh chỉ có 2 hình ảnh và nội dung nổi trội trên một nền. Một làn nước xanh trong, xuất
hiện một lon sắt đã bị gỉ sét tạo sự đối lập, gây sự chú ý của ngươi xem, và lon sắt này (vị trí
1) hướng mắt người xem tới nội dung mà tác giả muốn truyền đạt (vị trí số 2) chỉ cần như
vậy thôi là ý đồ của tác giả đã được thực hiện.
30
(H 1. 54): Chuyển động thị giác trong thiết kế poster

Ngoài thiết kế các poster quảng cáo, người thiết kế web cũng cần biết vận dụng những kiến
thức về chuyển động thị giác vào trong những thiết kế của mình để đạt hiệu quả cao. Ví dụ
như (H1.55)

(H 1. 55): Chuyển động thị giác trong thiết kế web

Trong thiết kế web của ANDREA MANN người xem bị thu hút ngay bởi tên thương hiệu
này. Vì trong thiết kế, chủ đạo là màu vô sắc, chỉ riêng dòng chữ có màu và hình ảnh cô gái
đang hướng mắt về dòng chữ này như càng thêm phần nhấn mạnh. Thiết kế đơn giản mà
hiệu quả.
Chuyển động thị giác còn có thể ứng dụng vào trong dàn trang, truyện tranh giúp cho nội
dung xuyên xuốt và ổn định (H1.56)

31
(H 1. 56): Chuyển động thị giác trong dàn trang

1.6.2. Bài tập chuyển động thị giác


Dựa vào kiến thức đã học, thiết kế một sản phẩm tạo hình có sử dụng chuyển động thị giác.
Kích thước 10 x 15 cm. Nội dung tùy chọn, làm tại lớp.

32
CHƯƠNG 2. CÁC YẾU TỐ TẠO HÌNH CỦA NGHỆ THUẬT THỊ GIÁC

2.1. Điểm, nét , diện trong tạo hình

2.1.1. Khái niệm về điểm, nét, diện


Điểm : điểm là nguồn gốc ban đầu để tạo nên hình. Điểm còn dùng để chỉ một vị trí
trong không gian.

Điểm không có phương hướng nhưng có tính tập trung, điểm không có chiều dài,
chiều rộng và chiều sâu.
Điểm là thành phần cơ bản và là cội nguồn của tạo hình. Điểm cũng được coi như
dấu hiệu của điểm mút của đường thẳng, điểm cắt của hai đường thẳng, là điểm
chạm của một đường thẳng vào góc của một diện hay một tâm của khối. Đồng thời
điểm cũng có thể là tâm điểm của một trường hay một diện.
Điểm có thể được hình thành do phép chiếu một đường thẳng, một đoạn thẳng hay
tuyến tính, ví dụ như: cột được đọc trên mặt bằng như là một điểm và giữ những đặc
trưng thị giác như một điểm. Như vậy, tâm vòng tròn, tâm đáy khối trụ, tâm của
khối cầu cũng là những hình thức điểm mà ta cần phải quan tâm trong tạo hình.
Điểm có khả năng biểu hiện trong tạo hình như sau :
- Điểm được nhận thức mạnh mẽ khi nó được đặt trong vị trí thích đáng của
trường nhìn.
- Khi điểm lệch khỏi vị trí trung tâm, trường nhìn trở nên biến động.
- Điểm sắp xếp liên tục tạo nên đường
- Qua hai điểm có thể xác định được 1 trục.
- Điểm tập trung với mật độ cao trên 1 mặt phẳng tạo nên diện.
Nét :
Một điểm được kéo dài sẽ tạo thành nét. Nét có chiều dài, nhưng không có chiều
rộng và chiều sâu. Tuy nhiên nét vẫn phải có độ dày để mắt người có thể quan sát
được. Nét có 2 hình thức thể hiện :
- Các đường viền của vật thể, đường viền của mặt phẳng, các giao diện, các loại
nét này giúp xác định được hình dạng của vật thể trong không gian (H 2.1)
- Các loại nét tồn tại độc lập (H2.2)

33
(H 2. 1): Nét xác định hình dạng vật thể (H 2. 2): Nét tồn tại độc lập

Nét có 4 loại nét :


- Nét có nghĩa
Là loại nét mà khi thiếu nó sẽ không có nghĩa như mong muốn, tín hiệu cần
thông tin sẽ mất (H2.3)

(H 2. 3): Nét có nghĩa

- Nét cấu tạo:


Là loại nét mà khi thiếu đi một phần của nét mà ta vẫn nhận ra hình thông qua
liên tưởng (H2.4)

(H 2. 4): Nét cấu tạo

34
- Nét đa nghĩa
Là loại nét mang hai nghĩa trở lên (H2.5)

(H 2. 5): Nét đa nghĩa

Hình (H2.5) là biểu tượng của triển lãm tuần kỳ “Biennal Sydnei “ tại nhà hát
Opera Sydney. Ở đây có hai yếu tố cấu thành: một là 2 chữ viết tắt B – S từ
chữ “Biennal Sydnei “, và hai là hình ảnh của con thiên nga. Kiến Trúc Sư
J.Uttron sử dụng hình ảnh ẩn dụ so sánh Opera Sydney như một con thiê n
nga trên biển. Chỉ một động tá c khéo léo kết hợp 2 chữ B- S đã cho ta hình ản
một con thiên nga.
- Nét liên tưởng
Là loại nét nếu t hiếu thì không ảnh hưởng gì nhưng sẽ gây cho ta cảm giác
thiếu, không rõ ràng (H 2.6).

(H 2. 6): Nét liên tưởng

Khả năng biểu hiện của nét trong nghệ thuật tạo hình được tríc h từ Landscape
Architecture như sau :

35
Ngoài ra nét còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tạo hình. Nó có thể liên
kết các hình lại với nhau (H2.7)

(H 2. 7): Nét tạo sự liên kết

36
Nét có khả năng xác định hình, khối, không gian (H2.8)

(H 2. 8): Nét tạo hình, khối

Nét được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế, từ thiết kế logo (H2.9), thiết kế thời
trang (H2.10) hay kiến trúc(H2.11)...

(H 2. 9): nét ứng dụng trong thiết kế logo

( H 2. 10): Nét ứng dụng trong thiết kế thời trang (H 2. 11): Nét ứng dụng trong kiến trúc

Diện:
37
Một đường trải dài theo một hướng sẽ tạo thành một diện. Diện có hai chiều dài và
rộng nhưng không có chiều sâu.
Đường chu vi là đặc điểm của một diện, do đó một diện xuất hiện từ những đường
biên, được nhìn từ chính diện hoặc trong phối cảnh. Sức mạnh thị cảm và độ bền
vững của một diện phụ thuộc vào diện tích, chất cảm, màu sắc và nét trong diện.
Một diện ngoài chiều dài và chiều rộng còn có hình dáng, diện tích và phương hướng.

2.1.2. Hiệu quả rung


Mỗi một tín hiệu thị giác hình thành một trường lực riêng của mình. Nếu các tín
hiệu ở gần nhau chúng sẽ hình thành một vùng giao nhau giữa các trường lực riêng
đó. Và con mắt khi quan sát lúc thì bị hút bởi trường lực của tín hiệu thị giác này,
lúc thì bị hút trường lực của tín hiệu thị giác kia. Như vậy, đối với con mắt luôn có
một vùng không ổn định, đấy chính là hiệu quả rung
Tuỳ thuộc vào hình dạng, kích thước cụ thể của tín hiệu thị giác với khoảng cách
giữa chúng ta sẽ có hiệu quả rung nhiều hay ít (H2.12)

(H 2. 12): Hiệu quả rung

Kỹ thuật tạo rung:


- Giảm (tăng) dần đều của nét : Khi ta tạo được sự tăng dần đều độ dày của nét,
thì thực chất ta đã làm giảm dần đều khoảng cách gữa chúng. Sự tăng - giảm
này tạo nên hai chuyển động thị giác ngược chiều nhau → tạo độ rung (H2.13).

(H 2. 13): Kỹ thuật tạo rung bằng cách giảm(tăng) dần đều các nét

- Thay đổi chiều hướng : Khi tat hay đổi chiều hướng của nét thực chất ta đã làm
tăng thêm chuyển động trong hình → tạo độ rung (H2.14).

38
(H 2. 14): Tạo rung bằng cách thay đổi chiều hướng nét

- Cắt, trượt nét : Là việc cắt và sắp xếp lệch nhau (trượt) các nét, như vậy đã tạo
được những hiệu quả về hình và đa phương về chuyển động → tạo độ rung
(H2.15).

(H 2. 15): Tạo rung bằng cách cắt trượt nét

- Giao thoa (chồng các hệ) : Khi ta chồng các hệ đường nét thì thực chất ta đã
tạo được sự giao thoa → tạo độ rung (H2.16).

(H 2. 16): Tạo rung bằng cách giao thoa, chồng hệ

Lưu ý :

- Về nguyên tắc muốn tăng hiệu quả rung của điểm và nét ta cần tạo được sự đối
kháng của lực thị giác (đối kháng về độ lớn; đối kháng về hướng)
- Đối với điểm và nét ta cần giữ một độ đều toàn cục. Độ đều này có thể ở thể
tĩnh hay biến đổi đều.
- Trong thực tế, khi hai hệ đường thẳng song song giao nhau theo một góc càng
nhỏ thì tạo nên một độ rung trong trường giao càng lớn.
2.1.3. Hiệu quả ảo
Đôi khi trong cuộc sống ta thường nghe những lời khuyên ví dụ như các kiến trúc sư thường
khuyên khách hàng của mình sơn trần nhà màu sáng, phòng nhỏ thì nên dùng kính. Cũng có
39
khi ta đi mua quần áo, nhà thiết kế thời trang khuyên người gầy thì nên mặc áo kẻ ngang,
còn người béo thì nên mặc kẻ sọc..v..v.. Phải chăng ở đây chúng ta muốn tạo cho mình một
cảm giác của cái không thật và nếu chúng ta có thể tạo được cái không thật (cái ảo) bằng
những đường nét cụ thể thì đó chính là chúng ta đang tạo hiệu quả ảo.
Như vậy : Hiệu quả ảo là việc lợi dụng những đặc tính của thị giác như tốc độ nhìn hình
cực nhanh, cách nhìn hình khái quát của mắt, diện chú ý rất rộng của thị giác, sự tiếp nhận
nhiều lượng thông tin của mắt cùng một lúc và tạo nên tính lập lờ đa nghĩa trong hình.
Để tạo được hiệu quả ảo có những phương pháp sau :

Thay đổi vị trí của các điểm, nét trong không gian: Khi ta thay đổi vị trí của nét
sẽ tạo nên hiệu quả ảo. Trong kiến trúc, nội thất ứng dụng hiệu quả ảo tạo nên sự
độc đáo thú vị. Kệ sách ở (H2.17) được sắp xếp để nhìn chính diện.

