You are on page 1of 60

KHOA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BÁO CÁO
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH (QM491DV01)

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT BẰNG CÔNG NGHỆ
AAO VỚI SỢI VẬT LIỆU ĐỆM

Người hướng dẫn : Nguyễn Xuân Quỳnh Như


Lớp : QM111
Sinh viên : Ngô Hoàng Quốc An MSSV: 2002197
Sinh viên : Ngô Huỳnh Ân MSSV: 2002198
Sinh viên : Nguyễn Vân Duy MSSV: 2002221
Sinh viên : Huỳnh Đức MSSV: 2002188
Sinh viên : Nguyễn Văn Thành Nhân MSSV: 2000021

HK14.1A
LỜI MỞ ĐẦU

Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của con người. Nước trong tự nhiên bao gồm
toàn bộ nước từ các đại dương, biển vịnh sông hồ, ao suối, nước ngầm... Trên trái đất
nước ngọt chiếm một tỉ lệ rất nhỏ so với nước mặn. Nước mặt rất cần thiết cho sự sống và
phát triển, nước giúp cho các tế bào sinh vật trao đổi chất, tham gia vào các phản ứng
sinh hóa và tạo nên các tế bào mới. Vì vậy, có thể nói rằng ở đâu có nước thì ở đó có sự
sống.
Nước được dùng cho đời sống, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Sau khi sử
dụng thì nước trở thành nước thải và chúng sẽ bị ô nhiễm với các mức độ khác nhau.
Ngày nay, cùng với sự bùng nổ dân số và tốc độ phát triển cao của các ngành công, nông
nghiệp… Chúng đã để lại rất nhiều hậu quả phức tạp, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi
trường nước. Vấn đề này đang là mối nguy đáng lo ngại rất nhiều người cũng như rất
nhiều quốc gia trên thế giới.
Ở Việt Nam hiện nay toàn bộ nước thải sinh hoạt chưa được xử lý và được thải bỏ ra
sông, hồ, ao các con kênh, rạch... Vì vậy, dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước và bốc
mùi khó chịu, làm mất cảnh quan và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người
và các loài động thực vật sống gần khu vực xã thải.
Với tình trạng ô nhiễm nguồn nước như hiện nay ở nước ta. Qua những môn mà chúng
tôi đã học và được sự hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên đã cho chúng tôi những kiến
thức và kinh nghiệm để chúng tôi có thể hoàn thành đồ án với việc áp dụng sử dụng vật
liệu đệm trong mô hình AAO, hiệu quả xử lý cao làm giảm nồng độ ô nhiễm của nước
thải nói chung và nước thải sinh hoạt nói riêng.

i
LỜI CẢM ƠN

Chúng tôi xin gửi lời chân thành cám ơn đến Cô Nguyễn Xuân Quỳnh Như đã hướng
dẫn tận tình giúp chúng tôi có thể hoàn thành đề tài một cách tốt nhất.
Xin gởi lời cảm ơn đến các tác giả bài viết, các trang web đã góp phần cung cấp cho
chúng tôi các thông tin cần thiết và tài liệu bổ ích cho đề tài này.
Trong quá trình làm bài báo cáo này, chúng tôi khó tránh khỏi những sai sót. Mặc dù,
chúng tôi đã rất cố gắng nên chưa thể khắc phục hết được. Rất mong được sự góp ý kiến,
phê bình của thầy, cô để chúng tôi rút kinh nghiệm cho những bài về sau.

ii
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... I
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... II
DANH SÁCH CÁC BẢNG ..............................................................................................VI
DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH VÀ BIỂU ĐỒ ............................................................ VII
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ VIII
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................. 9
1.1. Giới thiệu chung ............................................................................................ 9
1.2. Mục tiêu đề tài ............................................................................................. 10
1.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 10
1.3.1. Nội dung nghiên cứu ...................................................................... 10
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 10
1.4. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 10
1.4.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................ 10
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................ 11
1.5. Tính mới của đề tài ...................................................................................... 11
1.6. Giới hạn của đề tài....................................................................................... 11
CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG NGHỆ AAO ................................................. 12
2.1. Tổng quan về thành phần tính chất nước thải sinh hoạt .............................. 12
2.2. Lý thuyết về công nghệ xử lý nước thải ...................................................... 12
2.3. Lý thuyết về công nghệ AAO ..................................................................... 13
2.3.1. Khái niệm chung ............................................................................. 13
2.3.2. Qúa Trình Anaerobic (Qúa trình kỵ khí) ........................................ 16
2.3.3. Qúa trình oxic (Hiếu khí)................................................................ 19
2.3.4. Qúa trình loại bỏ chất hữu cơ ......................................................... 21

iii
2.3.5. Quá trình loại bỏ photpho ............................................................... 24
2.3.6. Ứng dụng công nghệ AAO ............................................................. 26
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 28
3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 28
3.1.1. Nước thải ........................................................................................ 28
3.1.2. Mô hình nghiên cứu ........................................................................ 28
3.1.3. Cấu tạo mô hình .............................................................................. 28
3.1.4. Nguyên tắc hoạt động ..................................................................... 29
3.2. Nội dung thí nghiệm .................................................................................... 30
3.2.1. Giai đoạn thích nghi ....................................................................... 30
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM VÀ BÀN LUẬN ......................................... 35
4.1. Nghiên cứu khả năng xử lý chất hữu cơ ...................................................... 35
4.2. Nghiên cứu khả năng xử lý nitơ .................................................................. 38
4.2.1. Chỉ tiêu Amonia.............................................................................. 38
4.2.2. Chỉ tiêu Nitrat ................................................................................. 40
4.2.3. Chỉ tiêu Nitrit .................................................................................. 43
4.3. Nghiên cứu khả năng xử lý photpho ........................................................... 45
4.3.1. Kết quả xử lý Phosphate theo các giờ ở tải trọng 0.018 kg
PO4/m3.ng(tải trọng COD 0,96kgCOD/m3.ngày) ....................................... 45
4.3.2. Kết quả xử lý Phosphate theo các giờ ở tải trọng 0.013 kg
PO4/m3.ng .................................................................................................... 46
4.3.3. Kết quả xử lý Phosphate theo các giờ ở tải trọng 0.018 kg
PO4/m3.ng(tải trọng COD 1,344kgCOD/m3.ngày) ..................................... 46
4.4. Bàn luận....................................................................................................... 47
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 49
5.1. Kết luận ....................................................................................................... 49

iv
5.2. Kiến nghị ..................................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 51
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 52

v
DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Các thông số đầu vào của nước thải sinh hoạt được sử dụng trong báo cáo. .... 28  
Bảng 3.2 Thông số thiết kế và vận hành mô hình thí nghiệm AAO ................................. 28  
Bảng 3.3 Kết quả sau nuôi bùn trong thời gian 7 ngày. .................................................... 31  
Bảng 3.4 Bảng tải trọng chất hữu cơ đầu vào theo thời gian lưu nước ............................. 32  
Bảng 3.5 Bảng tải trọng Nitơ tổng đầu vào thay đổi theo thời gian lưu nước .................. 32  
Bảng 3.6 Bảng tải trọng Photpho tổng đầu vào thay đổi theo thời gian lưu nước ............ 33  
Bảng 3.7 Kết quả chạy thích nghi ở các tải trọng khác nhau. ........................................... 34  
Bảng 4.1 Tải trọng COD và hiệu suất xử lý ...................................................................... 35  
Bảng 4.2 Tải trọng Amonia và hiệu suất xử lý.................................................................. 38  
Bảng 4.3 Tải trọng Nitrat và hiệu suất xử lý ..................................................................... 40  
Bảng 4.4 Tải trọng Nitrit và hiệu suất xử lý ...................................................................... 43  
Bảng 4.5 Tải trọng Phosphate và hiệu suất xử lý .............................................................. 45  
Bảng 5.1 Kết quả xử lý COD theo giờ ở tải trọng 0,96 kg COD/m3.ngày ........................ 52  
Bảng 5.3 Kết quả xử lý COD theo giờ ở tải trọng 1,152 kg COD/m3.ng .......................... 52  
Bảng 5.4 Kết quả xử lý COD theo giờ ở tải trọng 1,344 kg COD/m3.ng .......................... 53  
Bảng 5.5 Kết quả xử lý nitơ Amonia theo giờ ở tải trọng 0.066 kg NH3/m3.ng ............... 53  
Bảng 5.6 Kết quả xử lý nitơ Ammonia theo giờ ở tải trọng 0.066 kg NH3/m3.ng ........... 54  
Bảng 5.7 Kết quả xử lý nitơ Ammonia theo giờ ở tải trọng 0.066 kg NH3/m3.ng ........... 54  
Bảng 5.8 Kết quả xử lý Nitrat theo giờ ở tải trọng 0.027 kg NO3/m3.ng ......................... 55  
Bảng 5.9 Kết quả xử lý Nitrat theo giờ ở tải trọng 0.018 kg NO3/m3.ng ......................... 55  
Bảng 5.10 Kết quả xử lý Nitrat theo giờ ở tải trọng 0.025 kg NO3/m3.ng ........................ 56  
Bảng 5.11 Kết quả xử lý Nitrit qua các giờ ở tải trong 0.003 kg NO2/m3.ng.................... 56  
Bảng 5.12 Kết quả xử lý Nitrit qua các giờ ở tải trong 0.006 kg NO2/m3.ng.................... 57  
Bảng 5.13 Kết quả xử lý Nitrit qua các giờ ở tải trong 0.003 kg NO2/m3.ng.................... 57  
Bảng 5.14 Kết quả xử lý Phosphate theo các giờ ở tải trọng 0.018 kg PO4/m3.ng ........... 58  
Bảng 5.15 Kết quả xử lý Phosphate theo các giờ ở tải trọng 0.013 kg PO4/m3.ng ........... 58  
Bảng 5.16 Kết quả xử lý Phosphate theo các giờ ở tải trọng 0.018 kg PO4/m3.ng ........... 59  

vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH VÀ BIỂU ĐỒ

Hình 2.1 Mô hình hoạt động quá trình AAO truyền thống ............................................... 13  
Hình 2.2 Phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện kỵ khí ............................................... 17  
Hình 3.1 Mô hình hệ thống AAO ...................................................................................... 29  
Biểu đồ 4.1 Sự thay đổi COD qua các giờ ở tải trọng 0,96 kg COD/m3.ngày ................. 35  
Biểu đồ 4.2 Sự thay đổi COD qua các giờ ở tải trọng 1,152 kg COD/m3.ng .................... 36  
Biểu đồ 4.3 Sự thay đổi COD qua các giờ ở tải trọng 1,344 kg COD/m3.ng ................... 37  
Biểu đồ 4.4 Kết quả xử lý nitơ Ammonia theo giờ ở tải trọng 0.066 kg NH3/m3.ng ....... 38  
Biểu đồ 4.5 Kết quả xử lý nitơ Ammonia theo giờ ở tải trọng 0.066 kg NH3/m3.ng ....... 39  
Biểu đồ 4.6 Kết quả xử lý nitơ Ammonia theo giờ ở tải trọng 0.066 kg NH3/m3.ng ....... 39  
Biểu đồ 4.7 Kết quả xử lý Nitrat theo giờ ở tải trọng 0.027 kg NO3/m3.ng ..................... 41  
Biểu đồ 4.8 Kết quả xử lý Nitrat theo giờ ở tải trọng 0.018 kg NO3/m3.ng ..................... 41  
Biểu đồ 4.9 Kết quả xử lý Nitrat theo giờ ở tải trọng 0.025 kg NO3/m3.ng ...................... 42  
Biểu đồ 4.10 Kết quả xử lý Nitrit qua các giờ ở tải trong 0.003 kg NO2/m3.ng ............... 43  
Biểu đồ 4.11 Kết quả xử lý Nitrit qua các giờ ở tải trong 0.006 kg NO2/m3.ng ............... 44  
Biểu đồ 4.12 Kết quả xử lý Nitrit qua các giờ ở tải trong 0.003 kg NO2/m3.ng ............... 44  
Biểu đồ 4.13 Kết quả xử lý Phosphate theo các giờ ở tải trọng 0.018 kg PO4/m3.ng ....... 45  
Biểu đồ 4.14 Kết quả xử lý Phosphate theo các giờ ở tải trọng 0.013 kg PO4/m3.ng ....... 46  
Biểu đồ 4.15 Kết quả xử lý Phosphate theo các giờ ở tải trọng 0.018 kg PO4/m3.ng ....... 47  

vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AAO Anaerobic (Yếm khí) – Anoxic (Thiếu khí) – Oxic (Hiếu khí).
BOD Biochemical oxygen demand (nhu cầu oxy sinh hóa)
DO Disoved Oxygen (Hàm lượng oxy hoà tan trong nước)
Moving bed biofilm reactor (quá trình xử lý nhân tạo trong đó sử dụng các vật
MBBR
làm giá thể)
MLSS Mixed Liquoz Suspended Solids (nồng độ chất rắn trong bùn lỏng)
rbBOD Readily biodegradable BOD (BOD nhanh chóng phân hủy sinh học)
SRT Sludge retention time (thời gian lưu bùn)
SVI Sludge Volume Index (chỉ số thể tích bùn)
VSV Vi sinh vật

viii
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Giới thiệu chung
Nước thải sinh hoạt là nước thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của các hoạt
động dân cư như: khu vực đô thị, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí… Nước thải
sinh hoạt của hộ gia đình thường được chia làm 2 loại: nước thải từ nhà vệ sinh chứa các
chất ô nhiễm chủ yếu là các chất hữu cơ, các loại vi sinh vật gây bệnh và nước thải từ các
quá trình tắm, giặt, nấu ăn với các thành phần chất ô nhiễm không đáng kể. Các thành
phần ô nhiễm chính đặc trưng của nước thải sinh hoạt thường là COD, N, P. Trong đó
hàm lượng N và P là rất lớn trong nước thải sinh hoạt, nếu không được loại bỏ thì chúng
sẽ gây nên hiện tượng phú dưỡng hóa.
Với thành phần ô nhiễm là các tạp chất nhiễm bẩn có tính chất khác nhau, từ các
loại chất không tan đến các chất ít tan và cả những hợp chất tan trong nước, việc xử lý
nước thải sinh hoạt là loại bỏ các tạp chất đó, làm sạch nước và có thể đưa nước vào
nguồn tiếp nhận hoặc đưa vào tái sử dụng. Việc lựa chọn phương pháp xử lý nước thải
sinh hoạt thích hợp thường được căn cứ trên đặc điểm của các loại tạp chất có trong nước
thải, căn cứ dựa vào chất thải sinh hoạt sau khi đã phân loại. Hiện nay, có rất nhiều
phương pháp xử lý thông dụng nhưng vẫn còn gặp những hạn chế nhất định như: phương
pháp hóa học có nhược điểm là chi phí vận hành cao, không thích hợp cho các hệ thống
xử lý nước thải sinh hoạt với quy mô lớn, các hệ thống xử lý hoá lý thì lại quá phức tạp
và khó vận hành….
Đối với việc xử lý nước thải sinh hoạt có yêu cầu đầu ra không quá khắt khe đối
với chỉ tiêu N và P, quá trình xử lý hiếu khí bằng bùn hoạt tính là quá trình xử lý sinh học
thường được ứng dụng nhất.
Trong quá trình nghiên cứu các phương pháp xử lý chúng tôi đã tìm hiểu được mô
hình AAO. Mô hình AAO là một trong những mô hình kết hợp các phương pháp sinh học
để xử lý nước thải sinh hoạt: sau khi xử lý cấp 1 nước thải sẽ được chảy vào bể bùn hoạt
tính yếm khí (Anaerobic Tank), tiếp đến sẽ chảy vào bể vi sinh hiếu khí (Aerobic), vi
sinh vật sống bám trên các hạt bùn trong các bể, tại đây sẽ diễn ra quá trình vi sinh vật
oxi hoá chất hữu cơ tốc độ cao, sau quá trình này thì các chất vô cơ và hữu cơ có trong
nước thải vì thế mà giảm dần, quá trình này đặc biệt giảm đi đáng kể hàm lượng Nitơ
tổng (Total- Nitrogen) và Photpho tổng ( Total – Phosphase).

