You are on page 1of 3

TỔNG HỢP CÁC CÂU HỎI OLGA PHẦN SLUG

1. Dòng nhiều pha khác gì so với dòng một pha?


Dòng nhiều pha là dòng có từ hai pha trở lên: dầu – khí, dầu – khí – nước … Mỗi
pha trong dòng nhiều pha có một tốc độ dòng khác nhau. Đây là nguyên nhân chính dẫn
đến các hiện tượng trong đường ống vận chuyển. Nếu các pha có tốc độ chảy như nhau
thì dòng nhiều pha có tính chất giống như dòng chảy 1 pha. Tuy nhiên trong thực tế,
dòng chảy nhiều pha luôn có sự khác biệt về tốc độ các pha, cụ thể là tốc độ của pha khí
luôn lớn hơn tốc độ của pha lỏng.
Ngoài ra, do tính chất của khí và lỏng khác nhau nên vận chuyển dòng 1 pha và
vận chuyển dòng nhiều pha cũng có sự khác biệt. Lỏng dễ tạo wax hơn khí do có nhiều
Hidrocacbon nặng hơn. Khí có khả năng chịu nén, lỏng không có khả năng chịu nén.
2. Các chế độ dòng chảy của dòng hai pha lỏng – khí? Đặc điểm từng chế độ?
Các chế độ dòng chảy của dòng hai pha lỏng – khí: Phân tầng, Vành khăn, Slug,
Bọt phân tán.
Chế độ chảy phân tầng xảy ra khi tốc độ hai pha lỏng và khí đều ở mức thấp. Khi
đó, do tác động của trọng lực, hai pha lỏng và khí tách biệt hoàn toàn, lỏng chảy phía
dưới, khí chảy phía trên. Khi tốc độ dòng khí thấp, bề mặt phân chia pha khá bằng phẳng,
nếu tốc độ dòng khí tăng lên, bề mặt phân chia pha có thể xuất hiện gợn sóng. Chế độ
chảy phân tầng chỉ xảy ra với các đoạn ống nằm ngang.
Chế độ chảy vành khăn xảy ra khi pha khí có tốc độ lớn, còn pha lỏng có tốc độ
nhỏ. Khi đó, pha khí chảy ở tâm ống, còn pha lỏng chảy ở viền xung quanh sát với thành
ống. Với ống thẳng đứng, độ dày của lớp chất lỏng xung quanh ống là như nhau, còn
với ống nằm ngang, do tác động của trong lực nên độ dày của lớp chất lỏng đáy ống
thường dày hơn so với lớp chất lỏng phía trên. Khi tốc độ dòng càng lớn, độ dày của lớp
chất lỏng sát thành ống sẽ càng giảm.
Chế độ bọt phân tán xảy ra khi pha lỏng có vận tốc lớn. Khi đó, pha khi phân tán
trong lòng pha lỏng dưới dạng các bọt khí. Chế độ này xảy ra cả với ống đứng và ống
nằm ngang.
Chế độ chảy Slug xảy ra khi tốc độ hai pha lỏng và khí ở mức trung bình. Slug là
các nút chất lỏng choán đầy đường ống, gây tăng áp cục bộ. Sự hình thành Slug là do sự
dao động mạnh của bề mặt phân chia pha, gây nên các sóng lỏng chạy trong đường ống.
Slug là chế độ chảy gây ra nhiều hiện tượng tiêu cực nhất như gây rung động đường
ống, tăng tốc độ mài mòn và gây ra các vấn đề về tiếp nhận cuối đường ống. Slug có thể
xảy ra ở cả đoạn ống nằm ngang và đoạn ống thẳng đứng.
3. Các nguyên nhân hình thành Slug? Hệ quả của Slug? Các phương pháp hạn chế
Slug?
Các nguyên nhân hình thành Slug:
- Do địa hình: Dưới tác dụng của trọng lực, chất lỏng luôn có xu hướng dồn về
những điểm thấp trong đường ống, gây ra sự tích tụ lỏng và hình thành các
nút lỏng bịt kín đường ống.
- Do chế độ thủy động: Sự khác nhau về vận tốc của hai pha gây nên các chế
độ dòng chảy khác nhau, trong đó có chế độ Slug.
- Do quá trình phóng Pig: Khi phóng pig, pig di chuyển sẽ đẩy lỏng về cuối
đường ống, lượng lỏng đẩy về này cũng đc coi là Slug cần phải xử lý.