(H 2. 17): Tạo hiệu quả ảo bằng cách thay đổi vị trí các điểm nét

Thực chất cấu trúc của kệ để sách này khi nhìn ở các góc khác là như (H2.18):

(H 2. 18): Nhìn ví dụ 2.18 ở các góc khác

Thay đổi vị trí đường nét trong không gian còn được ứng dụng để thiết kế trang
trí đường phố như ví dụ (H2.19) :

40
(H 2. 19): Ứng dụng hiệu quả ảo trong trang trí đường phố

Tạo hình có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau : Đôi khi ta có thể tạo ra những
hình mà người nhìn nó có thể hiểu theo các cách khác nhau (H2.20)

(H 2. 20): tạo ra hình ảnh với nhiều cách hiểu khác nhau

Qua hình (H2.20) ta có thể thấy hai hình ảnh, một là khối lập phương đang bay lên,
hai là một phần của căn phòng có góc phòng là A.
Việc ứng dụng hiệu quả ảo bằng phương pháp tạo hình thành nhiều nghĩa cũng
được ứng dụng trong cuộc sống như trong thiết kế, trang trí.

(H 2. 21): hai hình trong một hình

41
Ví dụ (H2.21) người xem có thể nhìn thấy được 2 hình trong cùng trong một hình.
Một là hình đầu con chó sói, một hình là hình cô gái quàng khăn đỏ.

Sự kết hợp giữa thực tế và tạo hình: Sự kết hợp giữa thực tế và tạo hình trong cùng
một không gian cũng tạo ra hiệu quả ảo rất mạnh.

(H 2. 22): kết hợp tạo hình với thực tế (H 2. 23): Kết hợp tạo hình với thực tế

Ví dụ (H2.22) và (H2.23) là hình ảnh thiết kế trang trí đường phố. Trên thực tế
những con đường này là những mặt phẳng, nhưng do người thiết kế tạo hình lợi
dụng không gian 3d thực tế và tạo hình ra những hiệu ứng 3d ảo để đánh lừa thị
giác của người xem nó.
Tạo hiệu quả ảo dựa trên đặc tính của đối tượng tạo hình: rong cuộc sống sự sáng
tạo là không có giới hạn. Vì vậy các nhà thiết kế đã vô cùng sáng tạo khi dựa trên
những đặc tính của đối tượng để tạo ra những hiệu quả ảo bất ngờ.

(H 2. 24); Tạo hiệu quả ảo dựa trên đặc tính của đối tượng

Ví dụ (H2.24) khiến người xem tưởng rằng hai chiếc cốc này đang đựng nước.
Nhưng trên thực tế hai chiếc cốc này không có nước. Những cảm giác mà người
xem có được bởi người thiết kế tạo hình dựa trên công dụng chính của chiếc cốc là
đựng nước để tạo ra hiệu quả ảo, khiến người xem lầm tưởng, từ sự lầm tưởng đó
tạo ra tính bất ngờ, sự bất ngờ thì luôn làm cho con người cảm thấy thú vị.

42
Ngoài ra trong hiệu quả ảo còn được ứng dụng
trong nhiếp ảnh, tạo ra sự tò mò cho người xem

Ví dụ (H2.26) cho ta hình ảnh về một mặt


phẳng với những kẻ sọc. Nhưng nếu thu nhỏ
lại ta lại thấy chân dung một người phụ nữ
mặc áo đỏ (H2.25). Hình thức này tạo được
hiệu quả ảo là do người thiết kế lợi dụng đặc
tính của cường độ lực thị giác của con người
để tạo ra một tấm ảnh hoàn toàn khác với
những bức ảnh thông thường.

(H 2. 25): tạo hiệu quả ảo trong nhiếp ảnh (H 2. 26): Tạo hiệu quả ảo trong nhiếp ảnh

Đôi khi hiệu quả ảo còn tạo ra những chuyển động trên ảnh tĩnh.

(H 2. 27): Hiệu quả ảo tạo ra sự chuyển động trên ảnh tĩnh (H 2. 28); Hiệu quả ảo tạo ra sự
chuyển động
Ví dụ khi nhìn vào hình (H2.27) ta có cảm giác những vòng tròn chuyển động theo
chiều hướng lan tỏa ra. Còn ở hình (H2.28) lại tạo cho ta cảm giác chuyển động
xoáy vào trong.

2.1.4. Bài tập hiệu quả rung và hiệu quả ảo

Dựa vào những kiến thức về hiệu quả rung và hiệu quả ảo. Hãy vẽ một thiết kế về hiệu quả
rung hoặc một thiết kế về hiệu quả ảo, kích thước 10 cm x 15 cm, nội dung tùy chọn, làm tại
lớp.

43
2.2. Phông và hình

2.2.1. Vai trò của phông và hình


Như chúng ta biết hình luôn luôn đi cùng với nền. Nếu ta đặt một cây bút trên quyển vở thì
quyển vở là nền cho cây bút, vẫn quyển vở đó đặt trên bàn thì bàn lại là nền còn vở lại là
hình, tương tự như vậy, bàn đó đặt trong phòng thì phòng lại là nền bàn lại là hình. Qua đó
thấy rằng, hình luôn nằm trên 1 nền. Và nền chỉ là nền khi nó làm cho hình rõ ra.

(H 2. 29): Ví dụ về phông và hình

Ví dụ (H2.29) có thể kể ra : rất nhiều hình và nền, ví dụ các cánh hoa làm nền cho những
nhụy hoa nhỏ, bức tường làm nền cho tranh..v..v..
Trong tạo hình cặp phạm trù hình và nền là cặp phạm trù đầu tiên cần được đề cập tới trước
khi ta giải quyết bài toán về bố cục trên mặt phẳng cũng như trong không gian. Ranh giới
giữa hình và nền là đường viền. Đường viền được phân biệt bởi nguồn sáng.

2.2.2. Các định luật phông hình


Định luật của sự chuyển đổi:
Định luật này còn được gọi là định luật âm – dương, đen – trắng, lồi – lõm. Khi 2
nhóm tín hiệu thị giác xuất hiện trên 1 mặt phẳng mà có tỉ lệ kích thước đối tượng
tương đồng nhau, đồng thời màu sắc của phông tín hiệu này giống với màu sắc hình
của tín hiệu kia sẽ tạo cho thị giác một sự chuyển đổi (H2.30) và (h2.31)

44
(H 2. 30): Hình tròn đen là hình, màu trắng là nền (H 2. 31): Hình trắng là hình, màu đen là nền

Định luật của sự tươn g phản


Định luật của sự tươ ng phản (đối lập) là định luật được các nhà thiết kế hay sử dụng
rộng rãi.
Sự tương phản là mộ t trong những yếu tố để phân biệt giữa hình và nền. khi ta nói
đến khái niệm tươn g phản là ta nói đến sự mâu thuẫn giữa to và nhỏ, sáng và
tối…Các mâu thuẫn càng mạnh, sự tương phản càng lớn, khi đó hình tượng nghệ
thuật của ta càng sinh động.
Tương phản th eo các chiều
hướng ví dụ (H2.32)

Nếu ở nền có chiều hướng sang


phải, thì hình lại có chiều
hướng sang trái.

(H 2. 32): Tương phản theo các chiều


hướng

Tương phản kích thước, hình thể (H2.33)

45
(H 2. 3 3): Tương phản kích thước giữa hình và nền

Ví dụ (H2.2.5) cho thấy hai hình ảnh tương phản giữa kích thướ c, hình dáng
của hình và nền. Nếu nền là hình vuông lớn thì hình lại là hình tròn nhỏ.
Tương phản màu sắc (H2.34)

(H 2. 34): ương phản màu sắc giữa hình với nền.

Ví dụ (H2.34) ch o thấy hình có màu sắc tương phản với nền tạo nên sự nổi bật.
Lẫn lộn phông hình
Lẫn lộn phông hình nhằm luyện khả năng cảm nhận hình phẳng. Lẫn lộn phông
hình nghĩa là cả phông và hình đều có hai vai trò. Khi tín hiệu này là phông thì tín
hiệu kia là hình và ngược lại.

(H 2. 3 5 a): lẫn lộn phông hình (H2.35b)

Qua ví dụ (H2.35a) ta thấy hai hình con cò, khi mảng hình con cò t rắng là phông
thì con cò đen là hình và ngược lại. Tương tự như vậy với hình (H2.35b) khi thì
mảng hình mặt người đóng vai trò là hình khi thì đóng vai trò là phông.
46
Lưu ý

Muốn làm lẫn lộn phông hình ta cần chú ý đến các điểm sau:
Các nét giới hạn các mảng luôn phải là các nét đa nghĩa.
Kích thước của các tín hiệu hình phải tương đối bằng nhau.
Các tín hiệu hình phải đảm bảo tính liên tục và lưu thông từ điểm
này đến điểm khác.
Các tín hiệu hình phải thật sự đan quyện nhau, tránh các hiện tượng khu
biệt của mỗi loại mảng và tình trạng chia nát các mảng.

