You are on page 1of 19

Giới thiệu vềcác Dạng kết cấu BTCT Hiện nay, Đánh giá ưu nhược điểm

PHẦN I: CÁC LOẠI KẾT CẤU SỬ DỤNG HIỆN NAY

I. PHÂN LOẠI THEO VẬT LIỆU:

1. Kết Cấu gạch đá


- Ƣu điểm: Đã có từ rất lâu đời, vận dụng vào việc xây dựng các tường thành, cầu
vòm vì có ưu điểm rất lớn đó là chịu nén tốt
- Nhƣợc điểm: Chịu kéo uốn kém,….
- Phạm vi áp dụng: Sử dụng cho các kết cấu tường chịu lực nhà thấp tầng, tường
bao che, hàng rào, cổng vòm, cầu vòm,…

2. Kết Gỗ
- Ƣu điểm:
+ Nhẹ, khỏe, tính chất cơ học tương đối cao so với khối lượng riêng
+ Chịu nén và uốn tốt
+ Vật liệu phổ biến và địa phương
+ Dễ chế tạo
+ Chống được các tác nhân xâm thực
+ Thân thiện với môi trường

- Nhƣợc điểm:
+ Vật liệu không bền, dễ mối mọt, mục cháy,..
+ Vật liệu gỗ không đồng chất, không đẳng hướng
+ Có nhiều khuyết tật
+ Kích thước gỗ tự nhiên hạn chế

- Phạm vi áp dụng:
+ Nhà dân dụng: Sàn, vì kèo, khung nhà, dầm mái, xà gồ, …
+ Nhà sản xuất: Nhà máy, kho tang, chuồng trại, xưởng chế biến
+ Giao thông: Cầu nhỏ
+ Thi công: Làm cốp pha, giàn giáo xây dựng.

3. Kết Cấu Bê tông cốt thép


- Ƣu điểm:
+ Sử dụng và dần thay thế nhiều có kết cấu gạch đá vì Khả năng chịu lực lớn. Tận
dụng được sự kết hợp của bê tông và cốt thép: Bê tông chịu nén rất tốt, cốt thép
chiụ kéo nén đều tốt.
+ Giá thành thấp vì sử dụng các vật liệu địa phương: Cát, sạn, sỏi, xi măng,
nước,…
+ Độ bền cao: Tuổi thọ lớn và ít phải bảo dưỡng, chống ăn mòn tốt,…
+ Dễ dàng tạo hình khối
+ Chống cháy tốt

Ks. Nguyễn Bá Mùi Trung tâm đào tạo xây dựng Mylearn - mylearn.edu.vn
Giới thiệu vềcác Dạng kết cấu BTCT Hiện nay, Đánh giá ưu nhược điểm

- Nhƣợc điểm:
+ Kết cấu nặng nề (trọng lượng riêng BTCT là 2,5 T/m3) nên vượt nhịp không lớn và
chi phí xây dựng nền móng cao
+ Thời gian thi công lâu dài
+ Khả năng tái sử dụng thấp

- Phạm vi áp dụng: Kết cấu bê tông cốt thép được sử dụng trong hầu hết các lĩnh
vực xây dựng dân dụng và xây dựng công trình giao thông như nhà ở, cầu, đường,
nhà xưởng công nghiệp, sân bay, thủy lợi... Tại Việt Nam, theo các thống kê chưa
đầy đủ các công trình xây dựng từ kết cấu bê tông cốt thép chiếm 70% tổng số
công trình xây dựng.
Một số dạng kết cấu bê tông điển hình:
+ Nhà cao tầng: là dạng công trình phổ biến nhất sử dụng kết cấu bê tông cốt thép.
Độ cứng lớn của bê tông cốt thép cho phép rất thích hợp khi chịu tải trọng ngang
như gió.
+ Cầu: nhờ những ưu điểm về tuổi thọ, khả năng chống ăn mòn cao nên bê tông cốt
thép được sử dụng rất phổ biến trong xây dựng cầu, do các công trình cầu phải chịu
ảnh nhiều tác động và ảnh hưởng của môi trường hơn công trình nhà.
+ Kết cấu bể chứa: dùng để chứa các loại chất lỏng, dung dịch như bể nước, silo
chứa dầu...

