You are on page 1of 27

Lập trình mạng trong Visual Basic 6.

I. Cơ sở lý thuyết về mạng máy tính


1. Mạng máy tính và phân loại mạng máy tính
- Mạng máy tính là một tập hợp các máy tính được nối với nhau bởi đường truyền
theo một cấu trúc nào đó và thông qua đó các máy tính có thể trao đổi thông tin
qua lại với nhau.
- Phân loại mạng máy tính: Có 2 loại: Mạng cục bộ (LAN) và Mạng diện rộng
(WAN). Vì sự phức tạp trong việc đưa ra tiêu chí phân loại mạng máy tính nên ở
đây sử dụng khoảng cách địa lý làm tiêu chí phân loại mạng máy tính. Đồng thời,
dựa trên tiêu chí này, sự phân loại chỉ mang tính chất ước lệ vì với việc phát triển
của khoa học, kỹ thuật cũng như sự phát triển của các phương tiện truyền dẫn, việc
phân biệt càng trở nên khó xác định.
2. Chuẩn hóa mạng máy tính và một số mô hình chuẩn hóa
- Các mô hình chuẩn hóa
 Mô hình OSI (Open Systems Interconnection)
Mô hình OSI (Open Systems Interconnection – cũng có thể viết là:
Open Systems Interconnection Reference Model): Mô hình kết nối các hệ
thống mở, là một cơ sở dành cho việc chuẩn hóa các hệ thống truyền thông,
được nghiên cứu bởi ISO từ năm 1971. OSI là một thiết kế dựa trên nguyên
lý tầng cấp, lý giải trừu tượng kỹ thuật kết nối truyền thông và thiết kế giao
thức mạng giữa chúng.
 Mô hình SNA (Systems Network Architecture)
Mô hình SNA được IBM giới thiệu vào tháng 9/1973. Mặc dù SNA
không phải là một chuẩn quốc tế chính thức như OSI nhưng do vai trò của
IBM trên thị trường công nghệ thông tin đã giúp cho SNA trở thành một
chuẩn thực tế rất phổ biến. SNA là một đặc tả gồm rất nhiều tài liệu mô tả
kiến trúc của mạng xử lý dữ liệu phân tán. Nó định nghĩa các quy tắc và các
giao thức cho sự tương tác giữa các thành phần trong mạng.
SNA được tổ chức xung quanh khái niệm miền (domain). Một SNA
domain là một điểm điều khiển các dịch vụ hệ thống (SSCP – Systems
Services control point) và nó sẽ điều khiển tất cả tài nguyên đó.
Mạng SNA dựa trên cơ chế phân tầng, với 6 tầng như sau:
 SNA Function Management.
 Data flow control
 Transmission control
 Path control
 Data Link control
 Physical control

3. Mô hình chuẩn hóa mạng máy tính OSI – Open Systems Interconnection
Việc nghiên cứu về OSI được bắt đầu tại ISO vào năm 1971 với các mục
tiêu nhằm nối kết các sản phẩm của các hãng sản xuất khác. Ưu điểm chính của
OSI là ở chỗ nó hứa hẹn giải pháp cho vấn đề truyền thông giữa các máy tính
không giống nhau. Hai hệ thống, dù khác nhau đều có thể truyền thông được với
nhau một cách hiệu quả nếu chúng đảm bảo những điều kiện chung sau đây:
 Chúng cài đặt cùng một tập các chức năng truyền thông.
 Các chức năng truyền thông đó được tổ chức thành cùng một tập các tầng.
Các tầng đồng mức phải cung cấp các chức năng như nhau.
 Các tầng đồng mức khi trao đổi với nhau phải sử dụng chung một giao
thức.
Trong khi đó, mô hình OSI tách các mặt khác nhau của một mạng máy tính
thành 7 tầng theo mô hình phân tầng. Mô hình OSI là một khung mà các tiêu
chuẩn lập mạng khác nhau có thể khớp vào. OSI định rõ nguyên tắc sử dụng chức
năng của các tầng trong mạng: “Chỉ được sử dụng chức năng của tầng dưới nó và
cho phép tầng cao hơn sử dụng chức năng của tầng đó.
7 tầng OSI:
 Physical layer
 Data Link layer
 Network layer
 Transport layer
 Session layer
 Presentation
 Application