9
1.2. Mục tiêu đề tài
Ứng dụng công nghệ AAO kết hợp lớp vật liệu đệm để xử lý nước thải sinh hoạt
có hàm lượng chất hữu cơ cao.
1.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
1.3.1. Nội dung nghiên cứu

• Nội dung 1: Tìm hiểu lý thuyết về công nghệ AAO.


• Nội dung 2: Thiết kế, lắp đặt mô hình công nghệ AAO kết hợp lớp vật liệu đệm.
• Nội dung 3: Nuôi bùn sinh họa và chạy thích nghi mô hình.
• Nội dung 4: Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải sinh hoạt bằng các thí nghiệm.
- Nghiên cứu khả năng loại bỏ chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt.
- Nghiên cứu khả năng loại bỏ Nitơ trong nước thải sinh hoạt.
- Nghiên cứu khả năng loại bỏ Photpho trong nước thải sinh hoạtc.
- Nội dung 5: Xử lý số liệu và giải thích.
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu

• Phương pháp thực nghiệm trong phòng thí nghiệm.


• Phương pháp lấy mẫu và phân tích chỉ tiêu chất lượng nước thải.
• Phương pháp tổng hợp tài liệu.
• Phương pháp chuyên gia: hỏi ý kiến và tư vấn của thầy cô, anh chị trong ngành.
• Phương pháp vẽ đồ thị: lập đồ thị theo dõi chất lượng nước trước và sau xử lý.
• Phương pháp thống kê và xử lý số liệu.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học

• Nghiên cứu kết hợp quá trình tăng trưởng vi sinh lơ lửng và bám dính trong cùng
một hệ thống của quá trình AAO nhằm tăng cường hiệu quả xử lý giảm chi phí
vận hành và xây dựng.
• Theo dõi khả năng xử lý của hệ thống AAO với nước thải sinh hoạt có hàm lượng
chất hữu cơ cao trong thực tế.
• Mô hình AAO cải tiến có chất lượng và khả năng xử lý cao hơn.
• Nghiên cứu kế thừa các nghiên cứu về quá trình AAO trong xử lý nước thải trong
và ngoài nước.

10
• Kết quả nghiên cứu của đề tài được thu thập từ quá trình nghiên cứu thực nghiệm
có căn cứ khoa học rỏ ràng.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn

• Mặc dù nước thải sinh hoạt có nồng độ chất ô nhiễm thấp và lưu lượng thải ra lớn
nên mức độ gây ô nhiễm rất cao. Công nghệ AAO có ưu điểm xử lý triệt để đồng
thời COD, Nitơ, Photpho trong một hệ thống nhằm đáp ứng yêu cầu xả thải
nghiêm ngặt theo tính chất môi trường Việt Nam hiện tại và trong tương lai.
• Áp dụng thích hợp cho các công trình xử lý nước thải sinh hoạt vừa và nhỏ, chi
phí đầu tư vận hành thấp, tiết kiệm diện tích xây dựng, chi phí xây dựng.
• Đưa mô hình AAO vào sử dụng rộng rãi trong thực tế do:
- Chi phí thiết kế cũng như vận hành của hệ thống thấp.
- Chi phí năng lượng ít hơn và vận hành thuận lợi.
- Mô hình đơn giản nhưng hiệu quả xử lý cao.
• Mô hình có khả năng xử lý cao do quá trình màng có thể loại bỏ chất ô nhiễm rộng
hơn vì chuỗi thức ăn dài trong màng sinh học có số lượng phong phú và sự hiện
diện của nhiều loài vi sinh khác nhau của metozoa, protozoa, vi khuẩn và nấm.
1.5. Tính mới của đề tài
Công nghệ AAO với sợi vật liệu đệm ở trong nghiên cứu này là quá trình mang
bản chất sinh trưởng bám dính bao gồm các giai đoạn kỵ khí (Anaerobic) nối tiếp thiếu
khí (Anoxic) và hiếu khí (Oxic). Đây là quá trình khác biệt so với quá trình AAO với hệ
bùn hoạt tính truyền thống, đó là sinh khối phát triển và dính bám vào bề mặt chất mang.
Việc ứng dụng công nghệ AAO với sợi vật liệu đệm trong xử lý nước thải sinh hoạt là
điểm mới của nghiên cứu.
1.6. Giới hạn của đề tài
Đề tài chỉ đo đạc khả năng xử lý của hệ thống với các chỉ tiêu như: NH3, PO4,
COD, SVI. Vì mục tiêu của hệ thống là xử lý nước thải sinh hoạt và các loại nước thải có
thành phần chất hữu cơ cao nên các chỉ tiêu trên luôn là thành phần quan trọng trong
nước thải sinh hoạt. Dựa trên các chỉ tiêu đó có thể đánh giá được khả năng xử lý của hệ
thống AAO vì hệ thống tối ưu xử lý các chỉ tiêu nêu trên.

11
CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG NGHỆ AAO
2.1. Tổng quan về thành phần tính chất nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt bao gồm nước thải từ khu dân cư, cao ốc, văn phòng, resort,
trường học…lưu lượng nước thải này chủ yếu phát sinh từ các nguồn như: tắm rửa, giặt
giũ, nấu nướng, rửa nhà, nước thải vệ sinh…
Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là chứa nhiều thành phần chất hữu cơ (BOD),
Cặn lơ lửng, Amoni, Tổng Nitơ, Photpho, mùi và nhiều vi sinh vật gây bệnh.
Thành phần và nồng độ các chất ô nhiễm cơ bảng chi tiết ở bảng sau:
STT Thông số Đơn vị Kết quả
1 pH - 6.5 – 8.5
2 BOD5 mg/l 250 – 400
3 COD mg/l 400 – 700
4 SS mg/l 300 – 400
5 Tổng Nitơ mg/l 60
6 Tổng photpho mg/l 6.86

2.2. Lý thuyết về công nghệ xử lý nước thải


• Tuỳ vào trạng thái tồn tại của vi sinh vật, quá trình xử lý sinh học hiếu khí nhân
tạo có thể chia thành:
• Xử lý sinh học hiếu khí với vi sinh vật tồn tại ở dạng lơ lửng chủ yếu sử dụng khử
chất hữu cơ chứa carbon như quá trình bùn hoạt tính, hồ làm thoáng...
• Xử lý sinh học hiếu khí với vi sinh vật tồn tại ở dạng dính bám như quá trình bùn
hoạt tính dính bám, bể lọc nhỏ giọt, bể lọc cao tải, đĩa sinh học, bể phản ứng
nitrate hoá với màng cố định
• Xử lý nước thải bùn hoạt tính hiếu khí: trong bể bùn hoạt tính hiếu khí với sinh
vật sinh trưởng dạng lơ lửng, quá trình phân huỷ xảy ra khi nước thải tiếp xúc với
bùn trong điều kiện sục khí liên tục quá trình sục khí liên tục nhằm cung cấp một
lượng oxi ổn định. Quá trình này sẽ giúp cho phản ứng oxi hóa diễn ra nhanh
đồng thời các chất ô nhiễm tích tụ một phần vi sinh vật hấp thụ cho giai đoạn
hình thành tế bào một phần tạo ra năng lượng cung cấp cho quá trình phân hủy
các chất hữu cơ bị oxy hoá hoàn toàn thành CO2, H2O, NO3-, SO42-...

12
• Xử lý sinh học VSV tăng trưởng dính bám. Bể bùn hoạt tính với VSV dính bám.
Phương pháp này tương tự như VSV dạng lơ lửng chỉ khác vi sinh vật phát triển
dính bám trên vật liệu tiếp xúc đặt trong bể. Phương pháp này có ưu điểm vượt
trội hơn thời gian xử lý cũng như tốc độ xử lý nhanh giảm được quá trình tiêu hao
nhiều năng lượng. Phương pháp này được ứng dụng rộng rãi trong quá trình xử lý
ô nhiễm nước thải.
• Cùng với sự phát triển của các vật liệu làm giá thể mới thì nhiều công nghệ ứng
dụng quá trình sinh trưởng bám dính ngày càng được quan tâm kể từ những năm
1980 cho việc loại bỏ chất dinh dưỡng trong nước thải (Min Zhang et al., 1998),
trong đó có công nghệ AAO.
2.3. Lý thuyết về công nghệ AAO
2.3.1. Khái niệm chung
AAO là viết tắt của các cụm từ Anaerobic (kỵ khí) – Anoxic (thiếu khí) – Oxic
(hiếu khí). Công nghệ AAO là quy trình xử lý sinh học liên tục ứng dụng nhiều hệ VSV
khác nhau: hệ vi sinh vật kỵ khí, thiếu khí, hiếu khí để xử lý nước thải. Công nghệ AAO
với sợi vật liệu đệm ở trong nghiên cứu này là quá trình mang bản chất sinh trưởng bám
dính bao gồm các giai đoạn kỵ khí (Anaerobic) nối tiếp thiếu khí (Anoxic) và hiếu khí
(Oxic). Đây là quá trình khác biệt so với quá trình AAO với hệ bùn hoạt tính truyền
thống, đó là sinh khối phát triển và dính bám vào bề mặt chất mang.

Hình 2.1 Mô hình hoạt động quá trình AAO truyền thống

13
Hệ thống này thực hiện quá trình loại bỏ cacbon hữu cơ, nitrat hoá, khử nitrat và
loại bỏ photpho. Nước thải được tuần hoàn từ ngăn hiếu khí về ngăn thiếu khí để tăng
cường hiệu quả khử nitrat, còn bùn được tuần hoàn từ ngăn lắng về ngăn kỵ khí để giải
phóng photphat. Trong hệ thống này, vi khuẩn khử nitrat đóng vai trò quan trọng trong
việc loại bỏ nitơ và VSV tích lũy photphat (PAOs) đóng vai trò quan trọng trong việc loại
bỏ photpho sinh học (EBPR). Cả hai loại vi khuẩn này đòi hỏi nguồn cacbon (hoặc COD)
để thực hiện các phản ứng một cách độc lập. Do đó, giá trị COD là một yếu tố giới hạn
cần thiết khi đồng thời loại bỏ nitơ và photpho, đặc biệt dưới điều kiện C/N hoặc C/P
dòng vào không thích hợp. Sorm et. al., (1997) chỉ ra rằng nhu cầu COD đồng thời đã tạo
ra hiệu quả khử nitrate thấp, bởi vì cơ chất hữu cơ bị cô lập bởi PAOs dưới điều kiện kỵ
khí, kết quả là không có cơ chất cho vi khuẩn khử nitơ trong điều kiện thiếu khí. Vì vậy
việc sử dụng VSV tích lũy photphate khử nitrat (DNPAOs) có thể làm giảm sự cạnh
tranh về COD giữa quá trình khử nitrat hóa và quá trình loại bỏ photpho bởi vì chúng có
thể xử lý nitrat và photphat bằng việc sử dụng các nguồn cacbon giống nhau. Tuy nhiên,
có một số mâu thuẫn khi áp dụng hệ thống bùn đơn lẻ để loại bỏ đồng thời nitơ và
photpho. Đầu tiên, sự sinh trưởng của các vi khuẩn nitrat hóa chậm hơn các vi khuẩn dị
dưỡng (như vi khuẩn khử COD). Vì vậy, quá trình vận hành với SRT kéo dài để thực
hiện quá trình nitrat hóa. Nhưng theo hướng khác, hệ thống cần phải vận hành với SRT
ngắn để tăng cường loại bỏ photpho. Thứ hai, nguồn cacbon thường không đủ cho quá
trình khử nitrat hóa khi (a) bể thiếu khí đặt sau bể kỵ khí và (b) các axit béo mạch ngắn
được sử dụng chủ yếu cho việc giải phóng photpho trong bể kỵ khí
Sử dụng màng trong hệ thống có một số đặc tính và ưu, nhược điểm sau:
Ưu điểm:
• Màng vi sinh có trong bể phản ứng xử lý nitơ có hiệu quả tùy thuộc vào việc sử
dụng các vi khuẩn như vi khuẩn nitrat hóa có tốc độ sinh trưởng chậm và thời
gian phát sinh kéo dài.
• So với quá trình bùn hoạt tính thì quá trình màng có khả năng loại bỏ chất ô
nhiễm rộng hơn do chuỗi thức ăn dài trong màng sinh học có số lượng phong
phú và sự hiện diện của nhiều loài khác nhau của metozoa, protozoa, vi khuẩn và
nấm.
• Khả năng xử lý trên mỗi đơn vị thể tích của quá trình màng cao hơn so với quá
trình bùn hoạt tính do lượng sinh khối tính trên mỗi đơn vị thể tích của màng vi
sinh cao hơn.

14
• Lượng bùn dư sinh ra ít hơn so với quá trình bùn hoạt tính.
• Chi phí năng lượng ít hơn và vận hành thuận lợi.
• Có khả năng chịu sự biến đổi về thủy lực và tải trọng chất hữu cơ cao.
Nhược điểm:
• Tuy nhiên quá trình màng cũng có nhược điểm là các phần tử nhỏ bé của lớp
màng kỵ khí bị vỡ ra có khả năng lắng kém làm cho độ đục ở dòng ra cao.
Quá trình màng sinh học với một lớp đệm dính bám với tuổi bùn cao, nồng độ sinh
khối cao và ổn định trong quá trình vận hành. Màng sinh học có thể được sử dụng để giải
quyết những mâu thuẫn được đề cập như trên, thêm đó là quá trình màng cố định ngập
hoàn toàn cung cấp những lớp đệm dính bám cho vi khuẩn (Lee et al., 1996; Su and
Ouyang, 1996).
Sử dụng công nghệ AAO với sợi vật liệu đệm trong xử lý nước thải sinh hoạt có
nhiều ưu điểm nổi bật như:
• Công nghệ AAO kết hợp giữa công nghệ kỵ khí (anaerobic) - thiếu khí (anoxic) và
hiếu khí (oxic) cho phép vừa giảm được chất ô nhiễm hữu cơ vừa giảm được các
chất dinh dưỡng dư thừa trong nước thải.
• Ưu điểm nổi bật của công nghệ kỵ khí là tiết kiệm năng lượng, do không cần phải
cấp không khí.
• Áp dụng công nghệ kỵ khí trong phân hủy bùn dư đảm bảo tiêu diệt được các vi
khuẩn gây bệnh trong bùn từ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt.
• Công nghệ sinh học kỵ khí hoạt động với tải trọng phân hủy hữu cơ tương đối cao,
nên cũng dẫn đến việc tiết kiệm mặt bằng một cách đáng kể. Ngoài ra công nghệ
sinh học kỵ khí còn cho phép chịu biến động mạnh về tải lượng hữu cơ.
• Tác dụng đệm của ngăn hiếu khí để khắc phục quá tải: Thời gian lưu nước thải dài
và tất cả lượng nước thải tập trung trong một ngăn nên ngăn hiếu khí vừa có tác
dụng oxy hóa chất hữu cơ vừa là một bể đệm cực kỳ hiệu quả do đó sẽ ít xảy ra sự
cố.
Trong mô hình AAO, quá trình chất hữu cơ và chất dinh dưỡng được loại bỏ diễn
ra trong ba ngăn kỵ khí, thiếu khí và hiếu khí.