4. Kết Cấu thép


- Ƣu điểm:
+ Có khả năng chịu lực lớn và độ tin cậy cao: kết cấu thép khó biến dạng trong quá
trình sử dụng.
+ Cấu trúc đơn giản, trọng lượng nhẹ hơn bê tông.
+ Dễ dàng trong vận chuyển, thi công và sửa chữa
+ Tính công nghiệp hóa cao.
+ Tính kín, không thấm nước.
+ Tiết kiệm chi phí: do kết cấu khung thép đơn giản nên giảm thời gian, chi phí thi
công cũng như chi phí cho bảo dưỡng sửa chữa
+ Thi công nhanh

- Nhƣợc điểm:
+ Có thể bị xâm thực bởi tác động của môi trường, nhiệt độ… Do vậy, những công
trình xây dựng có sử dụng kết cấu thép thường được bao phủ bởi lớp sơn bảo vệ,
chống gỉ thép
+ Chịu lửa kém
+ Giá thành khá cao so với một số vật liệu thô khác như gỗ, sắt…

- Phạm vi áp dụng: Thích hợp cho các công trình lớn, đòi hỏi độ bền cao như:
+ Nhà công nghiệp, nhà xưởng, nhà máy, xí nghiệp: khung nhà công nghiệp là toàn
bộ bằng thép khi nhà cao, cần trục nặng, hoặc có thể là hỗn hợp cột bê tông cốt
thép, dàn, và dầm thép.

Ks. Nguyễn Bá Mùi Trung tâm đào tạo xây dựng Mylearn - mylearn.edu.vn
Giới thiệu vềcác Dạng kết cấu BTCT Hiện nay, Đánh giá ưu nhược điểm

+ Nhà nhịp lớn: là những loại nhà do yêu cầu sử dụng phải có nhịp khá lớn từ 30 -
40m như nhà biểu diễn, nhà thi đấu thể dục thể thao, nhà triển lãm, nhà chứa máy
bay…dùng kết cấu thép là hợp lý nhất. Có những trường hợp nhịp đặc biệt lớn trên
100m thì kết cấu thép là duy nhất áp dụng được.
+ Khung nhà nhiều tầng: đặc biệt là các loại nhà kiểu tháp ở thành phố. Nhà trên 15
tầng thì dùng kết cấu thép có lợi hơn bê tông cốt thép.
+ Cầu đường bộ, đường sắt: làm bằng thép khi nhịp vừa, nhịp lớn, khi cần thi công
nhanh. Cầu treo bằng thép có thể vượt nhịp trên 1000m.
+ Kết cấu tháp cao: cột điện, ăng ten: như các loại cột điện, cột ăng ten vô tuyến,
hoặc một số loại kết cấu đặc biệt như kết cấu tháp khoan dầu.
+ Kết cấu bản: như các loại bể chứa dầu chứa khí các thiết bị lò cao của nhà máy
hóa chất, nhà máy hóa dầu.

5. Kết Cấu Liên hợp


- Ƣu điểm:
+ Khả năng chịu lực và độ tin cậy cao
+ Công năng sử dụng hiệu quả: Tối ưu hóa được tiết diện, không gian,…
+ Tiến độ thi công nhanh
+ Hiệu quả kinh tế cao

- Nhƣợc điểm:
+ Chịu lửa kém hơn kết cấu BTCT thông thường
+ Chưa phổ biến trong tiêu chuẩn thiết kế cũng như trong thi công xây dựng.
+ …….