Việc ứng dụng lẫn lộn phông hình trong tạo hình cũng được nhiều tác giả lựa chọn:
(H 2. 36): Các ví dụ minh họa về việc sử dụng lẫn lộn phông và hình

47
2.2.3. Bài tập tạo hình “lẫn lộn phông hình“
Thiết kế một tác phẩm tạo hình thể hiện rõ sự lẫn lộn giữa phông và hình. Kích thước
10 cm x 15 cm. Nội dung tùy chọn, làm tại lớp.

2.3. Hình khối

2.3.1. Khái niệm


Một diện chuyển động sinh ra khối, trên phương diện khái niệm thì khối có ba chiều :
chiều rộng, chiều dài và chiều sâu.
Hình khối có thể phân tích và chia cắt ra thành

Điểm (góc) là nơi hội tụ của nhiều diện.


Tuyến ( cạnh ) là đường thẳng nơi hai diện gặp nhau.
Diện (diện tích) là giới hạn của một khối (H2.37).

(H 2. 37): điểm sinh ra nét, nét sinh ra diện, diện sinh ra khối

Hình khối có thể đặc hoặc rỗng. Quan niệm thông thường của chúng ta cho rằng hình khối
là hình dạng ba chiều và chúng tồn tại trong không gian ba chiều. Trong không gian ba
chiều, bất cứ mỗi quan hệ nào cũng bị đan xen bởi thành tố thuộc chiều thứ ba. Điều này bắt
buộc người thiết kế phải nghiên cứu vật thể từ nhiều góc độ của tầm nhìn. Mặc dù cả hình
khối và không gian đều được xác định ba chiều, nhưng chúng có sự khác biệt rõ ràng ở chỗ,
hình khối có giới hạn còn không gian thì không có giới hạn.

2.3.2. Các loại hình khối và cách gọi tên


- Khối đa diện đều
Đa diện đều là khối có các diện là các đa giác đều bằng nhau, các góc đa diện bằng nhau. Có
thể ngoại tiếp mỗi đa diện đều bằng một mặt cầu, cũng như có thể nội tiếp trong mỗi đa diện
đều một mặt cầu.
Có 5 loại đa diện đều (H2.38)

48
Tên tiếng việt Tên tiếng anh Số diện Số cạnh Số góc
Tứ diện Tetrahedron 4 6 4
Khối lập phương( lục diện ) Hexahedron 6 12 8
Khối tám mặt ( Bát diện ) Octahedron 6 12 6
Khối 12 mặt (Thập nhị diện) Docdecahedron 12 30 20
Khối 20 mặt (nhị thập diện) Icosahedron 20 30 12

(H 2. 38): Khối đa diện đều

Các đa diện platon được phân thành 2 nhóm và hai nhóm này có kết cấu khác nhau dẫn đến
sức bền cũng khác nhau:
Các đa diện các mặt bên là các tam giác ký hiệu Δ: hệ thanh.
Hệ thanh: gồm các thanh cứng được liên kết với nhau bằng các khớp cầu (nút), lực
sẽ được truyền dọc theo các thanh. hí nghiệm cho thấy các đa diện mà các mặt bên
là các tam giác (Δ) không bị biến dạng, đó là 3 mặt: tứ diện, bát diện, nhị thập diện
(h2.39 a, b, c).

(a) (b) (c)

(H 2. 39 ): Đa diện đều hệ thanh

Các đa diện mà các đỉnh có ba cạnh đồng quy ký hiệu Y: hệ vỏ.


Hệ vỏ: các đa diện có các đỉnh có 3 cạnh đồng quy, đó là các mặt: tứ diện, lập
phương, thập nhị diện (H2.40 a, b, c).

.
(a) (b) (c)

(H 2. 40): Đa diện đều hệ vỏ

49
Qua đó ta thấy có những trường hợp vừa thuộc hệ thanh vừa thuộc hệ vỏ. như tứ diện vừa
thuộc hệ thanh (vì có các mặt Δ) vừa thuộc hệ vỏ (vì có đỉnh Y) đó là các platon chính yếu.
Khối đa diện bán đều
Một đa diện bán đều là một khối có các cạnh bằng nhau, còn các mặt của khối có tại một

đỉnh gồm hơn hai loại mặt đa giác trở lên, được tổ chức theo một quy luật nhất định.
Có 13 loại đa diện bán đều :
Trong 13 đa diện bán đều, có 7 đa diện có thể suy ra từ 5 đa diện đều (platon) bằng cách
cắt cụt các đỉnh một cách thích hợp (H2.41)

(H 2. 41): Khối đa diện bán đều

Quá trình cắt các đỉnh phải tính toán cắt sâu, nông để các mặt mới xuất hiện lại là các đa
giác đều và các cạnh của chúng đều bằng nhau ví dụ (H2.42)

(H 2. 42): Biến đổi đa diện đều thành đa diện bán đều

50
Một lục diện (hình lập phương) nếu ta cắt ở 8 đỉnh không sâu lắm ta sẽ được mặt lục diện
cụt (Hexa cụt) gồm 6 hình bát giác đều và 8 hình tam giác đều (H2.42– b). Nếu cho lát cắt
sâu hơn, hình bát giác trở thành hình vuông, tam giác ở đỉnh sẽ lớn hơn và ta có mặt
Cubocta. Mặt này gồm 6 hình vuông và 8 tam giác đều (H2.42 – c).
Sự biến hoá hình thái của khối đa diện cơ bản có thể bằng nhiều cách:
Thay đổi bề mặt
Thay đổi cạnh.
Cắt giảm hoặc gia tăng các góc.

2.3.3. Bài tập hình khối trong không gian


Dựa vào những hình khối đã học, hãy ứng dụng để tạo hình khối trong không gian, kích
thước 10 x 15cm, nội dung tùy chọn, làm bài tập tại lớp.
2.4. Ánh sáng

2.4.1. Phân loại ánh sáng


Ánh sáng được phân loại qua hai nguồn chính. Dó là ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo.

Đối với ánh sáng tự nhiên có trong cuộc sống như ánh sáng phát ra từ mặt trời, mặt
trăng, sao...Những ánh sáng này sẽ cho hiệu quả khác nhau, phụ thuộc vào các vấn
đề như thời tiết, thời gian (H2.43)...

(H 2. 43): Ánh sáng tự nhiên

Đối với ánh sáng nhận tạo, xuất hiện chủ yếu bởi ánh sáng đèn điện, ánh nến (H2.44)

(H 2. 44): Ánh sáng nhân tạo

51
2.4.2. Ý nghĩa của ánh sáng khi kết hợp với hình khối và màu sắc
Với các ánh sáng khác nhau sẽ tạo ra nhiều hiệu ứng khác nhau. Ví dụ như cũng những
khung cảnh đó, đồ vật đó, khi được chiếu sáng bởi các nguồn khác nhau cũng tạo nên
những thay đổi bất ngờ.
Ánh sáng mặt trời : Thực tế ánh sáng mặt trời là ánh sáng nhiều màu, nhưng mắt
người chỉ có thể nhìn thấy một màu trắng. Ánh sáng này khi chiếu lên một hình
khối tạo ra hình ảnh rõ nét (H2.45).

(H 2. 45): Ánh sáng mặt trời tạo ra hình ảnh rõ nét

Ánh sáng bóng đèn điện trong nhà: Đây là thứ ánh sáng chúng ta gặp phổ biến nhất
trong cuộc sống thường nhật. Nó đến từ nhiều kiểu đèn: loại bóng tròn chiếu từ phía
trên, chiếu xiên. Đặc tính chung là chúng đều dùng loại bóng đèn sáng nóng. Ta
không cảm nhận được màu vàng của dây tóc bóng đèn khi nhìn trực tiếp. Hiện tượng
này do bộ não của chúng ta đã lọc màu vàng. hường nếu bạn đang chụp ảnh hay vẽ
bức hình một chiếc bóng đèn phát sáng trong phòng, sẽ thật hơn nếu bạn để dây tóc
bóng đèn màu trắng. Nếu bạn để dây tóc bóng đèn màu da cam sáng (như trên thực
tế), trông sẽ kém thuyết phục hơn (H2.46).

(H 2. 46): Ánh sáng bóng đèn, điện trong nhà

52
Đôi khi người ta thường sử dụng bóng đèn để chiếu trong các gian hàng, triển lãm
làm tôn lên vẻ đẹp và sự hấp dẫn với khách hàng (H2.47).

(H 2. 47): Ánh sáng trong nhà hàng, triển lãm làm tôn lên vẻ đẹp của các sản phẩm

Ánh sáng huỳnh quang: Ánh sáng huỳnh quang thường được dùng trong những tình
huống cần số lượng bóng nhiều, màu sắc ánh sáng thường xanh lục. Nhưng như đã
biết, trí não con người thường có xu hướng cân bằng màu trắng nên ta vẫn có cảm
giác màu sắc vật thể rất thật. Chúng ta thường bắt gặp ánh sáng này tại công sở, nhà
ga, những toà nhà công cộng và bất cứ nơi nào cần giảm chi phí hoạt động của bóng
đèn (H2.48).

(H 2. 48): Ánh sáng huỳnh quang

Ánh sáng hỗn hợp : Là ánh sáng tổng hợp tự nhiên và nhân tạo thường xuyên xuất
hiện không chỉ trong nhà mà còn bên ngoài môi trường tự nhiên, đặc biệt khi trời nhá
nhem tối hoặc vào ban đêm. Ánh sáng hỗn hợp cho chúng ta những bức ảnh với màu
sắc, cường độ ánh sáng rất thú vị, nhất là khi ánh sáng tự nhiên và dây tóc bóng đèn
có màu xanh, da cam…(H2.49).

(H 2. 49): Ánh sáng hỗn hợp


53
Ánh sáng từ lửa: Loại ánh sáng này, thường được đặt thấp hơn hẳn so với các nguồn
sáng khác: Lửa dưới sàn (bếp lò, lò sưởi,…) hay nến đặt trên bàn, trong khi đó đèn
điện treo trên cao. Rõ ràng, nó sẽ gây ảnh hưởng lên nhiều thứ: từ bề mặt bóng đổ
đến các bóng sáng. Đặc biệt, nguồn sáng này thường xuyên di động (do ánh lửa luôn
bập bùng). Khi ta nhìn vào ánh sáng này luôn tạo cho ta cảm giác ấm áp (H2.50).