4. TCP/ UDP
- UDP (User Datagram Protocol)
UDP (User Datagram Protocol) là một trong những giao thức cốt lõi của
giao thức TCP/IP. Dùng UDP, chương trình trên mạng máy tính có thể gởi những
dữ liệu ngắn được gọi là datagram tới máy khác. UDP không cung cấp sự tin cậy
và thứ tự truyền nhận mà TCP làm; các gói dữ liệu có thể đến không đúng thứ tự
hoặc bị mất mà không có thông báo. Tuy nhiên UDP nhanh và hiệu quả hơn đối
với các mục tiêu như kích thước nhỏ và yêu cầu khắt khe về thời gian. Do bản chất
không trạng thái của nó nên nó hữu dụng đối với việc trả lời các truy vấn nhỏ với
số lượng lớn người yêu cầu.
- TCP (Transmission Control Protocol)
TCP (Transmission Control Protocol - "Giao thức điều khiển truyền
vận") là một trong các giao thức cốt lõi của bộ giao thức TCP/IP. Sử dụng TCP,
các ứng dụng trên các máy chủ được nối mạng có thể tạo các "kết nối" với nhau,
mà qua đó chúng có thể trao đổi dữ liệu hoặc các gói tin. Giao thức này đảm bảo
chuyển giao dữ liệu tới nơi nhận một cách đáng tin cậy và đúng thứ tự. TCP còn
phân biệt giữa dữ liệu của nhiều ứng dụng (chẳng hạn, dịch vụ Web và dịch vụ thư
điện tử) đồng thời chạy trên cùng một máy chủ.
5. IP và Port
- IP hay Địa chỉ IP là một địa chỉ “đơn nhất” mà các thiết bị điện tử hiện nay đang
sử dụng để nhận diện và liên lạc với nhau trong mạng máy tính.
- Một địa chỉ IP được biểu diễn bằng một số nguyên 32 bit dưới dạng 4 số nguyên
ngăn cách nhau bởi dấu chấm. Mỗi số nguyên trong địa chỉ IP được gọi là 1 octet,
mỗi octet có giá trị là 1 byte.
- Các lớp IP: Lớp A (1.0.0.0 – 126.0.0.0), lớp B (128.0.0.0 – 191.255.0.0), lớp C
(192.255.255.0 – 223.255.255.0)
- Port (cổng – theo đúng nghĩa đen) là một con số dùng để định danh các ứng dụng
và dịch vụ nhận và gửi dữ liệu. Port trong giao thức TCP/IP là một số nguyên
16bit được chèn vào header của gói tin khi gói tin được gửi.
- Một số Port thông dụng: FTP (21), Web (80), SSH (22), SMTP (25),…

6. Socket
- Socket là một cổng logic mà chương trình sử dụng để kết nối đến một chương
trình khác chạy trên một máy tính khác trong mạng máy tính. Hay nói cách khác,
sự kết hợp giữa IP và Port chính là socket.
- Cơ chế gọi hàm trong lập trình socket:

Trong giao thức TCP Trong giao thức UDP

Socket(): Phương thức thiết lập socket


Connect(): Phương thức yêu cầu kết nối và khởi tạo kết nối
Listen(): Phương thức thực thi chế độ lắng nghe kết nối.
Close(): Đóng kết nối
II. Winsock và Winsock Control
1. Khái niệm Winsock

Winsock là một chuẩn được triển khai bởi Microsoft dựa trên một tập thủ tục
truyền dữ liệu trên giao thức TCP/IP, các thủ tục này nằm trong thư viện liên kết động
(DLL) và chạy trên Windows.