- Phạm vi áp dụng: Thích hợp cho các công trình vượt nhịp lớn, các nhà cao
tầng,…

Ks. Nguyễn Bá Mùi Trung tâm đào tạo xây dựng Mylearn - mylearn.edu.vn
Giới thiệu vềcác Dạng kết cấu BTCT Hiện nay, Đánh giá ưu nhược điểm

PHẦN II: CÁC HỆ KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP


SỬ DỤNG PHỔ BIẾN HIỆN NAY TRONG NHÀ DÂN DỤNG

Đặc điểm chịu lực nhà cao tầng

- Do số lựợng tầng nhiều nên tải trọng bản thân và tải trọng sử dụng thường rất lớn,
bố trí trên mặt bằng nhỏ, nên cấu tạo móng rất phức tạp. Vì vậy đa số công trình
đều lựa chọn giải pháp móng sâu (móng cọc đóng, cọc khoan nhồi..);
- Nhà cao tầng thừờng rất nhạy cảm đến độ lún lệch của móng. Nó ảnh hừởng đến
khả năng chịu lực của công trình do độ cao công trình rất lớn;
- Chịu tác dụng của tải trọng ngang lớn nhừ: gió, động đất …;
- Sự phân bố độ cứng của công trình theo độ cao nhằm hạn chế chuyển vị ngang
cũng nhừ việc giảm khối lừợng tham gia các thành phần dao động của công trình có
ảnh hừởng rất lớn đến khả năng chịu lực của công trình;
- Nhà cao tầng thừờng có điều kiện thi công phức tạp, quy trình thi công rất nghiêm
ngặt và yêu cầu độ chính xác cao;
- Khả năng đảm bảo về thông gió, cấp thoát nừớc, phòng chống cháy nổ, giao
thông... là rất phức tạp.
- Đối với những ngôi nhà có chiều cao từ 40m trở lên, kết cấu chịu lực phải đừợc tính
toán cả với thành phần động của tải trọng gió.
Các hệ kết cấu bê tông cốt thép sử dụng phố biến trong Công trình dân dụng như
sau: Kết cấu thuần KHUNG; KHUNG + VÁCH; Kết cấu KHUNG + LÕI; - Kết cấu
KHUNG + VÁCH + LÕI v.v…

- Các cấu kiện chịu lực chính tạo thành các hệ chịu lực cho nhà cao tầng bao gồm:
+ Cấu kiện dạng thanh: Cột, Dầm, thanh chống, giằng;
+ Cấu kiện dạng tâm: Tường (vách), sàn.
- Trong nhà cao tầng, khi có sự hiện diện của các khung thì tuỳ theo các làm việc của
các cột trong khung mà hệ kết cấu chịu lực đựợc phân thành các loại sơ đồ: sơ đồ
khung; sơ đồ giằng; và sơ đồ khung- giằng.
- Trong nhà cao tầng, sàn các tầng, ngoài khả năng chịu uốn do tải trọng thẳng đứng,
còn phải có độ cứng lớn để không bị biến dạng trong mặt phẳng khi truyền tải trọng
ngang vào cột, vách, lõi nên còn gọi là những sàn cứng.

Ks. Nguyễn Bá Mùi Trung tâm đào tạo xây dựng Mylearn - mylearn.edu.vn
Giới thiệu vềcác Dạng kết cấu BTCT Hiện nay, Đánh giá ưu nhược điểm

- Cấu kiện không gian là các vách nhiều cạnh hở hoặc khép kín, tạo thành các hộp bố
trí bên trong nhà, đựợc gọi là lõi cứng. Ngoài lõi cứng bên trong, còn có các dãy cột
bố trí theo chu vi nhà với khoảng cách nhỏ tạo thành một hệ khung biến dạng tường
vây. Tiết diện các cột ngoài biên có thể đặc hoặc rỗng. Khi là những cột rỗng hình
hộp vuông hoặc hình tròn sẽ tạo nên hệ kết cấu được.

1. Kết Cấu Thuần Khung


Các khung ngang và khung dọc liên kết thành 1 khung phẳng hoặc khungkhông
gian, tải lên khung bao gồm tải trong theo phương đứng và phương ngang. Đểđảm bảo
độ cứng. tổng thể cho công trình nút khung phải là nút cứng.