15
2.3.2. Qúa Trình Anaerobic (Qúa trình kỵ khí)
2.3.2.1. Cơ sở quá trình phân hủy kỵ khí:
Quá trình phân hủy kỵ khí là những quá trình phân hủy chất hữu cơ và vô cơ trong
điều kiện không có oxy phân tử của không khí bởi các VSV kỵ khí. Quá trình phân hủy
kỵ khí các hợp chất hữu cơ trong nước thải có thể hợp thành bốn giai đoạn xảy ra như
sau:
v Giai đoạn thủy phân: Dưới tác dụng của các enzym thủy phân do vi sinh vật tiết
ra, các chất hữu cơ sẽ bị thủy phân: hydratcacbon (kể cả các chất không hòa tan)
phức tạp sẽ thành các đường đơn giản; protein thành albumoz, pepton, peptit, axit
amin; lipid thành glycerin và các axit béo. Quá trình này xảy ra chậm, tốc độ thuỷ
phân phụ thuộc vào pH, kích thước hạt và đặc tính dễ phân huỷ của cơ chất.
v Giai đoạn axit hoá: Vi khuẩn lên men sẽ chuyển hoá các đường, axit amin, axit
béo tạo thành các axit hữu cơ có phân tử lượng thấp (propionic, butyric, acetic,
lactic...), các alcohol (ethanol, methanol, glycerol), aceton, acetate, CO2, H2, NH3,
H2S và sinh khối mới. Đặc trưng của pha axit này tạo thành axit làm cho pH có thể
xuống dưới 5 và sinh mùi.
v Giai đoạn acetic hoá: Các vi khuẩn như Syntrobacter wolinii và Syntrophomonas
wolfei chuyển hoá các sản phẩm của giai đoạn axit hoá thành acetate, CO2, H2 và
sinh khối mới.
v Giai đoạn metan hoá: Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình phân huỷ kỵ khí.
Các vi khuẩn metan hóa như Methanobacillus, Methanococcus, Methanobacterium
và Methanosarcina sẽ chuyển hoá các sản phẩm của giai đoạn acetic hoá thành hỗn
hợp các khí chủ yếu là CH4 và CO2. Ngoài ra còn tạo thành một số khí khác như
H2, N2, H2S và một ít muối khoáng pH của môi trường tăng lên. Các axit tác dụng
với CO2 tạo thành các muối cacbon, tạo cho môi trường có tính đệm rất tốt, khi
cho thêm nhiều axit vào môi trường thì nồng độ H+ vẫn không thay đổi. Vi khuẩn
metan được chia làm hai nhóm phụ:
o Nhóm vi khuẩn metan hydrogenotrophic nghĩa là sử dụng hydro hoá tự
dưỡng: chuyển hoá H2 và CO2 thành CH4:
CO2 + 4H2 à CH4 + 2H2O
Nhóm này giúp duy trì áp suất riêng phần thấp cần thiết để chuyển hoá axit
bay hơi và alcohol thành acetate.

16
o Nhóm vi khuẩn metan acetotrophic, còn gọi là vi khuẩn phân giải acetate,
chúng chuyển hoá acetate thành CH4 và CO2

Chất hữu cơ phức tạp (hydratcacbon, protein, lipit)

Chất hữu cơ đơn giản


(đường, peptit, axit amin)

Axit bay hơi


(Propionic, butyric…)

H2,CO2 Acetate

CH4, CO2

Hình 2.2 Phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện kỵ khí

CH3COOH à CH4 + COQuá trình phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện kỵ
khí sinh ra sản phẩm cuối cùng là hỗn hợp khí, trong đó CH4 chiếm tới 60 - 75%. Vì vậy
quá trình này còn gọi là quá trình lên men metan.
Quá trình phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện kỵ khí hay là lên men metan là
một quá trình phức tạp. Tham gia vào quá trình có rất nhiều loại vi khuẩn kỵ khí bắt buộc
và không bắt buộc. Chúng có thể tiến hành phân hủy cơ chất ở nhiệt độ từ 10oC đến trên
45oC. Các vi khuẩn tham gia vào quá trình này được chia làm hai nhóm là nhóm vi khuẩn
không sinh metan và nhóm vi khuẩn sinh metan. Những vi khuẩn sinh metan rất nhạy
cảm với môi trường, đặc biệt là rất dễ bị ức chế bởi sự có mặt của các kim loại nặng có
trong môi trường. Nguồn cacbon của chúng là các hợp chất hữu cơ, vô cơ đơn giản như
axit formic, butyric, metanol, etanol, H2, CO2, CO. Để các vi khuẩn sinh khí metan phát
triển bình thường trong môi trường cần phải có đủ CO2 và các hợp chất chứa nitơ. Nguồn
nitơ tốt nhất là amon cacbonat và amon clorua. Đặc biệt là vi khuẩn sinh metan không sử

17
dụng nitơ trong các axit amin. Để quá trình lên men tiến hành bình thường thì lượng nitơ
cần thiết trong môi trường theo tỷ lệ C/N là 20:1.
2.3.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phân hủy kỵ khí:
Vi khuẩn metan chịu trách nhiệm chính trong quá trình xử lý kỵ khí, phát triển rất
chậm so với vi khuẩn hiếu khí và do đó nó cần nhiều thời gian để thích nghi với sự biến
đổi tải trọng, nhiệt độ, và những điều kiện khác. Chính vì thế, các giải pháp thiết kế và
vận hành cần phải được xem xét trong các điều kiện môi trường tối ưu để đạt hiệu quả xử
lý cao và nhanh.
• Nhiệt độ: so với quá trình hiếu khí thì quá trình kỵ khí đòi hỏi nhiệt độ nghiêm
ngặt hơn nhiều. Nó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả làm việc của hệ thống. Tốc độ chuyển
hoá cực đại tại nhiệt độ 35 - 40oC đối với vi khuẩn mesophilic và đối với vi khuẩn
thermophilic là 55 - 60oC. Tốc độ phản ứng giảm nếu nằm ngoài khoảng nhiệt độ trên.
Nhìn chung hệ thống thường thiết kế theo mức mesophilic hoặc thấp hơn.
• Ảnh hưởng của oxy và các chất ức chế: một yêu cầu khác trong quá trình kỵ khí
là phải duy trì điều kiện không có oxy. Một lượng nhỏ oxy có thể làm ảnh hưởng đến vi
khuẩn sinh metan và những loại VSV kỵ khí khác. Chính vì thế, bể thường phải được
đóng kín và khí metan sinh ra được thu lại để làm nguồn nhiệt.
• Ảnh hưởng của chất dinh dưỡng: cũng như vi sinh vật hiếu khí, các chất dinh
dưỡng chủ yếu bao gồm N, P, K, S, Mg, Ca, Fe, Na, Cl và các chất vi lượng Zn, Mn, Mo,
Se, Co, Cu, Ni. Tỷ lệ chất dinh dưỡng cần cho vi sinh vật hiếu khí phát triển là COD:N:P
= 200:5:1. Tuy nhiên, một số nước thải không đáp ứng được điều này, do đó cần thiết
phải bổ sung thêm chất dinh dưỡng.
• Ảnh hưởng của pH: pH cũng là một yêu cầu quan trọng trong quá trình kỵ khí, quá
trình kỵ khí hoạt động tốt ở pH từ 6,6 - 7,6 nhưng tối ưu là 7,0 - 7,2. Khi pH dưới 6,2,
môi trường axit trong bể có thể làm nguy hại đối với vi khuẩn metan.
• Ảnh hưởng của độc chất: các chất độc hại như muối vô cơ, chất hữu cơ độc hại
hoặc các kim loại nặng có thể gây ảnh hưởng đến xử lý kỵ khí. Người ta cũng đã xác định
được tính độc của kim loại nặng lên hệ vi sinh này như sau: Cr > Cu > Zn > Cd > Ni.
Giới hạn nồng độ của kim loại này cho phép lên vi sinh là: Cr: 690 mg/l, Cu: 500 mg/l,
Pb: 900 mg/l, Zn: 590 mg/l, Ni: 73 mg/l.

18
2.3.2.3. Qúa trình Anoxic (Thiếu khí)
Trong nước thải, có chứa các hợp chất nitơ và photpho, những hợp chất này cần
phải được loại bỏ ra khỏi nước thải. Tại bể Anoxic, trong điều kiện thiếu khí hệ vi sinh
vật thiếu khí phát triển xử lý N và P thông qua 2 quá trình Nitrat hóa và Photphorit.
• Quá trình Nitrat hóa xảy ra như sau:
o Hai chủng loại vi khuẩn chính tham gia vào quá trình này là Nitrosonas và
Nitrobacter. Trong môi trường thiếu oxy, các loại vi khuẩn này sẻ khử Nitrat
(NO3-) và Nitrit (NO2-) theo chuỗi chuyển hóa:
NO3- → NO2- → N2O → N2↑
o Khí nitơ phân tử N2 tạo thành sẽ thoát khỏi nước và ra ngoài. Như vậy là nitơ đã
được xử lý.
• Quá trình Photphorit hóa: chủng loại vi khuẩn tham gia vào quá trình này là
Acinetobacter. Các hợp chất hữu cơ chứa photpho sẽ được hệ vi khuẩn Acinetobacter
chuyển hóa thành các hợp chất mới không chứa photpho và các hợp chất có chứa
photpho nhưng dễ phân hủy đối với chủng loại vi khuẩn hiếu khí.
Để quá trình Nitrat hóa và Photphorit hóa diễn ra thuận lợi tại bể Anoxic lắp đặt
thêm hệ thống đệm sinh học được chế tạo từ nhựa PVC. Hệ vi sinh vật thiếu khí bám
dính vào bề mặt vật liệu đệm sinh học để sinh trưởng và phát triển.
2.3.3. Qúa trình oxic (Hiếu khí)
2.3.3.1. Cơ sở quá trình phân hủy hiếu khí:
Quá trình phân hủy hiếu khí là những quá trình phân hủy chất hữu cơ và vô cơ
trong điều kiện cần có oxy phân tử của không khí bởi các vi sinh vật hiếu khí. Quá trình
phân hủy hiếu khí nước thải gồm ba giai đoạn biểu thị bằng các phản ứng sau:
1. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ:
enzym
Cx Hy Oz + O2 CO2 + H2O + Năng lượng
2. Tổng hợp xây dựng tế bào:
CxHyOz + O2 enzym Tế bào VSV + CO2 + H2O + Năng lượng
3. Quá trình tự phân hủy:
enzym
C5H7O2N + 5O2 5CO2 + 2H2O + NH3 + Năng lượng
Các vi sinh vật hoại sinh có trong nước thải hầu hết là các vi khuẩn hiếu khí, kỵ
khí hoặc kỵ khí tùy tiện.

19
Quá trình phân hủy chất hữu cơ xảy ra ở bên ngoài tế bào do các enzym thủy phân
như amilaza phân hủy tinh bột, proteaza phân hủy protein, lipaza thủy phân lipid... thành
các hợp chất có phân tử lượng thấp hơn có thể đi qua màng vào bên trong tế bào. Quá
trình này gọi là quá trình phân hủy ngoại bào. Các chất này tiếp tục được phân hủy hoặc
chuyển hóa thành các chất liệu tạo tế bào mới. Các quá trình này xảy ra trong tế bào gọi
là quá trình hô hấp nội bào.
2.3.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phân hủy sinh học hiếu khí:
Hàm lượng oxy trong nước thải: trong thực tế, lượng oxy hoà tan trong bể nên dao
động từ 2 - 4 mg/l tại mọi vị trí trong bể, trong đó giá trị 2 mg/l thường được sử dụng.
Nồng độ cho phép của các chất bẩn hữu cơ: vi sinh vật chỉ hoạt động hiệu quả đối
với một tải trọng hữu cơ nhất định nào đó.
Ảnh hưởng của pH: giá trị pH ảnh hưởng lớn đến quá trình tạo men trong tế bào
và quá trình hấp phụ các chất dinh dưỡng vào tế bào. Đối với đa số vi sinh vật khoảng giá
trị pH tối ưu là 6,5 – 8,5.
Chất dinh dưỡng trong nước thải: Nitơ và photpho là các nguyên tố dinh dưỡng
quan trọng nhất cho sự phát triển của sinh khối. Ta cần duy trì hàm lượng nitơ, photpho
trong nước thải một giá trị thích hợp nhằm duy trì trạng thái ổn định của hệ vi sinh vật.
Thông thường tỷ lệ COD:N:P thích hợp cho hệ vi sinh vật là 100:5:1. Ngoài nitơ,
photpho thì các nguyên tố dinh dưỡng khác cũng cần thiết có trong nước thải như: K, Mg,
Ca, S, Fe,… Các nguyên tố này nếu vượt quá nồng độ cho phép sẽ gây tác dụng tiêu cực
cho vi sinh vật.
Nhiệt độ nước thải: ảnh hưởng rất lớn đến chức năng hoạt động của vi sinh vật.
Đối với đa số vi sinh vật, nhiệt độ nước thải thích hợp nằm trong khoảng 5 – 300C. Khi
nhiệt độ tăng cao sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý vì khi đó độ hoà tan trong nước sẽ
giảm. Còn khi nhiệt độ quá thấp sẽ làm mất hoạt tính của các vi sinh vật.
Nồng độ vi sinh vật trong nước thải: đây là thông số quan trọng cần kiểm soát để
đảm bảo hiệu suất xử lý. Nồng độ bùn hoạt tính thích hợp trong bể sinh học nên duy trì
trong khoảng từ 2 - 5 g/l.
Ngoài các yếu tố trên ta cũng cần lưu ý đến một số các yếu tố khác như việc khống
chế nồng độ muối vô cơ, đặc biệt là muối kim loại nặng trong nước thải, các chất độc, các
chất gây ức chế cho quá trình tăng trưởng của vi sinh vật.