(H 2. 50): Ánh sáng từ lửa

Ánh sáng đèn cao áp (trên phố): Trái ngược với ánh sáng của lửa, ánh sáng đèn cao
áp trên các con phố lại được treo cao. Vì vậy khi chiếu lên hình khối cũng tạo ra
những hiệu ứng khác. Giữa hai vật thể chịu tác động ánh sáng loại này sẽ có rất
nhiều bóng đổ. Các vùng sáng nhỏ và chuyển màu tối rất nhanh, làm đường phố vào
đêm có độ tương phản rất cao. (H2.51).

(H 2. 51): Ánh sáng từ đèn cao áp

Ánh sáng nhiếp ảnh (ánh sáng flash): Có rất nhiều ánh sáng sử dụng trong nghệ
thuật nhiếp ảnh nhưng chung nhất vẫn là ánh sáng nhẹ Flash dùng chụp ảnh chân
dung chân dung hay những bức hình khác. Loại ánh sáng này thường dễ nhận ra vì
nó không có bóng đổ(H2.52).

(H 2. 52) : Ánh sáng nhiếp ảnh


54
2.4.3. Bài tập phân tích ánh sáng
Dựa vào những kiến thức về ánh sáng. Hãy chọn một hình ảnh để phân tích các nguồn
sáng, các hiệu quả của ánh sáng đó với vật thể. Ảnh tùy chọn, làm ở nhà.

2.5. Màu sắc


Màu sắc được ví như con đẻ của ánh sáng. Màu sắc chúng ta có thể nhìn thấy được là do sự
cộng hưởng của màu sắc ánh sáng + màu của vật thể + màu của môi trường xung quanh vật
thể + màu sắc khí quyển (H2.53)

(H 2. 53): Cảm nhận màu sắc

2.5.1. Bảng màu và cách pha màu


Thực tế con người đã tìm ra nhiều hệ màu khác nhau để phục vụ cuộc sống. Tuy nhiên các
hệ màu này không giống nhau nhau. Chủ yếu là do phụ thuộc vào không gian màu của mỗi
hệ màu (h2.54).

(H 2. 54): Không gian của màu sắc

Do có các không gian màu khác nhau nên màu sắc của tài liệu được thể hiện trên các thiết bị
khác nhau cũng sẽ không giống nhau. Sự khác biệt về màu sắc có thể phát sinh do hình ảnh
được tạo ra từ nhiều nguồn khác nhau (từ máy quét, từ máy ảnh số…); các phần mềm đồ
họa định nghĩa màu cũng khác nhau; vật liệu in khác nhau (giấy in báo có không gian màu
hẹp hơn giấy couché); và do thiết bị được chế tạo từ các nhà sản xuất khác nhau; tuổi thọ
thiết bị khác nhau…(H2.55)

(H 2. 55): các thiết bị khác nhau có không gian màu khác nhau

55
Sau đây xin giới thiệu một số hệ màu cơ bản :
Mô hình màu cộng (hệ màu RGB):
Màu cộng là nền tảng của mọi màu sắc, vì bắt nguồn từ nguyên lý cảm nhận màu
của mắt. Võng mạc trong đáy mắt người có những tế bào hình nón nhạy cảm với
các màu đỏ (red), lục (green) và lam (blue). Các tế bào này truyền tín hiệu riêng lẻ
đến não bộ, ở đó hình ảnh được tổng hợp thành tất cả màu sắc.
Ngoài ra còn có tế bào hình que nhạy cảm với các sắc độ sáng tối của màu sắc.

Năm 1704, nhà bác học nổi tiếng người Anh Isaac Newton đã phân giải được ánh sáng
trắng thành 7 sắc cầu vồng là tím - chàm - lam - lục - vàng - cam - đỏ, trong đó tím,
chàm, vàng, cam có thể tạo ra từ đỏ, lục và lam. Do đó màu đỏ, lục và lam được xem là
3 màu căn bản (primary colors) để tạo ra bất kỳ màu sắc nào khác (H2.56).

(H 2. 56): Phân tích màu sắc từ ánh sáng trắng

Nguời ta gọi mô hình màu cộng là mô hình RGB. Nguyên lý này được ứng dụng
trong công nghệ chế tạo màn hình tivi, màn hình máy vi tính, kỹ thuật video, chiếu
sáng… Tất cả các màu nằm trong quang khổ khả kiến đều có thể được tạo ra bằng
cách thay đổi cường độ của 3 ánh sáng: red, green, blue (h2.57)

(H 2. 57): Mô hình màu cộng

Mô hình màu trừ (hệ màu CMYK):

56
Nếu mô hình màu cộng bắt đầu từ màu đen (một màn hình tivi trống và cộng màu
R, G, B để có được màu trắng). Thì ngược lại mô hình màu trừ bắt đầu với màu
trắng (một tờ giấy trắng được chiếu bằng ánh sáng trắng và trừ đi màu R,G, B của
ánh sáng trắng để có được màu đen). Mô hình này chủ yếu phục vụ trong in ấn.
Việc loại bỏ ánh sáng R, G, B được thực hiện bằng việc in chồng các màu mực lam
- lục (cyan), đỏ cánh sen (magenta) và vàng (yellow). Mực Cyan có tác dụng hấp
thu ánh sáng red, mực Magenta hấp thu ánh sáng green, mực Yellow hấp thu ánh
sáng blue (H2.58).

(H 2. 58): phân tích màu trừ trong in ấn

Bất kỳ màu nào trong khoảng màu


phục chế (CMYK gamut) đều có thể
đạt được bằng cách thay đổi tỷ lệ
mực màu C, M, Y. Mô hình màu trừ
được sử dụng cho kỹ thuật nhiếp ảnh
màu hiện đại và trong tất cả các quá
trình in màu công nghiệp. Trên thực
tế do mực in không tinh khiết nên khi
3 màu C, M, Y chồng lên nhau vẫn
không tạo ra được màu đen thật sự.
Và ngành in phải dùng thêm một bản
in với mực đen để bổ trợ cho C, M, Y
để tạo thêm chi tiết và chiều sâu cho
hình ảnh(H2.59).
(H 2. 59): Mô hình màu trừ

Hệ màu HSB:
Hệ màu này chủ yếu ứng dụng vào trong nhiếp ảnh, điện ảnh, thiết kế trên máy
tính…dựa vào 3 yếu tố tạo nên (sắc màu, độ bão hòa màu, độ sáng):

Hue (sắc màu): Thông thường, sắc màu chính là tên của màu. Ví dụ: đỏ, cam, lục…
Các sắc màu khác nhau được biểu diễn trên vòng tròn màu và có giá trị từ 0o đến
360o (H2.60)

(H 2. 60) : Hệ màu HSB

57
Saturation (độ bão hòa màu): Độ bão hòa màu thể hiện độ thuần khiết của màu. Khi
có độ bão hòa cao, màu sẽ sạch và rực rỡ. Khi có độ bão hòa thấp, màu sẽ đục và
xỉn. Độ bão hòa thay đổi từ 0% (xám) đến 100% (H2.61)

(H 2. 61): Độ bão hòa của màu SHB

Như ở ví dụ (H2.61) độ bão hòa tăng dần từ chu vi ra.


Brightness (độ sáng): Độ sáng của một màu mô tả nó sáng hay tối như thế nào.
Độ sáng thay đổi từ 0% đến 100%.

(H 2. 62): Độ sáng của màu SHB

Ví dụ (H2.62) độ sáng tăng dần từ đáy lên đến đỉnh.


Mô hình màu hữu cơ ( màu trong hội họa):
Mô hình màu này chủ yếu dùng trong hội họa, lấy ba màu là vàng, đỏ, Lam làm
màu gốc (H2.63)

(H 2. 63): Mô hình màu hữu cơ

58
Từ ba màu gốc có th ể tạo ra các màu khác nhau dựa vào tỷ lệ của các màu. Nếu pha
tất cả các màu với nh au sẽ tạo ra màu xám. Đối với hệ màu này có sự khác biệt với
hai hệ trên ở chỗ tron g khi pha có màu đen và màu trắng để tạo ra n hiều sắc độ
màu khác nhau (H2.64).

(H 2. 64): Màu gốc và bảng pha màu hữu cơ

2.5.2. Sắc độ, cường độ và ga m màu


Sắc độ(Tone) : Là chỉ độ đậm hay nhạt của một màu nào đó khi pha v ới các màu
khác (H2.65).

(H 2. 65): Sắc độ

Tuy nhiên trong bảng màu có những màu thuộc màu vô sắc như đen, trắng, ghi
(xám) (H2.66).

(H 2. 66): Màu vô sắc

59
Cường độ : Là chỉ mức độ mạnh hay yếu của một màu nào đó khi pha với màu đen
hay màu trắng – cảm quan thị giác là độ thắm của màu (H2.67)

(H 2. 67): Cường độ

Gam màu : Là sự sắp xếp các màu có các đặc tính giống nhau trong cùng một
tổng thể.
- Gam nóng: Là những màu gây ra cảm giác gần, và ấm nóng tạo nên sự kích thích
thị giác (H2.68).
- Gam lạnh: Là những màu gây ra cảm giác xa và lạnh(H2.68).