- Khung có độ cứng ngang bé, khả năng chịu tải không lớn, thông thường khi lưới cột
bố trí đều đặn, trên mặt bằng khoảng 6-9 m, chỉ nên áp dụng cho nhà dưới 15 tầng.
- Về tổng thể, biến dạng ngang của khung cứng thuộc loại biến dạng cắt.
- Khung thuần túy nên sử dụng cho nhà có chiều cao dưới 40 m. Trong kiến trúc nhà
cao tầng luôn có những bộ phận như hộp thang máy, thang bộ, tường ngăn hoặc
bao che liên tục trên chiều cao nhà có thể sử dụng như lõi, vách cứng nên hệ kết
cấu khung chịu lực thuần tuý trên thực tế không tồn tại.
- Để tăng độ cứng ngang của khung, có thể bố trí thêm các thanh xiên tại một số
nhịp trên suốt chiều cao của nó, phần kết cấu dạng dàn đựợc tạo thành sẽ làm việc
như một vách cứng thẳng đứng. Nếu thiết kế thêm các dàn ngang (tầng cứng-
OUTRIGER)tầng trên cùng hoặc ở 1 số tầng trung gian liên kết khung còn lại với
dàn đứng thì hiệu quả tăng độ cứng sẽ tăng lên và làm giảm thiểu chuyển vị ngang.

Ks. Nguyễn Bá Mùi Trung tâm đào tạo xây dựng Mylearn - mylearn.edu.vn
Giới thiệu vềcác Dạng kết cấu BTCT Hiện nay, Đánh giá ưu nhược điểm

Dưới tác động của tải trọng ngang, kết cấu dàn ngang sẽ đóng vai trò phân phối lực
dọc giữa các cột khung, cản trở chuyển vị xoay của cả hệ và giảm mômen uốn ở
dưới khung.
- Hệ kết cấu khung sử dụng hiệu quả cho công trình có không gian lớn, bố trí nội thất
linh hoạt, phù hợp với nhiều loại công trình. Tuy nhiên hệ khung có khả năng chịu
cắt theo phương ngang kém. Ngoài ra hệ thống dầm thường có chiều cao lớn nên
ảnh hưởng đến không gian sử dụng và làm tăng độ cao của công trình.
- Chiều cao nhà thích hợp cho kết cấu BTCT là không quá 30 tầng. Nếu trong vùng
có động đất từ cấp 8 trở lên thì chiều cao khung phải giảm xuống. Chiều cao tối đa
của ngôi nhà còn phụ thuộc vào số bước cột, độ lớn các bước, tỷ lệ chiều cao và
chiều rộng nhà.

2. Kết Cấu Tƣờng chịu lực


Là một hệ tấm tường phẳng vừa làm nhiệm vụ chịu tải trọng đứng, vừa là hệ
thống chịu tải trọng ngang và là tường ngăn giữa các phòng. Căn cứ vào cách bố trí
các tấm tường chịu tải trọng thẳng đứng chia làm 3 sơ đồ:
- Tường dọc chịu lực.
- Tường ngang chịu lực.
- Tường dọc và ngang cùng chịu lực.

Hình 2. 3. Sơ đồ hệ tường chịu lực.

Trong các nhà mà tường chịu lực chỉ đặt theo một phương, sự ổn định của công
trình theo phương vuông góc được đảm bảo nhờ các vách cứng. Như vậy, vách
cứng được hiểu theo nghĩa là các tấm tường thiết kế để chịu tải trọng ngang. Trong
thực tế,đối với nhà cao tầng, tải trọng ngang bao giờ cũng chiếm ưu thế nên các
tấm tường chịu lực được thiết kế để vừa chịu tải trọng ngang vừa chịu tải trọng
đứng. Các tấm tường được làm bằng BTCT có khả năng chịu cắt và chịu uốn tốt
nên được gọi là vách cứng.