Winsock dựa trên giao thức TCP/IP và mô hình chuẩn hóa mạng OSI của ISO.
Trong đó, TCP/IP là một giao thức truyền thông chuẩn, trong đó xác định các phương
thức đóng gói dữ liệ cho phép chuyển vận dữ liệu giữa các thiết bị trên môi trường mạng
không đồng nhất. TCP khởi tạo kết nối cho việc chuyển vận dữ liệu và IP định nghĩa
phương thức truyền các gói dữ liệu.
2. Cách thức hoạt động của winsock

Winsock Cotrol API sử dụng chức năng của 2 giao thức TCP (sckTCPProtocol) và
UDP (sckUDPProtocol) của tầng Transport trong mô hình OSI phục vụ cho
Winsock Application trong tầng Application.
3. Cài đặt winsock control vào máy tính.
B1. Tải Winsock Control API về máy tính
Truy cập vào địa chỉ: http://vurl.us/winsock

Tải về file MSWINSCK.OCX và copy file MSWINSCK.OCX vào thư mục


Windows/System32

B2. Cài đặt Winsock Control API


Trước hết ta cần đăng ký Winsock Control API
Mở ứng dụng Run của Windows bằng cách nhấn (Start + R) hoặc từ menu
Start.
Trong mục Open gõ: regsvr32 "C:\windows\system32\mswinsck.ocx" và nhấn
Enter hoặc OK
Nếu nhận được thông báo thành công, thì có nghĩa là đã cài đặt thành công
Winsock Control API.

B3. Thêm Component Winsock vào Ứng dụng


Cách thêm Component Winsock Control hoàn toàn giống với cách thêm các
component khác.
Vào menu Project -> Component hoặc nhấn Ctrl + T

Trong cửa sổ Component nhấn Browse và tìm đến thư mục chứa file
MSWINSCK.OCX đã download và mở file MSWINSCK.OCX đó.
Tích vào mục Microsoft Winsock Control 6.0 trong cửa sổ Component và
nhấm Apply -> OK để hoàn tất.
Cuối cùng kéo thả biểu tượng Winsock Control vào Form để sử dụng.