(H 2. 68): Gam màu

2.5.3. Các yếu tố tâm lý về màu sắc


Các nghiên cứu cho thấy rằng 85% các khách hàng mua sản phẩm là do những động lực
thúc đẩy nhất thời. Chính vì thế mà vấn đề thiết kế màu sắc được các nhà sản xuất ngày
càng coi trọng hơn. Theo một chuyên gia tư vấn về phối màu – Alain Chrisment: “Màu sắc
chính là thông điệp đầu tiên của sản phẩm hướng đến người tiêu dùng và người tiêu dùng
cũng sẽ cảm nhận được điều này ngay lập tức”.
Tuy nhiên, tầm quan trọng và ý nghĩa thực sự của màu sắc thương hiệu không đơn giản như vậy.
Tại sao thương hiệu Coke mang màu đỏ? Thương hiệu UPS lại có màu nâu? Còn IBM là màu
xanh da trời? Những ông chủ của những thương hiệu lớn này, hơn ai hết, là những người hiểu rõ
nhất việc chọn lựa màu sắc thương hiệu không phải là một quyết định ngẫu hứng.
60
Ngoài ý nghĩa là yếu tố tác động lên mặt xúc cảm và trong đó thị giác là quan trọng nhất,
màu sắc còn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc khơi gợi trí nhớ của người tiêu dùng
đối với thương hiệu. Nó kích thích tất cả những cơ quan cảm xúc và truyền đạt một cách
nhanh nhanh nhất thông điệp mà nhà sản xuất muốn gửi đến khách hàng, đồng thời giúp
việc gợi lại tính chất và hình ảnh của sản phẩm được dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, khi đi sâu vào khía cạnh tâm lý của màu sắc, thì đây lại là một vấn đề khá phức
tạp. Tùy theo văn hóa, xứ sở và các ngành công nghiệp khác nhau mà màu sắc có những giá
trị biểu đạt khác nhau. Trong khi người Anh thích màu xanh non của rau cải thì người Pháp
cho đó là màu của sự giả tạo. Một chiếc máy hút bụi tím sẽ dễ dàng được chấp nhận tại Anh,
nhưng tại Ý, đó là màu của tang tóc. Vì thế, để sản phẩm được chấp nhận tại thị trường nước
ngoài, nhà sản xuất đôi khi phải thay đổi màu sắc thương hiệu trên cùng một loại sản phẩm.
Không mang tính tuyệt đối, song trong một cuộc nghiên cứu tại Mỹ gần đây, các chuyên gia
về phối màu đã đưa ra những gợi ý về ý nghĩa phổ biến nhất của màu sắc trong kinh doanh
như sau:
Màu xanh da trời
Có thể được xem như màu của niềm tin, sự tin cậy và an toàn, được đảm bảo về tài chính.
Đây là màu của bầu trời và biển cả nên nó rất được nhiều người ưa chuộng vì sự trong sáng
và mát mẻ. Màu xanh da trời thường được lựa chọn làm màu chủ đạo khi thể hiện logo, biểu
tượng hay thương hiệu sản phẩm của các cơ quan tài chính vì thông điệp mà nó mang đến
cho khách hàng là sự ổn định và tin tưởng.
Pepsi là một trường hợp đặc biệt khi không ngần ngại sơn vỏ hộp cũng như để thương hiệu
của mình mang màu xanh da trời, mặc dù màu này rất ít được các nhà sản xuất hàng tiêu
dùng lựa chọn. Giám đốc bán hàng và tiếp thị quốc tế của hãng Pepsi, ông John Swanhaus -
người đã có quyết định lựa chọn này đã giải thích: “Màu xanh mà chúng tôi đã chọn là một
màu hiện đại và bình yên” (H 2.69).

(H 2. 69): Thương hiệu pepsi

Màu đỏ
Đây là màu sắc tác động trực tiếp lên tuyến yên của bạn, làm tăng nhịp đập của con tim và
là nguyên nhân khiến bạn thở nhanh hơn. Nó còn được gọi là màu của chiến tranh và quyền
lực. Chính vì vậy mà nó thường được ưu tiên dành cho các nhãn hiệu hàng hóa cao cấp và
xe hơi thể thao. Giám đốc điều hành hãng Renault khẳng định “dùng màu đỏ sẽ giúp các
đường thẳng và các góc cạnh của chiếc xe được bộc lộ rõ nét hơn, do đó chiếc xe sẽ mang
dáng thể thao và mạnh mẽ hơn khi lăn bánh” (H2.70).

61
(H 2. 70): Hãng Renault
Và đây cũng là màu thu hút sự chú ý của mọi người nhiều nhất, thể hiện sự năng động, tràn
đầy năng lượng và tạo ra cảm giác khêu gợi, kích thích trí tò mò. Nó cũng gợi nên sự đam
mê, tình yêu và lòng ham muốn, mà không một màu sắc nào khác có thể làm được điều này.
Tuy nhiên, đôi khi nó cũng khiến nhiều nhà sản xuất phải cân nhắc khi quyết định lựa chọn
màu này cho thương hiệu của mình, vì nó cũng là “tín hiệu” của sự nguy hiểm và tình trạng
nợ nần.
Màu xanh lá cây
Một thời gian dài trong quá khứ, màu xanh lá cây hầu như trở nên “cấm kỵ” vì là màu của
ma quỷ vào thời Trung Cổ. Nhưng ngày nay, quan niệm lỗi thời đó đã không còn nữa, xanh
lá cây trở nên rất thông dụng đối với các sản phẩm tiêu dùng.
Màu xanh lá cây được coi là màu của mùa xuân, của sự đổi mới và sức khoẻ. Nó cũng mang
lại những cảm giác yên ả và thanh bình. uy nhiên, ý nghĩa của màu sắc sẽ lập tức thay đổi
nếu như có một chút biến đổi về sắc thái trong màu xanh lá cây. Mầu xanh lá cây đậm
thường liên quan đến của cải và sự giàu có, thanh danh và uy tín. Trong khi đó, màu xanh lá
cây nhạt thể hiện sự điềm tĩnh, êm đềm (H2.71).

(H 2. 71): Các thương hiệu sử dụng logo là màu xanh lá cây

Mặc dù được nhiều nhà sản xuất hàng tiêu dùng lựa chọn, nhưng màu xanh lá cây đặc biệt
không thích hợp với các sản phẩm nội thất. Trong trường hợp này, nó trở nên rất phản cảm
với khách hàng.
Màu vàng
Trong đời sống xã hội, màu vàng thường được liên tưởng đến ánh nắng chói chang của mặt
trời. Vì vậy, thông điệp mà nó đưa ra là chủ nghĩa lạc quan, tích cực, là ánh sáng và sự ấm
áp. Mọi sắc thái khác nhau của màu vàng đều là động lực kích thích óc sáng tạo và mở ra
những 62
năng lực tiềm ẩn của con người. Thông thường, đôi mắt sẽ nhận ra màu vàng tươi trước các
màu sắc khác, vì vậy muốn thiết kế của mình nổi bật người thiết kế nên chọn màu vàng
(H2.72).

(H 2. 72): Sử dụng logo là màu vàng

Màu đỏ tía
Đỏ tía là màu thích hợp nhất cho các dạng sáng tạo. Với sự pha trộn giữa sự đam mê của
màu đỏ và sự êm ả của màu xanh da trời, ý nghĩa biểu đạt của nó mang một chút gì đó vừa
huyền bí, vừa tinh tế, vừa có tính chất tâm linh, đồng thời lại thể hiện sự trung thành. Đây là
màu của hoa oải hương, mà như ta đã biết, hoa oải hương thể hiện sự luyến tiếc và tính đa
cảm (H2.73).

(H 2. 73): Những logo sử dụng màu đỏ tía

Màu hồng
Thông điệp mà màu hồng đưa ra phụ thuộc vào độ đậm nhạt của màu sắc. Màu hồng đậm
thể hiện năng lượng, sự trẻ trung, hóm hỉnh và kích động. Nó được xem như rất thích hợp
với những sản phẩm không đắt tiền lắm và thuộc về thế giới thời trang của giới trẻ. Trong
khi đó sự xuất hiện của màu hồng nhạt khiến người ta liên tưởng tới sự ủy mị, đa cảm. Còn
màu hồng phớt lại là biểu tưởng của sự lãng mạn (H2.74).

(H 2. 74): Những logo sử dụng màu hồng

Màu da cam
Đây là màu của sự vui vẻ, cởi mở, hài hước và tràn đầy sinh lực. Màu đỏ pha trộn với sự trẻ
trung và sức sống của màu vàng, màu cam được xem như màu của tính tập thể và rất hợp
với thế giới trẻ thơ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự xuất hiện của gam màu cam nhẹ hơn
sẽ có tác dụng lôi cuốn và mở rộng quy mô thị trường (H 2.75).

63
(H 2. 75): Sử dụng màu da cam trong thiết kế 60 năm thành lập trường của Học viện Công nghệ
Bưu chính Viễn thông
Màu nâu
Không ngẫu nhiên mà màu nâu được coi là màu của thành công. Đây là màu của đất, vì vậy
những thông điệp mà nó truyền tải đến khách hàng và tính đơn giản, lâu bền và sự ổn định.
Tuy nhiên, tác dụng phản cảm mà nó gợi nên đối với khách hàng, đặc biệt là những người
có thói quen và ưa chuộng sự ngăn nắp, sạch sẽ, đó là dễ làm cho họ liên tưởng đến màu của
sự dơ bẩn.
Tuy nhiên, các gam màu nâu khác nhau cũng biểu đạt những ý tưởng và có ý nghĩa khác
nhau. Màu nâu đỏ thường tạo ra cảm giác phóng to tầm nhìn lên. Vì tác dụng này mà màu
nâu thường có xu hướng được sử dụng để che dấu sự lộn xộn và thiếu sạch sẽ. Nó chính là
sự lựa chọn hợp lý của các hãng công nghiệp và vận chuyển bằng xe tải (H2.76).

(H 2. 76): Sử dụng màu nâu trong thiết kế

Màu đen
Đây là gam màu sắc cổ điển, vừa thể hiện sự trang trọng, vừa thể hiện quyền lực. Ngoài ra
nó còn là màu của sự tinh tế và huyền bí. Ngày nay, nó hay được sử dụng trong những sản
phẩm xa xỉ, đắt tiền và có giá trị. Màu đen còn giúp bộc lộ ra cảm giác trang trọng nên cũng
hay được dùng trong các dòng sản phẩm công nghệ cao.
Bên cạnh đó thì nhược điểm cơ bản nhất của màu đen là nó khiến cho sản phẩm trông nặng
nề hơn (H2.77).