Ks. Nguyễn Bá Mùi Trung tâm đào tạo xây dựng Mylearn - mylearn.edu.vn
Giới thiệu vềcác Dạng kết cấu BTCT Hiện nay, Đánh giá ưu nhược điểm

Để đảm bảo độ cứng không gian cho công trình nên bố trí vách cứng theo cả hai
phương dọc và ngang nhà. Số lượng vách theo mỗi phương xác định theo khả năng
chịu tải trọng theo phương đó. Ngoài ra, vách cứng cũng nên bố trí sao cho công
trình không bị xoắn khi chịu tải trọng ngang.
Tải trọng ngang được truyền đến các tấm tường chịu tải thông qua hệ các bản
sàn được xem là tuyệt đối cứng trong mặt phẳng của chúng. Do đó các vách cứng
làm việc như những dầm công xon có chiều cao tiết diện lớn. Khả năng chịu tải của
các vách cứng phụ thuộc nhiều vào hình dáng và kích thước tiết diện ngang của nó.
Các vách cứng thường bị giảm yếu do có các lỗ cửa, số lượng, vị trí, kích thước lỗ
cửa ảnh hưởng quyết định đến khả năng làm việc của chúng.

Hình 2. 4. Hình dạng các vách cứng.

Các đặc điểm cơ bản của hệ tƣờng chịu lực:


- Các vách cứng đổ tại chỗ có tính liền khối tốt, độ cứng theo phương ngang lớn. Khả
năng chịu động đất tốt: kết quả nghiên cứu thiệt hại do các trận động đất lớngây ra,
cho thấy rằng: các công trình có vách cứng bị hư hỏng tương đối nhẹ, trong khi các
công trình có kết cấu khung bị hư hỏng nặng hoặc sụp đổ.
- Hệ vách cứng có trọng lượng lớn, độ cứng kết cấu lớn nên tải trọng động đất tác
động lên công trình có giá trị lớn. Đây là đặc điểm bất lợi cho công trình thiết kế chịu
động đất.
- Hệ kết cấu này thích hợp cho các công trình mà có không gian bị ngăn chia bên
trong như nhà ở, khách sạn, bệnh viện..và cho các công trình có chiều cao dưới 40
tầng.
- Hiện nay VLXD đa dạng nên cấu tạo tấm tường cũng đa dạng. Ngoài việc xây bằng
gạch đá, hệ lưới thanh tạo thành các cột đặt ngần nhau liên kết qua các dầm ngang,
xiên cũng được xem là loại kết cấu này.

3. Kết Cấu Lõi chịu lực


Lõi có dạng vỏ hộp rỗng tiết diện kín hoặc hở, chịu tải trọng đứng và ngang tác
dụng lên công trình và truyền xuống đất nền. Lõi có thể xem là sự kết hợp của nhiều

Ks. Nguyễn Bá Mùi Trung tâm đào tạo xây dựng Mylearn - mylearn.edu.vn
Giới thiệu vềcác Dạng kết cấu BTCT Hiện nay, Đánh giá ưu nhược điểm

tấm tường theo các phương khác nhau. Trong lõi có thể bố trí hệ thống kỹ thuật,
thang bộ, thang máy... Sau đây là một số cách bố trí thông dụng:
- Nhà lõi tròn, vuông, chữ nhật, tam giác.. (kín hoặc hở)
- Nhà có một lõi hoặc hai lõi.
- Lõi nằm trong nhà hoặc theo chu vi nhà hoặc có một phần nằm ngoài.

Hình 2. 5. Các hệ lõi chịu lực.

Trường hợp nhà có nhiều lõi cứng thì chúng được đặt xa nhau và các sàn được
tựa lên hệ thống dầm lớn liên kết với các lõi. Các lõi cứng được bố trí trên mặt bằng
nhà sao cho tâm cứng của công trình trùng với trọng tâm của nó để tránh bị xoắn
khi dao động.
Lõi cứng làm việc như một consol lớn ngàm vào mặt móng công trình, lõi có tiết
diện kín, hở hoàn toàn hoặc nửa hở, tuy nhiên thực tế lõi cứng thường có tiết diện
hở hoặc nửa hở.
Đây là hệ kết cấu được sử dụng khá phổ biến, có thể sử dụng cho những công
trình có số tầng lên đến 60-70 tầng.

Ks. Nguyễn Bá Mùi Trung tâm đào tạo xây dựng Mylearn - mylearn.edu.vn
Giới thiệu vềcác Dạng kết cấu BTCT Hiện nay, Đánh giá ưu nhược điểm

Hình 2. 6. Công trình “The Miglin-Beiler Tower” ở Chicago (Hoa Kỳ).