4. Các thuộc tính của Winsock Control


- BytesReceived Property
Thuộc tính này trả về kích thước dữ liệu nhận (received), tức kích thước dữ
liệu đang có trong bộ nhớ của bộ đệm (buffer). Thuộc tính BytesReceived là thuộc
tính chỉ đọc (Read-only), có thể lấy giá trị bằng phương thức GetData và không
có giá trị trong thời gian thiết kế (unavailable in design time).
Cú pháp: object.BytesReceived
Kiểu dữ liệu giá trị trả về: Long Interger
- LocalhostName Property
Thuộc tính trả về tên (Name) của máy cục bộ (Local Machine). Là thuộc
tính chỉ đọc và không có giá trị trong thời gian thiết kế.
Cú pháp: object.LocalhostName
Kiểu dữ liệu giá trị trả về: String
- LocalIP Property
Thuộc tính trả về IP của máy cục bộ (Local IP), là thuộc tính chỉ đọc
(Read-only) và không có giá trị trong thời gian thiết kế (unavailable in design
time).
Cú pháp: object.LocalIP
Kiểu dữ liệu của giá trị trả về: String.
Định dạng kiểu giá trị trả về: xxx.xxx.xxx.xxx với x là các số nguyên.
- LocalPort Property
Thuộc tính này trả về hoặc thiết lập cổng (port) tại máy cục bộ (Local
Machine). Có thể đọc, ghi và có thể thiết lập giá trị trong thời gian thiết kế.
Đối với máy khách (client), thuộc tính này chỉ định cổng để gửi dữ liệu.
Nếu ứng dụng không cần một cổng cụ thể có thể chỉ định cổng 0 (Port 0). Và khi
ứng dụng được thực thi, winsock control sẽ lựa chọn một cổng ngẫu nhiên
(Random Port) và sử dụng cổng này cho kết nối TCP (TCP Connection).
Đối với máy chủ (server), thuộc tính này quy định cổng lắng nghe (Listen
Port) các kết nối đến máy chủ. Nếu thiết lập cổng 0 (Port 0), một cổng ngẫu nhiên
sẽ được lựa chọn để lắng nghe, sau khi ứng dụng thực thi và phương thức nghe kết
nối (Listen Method) được gọi thì phương thức này sẽ thiết lập lại cổng phù hợp.
Cú pháp: object.LocalPort [=số hiệu port]
Kiểu dữ liệu của giá trị trả về: Long Interger.
- Protocol Property
Thuộc tính trả về thông tin hoặc thiết lập giao thức (Protocol) sử dụng khi
truyền dữ liệu là TCP hay UDP.
Cú pháp: object.Protocol [=tên giao thức]
Tên giao thức có 2 giá trị 0 hoặc 1, 0 là giá trị mặc định, tức sử dụng giao
thức TCP và 1 tương ứng với giao thức UDP.
- RemoteHost Property và RemotePort Property
Thuộc tính RemoteHost và RemotePort là 2 thuộc tính trả về hoặc thiết lập
địa chỉ cũng như cổng ứng dụng của máy chủ từ xa (Remote Machine).
Cú pháp:
Object.RemoteHost [=IP hoặc DNS]
Object.RemotePort [= 0 hoặc số hiệu cổng]
- State Property
Thuộc tính State trả về trạng thái của winsock control. Thuộc tính chỉ đọc
và không có giá trị trong quá trình thiết kế.
Các kiểu thuộc tính trả về:
Hằng kết quả Giá trị Giải thích
sckClosed 0 Kết nối hiện tại đã đóng
sckOpen 1 Kết nối hiện tại đang mở
sckListening 2 Server đang lắng nghe
sckConnectionPending 3 Đang gửi yêu cầu kết nối
sckResolvingHost 4 Đang giải quyết yêu cầu
sckHostResolved 5 Yêu cầu đã được xử lý
sckConnecting 6 Đang kết nối
sckConnected 7 Đã kết nối
sckClosing 8 Đang đóng kết nối
sckError 9 Lỗi

Cú pháp: object.State
Kiểu dữ liệu của giá trị trả về: Interger
5. Các phương thức của Winsock Control
- Accept Method
Phương thức này chỉ sử dụng khi máy chủ (server) sử dụng giao thức TCP.
Phương thức Accept dùng để chấp nhận kết nối khi xử lý sự kiện
ConnectionRequest.
Cú pháp: object.Accept requestID
Tham số: requestID
Kiểu giá trị trả về: void
- Close Method
Phương thức Close có tác dụng đóng các cổng kết nối TCP cho cả server
và client.
Cú pháp: object.Close
Phương thức này không có tham số.
Kiểu giá trị trả về: void.
- GetData Method
Phương thức lấy dữ liệu hiện tại trong bộ đệm (buffer) và lưu trữ.
Cú pháp: object.GetData data, [type,] [maxlen]
Tham số:
 Data: Nơi lấy dữ liệu, trong trường hợp vùng dữ liệu này không có,
thì sẽ trả về rỗng.
 Type: Là kiểu dữ liệu được lấy. Có thể có hoặc không
 Maxlen: Xác định kích thước mong muốn của vùng nhớ lưu dữ liệu
khi lấy về. Có thể có hoặc không.
Các giá trị cho tham số type:
Mô tả Giá trị
Byte vbByte
Integer vbInteger
Long vbLong
Single vbSingle
Double vbDouble
Currency vbCurrency
Date vbDate
Boolean vbBoolean
SCODE vbError
String vbString
Byte Array vbArray + vbByte