20
2.3.4. Qúa trình loại bỏ chất hữu cơ
2.3.4.1. Quá trình loại bỏ nitơ
Cùng với photpho trong nước thải, nitơ là nguồn chính gây ra hiện tượng phú
dưỡng hóa bề mặt nước. Vì lý do đó, Nitơ cần phải được loại bỏ cùng với chất hữu cơ
trong quá trình xử lý nước thải. Trái ngược với các dạng photphat không hòa tan kết tủa
với nhiều kim loại nặng và có thể được tách bởi quá trình lắng hoặc quá trình tạo bông,
tất cả các thành phần nitơ, ngoại trừ Mangan ammonium phosphate (MgNH4PO4), dễ
dàng hòa tan trong nước và vì vậy không thể loại bỏ chúng về phương diện hóa học như
quá trình kết tủa. Để loại bỏ nitơ dạng amin và các hợp chất nitơ dị vòng khác, thì quá
trình chuyển các hợp chất này thành ammonia là giai đoạn đầu tiên trong quá trình xử lý
hiếu khí hoặc kỵ khí. Sau đó xảy ra quá trình nitrat hóa và khử nitrat hóa tiếp theo. Vì
vậy, tùy thuộc vào dạng của các hợp chất nitơ trong nước thải, việc loại bỏ nitơ đòi hỏi
phải trải qua ba quá trình lần lượt nhau: amon hóa, nitrat hóa và khử nitrat hóa (Gensicke
et al., 1998; Zayed and Winter, 1998).
Những phần chính của các hợp chất nitơ ở trong nước thải đô thị được khử thành
các dạng như ammonia, urê, các amin, axit amin và protein. Các hợp chất nitơ bị oxy hóa
như nitrat và nitrit thường không hiện diện trong tất cả hoặc trong một số dạng liên quan.
Tuy nhiên, nitrat và nitrit lại phần chính của tải trọng nitơ trong nước thải thực phẩm và
các ngành công nghiệp kim loại (Gensicke et al., 1998; Zayed and Winter, 1998).
Ammonia trong nước thải đô thị ban đầu được sinh ra chủ yếu từ nước thải con
người, động vật và được hình thành trong hệ thống cống rãnh do sự phân chia enzym của
urê như phản ứng sau:
NH2CONH2 + H2O à CO2 + 2NH3
Thời gian nước thải được lưu trong hệ thống cống rãnh thường không đủ lâu để
cho ammonia sinh ra từ các nguồn khác như quá trình phân giải protein và quá trình khử
amin của các axit amin.
2.3.4.2. Quá trình amon hóa
Các hợp chất nitơ hữu cơ có trong nước thải đô thị thường là các hợp chất dị vòng
(như axit nucleic) và các protein. Quá trình phân giải protein và sự phân hủy các axit
amin dẫn tới sự phóng thích ammonia bởi nhiều cơ chế khác nhau của quá trình amon
hóa (Rheinheimer et al., 1988), bao gồm quá trình thủy phân, oxy hóa, quá trình khử và
khử nhóm amin lần lượt theo như phương trình phản ứng:

21
R–NH2 + H2O à R–OH + NH3
R–CHNH2 –COOH + H2O à R–CO–COOH + 2 (H) + NH3
R–CHNH2 –COOH + 2(H) à R–CH2–COOH + NH3
R–CH2–CHNH2–COOH à R–CH=CH–COOH + NH3
Một lượng lớn ammonia sinh ra từ sự phân chia urê hoặc từ quá trình amon hóa
của các axit amin được đồng hóa trong quá trình xử lý hiếu khí cho sự phát triển của vi
khuẩn. Có thể ước lượng rằng các vi khuẩn chứa khoảng 50% protein và hàm lượng nitơ
trong protein là khoảng 16%. Vì vậy, để tổng hợp 1 g sinh khối vi khuẩn thì cần khoảng
0,08 g N-NH4+. Để loại bỏ ammonia mà không sử dụng cho quá trình sinh trưởng tế bào
trong xử lý nước thải thì đầu tiên cần phải xảy ra quá trình nitrat hóa và khử nitrat hóa tạo
thành N2 hoặc oxy hóa kỵ khí với nitrit.
2.3.4.3. Quá trình nitrat hóa
Mô tả quá trình:
• Quá trình nitrat hoá xảy ra trong bể hiếu khí, là quá trình oxy hoá các hợp chất
chứa nitơ, đầu tiên là ammonia thành nitrit sau đó oxy hóa nitrit thành nitrat. Quá
trình nitrat hóa ammonia diễn ra theo hai bước liên quan đến hai loại VSV tự
dưỡng là Nitrosomonas và Nitrobacter. Đầu tiên ammonia được chuyển thành
nitrit nhờ vi khuẩn Nitrosomonas. Sau đó nitrit chuyển thành nitrat nhờ vi khuẩn
Nitrobacter:
Nitrosomonas : NH4+ + 1,5O2 à NO2- + 2H+ + H2O
Nitrobacter: NO2- + 0,5O2 à NO3-

• Tổng hợp hai phản ứng trên được viết lại như sau:
NH4+ + 2O2 à NO3-+ 2H+ + H2O
• Cùng với năng lượng đạt được, ion ammonia được tiêu thụ vào trong tế bào. Phản
ứng sinh khối được viết như sau:
4CO2 + HC NO3- + NH4+ + H2O à C5H7O2N + 5O2
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nitrat hóa
• Nồng độ oxy hòa tan: nồng độ oxy là một trong những yếu tố quan trọng nhất
kiểm soát quá trình nitrat hóa. Nhu cầu oxy cho nitrat hoá khoảng 4,6 mg O2/mg
NH4+ bị oxy hoá. Khi DO giảm xuống dưới 2 mg/l trong thời gian kéo dài thì sự
nitrat hoá sẽ bị kiềm chế.

22
• Độ kiềm và pH: một số nghiên cứu quan sát thấy rằng tốc độ nitrat hóa cực đại khi
pH nằm trong khoảng 7,2 - 9,0.
• Nhiệt độ: tốc độ nitrat hoá tăng khi nhiệt độ tăng đến điểm giới hạn (300C – 350C)
và sau đó giảm. Quy luật này là nhiệt độ thay đổi từ 200C xuống còn 100C thì tốc
độ nitrat giảm khoảng 30%, cần gần gấp 3 lần nồng độ sinh khối MLSS để đạt
được nồng độ ammonia dòng ra tương đương.
• Thời gian lưu bùn (SRT): bởi vì tốc độ phát triển của vi khuẩn nitrat hoá chậm hơn
vi sinh vật dị dưỡng, thời gian lưu bùn dài sẽ tăng hiệu quả của việc khử nitrat.
Thời gian lưu bùn của quá trình nitrat hoá là một hàm trực tiếp với nhiệt độ nước
thải.
• Tỉ số BOD5/TNK: một phần vi sinh vật nitrat hóa bị giảm khi tỷ số BOD5/TNK
tăng. Trong quá trình nitrat hóa kết hợp oxy hóa cacbon, tỷ số này lớn hơn 5, trong
quá trình nitrat hóa riêng biệt, tỷ số này nhỏ hơn 3.
2.3.4.4. Quá trình khử nitrat hóa
Mô tả quá trình:
• Khử nitrat hóa là quá trình khử nitrat thành khí nitơ bởi các vi khuẩn dị dưỡng
trong điều kiện thiếu khí và đòi hỏi một chất cho electron là chất hữu cơ hay vô
cơ.
• Hai con đường khử nitrat có thể xảy ra trong hệ thống sinh học đó là:
- Đồng hóa: khử nitrat thành ammonia sử dụng cho tổng hợp tế bào. Nó xảy ra
khi ammonia không có sẵn, độc lập với sự ức chế oxy.
- Dị hóa: khử nitrat bằng dị hóa liên quan đến sự khử nitrat thành NO2-, NO và
nitơ.
NO3- à NO2- à NO (g) à N2O (g) à N2 (g)
• Một số vi khuẩn khử nitrat như là Bacillus, Pseudomonas, Methanomonas,
Paracoccus, Spirllum… Hầu hết vi khuẩn khử nitrat là dị dưỡng, nghĩa là chúng
lấy cacbon cho quá trình tổng hợp tế bào từ các hợp chất hữu cơ. Quá trình khử
nitrat đòi hỏi phải cung cấp nguồn cacbon. Điều này có thể thực hiện bằng ba cách
sau:
Cung cấp nguồn cacbon từ bên ngoài như methanol, acetate, nước thải đô thị:
Methanol: 5CH3OH + 6NO3- à 3N2 + 5CO2 + 7H2O + 6OH-

23
Acetate: 5CH3COOH + 8NO3-à 4N2 + 10CO2 + 6H2O + 8OH-
• Sử dụng BOD của chính nước thải làm nguồn cacbon có thể phân hủy thực hiện
bằng cách:
- Tuần hoàn lại phần lớn nước sau khi đã nitrat hóa đến vùng thiếu khí đầu sơ đồ.
- Dẫn một phần nước thải thô đầu vào hay đầu ra sau xử lý sơ bộ vào vùng chứa
nitrat.
• Sử dụng nguồn cacbon của chính tế bào do quá trình hô hấp nội sinh.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình khử nitrat hóa:
• Nồng độ oxy hòa tan (DO): quá trình khử nitrat hóa xảy ra trong điều kiện thiếu
khí nên sự hiện diện của DO ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất của quá trình. Khử
nitrat hóa bị dừng khi nồng độ DO là 0,13 mg/l. Tốc độ khử nitrat ở nồng độ DO =
0,2 mg/l chỉ bằng một nửa tốc độ khử nitrat hóa ở nồng độ DO = 0 mg/l. DO tăng
lên 2 mg/l thì tốc độ khử nitrat hóa chỉ bằng 10% ở nồng độ DO = 0 mg/l.
• Độ kiềm và pH: độ kiềm tạo ra trong phản ứng khử nitrat hóa làm tăng nhẹ pH,
thay vì bị giảm trong phản ứng nitrat hóa. Trái ngược với vi khuẩn nitrat hóa,
người ta ít quan tâm đến ảnh hưởng pH lên tốc độ khử nitrat hóa. Vi khuẩn khử
nitrat hóa phát triển tốt ở pH từ 6,5 - 8,5. Tốc độ khử nitrat hóa không bị ảnh
hưởng khi pH từ 7 - 8.
• Nhiệt độ: nhiệt độ nước thải tăng hoạt tính của vi khuẩn, dẫn đến tốc độ khử nitrat
cao. Đối với cùng lượng BOD, sự thay đổi nhiệt độ từ 200C xuống 100C sẽ giảm
tốc độ khoảng 75%.
• Thời gian lưu bùn (SRT): lượng nitrat khử được trong quá trình ứng với lượng
chất nền chứa cacbon đã cho phụ thuộc vào SRT. SRT lâu hơn, chất cho electron
trong chất nền (chất cho electron) sẽ đi đến chất nhận electron (nitrat) nhiều hơn đi
vào sinh khối à lượng nitrat sẽ bị khử nhiều hơn.
2.3.5. Quá trình loại bỏ photpho
Mô tả quá trình:
• Quá trình loại bỏ photpho sinh học tăng cường (EBPR) được xem như là một quá
trình loại bỏ photpho từ nước thải có tính kinh tế và bền vững với môi trường nhất.
Phương pháp này được ứng dụng rộng rãi cho xử lý nước thải đô thị với hàm
lượng photpho khoảng từ 4 - 12 mg P-PO43- /l (Metcalf and Eddy, 2003).

24
• Quá trình loại bỏ photpho sinh học có thể được thực hiện thông qua việc lựa chọn
các VSV có khả năng dự trữ các poly-phosphate. Sự lựa chọn các PAOs có thể
được thực hiện bằng việc cho VSV thay đổi từ các điều kiện kỵ khí với các điều
kiện hiếu khí trong bể phản ứng với lớp màng cố định (Kerm-Jespersen et al.,
1994). Và một quá trình gần đây cho thấy có khả năng trong việc loại bỏ photpho
sinh học là quá trình màng sinh học (Randall et al., 1992). Quá trình màng khác
với quá trình bùn hoạt tính đó là bùn hoạt tính là quá trình sinh trưởng lơ lửng còn
màng là quá trình sinh trưởng bám dính, nghĩa là sinh khối phát triển và bám dính
trên bề mặt của các chất mang (Wang et al., 1991; Park et al., 1995, 1996).
Photpho trong nước thải đầu vào được hấp thu vào trong tế bào sinh khối, sau đó
được loại bỏ khỏi quá trình từ việc thải bùn dư. Vi sinh vật tích luỹ photpho
(PAOs) được kích thích tăng trưởng và tiêu thụ photpho trong hệ thống qua việc
sử dụng bể phản ứng có PAOs chiếm ưu thế so với các vi khuẩn khác. Bể tiếp xúc
kỵ khí có thời gian lưu nước khoảng 0,5 - 1,0 giờ.
• Việc khử photpho trong hệ thống sinh học dựa trên những khả năng sau (Sedlak,
1991):
- Nhiều vi khuẩn có khả năng dự trữ một lượng dư photpho như polyphosphate
trong tế bào của chúng.
- Dưới điều kiện kỵ khí, PAOs sẽ chuyển hoá những sản phẩm lên men (như
VFAs) thành những sản phẩm dự trữ bên trong tế bào, đồng thời phóng thích
photpho từ những polyphosphate được dự trữ.
- Dưới điều kiện hiếu khí, năng lượng được sinh ra từ phản ứng oxy hoá những
sản phẩm dự trữ và khi đó polyphosphate tích luỹ trong tế bào tăng lên.
Quá trình xảy ra trong vùng kỵ khí:
• Acetate là sản phẩm lên men của bsCOD, những hợp chất hữu cơ hoà tan có thể
được tiêu thụ dễ dàng bởi sinh khối. Dựa trên giá trị thời gian lưu nước của vùng
kỵ khí, COD chất keo và COD cặn cũng được thuỷ phân và chuyển hoá thành
acetate, nhưng khối lượng thường nhỏ hơn so với sự chuyển hoá của bsCOD.
• Sử dụng năng lượng sẵn có từ polyphosphate tích luỹ, PAOs đồng hoá acetate và
sản sinh ra những sản phẩm tích luỹ PHB. Một số glycogel chứa trong tế bào cũng
được sử dụng. Đồng thời, với sự hấp thu acetate là việc giải phóng orthophosphate
(O-PO43-) cũng như Mg2+, K+, Ca2+.
• PHB trong PAOs tăng trong khi polyphosphate giảm.

25
Quá trình xảy ra trong vùng hiếu khí/thiếu khí:
• PHB tích luỹ được chuyển hoá, cung cấp năng lượng từ phản ứng oxy hoá và cung
cấp cacbon cho sinh trưởng tế bào mới.
• Một số glycogel được tạo ra từ sự chuyển hoá PHB.
• Năng lượng được giải phóng từ phản ứng oxy hoá PHB được sử dụng tạo thành
các cầu nối polyphosphate trong tế bào dự trữ, orthophosphate hoà tan (O-PO43-)
được khử khỏi dung dịch và tạo thành polyphosphate trong tế bào vi khuẩn.
• Cũng như một phần sinh khối được thải bỏ, photpho tích luỹ được khử từ bể phản
ứng xử lý sinh học từ việc thải bỏ bùn.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình loại bỏ photpho:
• Tính chất nước thải: khử photpho bằng sinh học được bắt đầu từ vùng kỵ khí nơi
mà acetate (và propionate) được giữ lại bởi những vi khuẩn photpho còn lại và
được chuyển hóa thành cacbon cung cấp năng lượng và sự tăng trưởng trong vùng
thiếu khí và vùng hiếu khí phía sau. Acetate nhiều, tế bào tăng trưởng nhiều, do đó
hiệu quả khử photpho tăng. Vì những hợp chất hữu cơ là cần thiết đối với việc khử
nitrat, lượng rbCOD cân đối với lượng TKN đầu vào cũng là một thông số nước
thải quan trọng.
• Thời gian lưu bùn (SRT): hệ thống khử photpho với SRT lâu có hiệu quả thấp hơn
với hệ thống có SRT ngắn hơn ở cùng một hàm lượng BOD.
• Cặn lơ lững dòng ra: hàm lượng photpho trong cặn hỗn dịch lớn hơn nhiều so với
quá trình bùn hoạt tính thông thường do photpho dư. Hàm lượng photpho trên cặn
khô có thể trong khoảng từ 3 - 6% (Randall et al., 1992). Do đó, nồng độ photpho
tổng cộng trong đầu ra có thể ảnh hưởng đáng kể đến nồng độ TSS đầu ra của hệ
thống.
2.3.6. Ứng dụng công nghệ AAO
Công nghệ AAO được ứng dụng xử lý các loại hình nước thải có hàm lượng chất
hữu cơ cao như: nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nước thải ngành chế biến thuỷ
sản, nước thải ngành sản xuất bánh kẹo – thực phẩm…
Công nghệ xử lý nước thải AAO thường được kết hợp với công nghệ xử lý nước
thải MBBR và công nghệ xử lý nước thải MBR để gia tăng hiệu quả xử lý.
Bệnh viện Chợ Rẫy là bệnh viện đầu tiên thí điểm hệ thống xử lý nước thải theo công
nghệ này. Công trình sử dụng công nghệ AAO của Nhật Bản, kết hợp nhiều quá trình xử

26
lý các chất ô nhiễm hữu cơ bằng vi sinh, đảm bảo xử lý được triệt để theo tiêu chuẩn cao
nhất đối với nước thải bệnh viện, chi phí vận hành thấp và ổn định, trình độ tự động hoá
cao…

27
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Nước thải
Nước thải sinh hoạt sử dụng trong đề tài nghiên cứu được lấy từ nguồn nước đầu
ra của một quán ăn trong khu vực công viên phần mềm Quang Trung. Nước thải sinh
hoạt tại đây chủ yếu là nước từ công đoạn chế biến thức ăn, rửa thịt, cá….Sau khi phân
tích nguồn nước này chúng tôi thấy đây là nguồn nước đặc trưng của nước thải sinh hoạt
do có nồng độ chất hữu cơ, cùng hàm lượng Nitơ và Photpho trong nước cao. Các thông
số đo được từ nước thải trên được trình bày trong bảng 3.1:
Bảng 3.1 Các thông số đầu vào của nước thải sinh hoạt được sử dụng trong báo cáo.