- Do các quá trình vận hành không ổn định như Start-up hay Resstart đường
ống: Khi Shutdown đường ống, trong đường ống vẫn còn một lượng lỏng
không được tháo ra nên khi vận hành trở lại, lượng lỏng này có thể gây ra slug
dồn về cuối ống.
- Do lưu lượng thay đổi: Trong quá trình vận hành, có những thời điểm lưu
lượng cần tăng hoặc giảm có thể gây nên Slug. Lưu lượng càng thấp càng
hình thành hiều Slug.
Hệ quả của Slug:
- Slug gây nên dao động mạnh trong đường ống, tăng tốc độ mài mòn đường
ống.
- Slug tạo nên một lượng lỏng lớn tích tụ trong đoạn ống. Khi lượng lỏng này
đổ về cuối ống, nếu thiết bị tiếp nhận không xử lý kịp thời có thể gây nên hiện
tượng trao lỏng. Khi đó, lỏng sẽ đi lên đường khí đi vào các thiết bị phía sau
vốn được thiết kế cho dòng khí gây hỏng hóc thiết bị.
Các biện pháp hạn chế Slug:
- Hạn chế các điểm chênh lệch độ cao lớn: Khảo sát bề mặt để lựa chọn đường
đi tuyến ống hoặc làm bằng phẳng các đoạn chênh lệch độ cao lớn; Các đoạn
ống nối giữa đường ống nằm ngang và thẳng đứng phải có thiết kế để giảm
Slug.
- Giảm đường kính ống: Với cùng một lưu lượng vận chuyển, khi giảm đường
kính ống sẽ làm tăng tốc độ dòng giúp giảm Slug.
- Sử dụng khí nâng: Khí nâng được bơm vào các điểm dễ hình thành Slug để
tăng áp cho dòng khí tại điểm đó. Dòng khí áp suất lớn sẽ đẩy được lỏng đi,
tránh hình thành Slug.
- Sử dụng van cuối đường ống: Van được đặt ở cuối đường ống có tác dụng
tăng vận tốc dòng, chia cắt các Slug.
- Tăng lưu lượng: Khi lưu lượng thấp, lỏng tích tụ trong đường ống nhiều dẫn
đến dễ hình thành Slug. Khi tăng lưu lượng lên, tốc độ dòng tăng lên, khí sẽ
cuốn lỏng đi ra khỏi đường ống, lượng lỏng tích tụ trong đường ống giảm đi,
dẫn đến khả năng hình thành Slug thấp hơn.
4. Mục đích của thiết bị tiếp nhận dòng ở suối đường ống (Slugcatcher)? Khi thiết
kế thiết bị tiếp nhận dòng ở cuối đường ống cần thiết kế dựa trên các yếu tố nào?
Mục đích của Slugcatcher:
- Ổn định dòng: Khi dòng được vận chuyển về qua đường ống, dòng chảy về
rất không ổn định. Tuy nhiên các hệ thống công nghệ phía sau được thiết với
các thông số công nghệ xác định, nên cần có thiết bị tiếp nhận để ổn định
dòng trước khi đi vào hệ thống công nghệ chính. Do tác động của Slug nên
lượng lỏng đổ về và áp suất dòng không giống nhau giữa các thời điểm, trong
khi đó vẫn yêu cầu dòng liên tục để sản xuất. Vì vậy Slugcatcher được thiết
kế để tiếp nhận lỏng và ổn định dòng ra, giảm thiểu các va đập cơ học.
- Phân tách pha: Tách riêng các pha khí, lỏng và nước để đi xử lý riêng.
- Lưu trữ: Các thiết bị tiếp nhận cuối đường ống thường có thể tích rất lớn, nên
có thể sử dụng để lưu trữ lỏng trong một số tình huống.
Với các mục đích chính là ổn định dòng và phân tách pha, Slugcatcher sẽ được
thiết kế để đảm bảo hai mục đích này. Vì vậy lượng lỏng đổ về là thông số chính để tính
toán, ngoài ra còn có thông số lưu lượng lỏng tháo ra khỏi Slugcatcher cũng ảnh hưởng
đến khả năng tiếp nhận. Kết hợp hai thông số này ta nhận được thông số lượng lỏng trào
và được tính toán bằng phần mềm OLGA.

You might also like