- PeekData Method
Hoạt động tương tự như GetData Method, tuy nhiên phương thức này
không xóa dữ liệu trong hàng đợi đầu vào và chỉ sử dụng cho server sử dụng giao
thức TCP.
Cú pháp: object.PeekData data, [type,] [maxlen]
Tham số: data, type, maxlen.
Kiểu giá trị trả về: void.
- Listen Method
Tạo socket và thiết lập socket đó cho chế độ lắng nghe kết nối. Phương
thức này chỉ sử dụng cho giao thức TCP.
Cú pháp: object.Listen
Tham số: Không có
Kiểu giá trị trả về: Void
- SendData Method
Gửi dữ liệu đến máy từ xa.
Cú pháp: object.SendData data
Tham số: data
Kiểu giá trị trả về: Void
- Connect Method
Gửi yêu cầu kết nối đến máy chủ từ xa.
Cú pháp: object.Connect RemoteHostIP RemotePort
Tham số:
 RemoteHostIP: địa chỉ của máy chủ từ xa cần nhận yêu cầu
 RemotePort: Cổng lắng nghe yêu cầu.
Kiểu giá trị trả về: Không có giá trị trả về.
- Cancel Method
Hủy yêu cầu kết nối hoặc đóng các kết nối đang được thiết lập.
Cú pháp: object.Cancel
Tham số: Không có tham số
Kiểu giá trị trả về: Không có giá trị trả về
- Bind Method
Chỉ định IP cục bộ (Local IP) và Port cục bộ (Local Port) cho các kết nối
TCP trong trường hợp có nhiều hơn 1 bộ điều hợp mạng (Network Adapter).
Cú pháp: object.Bind LocalPort LocalIP
Tham số:
 LocalPort: cổng lắng nghe của máy cục bộ
 LocalIP: IP của máy cục bộ
III. Ví dụ
1. Thiết kế và xây dựng server
- Các thông số mặc định:
 LocalIP: 127.0.0.1
 LocalPort: 0
 Protocol: 0 – TCP Protocol
 RemoteHost: Null
 RemotePort: 0
- Các control cần thiết:
 Winsock control
 Textbox
 Label
 CommandButton
- Giao diện Server Form
- Cài đặt server sử dụng winsock control
 Phương thức thiết lập cổng lắng nghe kết nối

 Phương thức xử lý sự kiện ConnectionRequest

 Phương thức gửi dữ liệu


 Phương thức lấy dữ liệu

2. Thiết kế và xây dựng client


- Các thông số mặc định:
 LocalIP: Null
 LocalPort: 0
 Protocol: 0 – TCP Protocol
 RemoteHost: Null
 RemotePort: 0
- Các control cần thiết:
 Winsock control
 Textbox
 Label
 CommandButton
- Giao diện Client Form