Thông số Đơn vị Giá trị TCVN 5945:2005 Cột A


pH - 6,2 – 7,1 6–9
COD mg/l 300 – 450 50
NH3 mg/l 21 – 22 5
PO4 mg/l 5–6 4

Dựa vào kết quả phân tích trong bảng 3.8 ta thấy hầu hết các chỉ tiêu đều vượt quá
mức quy định so với tiêu chuẩn thoát nước nên nước trên thỏa mản để sử dụng trong
nghiên cứu.
3.1.2. Mô hình nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu được đặt tại phòng thí nghiệm trường Đại Học Hoa Sen.
3.1.3. Cấu tạo mô hình
Bảng 3.2 Thông số thiết kế và vận hành mô hình thí nghiệm AAO

Pha V (l) Tỷ lệ vật liệu đệm (%) Tỉ lệ DxRxH


Ngăn kỵ khí 3 30 0,1x0,15x0,3 m
Ngăn thiếu khí 3 30 0,1x0,15x0,3 m

Ngăn hiếu khí 6 30 0,2x0,15x0,3 m


Ngăn lắng 6 - 0,2x0,15x0,3 m

28
Hình 3.1 Mô hình hệ thống AAO

Các dụng cụ thiết kế mô hình


- Kiếng dùng làm khung mô hình, phân chia từng ngăn.
- Ống nhựa PVC dùng làm đường ống dẫn nước qua mỗi bể.
- Ống thổi khí tạo bọt khí trong bể hiếu khí.
- 1 Máy thổi khí cung cấp khí cho vi sinh vật trong bể hiếu khí.
- 1 Máy bơm định lượng bơm nước đầu vào, 1 bơm tuần hoàn bùn từ bể lắng về bể kỵ
khí, 1 bơm tuần hoàn nước từ bể hiếu khí về bể thiếu khí.
- 5 Miếng rong bằng nhựa dùng làm vật liệu đệm.
- Ổ cắm.
- Van nhựa điều chỉnh nước đầu ra.
- Van điều chỉnh lượng nước, bùn tuần hoàn.
3.1.4. Nguyên tắc hoạt động
Mô hình được thiết kế nhằm kết hợp quá trình loại bỏ COD, quá trình nitrat hoá,
khử nitrat và khử photpho. Nước thải đưa vào mô hình được trộn lẫn với dòng tuần hoàn
bùn chảy vào ngăn kỵ khí. Ngăn này có vai trò loại bỏ một phần cacbon thành acetate và
PAOs sử dụng năng lượng sẵn có từ polyphosphate tích luỹ, đồng hoá acetate và sản sinh
ra những sản phẩm tích luỹ PHB. Sau đó nước thải chảy qua ngăn thiếu khí. Ngăn này
thực hiện các vai trò loại bỏ cacbon, khử nitrat và loại bỏ P. Cuối cùng nước thải được
đưa qua ngăn hiếu khí nhờ khe rãnh. Ở đây oxy được cung cấp nhờ các ống cấp khí qua
một máy thổi khí. Trong ngăn hiếu khí này, quá trình nitrat hoá sẽ oxi hoá ammonia

29
thành nitrate và orthophosphate hoà tan (O-PO43-) được khử khỏi dung dịch và tạo thành
polyphosphate trong tế bào vi khuẩn. Sau đó nước thải được chảy qua ngăn lắng. Một
phần nước ở ngăn hiếu khí được tuần hoàn trở lại ngăn thiếu khí với tỷ lệ là 50% dựa trên
lưu lượng dòng vào để tăng cường quá trình khử nitrat và bùn được tuần hoàn từ ngăn
lắng về ngăn kỵ khí để giải phóng photpho với tỷ lệ 50% dựa trên lưu lượng dòng vào.
3.2. Nội dung thí nghiệm
3.2.1. Giai đoạn thích nghi
Quá trình tạo bùn sinh học hiếu khí.
• Chuẩn bị bùn hoạt tính để nuôi cấy: bùn hoạt tính lấy từ bể lắng của nhà hàng Ngọc
Trâm. Lấy bùn này để tiến hành sục khí cho đến khi bùn tạo bông và lắng tốt.
• Các bước nuôi bùn ngoài xô:
Bước 1: Chuẩn bị: cho vào xô 10 lít nước thải và thêm vào 1 lít bùn.
Bước 2: Cấp khí: sục khí liên tục trong 1 ngày thì tắt điện, đê lắng 30 phút cho bùn
lắng xuống đáy trước khi lấy mẫu nước.
Bước 3: Lấy mẫu nước: rút bỏ phần nước trong trên lớp mặt sao cho phần bùn
dưới đáy không bị cuốn ra ngoài, nếu trường hợp bùn bị cuốn ra ngoài nhiều thì
phải đợi 15 phút cho bùn lắng sau đó tiếp tục rút phần nước trong ra ngoài.
Bước 4: Đổ nhẹ nhàng lượng bùn trên vào can nhựa 10 lít, chừa lại trong xô các
hạt cặn vô cơ (sỏi đá, mảnh vụn, cát có kích thước lớn…).
Bước 5: Đổ bỏ phần cặn vô cơ trong xô sau đó trả lại bùn trong can vào xô.
Bước 6: Không cần rửa can, đổ vào can 10 lít nước thải sau đó đổ nước trong can
vào xô. Tiếp tục sục khí và thực hiện lập lại ở bước 2.
***Ghi chú: quá trình vận hành trên đây là vận hành thích nghi nhằm mục tiêu làm cho
bùn thích nghi với nước thải, các loại vi sinh vật thích hợp để xử lý loại nước thải này có
thời gian để phát triển và thích nghi nhằm tạo ra bông bùn tốt (khả năng xử lý nước thải
cao và thời gian lắng tốt). Vận hành thích nghi trước khi thí nghiệm 1 tuần, vận hành
thích nghi quá ngắn sẽ cho bùn hoạt tính không tốt, hiệu quả xử lý và tính lắng không
cao.

• Xác định hàm lượng bùn:


o Xác định nhanh thể tích bùn hoạt tính (V1) (lấy 1 lít bùn).

30
o Khuấy nhẹ nhàng cho đều bùn rồi rút ra 50 ml bùn cho vào ống đong 50ml.
o Để lắng 30 phút sau đó xem lượng bùn lắng xác định được SV(ghi lại lượng bùn
lắng được bao nhiêu ml).
o Sục khí cho bùn tránh bùn chết.
o Cân tờ giấy lọc (f1) (giấy lọc không cần sấy trước) : được kết quả g0 (mg).
o Lọc nhanh 20 ml qua giấy lọc f1 sau đó đưa vào tủ nung ở 1050C cho đến khi nước
bốc hết ( khoảng 1 tiếng).
o Sau 1 tiếng lấy giấy hút ẩm 1 tiếng.
o Cân lại giấy lọc được kết quả g1 (mg)
o Xác định khối lượng bùn trong giấy: m = g1 – g0
o Xác định hàm lượng bùn S1 = m x 1000/20 (mg/l) (SS)
o Xác định chỉ số thể tích bùn: SVI = SV/SS
• Kết quả sau 1 tuần nuôi bùn được thể hiện ở bảng 3.3:
Bảng 3.3 Kết quả sau nuôi bùn trong thời gian 7 ngày.

Chỉ số thể tích bùn (SVI)


Thời gian Hàm lượng bùn (MLSS) (mg/l) pH
(ml/g)
19/01/2015 MLSS = (867.2–777.4).1000/20 = 4490 SVI = 11/0.09 = 122.22 6.2
20/01/2015 MLSS = (872.2 – 779.4).1000/20 = 4640 SVI = 11/0.092 = 119.57 6.4
21/01/2015 MLSS = (883.5 – 779.5).1000/20 = 5200 SVI = 10/0.104 = 96.15 6.8
22/01/2015 MLSS = (895.4 – 799).1000/20 = 4820 SVI = 9.5/0.096 = 98.96 6.3
23/01/2015 MLSS = (905.2 – 794.5).1000/20 = 5535 SVI = 9.1/0.111 = 81.98 7.1
24/01/2015 MLSS = (919.8 – 798.9).1000/20 = 6045 SVI = 8.7/0.121 = 71.90 6.9
25/01/2015 MLSS = (935.4 – 799.4).1000/20 = 6800 SVI = 7.9/0,136 = 58.09 7.2
Dựa vào kết quả phân tích từ ngày 22/01 – 25/01 trong bảng 3.3 ta thấy SVI dao
động từ 58,09 – 98,96 theo kết quả ta có kết luận bùn có khả năng lắng tốt nên có thể sử
dụng bùn để tiến hành chạy mô hình.

31
Giai đoạn tăng tải trọng Bảng 3.4 Bảng tải trọng chất
hữu cơ đầu vào theo thời gian
• Tải trọng COD dự tính đầu vào:
lưu nước
- Nồng độ COD nước thải đầu vào dự tính là:
𝐶   =  400 mg/l HRT L
STT
- Công thức tính tải trọng chất hữu cơ: (h) (kgP/m3/ngày)
𝐶. 𝑄. 24 𝐶. 24 1 1 9.600
𝐿   = =  
𝑉. 1000 𝐻𝑅𝑇. 1000 2 2 4.800
Trong đó: 3 3 3.200
3
L: tải trọng thể tích, kg COD/m .ngày 4 4 2.400
C: nồng độ nước thải đầu vào(mg/l) 5 5 1.920
Q: lưu lượng trung bình trong ngày(l/ngày) 6 6 1.600
Q (l/ngày) = V/HRT (h) x 24 7 7 1.370
HRT: thời gian lưu nước(h)
8 8 1.200
V: thể tích bể(l)
9 9 1.067
10 10 0.960

• Tải trọng Nitơ tổng dự tính đầu vào: Bảng 3.5 Bảng tải trọng Nitơ
- Nồng độ Nitơ tổng đầu vào dự tính là: tổng đầu vào thay đổi theo thời
𝐶𝑁   =  30 mg/l gian lưu nước
- Công thức tính tải trọng Nitơ tổng đầu vào:  
HRT L
𝐶. 𝑄. 24 𝐶. 24 STT
𝐿   = = (h) (kgP/m3/ngày)
𝑉. 1000 𝐻𝑅𝑇. 1000
1 1 0.720
Trong đó:
2 2 0.360
L: tải trọng thể tích, kg N/m3.ngày
3 3 0.240
C: nồng độ nước thải đầu vào(mg/l)
Q: lưu lượng trung bình trong ngày(l/ngày) 4 4 0.180
Q (l/ngày) = V/HRT (h) x 24 5 5 0.144
HRT: thời gian lưu nước(h) 6 6 0.120
V: thể tích bể(l) 7 7 0.103
8 8 0.090
9 9 0.080
10 10 0.072

32
• Tải trọng Photpho tổng dự tính đầu vào: Bảng 3.6 Bảng tải trọng
- Nồng độ Photpho tổng đầu vào dự tính là: Photpho tổng đầu vào thay đổi
𝐶𝑃   =  6 (mg/l) theo thời gian lưu nước
- Công thức tính tải trọng Photpho tổng đầu
HRT L
- vào: STT
(h) (kgP/m3/ngày)
𝐶. 𝑄. 24 𝐶. 24
𝐿= =   1 1 0.144
𝑉. 1000 𝐻𝑅𝑇. 1000
2 2 0.072
Trong đó:
L: tải trọng thể tích, kg P/m3.ngày 3 3 0.048
C: nồng độ nước thải đầu vào(mg/l) 4 4 0.036
5 5 0.029
Q: lưu lượng trung bình trong ngày(l/ngày) 6 6 0.024
Q (l/ngày) = V/HRT (h) x 24 7 7 0.002
HRT: thời gian lưu nước(h) 8 8 0.018
V: thể tích bể(l) 9 9 0.016
10 10 0.014
• Chạy thích nghi mô hình:
- Đối với mỗi tải trọng không thể tách rời hai quá trình chạy tải thích nghi và chạy
tải ổn định.
- Nước thải được pha loãng đến nồng độ mong muốn, thêm chất dinh dưỡng, điều
chỉnh pH = 6,5 – 7,5. Hỗn hợp được đưa vào bể theo chiều từ trên xuống, sục khí
liên tục, và lấy phần nước trong ở phía trên phân tích, cho đến khi hiệu quả xử lý
COD ổn định thì tiến hành chạy tải ổn định.