64
(H 2. 77) : Logo sử dụng màu đen

Màu trắng
Đây là màu gợi nên sự đơn giản, sạch sẽ và thanh
khiết. Màu trắng như là màu của sự sáng chói, vì nó
ngay lập tức được thu nhận vào tầm mắt của con
người. Đối lập với màu đen, màu trắng sẽ cho cảm
giác sản phẩm trông có vẻ nhẹ hơn.
Tuy nhiên, màu trắng cũng có những ý nghĩa trái
ngược nhau. Đặc biệt, với người châu Á, đây là màu
của tang tóc (H2.78).

(H 2. 78): Logo sử dụng màu trắng

Tất cả các màu sắc nói trên đều có thể được phân loại thành hai gam màu cơ bản: gam màu
nóng và gam màu lạnh. Nói chung, các màu được xếp vào gam màu ấm như đỏ, vàng
thường phát ra những thông điệp về chính bản thân nhà sản xuất, đó là sinh lực và năng
lượng dồi dào. Trong khi các màu sắc được xếp vào gam lạnh, như màu xanh da trời lại thể
hiện sự bình yên và hướng tới sự phục vụ khách hàng. uy nhiên, việc làm sáng hơn các gam
màu lạnh sẽ làm tăng sự tác động lên cảm xúc của người tiêu dùng, nhưng đồng thời lại làm
giảm đi thông điệp mà nó hướng tới là phục vụ khách hàng.

2.5.4. Bài tập về màu sắc


Dùng màu bột ( hoặc màu oát ) vẽ vòng tròn thuần sắc theo mẫu (H2.79), kícch thước
trong khổ giấy A3 làm tại lớp.

(H 2. 79): Bài tập màu sắc


65
2.6. Không gian

2.6.1. Phối cảnh không gian


Phối cảnh không gian là hình thức tạo hình 3d trên mặt phẳng. Để tạo hình được ta cần xác
định hai yếu tố quan trọng đó là đường chân trời và điểm tụ.
Đường chân trời là một đường thẳng giả định là ranh giới giữa trời và đất tại vô cùng.
Trong khi đó điểm tụ lại là một hình thể giả định tồn tại ở vị trí vô cùng (một điểm). Từ hai
yếu tố trên ta có 3 cách cơ bản để phối cảnh như sau :
Phối cảnh 1 điểm tụ:
Các bước dựng (H2.80), ta xác định đường chân trời, sau đó xác định vật thể tồn tại ở
vô cùng (1). Sau đó kẻ những đường trùng khớp với các tuyến (cạnh ) vật thể mà
mình muốn vẽ. Tiếp đến kẻ những đường thẳng song song với nhau để xác định giới
hạn hình thể cần vẽ.

(H 2. 80): Phối cảnh một điểm tụ

Phối cảnh một điểm tụ ứng dụng trong thiết kế phong cảnh, môi trường (H2.81), (H2.82)

(H 2. 81): Phối cảnh trong không gian (H 2. 82): Phối cảnh đô thị

66
Phối cảnh một điểm tụ ứng dụng trong thiết kế nhân vật (H2.83)

(H 2. 83): ứng dụng phối cảnh một điểm tụ trong thiết kế nhân vật

Phối cảnh 2 điểm tụ:


Đối với những góc ta thấy hình có nhiều diện hơn thì ta phải dùng phương pháp phối
cảnh theo hai điểm tụ. Đầu tiên, xác định đường chân trời. Sau đó xác định các điểm
hình tại vô cùng (1) và (2). Sau đó kẻ những đường trùng khớp với các tuyến (cạnh )
vật thể mà mình muốn vẽ. Tiếp đến xác định giới hạn của vật thể bằng các đường
song song (H2.84).

(H 2. 84): Phối cảnh hai điểm tụ

Ứng dụng để vẽ một chiếc hòm có nắp (H2.85)

(H 2. 85): Ứng dụng phối cảnh hai điểm tụ trong vẽ hình

Hay để vẽ không gian đô thị (H2.86) , (h2.87).


67
(H 2. 86): Phối cảnh hai điểm tụ (H 2. 87): Phối cảnh hai điểm tụ trong kiến trúc

Phối cảnh 3 điểm tụ:


Với không gian 3 điể m tụ thì có phần phức tạp hơn. Đầu tiên vẫn là xác định đường
chân trời, sau đó là hai điểm tụ như ở trên. Ngoài ra còn cần xác địn h thêm 1 điểm tụ
nữa. Điểm tụ này ở trên hay ở dưới phụ thuộc vào góc nhìn của ta đối với vật. Nếu mắt ta
ở vị trí thấp hơn vật, thì điểm tụ phải ở phía trên đường chân trời. V à ngược lại, nếu mắt
ta ở phía trên vật thì điểm tụ lại nằm ở phía dưới đường chân trời (h2.88).

(H 2. 88): Phối cảnh ba điểm tụ (H 2. 89): Phối cảnh b a điểm tụ

Như ví dụ (H2.89) ta thấy hì nh ảnh một tòa nhà cao tầng, và người vẽ nó đan g ở vị trí thấp.

2.6.2. Các hình thức bố cục k hông gian cơ bản


Không gian bên trong một không gian :
Một không gian lớn chứa đựng bao bọc trong nó một không gian nh ỏ hơn. Tính liên tục
về trường nhìn về không gian giữa hai không gian này dễ dàn g được điều tiết nhưng
không gian nhỏ hơn được chứa đựng phải phụ thuộc vào không gian lớn hơn.

68
(H 2. 90): Không gian bên trong một không gian

Như ví dụ minh họa (h2.90) cho thấy không gian (2) nằm trong không gian (1) và
phụ thuộc vào không gian (1). Hình thức này được ứng dụng để thiết kế kiến trúc
hay trong game (H2.91).

(H 2. 91): Ứng dụng không gian bên trong một không gian trong game

Hình (H2.91) là một thiết kế không gian bên một không gian trong game “Half life”
Không gian lồng ghép:
Là sự liên hệ lồng ghép của các không gian với
nhau. Kết quả của việc gối lên nhau của 2 không
gian làm nổi bật vùng không gian chung. Khi lồng
ghép vào nhau trong trạng thái như vậy, mỗi
không gian vẫn duy trì được đặc tính riêng. Hình
thái bố cục dạng này có thể hình thành theo các
cách thức sau:
- Vùng không gian chung có thể được chia đều
cho mỗi không gian(H2.92).

(H 2. 92): Không gian lồng ghép

69
- Vùng không gian chung có thể kết hợp với một trong hai không g ian để tạo thành
một thể trọn vẹn(H2.93).

(H 2. 93) : Không gian lồng ghép

- Vùng không gian c hung có thể phát triển trở thành một chủ thể độc lập riêng biệt
có tính năng nối kết hai không gian gốc (H2.94).

(H 2. 94): Không gian lồng ghép

Không gian lồng ghép được sử dụng rộng rãi trong các thiết kế game (H2.95),
hay kiến trúc (H2.96).

(H 2. 95): Không gian lồng ghép ứng dụng trong gam e

70
(H 2. 96): Không gian lồng ghép trong kiến trúc

Không gian kế cận:


Hình thái liên kết không gian kiểu liền kề rất phổ biến trong kiến trúc, thiết kế game
Nó cho phép mỗi không gian có thể được xác định rõ ràng, tương ứng với những
chức năng, những yêu cầu biểu trưng riêng biệt. Mức độ liên tục về không gian, về
thị cảm giữa hai không gian phụ thuộc vào bản chất của mặt ngăn chia (H2.97).

(H 2. 97): Không gian kế cận

Không gian được liên kết bởi 1 không gian chung:


Hai không gian cách xa nhau có thể được liên kết với nhau băng một không gian
gián tiếp thứ ba. Sự liên hệ về tầm nhìn, về không gian giữa hai không gian phụ
thuộc vào bản chất của không gian thứ ba mà chúng cùng kết nối này(H2.98).

(H 2. 98): Không gian được liên kết bởi không gian chung
71
2.6.3. Bài tập dựng bố cục không gian theo các điểm tụ
Dựng một bố cục không gian theo các điểm tụ. Kích thước bài tập 20 x 20 cm. Hình ảnh,
nội dung tùy chọn, làm tại lớp.

2.7. Chất liệu

2.7.1. Chất liệu trong tự nhiên


Trong tự nhiên chất liệu vô cùng phong phú và đa dạng. Khi thì có những bề mặt tồn tại
dưới dạng sần sùi khi thì có những bề mặt nhẵn nhụi...vv..đó cũng là yếu tố để người thiết
kế tạo hình ứng dụng vào trong các tác phẩm của mình (H2.99), (H2.100).

(H 2. 99): Chất liệu tự nhiên

(H 2. 100): Chất liệu tự nhiên

2.7.2. Cách tạo chất trong tạo hình


Tạo chất bằng điểm :
Là việc sử dụng những điểm để chấm
các điểm ảnh trên một mặt phẳng để
tạo chất, tạo hình (H2.101), (H2.102)

(H 2. 101): Tạo chất bằng điểm

72
(H 2. 102): Tạo chất bằng điểm

Tạo chất bằng nét :


Là việc sử dụng nét để tạo chất và tạo hình (H2.103), (H2.104).

(H 2. 103): ứng dụng tạo chất bằng nét (H 2. 104): ứng dụng tạo chất bằng nét

Tạo chất bằng mảng:


Là việc sử dụng những mảng lớn để tạo chất, tạo hình (H2.105), (H2.106)

(H 2. 105): Tạo chất bằng mảng (H 2. 106): Tạo chất bằng mảng

73
Tạo chất bằng họa tiết , chữ, số...:
Là việc sử dụng họa tiết, hoa văn, chữ và số để tạo chất trong tạo hình (H2.107),
(H2.108), (H2.109), (H2.110).

(H 2. 107): Tạo chất bằng chữ (H 2. 108): ạo chất bằng chữ

(H 2. 109): Tạo chất bằng họa tiết, hoa văn (H 2. 110): tạo chất bằng họa tiết

Tạo chất bằng các chất liệu có sẵn:


Là việc sử dụng những chất liệu có sẵn trong tự nhiên, hoặc chất liệu do con người
tạo ra với các mục đích khác (chất liệu tổng hợp ) để tạo ra một chất liệu mới phục
vụ cho thiết kế tạo hình (H2.111), (H2.112), (H2.113), (H2.114).