- Cài đặt client sử dụng winsock control


 Phương thức kết nối
 Phương thức gửi dữ liệu

 Phương thức lấy dữ liệu

3. ScreenShot:

Giao diện 2 ứng dụng Client và Server


Server

Client
PHỤ LỤC

I. Tầng ứng dụng (Application Layer in OSI Model)


Tầng ứng dụng (Application Layer) là tầng gần với người sử dụng nhất. Nó
cung cấp phương tiện cho người dùng truy nhập các thông tin và dữ liệu trên mạng thông
qua chương trình ứng dụng. Tầng này là giao diện chính để người dùng tương tác với
chương trình ứng dụng, và qua đó với mạng. Một số ví dụ về các ứng dụng trong tầng
này bao gồm Telnet, Giao thức truyền tập tin FTP và Giao thức truyền thư điện tử
SMTP, HTTP, …
II. Tầng trình diễn (Presentation Layer in OSI Model)
Tầng trình diễn (Presentation Layer) hoạt động như tầng dữ liệu trên mạng. lớp
này trên máy tính truyền dữ liệu làm nhiệm vụ dịch dữ liệu được gửi từ tầng Application
sang dạng Fomat chung. Và tại máy tính nhận, lớp này lại chuyển từ Fomat chung sang
định dạng của tầng Application. Lớp thể hiện thực hiện các chức năng sau:
 Dịch các mã kí tự từ ASCII sang EBCDIC
 Chuyển đổi dữ liệu, ví dụ từ số interger sang số dấu phảy động
 Nén dữ liệu để giảm lượng dữ liệu truyền trên mạng
 Mã hoá và giải mã dữ liệu để đảm bảo sự bảo mật trên mạng.
III. Tầng phiên (Session Layer in OSI Model)
Tầng phiên (Session Layer) kiểm soát các phiên hội thoại giữa các máy tính. Tầng
này thiết lập, quản lý và kết thúc các kết nối giữa trình ứng dụng địa phương và trình ứng
dụng ở xa. Tầng này còn hỗ trợ hoạt động song công (duplex) hoặc bán song công (half-
duplex) hoặc đơn công (Single) và thiết lập các qui trình đánh dấu điểm hoàn thành
(checkpointing) - giúp việc phục hồi truyền thông nhanh hơn khi có lỗi xảy ra, vì điểm đã
hoàn thành đã được đánh dấu - trì hoãn (adjournment), kết thúc (termination) và khởi
động lại (restart). Mô hình OSI uỷ nhiệm cho tầng này trách nhiệm "ngắt mạch nhẹ
nhàng" (graceful close) các phiên giao dịch (một tính chất của giao thức kiểm soát giao
vận TCP) và trách nhiệm kiểm tra và phục hồi phiên, đây là phần thường không được
dùng đến trong bộ giao thức TCP/IP.
IV. TCP/IP Protocol
TCP/IP thực chất là một bộ các giao thức truyền thông cài đặt chồng giao
thức mà Internet và hầu hết các mạng máy tính thương mại đang chạy trên đó. Bộ giao
thức này được đặt tên theo hai giao thức chính của nó là TCP (Giao thức Điều khiển Giao
vận) và IP (Giao thức Liên mạng).

Bộ giao thức liên mạng xuất phát từ công trình DARPA, từ những năm đầu thập
niên kỷ 1970. Sau khi đã hoàn thành việc xây dựng ARPANET tiên phong, DARPA bắt
đầu công việc trên một số những kỹ thuật truyền thông dữ liệu khác. Vào năm 1972,
Robert E. Kahn đã được thuê vào làm việc tại Văn phòng kỹ thuật điều hành tin tức
(Information Processing Technology Office) của DARPA, phòng có chức năng liên quan
đến mạng lưới truyền thông dữ liệu thông qua vệ tinh và mạng lưới truyền thông bằng
sóng radio trên mặt đất. Trong quá trình làm việc tại đây Kahn đã phát hiện ra giá trị của
việc liên thông giữa chúng. Vào mùa xuân năm 1973, Vinton Cerf, kỹ sư thiết kế bản
giao thức NCP hiện dùng (chương trình ứng dụng xử lý mạng lưới truyền thông - nguyên
tiếng Anh là "Network Control Program"), được phân công cùng làm việc với Kahn trên
các mô hình liên kết nối kiến trúc mở (open-architecture interconnection models) với
mục đích thiết kế giao thức sắp tới của ARPANET.

Vào mùa hè năm 1973, Kahn và Cerf đã nhanh chóng tìm ra một phương pháp tái
hội nhập căn bản, mà trong đó những khác biệt của các giao thức liên kết mạng được che
lấp đi bằng một giao thức liên kết mạng chung, và thay vì mạng lưới truyền thông phải
chịu trách nhiệm về tính đáng tin cậy, như trong ARPANET, thì các máy chủ (hosts) phải
chịu tránh nhiệm (Cerf ghi công của Hubert Zimmerman và Louis Pouzin (thiết kế viên
của mạng lưới truyền thông CYCLADES) là những người có ảnh hưởng lớn trong bản
thiết kế này.)