33
Bảng 3.7 Kết quả chạy thích nghi ở các tải trọng khác nhau.

Chỉ tiêu COD NH3 PO4


(mg/l) Đầu vào Đầu ra Đầu vào Đầu ra Đầu vào Đầu ra
Tải trọng
0.96 0.066 0.018
(kgCOD/m3.ngày)
26/01/2015 320.0 120.0 22.0 14.7 6.7 5.7
27/01/2015 336.0 128.0 22.3 13.5 6.5 6.0
28/01/2015 352.0 192.0 22.5 14.3 5.9 5.5
Ngày

29/01/2015 352.0 96.0 22.0 12.2 6.8 5.3


30/01/2015 336.0 96.0 22.9 13.8 6.0 4.7
31/01/2015 336.0 96.0 22.1 12.5 6.1 4.3
Tải trọng
1.152 0.066 0.013
(kgCOD/m3.ngày)
03/02/2015 384.0 192.0 22.0 12.7 4.1 3.8
04/02/2015 400.0 128.0 22.5 14.5 4.3 3.3
05/02/2015 400.0 192.0 22.7 11.3 4.2 3.5
Ngày

06/02/2015 384.0 96.0 21.0 10.2 4.4 3.3


07/02/2015 400.0 96.0 22.9 13.8 4.1 2.7
08/02/2015 384.0 80.0 21.3 11.0 4.0 2.5
Tải trọng
1.344 0.066 0.013
(kgCOD/m3.ngày)
10/02/2015 448.0 224.0 23.0 12.7 4.5 3.5
11/02/2015 432.0 192.0 21.5 11.5 4.8 3.3
Ngày

12/02/2015 448.0 192.0 24.1 11.3 4.7 3.2


13/02/2015 464.0 160.0 22.3 10.2 4.9 3.1
14/02/2015 464.0 96.0 22.7 13.0 4.1 2.7

34
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM VÀ BÀN LUẬN
4.1. NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG XỬ LÝ CHẤT HỮU CƠ
Việc nghiên cứu khả năng loại bỏ chất hữu cơ có ý nghĩa cần thiết trong thực tiễn
vận hành hệ thống và quản lý môi trường. Giá trị COD đầu vào là cơ sở cho việc lựa
chọn thiết kế các công trình xử lý trong toàn hệ thống. Kết quả COD dòng ra có được
không những phản ánh hiệu quả loại bỏ chất hữu cơ của hệ thống xử lý mà còn giúp cho
các nhà vận hành đưa ra các hướng giải quyết để dòng thải đạt tiêu chuẩn thải cho phép.
Sau thời gian chạy thích nghi, tiến hành khảo sát quá trình khử COD với các tải
trọng tăng dần được kết quả như bảng và biểu đồ như sau:
Bảng 4.1 Tải trọng COD và hiệu suất xử lý

HRT Tải trọng COD COD vào COD ra Hiệu suất xử lý


(h) (kg COD/m3.ngày) (mg/l) (mg/l) (%)
8,00 0,96 320.00 48.00 85.00
8,00 1,152.00 384.00 48.00 87.50
8,00 1,344.00 448.00 48.00 89.30

Sự thay đổi nồng độ COD qua c giờ ở tải trọng 0,96 kg COD/m3.ngày
250

200 224
192
150
mg/L

100 Bể lắng
112 112
96
80
50 64 64
48
0
Đầu vào 1 2 3 4 5 6 7 8
Giờ
Biểu đồ 4.1 Sự thay đổi COD qua các giờ ở tải trọng 0,96 kg COD/m3.ngày

- Sau 8 giờ chạy mô hình, nồng độ COD giảm 85% (từ 320 mg/l còn 48mg/l)

35
- Sự thay đổi đáng kể nhất là ở giờ thứ 3, nồng độ COD giảm 41,67% (từ 192 mg/l còn
112mg/l)
- Từ giờ thứ 3 đến giờ thứ 8 nồng độ COD giảm dần nhưng không giảm rõ rệt như 3
giờ đầu tiên.
- Nhìn chung nồng độ COD ở cả 4 ngăn đều có sự giảm dần qua các giờ. Nhưng có sự
tăng nồng độ COD bất thường ở ngăn kỵ khí giờ thứ 5 (nồng độ COD tăng 33,75% từ
106 mg/l à 160 mg/l) và ở ngăn thiếu khí giờ thứ 5 (nồng độ COD tăng 25% từ 96
mg/l à 128 mg/l)

Sự thay đổi COD qua các giờ ở tải trọng 1,152 kg COD/m3.ng
350
288
300

250
192
200
mg/L

144
150 125
96 96 Bể lắng
80
100 64
48
50

0
Đầu vào 1 2 3 4 5 6 7 8
Giờ

Biểu đồ 4.2 Sự thay đổi COD qua các giờ ở tải trọng 1,152 kg COD/m3.ng

- Sau 8 giờ chạy mô hình, nồng độ COD giảm 87,5% (từ 384 mg/l còn 48mg/l)
- Sự thay đổi đáng kể nhất là ở giờ thứ 1, nồng độ COD giảm 33,33% (từ 288 mg/l còn
192 mg/l)
- Từ giờ thứ 3 đến giờ thứ 8 nồng độ COD giảm nhưng không giảm rõ rệt như 3 giờ
đầu tiên.
- Theo quan sát chung nồng độ COD ở 3 ngăn thiếu khí, hiếu khí và đầu ra đều có sự
giảm dần qua các giờ.
- Riêng tại bể lắng thì nồng độ COD ở giờ thứ 4 và thứ 5 không có sự thay đổi.

36
Sự thay đổi COD qua các giờ ở tải trọng 1,344 kg COD/m3.ng
350 320
294
300

250 224
192
200
mg/L

150 112 Bể lắng


96
100 74
54 48
50

0
Đầu vào 1 2 3 4 5 6 7 8
Giờ

Biểu đồ 4.3 Sự thay đổi COD qua các giờ ở tải trọng 1,344 kg COD/m3.ng

- Sau 8 giờ chạy mô hình, nồng độ COD giảm 89,3% (từ 448 mg/l còn 48mg/l)
- Sự thay đổi đáng kể nhất là ở giờ thứ 1 tại bể hiếu khí, nồng độ COD giảm 34,78%
(từ 368 mg/l còn 240 mg/l).
- Nhìn chung nồng độ COD ở 3 ngăn thiếu khí, hiếu khí và đầu ra đều có sự giảm dần
qua các giờ. Nhưng có sự tăng nồng độ COD bất thường ở ngăn kỵ khí ở giờ thứ 5
(nồng độ COD tăng 7,7% từ 192 mg/l à 208 mg/l) và ở ngăn thiếu khí ở giờ thứ 5
(nồng độ COD tăng 7,2% từ 154 mg/l à 166 mg/l).
- Nồng độ COD qua 8 giờ chạy mô hình ở 3 tải trọng 0,96 kg COD/m3.ngày, 1,152 kg
COD/m3.ngày và 1,344 kgCOD/ m3.ngày đều có điểm tương đồng đó là giảm mạnh ở
3 giờ đầu, sau đó giảm không đáng kể ở các giờ tiếp theo (giờ thứ 3 đến giờ thứ 8).
Và cuối cùng ở giờ thứ 8, nồng độ COD còn 48 mg/l.
- Khi chạy mô hình ở tải trọng 1,344 kg COD/m3.ngày, nồng độ COD giảm nhiều hơn
khi chạy mô hình ở tải trọng 0,96 kg COD/m3.ngày và 1,152 kg COD/m3.ngày (89,3%
>87,5> 85%).
- Theo biểu đồ 4.3, ta nhận thấy có sự khác nhau về hiệu quả khử COD ở các giai đoạn
khác nhau trong mô hình. Sự khác nhau của hiệu quả khử COD ở các ngăn là do bởi
các dòng tuần hoàn bùn và dòng tuần hoàn khử Nitrate, cũng như chức năng của các
vi khuẩn trong mỗi ngăn.

37
- Nồng độ COD loại bỏ trong ngăn kỵ khí là do sự pha loãng với dòng tuần hoàn bùn từ
bể lắng và sự lên men của các loại vi khuẩn kỵ khí trong ngăn kỵ khí.
- Hiệu quả khử COD ở ngăn thiếu khí là do sự pha loãng dòng tuần hoàn bùn từ bể hiếu
khí và dòng tuần hoàn nội bộ khử Nitrate.
- Hiệu quả khử COD trong ngăn hiếu khí là do sự tiêu thụ chất hữu cơ của các vi khuẩn
dị dưỡng trong quá trình sinh trưởng thông qua quá trình cung cấp khí.
4.2. 4.2. NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG XỬ LÝ NITƠ
4.2.1. Chỉ tiêu Amonia
Ngoài photpho, nitơ là nguồn chính gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa. Cho nên
nitơ cần được loại bỏ trong quá trình xử lý nước thải. Trong quá trình thí nghiệm mô hình
AAO với lớp vật liệu đệm cho thấy khả năng xử lý nitơ cụ thể như sau:
Bảng 4.2 Tải trọng Amonia và hiệu suất xử lý

HRT Tải trọng COD COD vào COD ra Hiệu suất xử lý


(h) (kg COD/m3.ngày) (mg/l) (mg/l) (%)
8,00 0.07 22 76.14 -
8,00 0.07 22 11.12 49.45
8,00 0,066 22 8.66 60.63
4.2.1.1. Kết quả xử lý nitơ Ammonia theo giờ ở tải trọng 0.066 kg NH3/m3.ng

Kết quả xử lý nitơ Ammonia theo giờ ở tải trọng 0.066 kg NH3/m3.ng
400 92.44
76.14
350
73.73 85.8 85.2
300 58.64 79.16
250 51.39
64.67 61.65 64.07 Bể lắng
89.42 86.41
mg/L

200 41.1 56.82


33.5 69.5 70.71 64.67 Hiếu khí
150 40.49 54.41
19.5 32.34 94.86 94.86
39.88 70.11 67.69 Thiếu khí
100 20 30.53 58.03 65.28
21.5 32.94 40.18
22 Kỵ khí
50
0
Đầu vào 1 2 3 4 5 6 7 8
Giờ
Biểu đồ 4.4 Kết quả xử lý nitơ Ammonia theo giờ ở tải trọng 0.066 kg NH3/m3.ng

38
4.2.1.2. Kết quả xử lý nitơ Ammonia theo giờ ở tải trọng 0.066 kg NH3/m3.ng (tải trọng
COD 1,152kgCOD/m3.ngày)

Kết quả xử lý nitơ Ammonia theo giờ ở tải trọng 0.066 kg NH3/m3.ng
120 25.6 24.3

100 19.5
26.64 27.85
18.7
16.98
80 25.56
19.5 15.45 14.21
26.64 29.66 18.79 13.45 Bể lắng
mg/L

60 21.81 15.66 14.32 11.12


20.3 20 13.52 Hiếu khí
15.77 16.53 11.21
40 32.68 15.63 Thiếu khí
26.64 24.83 14.34
22 20.6 18.19 17.18 Kỵ khí
14.12 11.52
20

0
Đầu vào 1 2 3 4 5 6 7 8
Giờ
Biểu đồ 4.5 Kết quả xử lý nitơ Ammonia theo giờ ở tải trọng 0.066 kg NH3/m3.ng

- Sau 8 giờ chạy mô hình, nồng độ Amonia giảm 49,45% (từ 22 mg/l còn 11,12 mg/l) ở
tải trọng 1,152kgCOD/m3.ngày.
- Nhìn chung hàm lượng amonia giảm dần theo thời gian tại các ngăn. Trong đó có sự
tăng đột ngột tại 4 ngăn ở giờ thứ nhất.
4.2.1.3. Kết quả xử lý nitơ Ammonia theo giờ ở tải trọng 0.066 kg NH3/m3.ng(tải trọng
COD 1,344kgCOD/m3.ngày)
Kết quả xử lý nitơ Ammonia theo giờ ở tải trọng 0.066 kg NH3/m3.ng

90 17.45
16.37 16
80 15.47
70 18.69 13.92
17.23 16.84 12.9
16.28 11.38
60 14.65
21.4 13.58 9.96 Bể lắng
18.53 11.98
mg/L

50 18.11 17.51 8.66


15.75 14.6 10.48
40 12.89 9.11 Hiếu khí
22 21.8 21.3 11.27 9.8
30 20.6 18.53 17.18 15.16 13.26 11.53 Thiếu khí
20
10 Kỵ khí
0
Đầu vào 1 2 3 4 5 6 7 8
Giờ
Biểu đồ 4.6 Kết quả xử lý nitơ Ammonia theo giờ ở tải trọng 0.066 kg NH3/m3.ng

39
- Sau 8 giờ chạy mô hình, nồng độ Amonia giảm 60,63% (từ 22 mg/l còn 8,66mg/l).
- Theo kết quả thể hiện ở bảng ta thấy nồng độ Amonia giảm dần qua các ngăn theo
thời gian. Tại thiếu khí có sự giảm mạnh ở giờ thứ nhất (nồng độ amonia giảm
13,41% từ 21,4 mg/l à 18,53 mg/l).
- Theo như biểu đồ 4.5, nồng độ N-NH3 loại bỏ trong ngăn kỵ khí là do sự pha loãng
của dòng tuần hoàn bùn và sự hấp thu bởi vi khuẩn kỵ khí và vật liệu đệm trong ngăn
kỵ khí.
- Trong ngăn thiếu khí là do ảnh hưởng của sự pha loãng dòng tuần hoàn khử Nitrate và
dòng tuần hoàn bùn và sự tổng hợp tế bào theo phương trình.
4 CO2 + HCO3- + NH4+ + H2O à C5H7O2N + 5O2
- Sự suy giảm N-NH3 trong ngăn hiếu khí là do quá trình Nitrate hóa do vi khuẩn
Nitrate hóa (theo phương trình (1))và sự tiêu hóa do vi khuẩn than.
NH4+ + 2O2 à NO3- + 2H+ + H2O
4.2.2. Chỉ tiêu Nitrat
4.2.2.1. Kết quả xử lý Nitrat theo giờ ở tải trọng 0.027 kg NO3/m3.ng
Bảng 4.3 Tải trọng Nitrat và hiệu suất xử lý

HRT Tải trọng COD COD vào COD ra Hiệu suất xử lý


(h) (kg COD/m3.ngày) (mg/l) (mg/l) (%)
8,00 0,027 9.00 1.38 84.67
8,00 0,018 6.00 1.25 79.17
8,00 0,025 8,23 3,45 50,08

- Sau 8 giờ chạy mô hình, nồng độ Nitrate giảm 84,67% (từ 9 mg/l còn 1,38 mg/l)
- Nồng độ Nitrate ở cả 4 ngăn đều giảm dần nhưng có sự tăng lên đột biến ở giờ thứ 2
tại 3 ngăn: thiếu khí, hiếu khí và bể lắng và giờ thứ 5 (cả 4 ngăn). Trong đó ngăn thiếu
khí tăng mạnh ở giờ thứ 2 (105,59 % từ 5,72 mg/l à 13,03 mg/l) và giờ thứ 5
(29,82% từ 4,47 mg/l à 6.37 mg/l).
- Riêng ở ngăn hiếu khí, ở giờ thứ 8, nồng độ Nitrate đột nhiên tăng 74,1% (từ 2,78
mg/l ở giờ thứ 7 à 4,84 mg/l ở giờ thứ 8).

40
Kết quả xử lý Nitrat theo giờ ở tải trọng 0.027 kg NO3/m3.ng
50
11.2
45
40
7.5 8.57 13.03
35
5.85
30 7.9
9.09 4.93 Bể lắng
mg/L

25 7.91
8.7 11.76 4.27 7.34 Hiếu khí
20 5.72 5.67
6.9 3.13
15 6.37 Thiếu khí
9 8.83 4.47 4.1 2.48 1.38
6.94 6.59 2.78 4.84 Kỵ khí
10 5.02 2.87
3.88 2.52 2.13 1.25
5 1.51 1.12
0
Đầu vào 1 2 3 4 5 6 7 8
Giờ
Biểu đồ 4.7 Kết quả xử lý Nitrat theo giờ ở tải trọng 0.027 kg NO3/m3.ng

4.2.2.2. Kết quả xử lý Nitrat theo giờ ở tải trọng 0.018 kg NO3/m3.ng

Kết quả xử lý Nitrat theo giờ ở tải trọng 0.018 kg NO3/m3.ng


35
7.43
30 7.32
6.05 8.96
25 7.21
6.25
7.34
20 6.2 5.67 Bể lắng
mg/L

8.7 4.58
5.81
15 5.7 6.33 3.35 Hiếu khí
6.07 2.61
5.41 4.84 1.6 Thiếu khí
10 6 6.77 3.57 1.47
5.37 1.25 1.25 Kỵ khí
4.36 3.7 3.44 2.3 0.95
2.96 1.95
5 1.65 1.3

0
Đầu vào 1 2 3 4 5 6 7 8
Giờ
Biểu đồ 4.8 Kết quả xử lý Nitrat theo giờ ở tải trọng 0.018 kg NO3/m3.ng

- Sau 8 giờ chạy mô hình, nồng độ Nitrate giảm 79,17% (từ 6 mg/l còn 1,25 mg/l)
- Nồng độ Nitrate ở 4 ngăn đều tăng nhẹ ở giờ thứ 1 (trừ ngăn kỵ khí giảm 10,5% từ 6
mg/l à 5,37 mg/l), giảm ở giờ thứ 2 và bắt đầu tăng mạnh ở giờ thứ 3 (ngăn kỵ khí

41
tăng nhiều nhất 128,72% từ 2,96 mg/l ở giờ thứ 2 à 6,77 mg/l). Sau đó nồng độ
nitrate giảm dần cho đến giờ thứ 8 (đặc biệt đầu ra tiếp tục tăng ở giờ thứ 4).
- Nồng độ Nitrate tại bể lắng ở giờ thứ nhất nhỏ hơn so với giờ thứ nhất tại ngăn hiếu
khí.
4.2.2.3. Kết quả xử lý Nitrat theo giờ ở tải trọng 0.025 kg NO3/m3.ng