Hình dưới mô tả công trình “The Miglin-Beiler Tower” ở Chicago (Hoa Kỳ) có phần kết
cấu thân không kể tháp thép ở trên cao 443,2m sử dụng hệ kết cấu lõi chịu lực, trong đó ở
giữa công trình đặt một lõi bê tông cốt thép chịu lực chính có bề dày giảm dần từ 0,91m đến
0,46m, ngoài ra xung quanh được bố trí thêm một số cột thép rỗng nhồi bê tông và một số
dàn thép ở biên để tăng độ cứng tổng thể.

4. Kết Cấu Hộp chịu lực


Với hệ này, các bản sàn được gối lên các kết cấu chịu tải nằm trong mặt phẳng tường
ngoài mà không cần các gối trung gian khác bên trong.

Hệ hộp với giải pháp lưới không gian có các thanh chéo thường dùng cho các nhà có
chiều cao lớn.

Hình 2. 7. Các hệ hộp chịu lực.

Ks. Nguyễn Bá Mùi Trung tâm đào tạo xây dựng Mylearn - mylearn.edu.vn
Giới thiệu vềcác Dạng kết cấu BTCT Hiện nay, Đánh giá ưu nhược điểm

Xuất phát từ sự phát triển của vật liệu bê tông cốt thép, nhiều công trình có chiều cao
lớn đã được xây dựng. Sau một thời gian thực tế đã chứng minh rằng với những công trình
quá cao (trên 30 tầng) thì việc sử dụng hệ kết cấu khung là không kinh tế do kích thước của
dầm và cột quá lớn ảnh hưởng nhiều đến không gian sử dụng, kết cấu móng. Nếu sử dụng
các hệ vách, lõi ở bên trong công trình thì thường công trình không đủ độ cứng, độ ổn định
tổng thể cần thiết. Từ đó hệ kết cấu hộp xuất hiện nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra cho công
trình siêu cao tầng.

Hệ kết cấu gồm các cột đặt dày đặc trên toàn bộ chu vi công trình được liên kết với
nhau nhờ hệ thống dầm ngang gọi là kết cấu hộp (còn gọi là kết cấu ống).
Hệ hộp chịu tất cả tải trọng đứng và tải trọng ngang. Các bản sàn được gối lên các kết
cấu chịu tải nằm trong mặt phẳng tường ngoài mà không cần các kết cấu trung gian khác
bên trong. Khi các cột đặt thưa nhau thì kết cấu làm việc theo sơ đồ khung, khi các cột đặt
kề nhau và hệ dầm có độ cứng lớn thì dưới tác dụng của tải trọng ngang kết cấu làm việc
như một consol. Trong thực tế, khoảng cách giữa các cột biên đặt theo một mức độ cho
phép cho nên kết cấu ống, thực chất nằm trung gian giữa sơ đồ biến dạng consol và sơ đồ
khung.

Các giải pháp kết cấu cho vỏ hộp:

- Dùng các lưới ô vuông tạo thành từ các cột đặt cách nhau ở khoảng cách bé với
các dầm ngang có chiều cao lớn. Hệ kết cấu này rất phù hợp với bản chất toàn khối
của kết cấu bê tông cốt thép. Tuỳ thuộc vào chiều cao và kích thước mặt bằng công
trình mà khoảng cách giữa các cột có thể từ 1,5m đến 4,5m, chiều cao của dầm từ
0,6 đến 1,2m. Dùng cho nhà cao từ 40-60 tầng.
- Dùng lưới không gian với các thanh chéo: tạo thành lưới ô vuông từ cột và dầm, tạo
thành ô lưới quả tràm có hoặc không có thanh ngang. Dùng cho nhà có chiều cao
cực lớn trên 80 tầng. Tác dụng của thanh chéo: làm tăng độ cứng ngang và chống
xoắn của công trình, khắc phục tính biến dạng của dầm ngang. Các thanh chéo
không chỉ tạo ra một hệ giàn phẳng mà còn hoạt động tương hỗ với các giàn trong
mặt phẳng vuông góc tạo thành hình chữ X giữa các cột góc trên mặt đứng.
- Nhìn chung hệ hộp là hệ kết cấu được sử dụng chính với những công trình cao
chọc trời dạng tháp (Tower).
Hình dưới mô tả công trình “JinMao Tower” ở Thượng Hải cao 421m (87 tầng) sử
dụng hệ kết cấu hộp giàn không gian, trong đó giữa nhà bố trí một lõi bê tông cốt thép bề
dày giảm dần từ 0,84m đến 0,46m, và một hệ giàn thép bao bên ngoài công trình liên kết
các hệ cột ở biên.