Với nhiệm vụ là một mạng lưới truyền thông bị hạ cấp tới mức cơ bản tối thiểu,
khiến việc hội nhập với các mạng lưới truyền thông khác trở nên hầu như bất khả thi,
mặc dầu đặc tính của chúng là gì, và vì thế, giải đáp nan đề đầu tiên của Kahn. Một câu
nói cửa miệng vì thế mà TCP/IP, sản phẩm cuối cùng do những cống hiến của Cerf và
Kahn, sẽ chạy trên "đường dây nối giữa hai ống bơ rỉ", và quả nhiên nó đã được thực thi
dùng các con chim bồ câu đưa thư (homing pigeons). Một máy vi tính được dùng là cổng
nối (gateway) (sau này đổi thành bộ định tuyến (router) để tránh nhầm với những loại
cổng nối khác) được thiết bị một giao diện với từng mạng lưới truyền thông, truyền tải
gói dữ liệu qua lại giữa chúng.

Như nhiều bộ giao thức khác, bộ giao thức TCP/IP có thể được coi là một tập hợp
các tầng, mỗi tầng giải quyết một tập các vấn đề có liên quan đến việc truyền dữ liệu, và
cung cấp cho các giao thức tầng cấp trên một dịch vụ được định nghĩa rõ ràng dựa trên
việc sử dụng các dịch vụ của các tầng thấp hơn. Về mặt lôgic, các tầng trên gần với người
dùng hơn và làm việc với dữ liệu trừu tượng hơn, chúng dựa vào các giao thức tầng cấp
dưới để biến đổi dữ liệu thành các dạng mà cuối cùng có thể được truyền đi một cách vật
lý.
V. Phương thức chỉ cho nhập số trong txtPort
Số hiệu Port la một số nguyên 16bit, tức giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 65535.
Vì vậy để tránh lỗi do giá trị của txtPort là text, phải ràng buộc giá trị nhập vào textbox
txtPort chỉ là số và dưới đây là phương thức cài đặt.

VI. Bộ điều hợp mạng (Network Apdapter)


Hiểu một cách đơn giản, Network Adapter là một bộ thiết bị cho phép máy tính
kết nối với các máy tính khác trong mạng. Bộ điều hợp có thể là không dây hoặc có dây.
Bộ điều hợp có dây phổ biến nhất với tên gọi khác là Ethernet Adapter, có mặt
trong hầu hết mọi máy tính có card mạng. Ethernet Apdater hỗ trợ kết nối bằng cáp với
máy tính khác hoặc một modem, một router.
Bộ điều hợp không dây (Wireless Adapter) là một thiết bị cho phép cung cấp kết
nối và hỗ trợ kết nối với mạng không dây đến modem hoặc router không dây.
Có thể dễ dàng thấy và điều khiển các Network Adapter trong máy tính bằng cách vào
- Control Panel -> Network and Sharing Center -> Change Adapter Settings (Đối
với Windows Seven, Windows Vista và Windows 8)
- Control Panel -> Network Connections (đối với Windows XP, Windows Me,
Windows 2000 và Windows 98).
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Carl Franklin, 1999, Visual Basic 6.0 Internet Programming


[2]. Anthony Jones, Jim Ohlund, 2002, Network Programming for Microsoft®
Windows®, Second Edition
[3]. Wiley-Blackwell, 2008, Secure Computer and Network Systems: Modeling,
Analysis and Design
[4]. Microsoft, 1999, Programming Microsoft Visual Basic 6.0
[5]. Website http://msdn.microsoft.com
[6]. Website wikipedia.com
NHÓM 7

Lớp: TH Tin K32 – Khoa Công nghệ thông tin – Đại học Quy Nhơn

Thành viên:

1. Nguyễn Văn Dương


Email – Số điện thoại: 01208000303
2. Lương Thanh Hải
Email – Số điện thoại: 01656032552
3. Đặng Xuân Quang
Email – Số điện thoại:
4. Thái Đình Sang (Team leader)
Email: kenzakivn@live.com – Số điện thoại: 0914.72.10.10
Email nhóm: f4skill@live.com
Website: http://project.kenzaki.biz

You might also like