Kết quả xử lý Nitrat theo giờ ở tải trọng 0.025 kg NO3/m3.ng

8.82
35
6.89
30 7.59
8.36
25 6.62 5.5
6.33 4.43
20 7.82 5.22 Bể lắng
mg/L

7.48 4.16 3.56


6.62 2.1 Hiếu khí
15 5.47 3.54 2.89
4.97 2.33
8.23 7.41 3.75 3.23 1.79 2.45 Thiếu khí
10 6.29 5.82 4.78 4.96 2.86 1.75
4.09 2.15 Kỵ khí
5 2.47
1.12
0
Đầu vào 1 2 3 4 5 6 7 8
Giờ

Biểu đồ 4.9 Kết quả xử lý Nitrat theo giờ ở tải trọng 0.025 kg NO3/m3.ng

- Sau 8 giờ chạy mô hình, nồng độ Nitrate giảm 50,08% (từ 8,23 mg/l còn 3,45 mg/l)
- Nồng độ Nitrate ở cả 4 ngăn đều giảm dần nhưng giảm đột ngột ở giờ thứ 7 từ
4,96mg/l à 2,47mg/l giảm 50,2% và giờ thứ 8 giảm 54,65% từ 2,47mg/l à 1,12mg/l
tại ngăn kỵ khí.
- Nồng độ Nitrate tại bể lắng ở giờ thứ 6 giảm so với giờ thứ 6 tại ngăn hiếu khí.
- Theo mô hình thí nghiệm, quá trình Nitrate hóa diễn ra do hàm lượng sinh khối trong
mô hình lớn, SRT dài và do vật liệu đệm cũng góp phần làm tăng SRT. Đây chính là
điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn Nitrate hóa như Nitrosomonas và Nitrobacter phát
triển. Quá trình Nitrate hóa xảy ra ở vùng hiếu khí của hệ thống với sự có mặt của vi
khuẩn Nitrate hóa sẽ chuyển hóa NH4+ thành NO2- rồi NO3-.
- Nitrosomonas: NH4+ + 1,5O2 à NO2- + 2H+ + H2O
- Nitrobacter: NO2- + 0,5O2 à NO3-

42
- Theo biểu đồ 4.7 cho thấy nồng độ Nitrate dòng ra ngăn hiếu khí cao hơn dòng vào
ngăn hiếu khí chứng tỏ trong ngăn hiếu khí quá trình Nitrate hóa đã diễn ra chuyển
hóa NH4+ thành NO3- quan sát cụ thể ở tải trọng 0,018kgNO3/m3.ngày và tải trọng
0,025kgNO3/m3.ngày.
4.2.3. Chỉ tiêu Nitrit
Bảng 4.4 Tải trọng Nitrit và hiệu suất xử lý

HRT Tải trọng COD COD vào COD ra Hiệu suất xử lý


(h) (kg COD/m3.ngày) (mg/l) (mg/l) (%)
8,00 0,003 1 1.3 -
8,00 0,006 2 1.61 19.5
8,00 0,003 1 1,37 -

4.2.3.1. Kết quả xử lý Nitrit qua các giờ ở tải trong 0.003 kg NO2/m3.ng

Kết quả xử lý Nitrit qua các giờ ở tải trong 0.003 kg NO2/m3.ng
6 1.39
1.21 1.3
5 1.09
1.05 1.34
1 0.99 1.33
0.92 1.31
4 1.13
0.8 1.07
1 0.98 1.31 Bể lắng
0.95
mg/L

3 0.8 1.13 1.22 1.28


1.06 Hiếu khí
1 0.95
0.9
2 0.87 1.55 Thiếu khí
1.28 1.33 1.22
1 0.91 0.92 1.02
0.73 Kỵ khí
1

0
Đầu vào 1 2 3 4 5 6 7 8
Giờ
Biểu đồ 4.10 Kết quả xử lý Nitrit qua các giờ ở tải trong 0.003 kg NO2/m3.ng

43
4.2.3.2. Kết quả xử lý Nitrit qua các giờ ở tải trong 0.006 kg NO2/m3.ng

Kết quả xử lý Nitrit qua các giờ ở tải trong 0.006 kg NO2/m3.ng
2.53
10 2.35
2 2.23
9 2.12
8 2.22 1.79 1.82
2.62 2.32
7 2.2 2.23 1.61
2.19
6 1.81 1.82
2.21 Bể lắng
1.76
mg/L

5 2.1 2.44 2.21 2.15


1.93 1.87 1.79 Hiếu khí
4 2.28 1.65
Thiếu khí
3 2 1.92 2.16 1.93 1.79 1.72 1.72
2 1.35 Kỵ khí
0.59
1
0
Đầu vào 1 2 3 4 5 6 7 8
Giờ
Biểu đồ 4.11 Kết quả xử lý Nitrit qua các giờ ở tải trong 0.006 kg NO2/m3.ng
- Sau 8 giờ chạy mô hình, nồng độ Nitrit giảm 19,5% (từ 2 mg/l còn 1,61 mg/l)
- Nồng độ Nitrit tại ngăn kỵ khí giảm mạnh ở giờ thứ 2 giảm 69,27% từ 1,92 mg/l ở giờ
thứ 1 à 0,59 mg/l ở giờ thứ 2) và bắt đầu tăng mạnh ở giờ thứ 3 tăng 266,1% từ 0,59
mg/l ở giờ thứ 2 à 2,16 mg/l ở giờ thứ 3). Sau đó nồng độ Nitrit giảm dần cho đến
giờ thứ 8. Quan sát thấy nồng độ Nitrit tại ngăn hiếu khí ở giờ thứ 2 và thứ 6 giảm so
với nồng độ Nitrit tại ngăn thiếu khí trong khi đó các giờ khác đều tăng.
4.2.3.3. Kết quả xử lý Nitrit qua các giờ ở tải trong 0.003 kg NO2/m3.ng

Kết quả xử lý Nitrit qua các giờ ở tải trong 0.003 kg NO2/m3.ng
1.4 1.37
6
1.23 1.29
5 1.12 1.37
1 1.02 1.4
0.97 1.23
4 0.8 1.29
1 1.12
0.97 1.02 1.37 1.28 Bể lắng
mg/L

3 0.8 1.15 1.11


1 0.97 1.09 Hiếu khí
0.82 0.93
2 1.33 1.55
1.28 1.15
1 0.85 0.91 0.92 1.02 Thiếu khí
1
Kỵ khí
0
Đầu vào 1h 2h 3h 4h 5h 6h 7h 8h
Giờ
Biểu đồ 4.12 Kết quả xử lý Nitrit qua các giờ ở tải trong 0.003 kg NO2/m3.ng

44
- Khữ Nitrate hóa là quá trình khử Nitrate thành khí Nitơ bởi các vi khuẩn dị dưỡng
trong điều kiện thiếu khí và đòi hỏi một chất cho điện tử là chất hữu cơ hay vô cơ.
Theo biểu đồ 4.8 và 4.9, ta thấy ở các tải trọng thì nồng độ NO2- sau ngăn thiếu khí
tăng so với dòng vào ngăn thiếu khí chứng tỏ quá trình khử Nitrate hóa xảy ra đã
chuyển hóa NO3- thành NO2- và sản phẩm cuối cùng là khí N2.
4.3. NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG XỬ LÝ PHOTPHO
Cùng với nitơ trong nước thải, photpho là thành phần chính gây ra hiện tượng phú
dưỡng hóa nước bề mặt. Chính vì vậy nghiên cứu khả năng loại bỏ photpho trong nước
thải có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về mặt môi trường. Kết quả nghiên cứu khả năng loại
bỏ photpho cụ thể được trình bày trong bảng và biểu đồ sau.
Bảng 4.5 Tải trọng Phosphate và hiệu suất xử lý

HRT Tải trọng COD COD vào COD ra Hiệu suất xử lý


(h) (kg COD/m3.ngày) (mg/l) (mg/l) (%)
8 0.018 6.02 6.41 -
8 0.013 4.48 3.3 26.3
8 0,018 6,02 3,91 35,04

4.3.1. Kết quả xử lý Phosphate theo các giờ ở tải trọng 0.018 kg PO4/m3.ng(tải trọng
COD 0,96kgCOD/m3.ngày)

Kết quả xử lý Phosphate theo các giờ ở tải trọng 0.018 kg PO4/m3.ng
35
5.96 7.14
30 6.5 6.1 6.69
6.09 10.9 5.96 6.41
25 7.31 5.7
6.58 6.63 6.75
6.09 5.9 5.85
20 5.8 Bể lắng
mg/L

6.41 6.58 7.25


15 6.05 5.85 5.85 5.79 5.57 Hiếu khí
4.73
10 6.02 6.02 6.69 6.41 6.52 6.41 6.52 5.85 5.96 Thiếu khí
5 Kỵ khí
0
Đầu vào 1 2 3 4 5 6 7 8
Giờ
Biểu đồ 4.13 Kết quả xử lý Phosphate theo các giờ ở tải trọng 0.018 kg PO4/m3.ng

45
4.3.2. Kết quả xử lý Phosphate theo các giờ ở tải trọng 0.013 kg PO4/m3.ng

Kết quả xử lý Phosphate theo các giờ ở tải trọng 0.013 kg PO4/
m3.ng

7.1 5.61
30 5.23
6.21
25 5.91 5.34 4.98
7.14 4.22 3.3
4.5 6.23
20 0
6.8 4.86 4.26 3.2
8.23 10.34
4.5 7.64 6.52 Bể lắng
mg/L

15 7.08 6.41 5.9


4.68 6.24 Hiếu khí
10 7.59 7.08
6.02 5.9 5.57 5.68 6.02 Thiếu khí
4.48 3.94
5 Kỵ khí

0
Đầu vào 1 2 3 4 5 6 7 8
Giờ
Biểu đồ 4.14 Kết quả xử lý Phosphate theo các giờ ở tải trọng 0.013 kg PO4/m3.ng

- Sau 8 giờ chạy mô hình, nồng độ Phosphat giảm 26,34% (từ 4,48 mg/l còn 3,3 mg/l).
- Nồng độ Photphate ở ngăn kỵ khí tăng đột ngột ở giờ thứ 3, thứ 4 tăng 33,2% từ
3,94mg/l lên 5,9mg/l và sau đó tăng đều sau các giờ còn lại. Tại ngăn thiếu khí ở giờ
thứ 7 và 8 hàm lượng Photphate giảm so với ngăn kỵ khí. Hàm lượng Photphate tại
ngăn hiếu khí và bể lắng giảm đều sau các giờ.
4.3.3. Kết quả xử lý Phosphate theo các giờ ở tải trọng 0.018 kg PO4/m3.ng(tải trọng
COD 1,344kgCOD/m3.ngày)
- Sau 8 giờ chạy mô hình, nồng độ Phosphat giảm 35,04% (từ 6.02 mg/l còn 3,91mg/l).
- Nồng độ Phosphat ở ngăn thiếu khí giảm ở giờ thứ 7 và 8 so với ngăn kỵ khí.
- Theo biểu đồ 4.10 và 4.11, ta thấy rằng nồng độ của Photphat ra khỏi ngăn kỵ khí
tăng lên so với nồng độ phophat đầu vào ngăn kỵ khí, điều đó chứng tỏ trong ngăn kỵ
khí đã xảy ra quá trình sử dụng năng lượng sẵn có từ polyphotphate tích lũy, PÁO
đồng hóa acetate xà sản sinh ra những sản phẩm tích lũy PHB. Một số glucogen chứa
trong tế bào cũng được sử dụng. Đồng thời, với sự hấp thu acetate là việc giải phóng
orthophotphate (O-PO43-). Sự thay đổi nồng độ phosphate là do ảnh hưởng của sự pha
loãng của dòng tuần hoàn nội bộ và sự giải phóng phospho. Có vài sự giải phóng
phospho bởi vi khuẩn tích lũy phospho như Acinetobactor.

46
- Trong ngăn thiếu khí và hiếu khí, lượng phospho bị mất đi do ở đây xảy ra quá trình
giải phóng năng lượng từ phản ứng oxi hóa PHB được sử dụng tạo thành các cầu nối
polyphosphate trong tế bào dự trữ, orthophosphate hòa tan (O-PO43-) được khử khỏi
dung dịch và tạo thành polyphosphate trong bế bào vi khuẩn. AAA

Kết quả xử lý Phosphate theo các giờ ở tải trọng 0.018 kg PO4/
m3.ng
30
5.16 5.83
5.61 5.1
25 4.85
4.6 4.57
5.16 5.1 5.82 4.15
20 5.67 4.85 3.91
4.6 4.57
7.25 6.92 4.15 3.91
mg/L

6.37 6.5 6.89 6.32 Bể lắng


15 6.15
4.94 4.65 Hiếu khí
10 6.75 6.34 6.67 6.41
6.02 6.02 5.98 5.43 5.11 Thiếu khí
5 Kỵ khí
0
Đầu 1 2 3 4 5 6 7 8
vào
Giờ
Biểu đồ 4.15 Kết quả xử lý Phosphate theo các giờ ở tải trọng 0.018 kg PO4/m3.ng
4.4. BÀN LUẬN
Trong quá trình tìm hiểu mô hình AAO chúng tôi biết được khả năng xử lý nước
thải có hàm lượng chất hữu cơ cao. Bằng cách kết hợp lớp vật liệu đệm chúng tôi đã nâng
cao được khả năng xử lý của hệ thống AAO nguyên bản. Điểm nổi bật của hệ thống
AAO có lớp vật liệu đệm.
Quá trình Nitrate hóa diễn ra do hàm lượng sinh khối trong mô hình lớn, SRT dài
và do vật liệu đệm cũng góp phần làm tăng SRT. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho vi
khuẩn Nitrate hóa như Nitrosomonas và Nitrobacter phát triển. Điều này cho thấy hệ
thống có khả năng xử lý NOx hiệu quả hơn.
Chúng tôi lựa chọn các chỉ tiêu nổi bật để thí nghiệm: pH, NH3, NO2, NO3, PO4, COD,
SVI. Tất cả các chỉ tiêu trên sau thí nghiệm đều cho ra các kết quả giảm đi đáng kể sau
quá trình xử lý. Các đường chuẩn cho thấy được khả năng xử lý của mô hình là có hiệu
quả.
Tuy nhiên, trong quá trình chạy mô hình và tiến hành đo đạt chúng tôi đã gặp phải
những vấn đề như sau:

47
- Quá trình chuẩn bị mô hình:
- Bùn sinh học là một trong những vấn đề khó kiễm soát nhất trong một hệ thống xử
lý nước thải. Chính vì thế mà trong quá trình nuôi bùn thích nghi để đưa vào hệ
thống chúng tôi gặp không ít khó khăn khi thực hiện. Bùn rất nhạy cảm với nguồn
nước thải và dể chết khi nguồn dinh dưỡng không ổn định. Vì nước thải chúng tôi
đưa vào mô hình lấy từ quán ăn nên các chỉ tiêu không được lý tưởng và đầy đủ để
có thể tiến hành thí nghiệm (Ví dụ như: NH3, NOx,...thường có hàm lượng rất
thấp).
- Để khắc phục tình trạng đó thì nhóm đã tham khảo ý kiến của người hướng dẫn và
bổ xung vào nước thải các thành phần còn thiếu để đảm bảo chất lượng bùn và
theo dỏi được chính xác khả năng xử lý của hệ thống.
- Quá trình vận hành:
- Vận hành một hệ thống có bùn sinh học cần một khoảng thời gian để chạy thích
nghi. Nhóm chung tôi đã phải chạy lại mô hình 2 lần vì bùn tại ngăn kị khí chết.
Sau quá trình tìm hiểu nguyên nhân chúng tôi phát hiện bùn chết là do sốc tải,
nguyên nhân do sự pha loãng không đều và sự không ổn định của nước thải.
• Trong quá trình hoạt động các máy bơm dễ bị tắt nghẽn do công suất hoạt động không
đều. Nhưng chúng tôi đã điều chỉnh lại lưu lượng để hệ thống có thể hoạt động ổn
định hơn.
- Quá trình thí nhiệm:Trong quá trình thí nghiệm có những chỉ tiêu thể hiện trên
biểu đồ có sự không ổn định. Nguyên nhân là do trong quá trình thí nghiệm do sai
sót và thiết bị chưa được bảo trì nên dẫn đến sai số. Bằng cách thực hiện lại nhiều
lần chúng tôi đã tối ưu được con số chính xác hơn.