74
(H 2. 111): Tạo chất bằng chất liệu có sẵn (tổng hợp) (H 2. 112): Tạo chất bằng chất liệu có sẵn

(H 2. 113): Tạo hình bằng chất liệu có sắn (H 2. 114): Tạo hình bằng chất liệu có sẵn

2.7.3. Bài tập tạo chất


Chọn một trong những hình thức tạo chất liệu trên để tạo chất cho một hình ảnh tùy
chọn. Kích thước bài tập 15 cm x 20 cm, nội dung tùy chọn, làm tại lớp .

75
2.8. Bố cục
Trong bố cục có các yếu tố cần chú ý : mảng chính và mảng phụ.

- Mảng chính : là những mảng hình quan trọng, những mảng hình chính thường được làm
nổi bật, thu hút sự chú ý của mắt người xem nhằm truyền tải những nội dung quan trọng mà
người thiết kế gửi tới người xem.

- Mảng phụ : Là những mảng hình nền, hỗ trợ cho mảng chính nổi bật. Thường những mảng
phụ được người thiết kế sử dụng những gam màu trầm nhằm làm nổi bật những mảng chính.

2.8.1. Bố cục đăng đối (đối xứng)


Là hình thức sắp xếp, sử dụng các họa tiết, hình ảnh đều nhau về kích thước, giống nhau về
màu sắc, chi tiết và đậm nhạt và đặt đối xứng với nhau qua 1 trục, qua nhiều trục hay đ ối
xứng với nhau qua tâm (H2.115).

(H 2. 115):Bố cục đăng đối

Bố cục đăng đối được sử dụng nhiều trong các thiết kế tạo hình như thiết kế logo (H2.116).

(H 2. 116): Bố cục đăng đối ứng dụng trong thiết kế logo

Hay được ứng dụng trong kiến trúc (H2.117) và nhiếp ảnh (H2.118)...

76
(H 2. 117): Đăng đối qua tâm trong kiến trúc (H 2. 118): Đăng đối ứng dụng trong nhiếp ảnh

2.8.2. Bố cục đường diềm


Là hình thức sắp xếp, sử dụng một họa tiết, hình ảnh (có thể là một hình hoặc một nhóm hình)
vẽ lặp đi lặp lại nhiều lần trong một khoảng cách đều đặn, tạo nên một nhịp điệu, hoặc đối xứng
nhau tạo ra sự thăng bằng. Thường thì bố cục đường diềm phát triển theo các đường ngang, dọc.
Khi phát triển theo đường ngang thì bố cục được giới hạn bởi trên và dưới, trong khi đó hai bên
trái phải thì không có giới hạn. Khi phát triển theo đường dọc thì bố cục lại được giới hạn bởi
hai bên trái, phải còn phía trên và phía dưới thì không có giới hạn (H2.119).

(H 2. 119): Bố cục đường diềm

Hay được ứng dụng trong các thiết kế (H2.120), (H2.121)…

(H 2. 120): Ứng dụng bố cục đường diềm (H 2. 121): ứng dụng bố cục đường diềm
trong kiến trúc
2.8.3. Bố cục dàn trải
Là hình thức sắp xếp và sử dụng họa tiết, hình ảnh vẽ lặp đi lặp lại nhiều lần trong một khoảng
cách đều đặn, hoặc tạo thành một nhịp điệu đều đặn trên 1 mặt phẳng diện rộng. Cảm

77
quan thị giác khi nhìn vào bố cục dàn trải là không có giới hạn trên, dưới, phải, trái
(H2.122), (H2.123).

(H 2. 122): Bố cục dàn trải (H 2. 123): Bố cục dàn trải

Bố cục dàn trải được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế vải hoa (H2.124), sàn nhà (H2.125)...

(H 2. 124): ứng dụng bố cục dàn trải trong thiết kế vải hoa (H 2. 125): ứng dụng bố cục dàn trải
trong thiết kế sàn nhà
2.8.4. Bố cục tự do
Là việc sắp xếp và sử dụng các họa tiết, hình ảnh tự chọn. Bố cục do người tạo hình sáng
tạo ra nhằm hướng đến mục đích cá nhân của mỗi người (H2.126).

(H 2. 126): Bố cục tự do

78
Ứng dụng linh hoạt trong tất cả các lĩnh vực thiết kế , như thiết kế web (H2.127), thiết kế
poster (H2.128)...

(H 2. 127): Bố cục tự do trong thiết kế web

(H 2. 128) : Ứng dụng bố cục tự do trong thiết kế poster (H 2. 129): Ứng dụng bố cục tự do
trong thiết kế poster
Ở các ví dụ trên ta thấy chủ yếu người thiết kế dựa trên những nguyên tắc trong tạo hình
của nghệ thuật thị giác. Những nội dung đó sẽ được giới thiệu ở phần chương 3. Cụ thể hơn
ví dụ (H2.129) được xây dựng bố cục theo sự tương phản về hình. Nếu ở bên dưới là hình
ảnh một thiếu nữ nằm trên bãi biển với vòng 3 đồ sộ, thì ở bên trên lại là hình ảnh của
những nam giới gầy gò, nhỏ bé. Chính sự tương phản này tạo sức hút đối với người nhìn nó.

79
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC TRONG TẠO HÌNH

CỦA NGHỆ THUẬT THỊ GIÁC

3.1. Tỷ lệ

3.1.1. Tỷ lệ vàng
Tỷ lệ vàng là hình thức tỷ lệ người Hylạp cổ thường dùng, tỷ lệ này được thể hiện trong
hình chữ nhật vàng (H3.1).

(H3. 1): Cách tính tỷ lệ vàng

Hình chữ nhật vàng là hình chữ nhật có tỷ lệ các cạnh 1:1,618 (a=1; b=1,6 18). Từ hình chữ
nhật vàng ta có thể chia thành một hình vuông và một hình chữ nhật vàng và cứ tiếp như vậy
mãi (H3.2).

(H3. 2) : Tỷ lệ vàng

Việc ứng dụng tỷ lệ vàng và o trong thiết kế cũng được các nhà thiết kế sử dụng rộng rãi và
đạt hiệu quả cao trong những thiết kế logo (H3.3), (H3.4).

80
(H3. 3): Ứng dụng tỷ lệ vàng trong thiết kế logo Peppsi

(H3. 4): Ứng dụng tỷ lệ vàng trong thiết kế logo của apple
Ngoài ra tỷ lệ vàng cũng được ứng dụng trong lĩnh vực nhiếp ảnh (H3.5), (H3 .6)

(H3. 5): Ứng dụng tỷ lệ vàng trong nhiếp ảnh (H3. 6): Ứng dugnj tỷ lệ vàng trong nhiếp ảnh

81
Các nhà kiến trúc sư cũng không thể bỏ nguyên tắc này, với một công trình kiến trúc cổ xưa
– Đền Pathenon có chu vi ứng với thiết diện vàng (H3.7).

(H3. 7): ứng đụng tỷ lệ vàng trong kiến trúc

Cả những nhà thiết kế tạo dáng công nghiệp cũng ứng dụng tỷ lệ vàng (H3.8).

(H3. 8): ứng dụng tỷ lệ vàng trong tạo dáng côgn nghiệp

Ngoài tỷ lệ vàng, còn có tỷ lệ bậc 2, là một biến thể của tỷ lệ vàng (H3.9).

a b
(H3. 9): Biến thể của tỷ lệ vàng (tỷ lệ bậc 2)
Qua quan sát ta thầy hình chữ nhật (b) có những tính chất không giống với một
hình chữ nhật thường, vì nó có thể chia thành 2 hình mà hai hình này có đường
chéo thẳng góc với đường chéo của hình lớn.
Ngoài ra tỷ lệ này còn được thể hiện theo cách khác (tỷ lệ 1/3) như (H3.10) :

82
(H3. 10): Cách tính khác của tỷ lệ bậc 2 ( Tỷ lệ 1/3)

Theo như hình (H3.10) thì những mảng chính nên đặt ở những điểm giao nhau của các
đường chia, bởi đây là những điểm vàng của mỗi một mặt phẳng có giới hạn.

3.1.2. Bài tập tạo hình theo t ỷ lệ vàng


Hãy ứng dụng tỷ lệ vàng để tạ o ra một sản phẩm tạo hình với kích thước 10 x 15 cm.
Nội dung tùy chọn, làm tại lớp.

3.2. Nhịp điệu

3.2.1. Khái niệm

Nhịp điệu là sự lặp đi lặp lại trong thiên nhiên một cách có tổ chức đó là vần luật, nhịp điệu;
ví như: sự lặp lại của ngày vàà đêm trong ngày, của bốn mùa trong năm. Sự lặp đi lặp lại đó
gọi là vần luật, nhịp điệu, gây cho con người cảm giác nhất định.

Đây cũng là một hiện tượng thường thấy trong bố cục nghệ thuật, như trong thơ ca, âm nhạc
chẳng hạn. Từ những chữ, những câu, những âm sắc đơn lẻ, người ta sắp xếp chúng theo
một quy luật nào đó mà thong quan bài thơ, bản nhạc biểu đạt được chủ đề mà tác giả mong
muốn. Nhịp điệu được ứng dụng nhiiều trong thiết kế như hình (H3.11) là một thiết kế đồ
họa cho game:

(H3. 11): Nhịp điệu

83
1.2.2. Các loại nhịp điệu trong tạo hình
(H3.12)
Nhịp điệu lên tục: là nhịp điệu sinh ra do sự sắp xếp lại một cách liên tục của một loại
hoặc một số loại thành phần cơ bản .
Nếu sự lặp lại đó do một thành phần cơ bản đặt cạnh nhau, ta có nhịp điệu liên tục
đơn giản. Nếu sự lặp lại đó được tiến hành với hai hay một số thành phần cơ bản ta
có nhịp điệu liên tục phức tạp.