48
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
Với mục tiêu xử lý nước thải có hàm lương chất hữu cơ cao. Dựa trên biểu đồ về
hàm lượng COD ta thấy được hệ thống đã đạt yêu cầu xử lý. Đồng thời còn xử lý được
các chỉ tiêu khác trong quá trình vận hành và đo đạt.
Hệ thống AAO là một hệ thống dựa trên công nghệ sinh học, dùng vi sinh vật để
xử lý chất thải. So sánh với các hệ thống truyền thống được đưa vào thực tế sử dụng như
bể Aerotank, thì hệ thống AAO kết hợp lớp vật liệu đệm có những cải tiến và có những
ưu nhược điểm sau:
Cải tiến:
- Sử dụng lớp vật liệu đệm, tăng diện tích tiếp xúc giữa vi sinh vật với các chất trong
nước thải.
Ưu điểm:
o Ưu điểm nổi bật của công nghệ kỵ khí là tiết kiệm năng lượng, do không cần phải
cấp không khí.
o Hiệu quả xử lý Nito, Photpho được nâng cao
o Lượng bùn dư sinh ra ít hơn so với quá trình bùn hoạt tính;
o Có khả năng chịu sự biến đổi về thủy lực và tải trọng chất hữu cơ cao.
o Công nghệ AAO kết hợp giữa công nghệ kỵ khí (anaerobic) - thiếu khí (anoxic) và
hiếu khí (oxic) cho phép vừa giảm được chất ô nhiễm hữu cơ vừa giảm được các
chất dinh dưỡng dư thừa trong nước thải.
Nhược điểm:
o Quá trình màng cũng có nhược điểm là các phần tử nhỏ bé của lớp màng kỵ khí bị
vỡ ra có khả năng lắng kém làm cho độ đục ở dòng ra cao.
o Việc bổ sung lớp vật liệu đệm làm tăng vốn đầu tư ban đầu.
5.2. KIẾN NGHỊ
Nước thải sinh hoạt là một loại nước thải phổ biến và luôn có mặt tại mỗi khu vực
dân cư. Vì thế việc đưa một hệ thống mới AAO có lớp vật liệu đệm vào thực tế là hoàn
toàn khả thi. Với mong muốn được đưa mô hình AAO có lớp vật liệu đệm vào trong thực
tế ứng dụng, chúng tôi sẽ nguyên cứu và khảo sát giá thành để xây dựng một mô hình
ứng dụng vào thực tế.

49
Sau quá trình thực hiện thí nghiệm chúng tôi đã thấy được khả năng xử lý nước
thải sinh hoạt của hệ thống AAO. Tuy nhiên chúng tôi chỉ mới thực hiện thí nghiệm đo
đạt trên 3 tải trọng COD là 0.96, 1.152 và 1.344kg COD/m3.ngày; vì thế chưa thể tìm
hiểu được khả năng xử lý của hệ thống AAO ở tải trọng cao hơn.
Theo dự tính, chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện mở rộng mô hình chạy ở 2 tải trọng
cao hơn: 1,35 – 1.5 kg COD/m3.ngày. Việc nâng cao tải trọng sẽ giúp tìm hiểu khả năng
xử lý của hệ thống AAO có lớp vật liệu đệm đối với các loại nước thải có hàm lượng chất
hữu cơ, Nito, Photpho cao. Để xem xét hiệu xuất xử lý các chỉ tiêu trên của mô hình ở
các tải trọng cao hơn, nếu hiệu xuất xử lý cao thì ta có thể áp dụng mô hình để xử lý các
loại nước thải khác ngoài nước thải sinh hoạt như: nước thải thủy sản, nước thải ngành
chế biến thực phẩm.

50
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Greentech CO.,LTD, XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT THEO PHƯƠNG


PHÁP SINH HỌC HIẾU KHÍ, file:
http://kttm.hoasen.edu.vn/sites/default/files/2011/12/22/cach_viet_bao_cao_theo_
chuan_iso5966.pdf
2. www.thaiduongvn.vn/chi-tiet/28/xu-ly-nuoc-thai-sinh-hoat-.html
3. http://www.quantracmoitruong.org/xu-ly-nuoc-thai-bang-phuong-phap-sinh-hoc-
hieu-khi

51
PHỤ LỤC

Bảng 5.1 Kết quả xử lý COD theo giờ ở tải trọng 0,96 kg COD/m3.ngày

Nồng độ tại các bể


Bể lắng
Thời gian Kỵ khí Thiếu khí Hiếu khí
COD BOD
Đầu vào 320.00 288.00 256.00 224.00 152.32
1h 288.00 192.00 192.00 192.00 130.56
2h 224.00 252.00 128.00 112.00 76.16
3h 112.00 128.00 96.00 112.00 76.16
4h 106.00 96.00 96.00 96.00 65.28
5h 160.00 128.00 86.00 80.00 54.40
6h 112.00 96.00 67.00 64.00 43.52
7h 96.00 64.00 64.00 64.00 43.52
8h 64.00 58.00 48.00 48.00 32.64

Bảng 5.2 Kết quả xử lý COD theo giờ ở tải trọng 1,152 kg COD/m3.ng

Nồng độ tại các bể


Bể lắng
Thời gian Kỵ khí Thiếu khí Hiếu khí
COD BOD
Đầu vào 384.00 352.00 320.00 288.00 195.84
1h 352.00 288.00 224.00 192.00 130.56
2h 288.00 192.00 160.00 144.00 97.92
3h 192.00 112.00 128.00 125.00 85.00
4h 144.00 106.00 112.00 96.00 65.28
5h 128.00 128.00 96.00 96.00 65.28
6h 112.00 90.00 80.00 80.00 54.40
7h 128.00 96.00 64.00 64.00 43.52
8h 224.00 64.00 48.00 48.00 32.64

52
Bảng 5.3 Kết quả xử lý COD theo giờ ở tải trọng 1,344 kg COD/m3.ng

Nồng độ tại các bể


Bể lắng
Thời gian Kỵ khí Thiếu khí Hiếu khí
COD BOD
Đầu vào 448.00 400.00 368.00 320.00 217.60
1h 368.00 294.00 240.00 294.00 194.92
2h 288.00 230.00 192.00 224.00 152.32
3h 240.00 192.00 128.00 192.00 130.56
4h 192.00 154.00 96.00 96.00 65.28
5h 208.00 166.00 74.00 112.00 76.16
6h 192.00 160.00 64.00 74.00 50.32
7h 160.00 128.00 64.00 54.00 36.72
8h 96.00 77.00 48.00 48.00 32.64

Bảng 5.4 Kết quả xử lý nitơ Amonia theo giờ ở tải trọng 0.066 kg NH3/m3.ng

Nồng độ tại các bể


Thời gian Kỵ khí Thiếu khí Hiếu khí Bể lắng
Đầu vào 22.00 21.50 20.00 19.50
1h 32.94 30.53 32.34 33.50
2h 40.18 39.88 40.49 41.10
3h 58.03 54.41 56.82 51.39
4h 70.11 69.50 64.67 58.64
5h 67.69 70.71 61.65 73.73
6h 65.28 64.67 64.07 85.80
7h 94.86 89.42 85.20 92.44
8h 94.86 86.41 79.16 76.14

53
Bảng 5.5 Kết quả xử lý nitơ Ammonia theo giờ ở tải trọng 0.066 kg NH3/m3.ng

Nồng độ tại các bể


Thời gian Kỵ khí Thiếu khí Hiếu khí Bể lắng
Đầu vào 22.00 20.30 19.50 18.70
1h 32.68 26.64 26.64 25.60
2h 26.64 29.66 27.85 24.30
3h 24.83 21.81 25.56 19.50
4h 20.60 20.00 18.79 16.98
5h 18.19 15.77 15.66 15.45
6h 17.18 16.53 14.32 14.21
7h 14.12 15.63 13.52 13.45
8h 11.52 14.34 11.21 11.12

Bảng 5.6 Kết quả xử lý nitơ Ammonia theo giờ ở tải trọng 0.066 kg NH3/m3.ng

Nồng độ tại các bể


Thời gian Kỵ khí Thiếu khí Hiếu khí Bể lắng
Đầu vào 22.00 21,4 18,69 17,45
1h 21.80 18.53 17.23 16.37
2h 21.30 18.11 16.84 16.00
3h 20.60 17.51 16.28 15.47
4h 18.53 15.75 14.65 13.92
5h 17.18 14.60 13.58 12.90
6h 15.16 12.89 11.98 11.38
7h 13.26 11.27 10.48 9.96
8h 11.53 9.80 9.11 8.66

54
Bảng 5.7 Kết quả xử lý Nitrat theo giờ ở tải trọng 0.027 kg NO3/m3.ng

Nồng độ tại các bể


Thời gian Kỵ khí Thiếu khí Hiếu khí Bể lắng
Đầu vào 9.00 8.70 7.90 7.50
1h 8.83 5.72 9.09 8.57
2h 6.94 11.76 13.03 11.20
3h 6.59 6.90 7.91 5.85
4h 3.88 4.47 5.67 4.27
5h 5.02 6.37 7.34 4.93
6h 2.52 2.87 4.10 3.13
7h 1.51 2.13 2.78 2.48
8h 1.12 1.25 4.84 1.38

Bảng 5.8 Kết quả xử lý Nitrat theo giờ ở tải trọng 0.018 kg NO3/m3.ng

Nồng độ tại các bể


Thời gian Kỵ khí Thiếu khí Hiếu khí Bể lắng
Đầu vào 6.00 5.70 6.20 6.05
1h 5.37 6.33 7.34 7.32
2h 2.96 5.41 5.81 6.25
3h 6.77 8.70 7.21 7.43
4h 4.36 6.07 4.58 8.96
5h 3.70 4.84 3.35 5.67
6h 3.44 3.57 1.60 2.61
7h 1.65 2.30 1.25 1.47
8h 1.30 1.95 0.95 1.25

55
Bảng 5.9 Kết quả xử lý Nitrat theo giờ ở tải trọng 0.025 kg NO3/m3.ng

Nồng độ tại các bể


Thời gian Kỵ khí Thiếu khí Hiếu khí Bể lắng
Đầu vào 8.23 7.82 8.36 8.82
1h 7.41 7.48 6.62 6.89
2h 6.29 6.62 6.33 7.59
3h 5.82 5.47 5.22 5.50
4h 4.78 4.97 4.16 4.43
5h 4.09 3.75 3.54 3.56
6h 4.96 3.23 2.89 2.10
7h 2.47 2.86 1.79 2.33
8h 1.12 2.15 1.75 2.45

Bảng 5.10 Kết quả xử lý Nitrit qua các giờ ở tải trong 0.003 kg NO2/m3.ng

Nồng độ tại các bể


Thời gian Kỵ khí Thiếu khí Hiếu khí Bể lắng
Đầu vào 1.00 1.00 1.00 1.00
1h 0.73 0.87 0.80 0.80
2h 0.91 0.90 0.95 0.92
3h 0.92 0.95 0.98 0.99
4h 1.02 1.06 1.07 1.05
5h 1.28 1.13 1.13 1.09
6h 1.33 1.22 1.33 1.21
7h 1.55 1.31 1.34 1.39
8h 1.22 1.28 1.31 1.30

56
Bảng 5.11 Kết quả xử lý Nitrit qua các giờ ở tải trong 0.006 kg NO2/m3.ng

Nồng độ tại các bể


Thời gian Kỵ khí Thiếu khí Hiếu khí Bể lắng
Đầu vào 2.00 2.10 2.20 2.00
1h 1.92 2.44 2.62 2.53
2h 0.59 2.28 2.21 2.22
3h 2.16 2.21 2.32 2.35
4h 1.93 2.15 2.23 2.23
5h 1.79 1.93 2.19 2.12
6h 1.72 1.87 1.81 1.79
7h 1.72 1.79 1.82 1.82
8h 1.35 1.65 1.76 1.61

Bảng 5.12 Kết quả xử lý Nitrit qua các giờ ở tải trong 0.003 kg NO2/m3.ng

Nồng độ tại các bể


Thời gian Kỵ khí Thiếu khí Hiếu khí Bể lắng
Đầu vào 1.00 1.00 1.00 1.00
1h 0.85 0.82 0.80 0.80
2h 0.91 0.93 0.97 0.97
3h 0.92 0.97 1.02 1.02
4h 1.02 1.09 1.12 1.12
5h 1.28 1.15 1.23 1.23
6h 1.15 1.11 1.29 1.29
7h 1.33 1.37 1.40 1.40
8h 1.55 1.28 1.37 1.37

57
Bảng 5.13 Kết quả xử lý Phosphate theo các giờ ở tải trọng 0.018 kg PO4/m3.ng

Nồng độ tại các bể


Thời gian Kỵ khí Thiếu khí Hiếu khí Bể lắng
Đầu vào 6.02 6.05 6.09 6.09
1h 6.02 6.41 6.58 6.50
2h 6.69 6.58 6.63 6.10
3h 6.41 5.85 10.90 5.96
4h 6.52 7.25 7.31 7.14
5h 6.41 5.85 6.75 6.69
6h 6.52 5.79 5.90 5.96
7h 5.85 4.73 5.80 5.70
8h 5.96 5.57 5.85 6.41

Bảng 5.14 Kết quả xử lý Phosphate theo các giờ ở tải trọng 0.013 kg PO4/m3.ng

Nồng độ tại các bể


Thời gian Kỵ khí Thiếu khí Hiếu khí Bể lắng
Đầu vào 4.48 4.68 4.50 4.50
1h 6.02 7.64 7.14 7.10
2h 3.94 6.24 6.80 -
3h 5.90 7.08 6.23 6.21
4h 7.59 8.23 5.91 5.61
5h 5.57 10.34 5.34 5.23
6h 5.68 6.41 4.86 4.98
7h 6.02 5.90 4.26 4.22
8h 7.08 6.52 3.20 3.30

58
Bảng 5.15 Kết quả xử lý Phosphate theo các giờ ở tải trọng 0.018 kg PO4/m3.ng

Nồng độ tại các bể


Thời gian Kỵ khí Thiếu khí Hiếu khí Bể lắng
Đầu vào 6.02 6.37 5.67 5.61
1h 6.02 6.15 4.60 4.60
2h 6.75 7.25 5.16 5.16
3h 6.34 6.50 4.85 4.85
4h 6.67 6.92 5.10 5.10
5h 6.41 6.89 5.82 5.83
6h 5.98 6.32 4.57 4.57
7h 5.43 4.94 4.15 4.15
8h 5.11 4.65 3.91 3.91

59

You might also like