(H3. 12): Ví dụ minh họa chô nhịp điệu

Nhịp điệu tiệm biến: là nhịp điệu thay đổi dần dần một cách có quy luật lớn dần đều
hoặc nhỏ dần đều. Kích thước: lớn đến nhỏ và ngược lại. Màu sắc: nóng đến
lạnh.Chất liệu: sần sùi, nhẵn bóng.
Nhịp điệu lồi lõm : Nhịp điệu lồi lõm là nhịp điệu giao động theo hình sóng, đồng
thời tăng hoặc giảm theo một quy luật.
Nhịp điệu giao thoa : Nhịp điệu giao thoa được tạo thành bởi các thành phần hình
ảnh đan chéo nhau.

3.2.3. Bài tập tạo hình theo nhịp điệu


Ứng dụng nhịp điệu trong tạo hình để làm một sản phẩm tạo hình có tính nhịp điệu,
kích thước 10 x 15 cm. Đề tài tự chọn, làm tại lớp.

3.3. Tương phản và tương tự

3.3.1. Tương phản


Trong cuộc sống đôi khi chúng ta thấy những hình ảnh trái ngược nhau như: To – Nhỏ,
Cao – Thấp, Ngắn – Dài, Vuông – Tròn,
Đen trắng, Màu tương phản...
Như vậy : Tương phản là sự khác biệt, thậm chí trái ngược nhau giữa tín hiệu thị giác này
với tín hiệu thị giác khác trong trường nhìn. Sự khác biệt trong trường thị giác đó gọi là
tương phản (H3.12). Tương phản phụ thuộc vào cường độ ánh sáng phản chiếu. Khi cường
độ ánh sáng hợp lý, độ rõ nhất sẽ là cực đại

84
(H3. 13): Tương phản

Có các hình thức tương phản sau :


Tương phản về hình k hối :
Là sự tương phản về kích thước To – Nhỏ, Ngắn – Dài, Cao – Thấp, Vuông – Tròn
(H3.14).

(H3. 14): Tương phản về hình khối

Tương phản về màu sắ c :


Xét ví dụ (H3.15)

(H3. 15) : Tương phản về màu sắc

Qua ví dụ (H3.15) ta thấy rằng ở hình (a) sự chênh lệch về sắc độ ít nên không nổi
bật. ở hình (b) đã thấ y được sự tách biệt rõ hơn, Nhưng đối với hình (c) thì rất nổi
bật bởi sự tương phản mạ nh mẽ về màu sắc nóng - lạnh.
Tương phản về đậm n hạt:
Sự tương phản về đậ m nhạt cũng tạo nên hiệu quả cao, gây sự chú ý của người xem
tới các tín hiệu thị giá c (H3.16).

85
(H3. 16): Tương phản về đậm nhạt

Qua hình (H3.16) ta thấy ở hình phía bên trái mờ nhạt do các mảng hình có màu
không chênh nhau nhiều về độ đậm nhạt, trong khi đó ở hình phía bên phải các
mảng miếng tách biệt rõ ràng.
Tương phản về chất liệu :
Chất liệu cũng có sự tương phản. Nếu ta đặt những mặt phẳng chất liệu nhẵn bóng
cạnh nhau ta sẽ không thấy hiệu quả không rõ. Nhưng khi ta đặt chất liệu sần sùi
cạnh chất liệu nhẵn bóng thì nổi bật hơn (H3.17).

(H3. 17): ương phản về chất liệu

3.3.2. Tương tự (Vi biến)


- Khi các vật thể có hình khối, bóng đổ, màu sắc khác nhau ít, người ta nói nó có tính chất vi
biến.
- Về tính chất vi biến (tương tự) có tính chất là nó kéo các bộ phận công trình đến gần nhau
tạo thành một thể thống nhất.

(H3. 18): Tương tự (Vi biến)

Như vậy : Vi biến là sự tương phản nhẹ, chuyển biến dần, khác biệt nhau rất ít của các bộ
phận chi tiết thiết kế hay là của bản thiết kế đối với môi trường xung quanh (H3.18).
Tương tự cũng có các hình thức thể hiện như sau :

Vi biến về hình khối :

86
Tương tự được ứng dụng nhiều trong thiết kế. Ví dụ trong kiến trúc có những công
trình ứng dụng giải pháp vi biến tạo ra những công trình tuyệt mỹ như nhà hát Opera
Sydnei (H3.19).

(H3. 19): Vi biến về hình khối

Vi biến về Màu sắc:


Những màu vi biến là
những màu không chênh
nhau quá nhiều về sắc độ
(H3.20).

(H3. 20): Vi biến về màu sắc

Trong thiết kế đôi khi sử dụng những giải pháp vi biến tạo nên sự hài hòa dễ chịu. Ví
dụ (H3.21), các hình được sử dụng có độ chênh về màu rất ít.

(H3. 21): Ứng dụng vi biến trong tạo hình

Trong khi thiết kế web nhiều người cũng ứng dụng vi biến để tạo ra một giao diện
nhẹ nhàng, hài hòa (H3.22), (H3.23).

87
(H3. 22): ứng dụng vi biến trong thiết kế web

(H3. 23): Ứng dụng vi biến trong thiết kế web

Vi biến về đậm nhạt :


Là hình thức sử dụng những mảng hình không chênh nhau quá nhiều về đậm nhạt. Ví
dụ như trong thiết kế thời trang, năm 2013 nở rộ phong trào sử dụng màu pastel kết
hợp với nhau tạo nên sự nhẹ nhàng tinh khiết (H3.24):

88
(H3. 24): Ứng dụng vi biến về đậm nhạt trong thiết kế thời trang

Vi biến về chất liệu:


Là hình thức sử dụng chất liệu tương tự
nhau để nhắc lại trong một thiết kế vd
(H3.25)

(H3. 25): Vi biến về chất liệu

3.3.3. Bài tập tạo hình tương phản và tương tự


Dựa vào những thủ pháp tạo ra sự tương phản và tương tự để làm một bài tập tương
phản hoặc tương tự. Kích thước 10 x 15 cm, nội dung tùy chọn, làm tại lớp.

3.4. Bài tập cuối khóa “Tạo hình và phân tích tác phẩm tạo hình”

3.4.1. Hướng dẫn bài tập “Tạo hình tổng hợp”


Các bước thực hành :
1, Chọn đề tài, ý tưởng
2, Phác thảo bố cục ý tưởng (3 phác thảo) kích thước 15 x 20 cm.
3, Phác thảo màu sắc, đậm nhạt (3 bản ) kích thước 15 x 20 cm.
4, Phác thảo trên bài và làm chi tiết.

89
(H3. 26): Ví dụ bài tập tổng hợp

3.4.2. Thực hành bài tập “Tạo hình tổng hợp”

Thiết kế và tạo hình một sản phẩm tạo hình bằng tay, nội dung màn hình khởi động cho game
(nội dung game tùy chọn). Kích thước 40 x60 có bo viền.Chất liệu màu bột (màu wat).

3.4.3. Hướng dẫn phân tích tác phẩm tạo hình


Cấu trúc một bài phân tích bao gồm :

- Mở bài:
Nêu tóm tắt nội dung, nguồn gốc tác phẩm, tác giả. Giới thiệu và làm nổi bật nội dung
cần phân tích. Tạo sự thu hút với người đọc.
Ví dụ phân tích logo pepsi như sau :
Năm 1939, một hãng nước giải khát ra đời. Ông chủ của hãng này muốn tạo ra một tên gọi,
một logo dễ nhớ về sản phẩm của mình, nhưng qua bao nhiêu ngày tháng ông vẫn chưa tìm ra
được một tên gọi nào ưng ý. Vào một ngày tuyết rơi ở New York, ông liền ghi lên cửa kính ngày
12.9.39 (ngày 12 tháng 9 năm 1939) theo phong cách của người mỹ. Sau khi vào nhà và nhìn ra
cửa kính ông thấy những con số 12.9.39 tạo thành một chữ như là chữ pepsi. Và ngay lập tức
ông lấy tên đó là tên cho hãng của mình. Nhưng sự thú vị về hãng này chưa dừng lại ở

90
đó, nó còn khiến người ta phải thốt lên bởi những thú vị kế tiếp bởi những mẫu logo độc đáo
của họ. Để đi tìm lời giải đáp đó chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem logo của hãng pepsi
có gì đặc biệt ...
- Thân bài
Phân tích chi tiết những nội dung chính, sử dụng những thủ pháp so sánh, ẩn dụ, phân tích,
tổng hợp...để giải quyết vấn đề. Phân tích một tác phẩm tạo hình chủ yếu phân tích qua
những nội dung chính sau :
1, Phân tích về nội dung ý tưởng
2, Phân tích về đường nét,hình khối
3, Phân tích về màu sắc, đậm nhạt
4, Phân tích về bố cục
5, Phân tích về chất liệu...
Ví dụ:
...
Nếu như coca - cola thể hiện mình qua những nét bút nghệ thuật với màu đỏ trắng thì
ngược lại pepsi lại bằng kiểu chữ cách tân với logo màu xanh dương. Như chúng ta đã biết,
một logo bao giờ cũng có một màu chính xác nhất gọi là màu nguyên bản, từ màu nguyên
bản này các họa sĩ thiết kế biến đổi ra nhiều màu khác nhau. Đối với pepsi - một hãng ra
đời muộn hơn so với coca – co la thì phải làm sao để có thể cạnh tranh với một đối thủ đáng
gờm. Câu trả lời là : Màu xanh tươi trẻ,“Màu xanh của hiện đại và bình yên“ như John
Swanhaus – Giám đốc bán hàng của pepsi khẳng định.
Màu xanh dương còn là màu của lãnh đạo, dẫn đầu, thể hiện niềm khát khao của tuổi trẻ….

Kết luận
Tổng kết lại những nội dung chính . Khẳng định và định hướng nếu có.

3.4.4. Báo cáo phân tích bài tập “Tạo hình tổng hợp”
Mỗi nhóm yêu cầu nộp và trình bày những nội dung sau :
1, 01 Bài tập tạo hình bằng tay
2, 01 Bài viết phân tích tác phẩm của chính nhóm mình
3, 01 slide giới thiệu và báo cáo trước lớp ( 5phút/nhóm)

91

You might also like