Ks. Nguyễn Bá Mùi Trung tâm đào tạo xây dựng Mylearn - mylearn.edu.vn
Giới thiệu vềcác Dạng kết cấu BTCT Hiện nay, Đánh giá ưu nhược điểm

Hình 2. 8. Công trình “JinMao Tower” ở Thượng Hải.

5. Kết Cấu Hỗn hợp Khung – Tƣờng (Vách) - Lõi

Hình 2. 16. Kết cấu khung – vách – lõi.


Lựa chọn hệ chịu lực theo số tầng:

Ks. Nguyễn Bá Mùi Trung tâm đào tạo xây dựng Mylearn - mylearn.edu.vn
Giới thiệu vềcác Dạng kết cấu BTCT Hiện nay, Đánh giá ưu nhược điểm

Hình 2. 17. Sơ đồ lựa chọn hệ kết cấu theo số tầng.


Đây là một hệ kết hợp khá phổ biến và hiệu quả cao trong kết cấu nhà cao tầng.

Khi bố trí hệ kết cấu khung - vách - lõi cần chú ý:

- Bố trí các hệ lõi đối xứng ở tâm nhà để tăng khả năng chịu uốn.
- Bố trí các vách phẳng kết hợp với hệ khung phẳng ở biên để vừa chịu uốn vừa chịu
cắt đồng thời tăng khả năng chống xoắn.
Trong thiết kế và xây dựng nhà cao tầng, việc lựa chọn hệ kết cấu chịu lực hợp lý phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như chiều cao, các điều kiện địa chất thuỷ văn, bản đồ phân
vùng động đất khu vực hoặc toàn lãnh thổ đất nước và các giải pháp kiến trúc công
trình.

Ks. Nguyễn Bá Mùi Trung tâm đào tạo xây dựng Mylearn - mylearn.edu.vn
Giới thiệu vềcác Dạng kết cấu BTCT Hiện nay, Đánh giá ưu nhược điểm

PHẦN III: CÁC PHƢƠNG ÁN KẾT CẤU SÀN CẤU


BÊ TÔNG CỐT THÉP TRONG NHÀ DÂN DỤNG

I. PHÂN LOẠI SÀN


a. Phân loại theo phƣơng pháp thi công
+ Sàn toàn khối
+ Sàn lắp ghép
+ Sàn bán lắp ghép

b. Phân loại theo sơ đồ kết cấu: sàn sườn (có dầm) và sàn không sườn (không
dầm).
Sàn sƣờn:
+ Sàn sườn toàn khối loại bản dầm
+ Sàn sườn toàn khối loại bản kê
+ Sàn sườn kiểu ô cờ
+ Sàn sườn panel lắp ghép
+ Sàn sườn nửa lắp ghép

Ks. Nguyễn Bá Mùi Trung tâm đào tạo xây dựng Mylearn - mylearn.edu.vn
Giới thiệu vềcác Dạng kết cấu BTCT Hiện nay, Đánh giá ưu nhược điểm

Sàn không sƣờn:Chỉ có bản hoặc panel đặt trực tiếp lên cột mà không có dầm.
bao gồm
+ Sàn nấm toàn khối
+ Sàn nấm lắp ghép
+ Sàn nấm nưa lắp ghép

c. Phân loại theo số cạnh liên kết: Sàn có 1 cạnh, 2 cạnh, 3 cạnh và 4 cạnh liên kết

d. Phân loại theo trạng thái ứng suất:


+ Sàn bê tông cốt thép thông thường
+ Sàn bê tông cốt thép ứng lực trước.

II. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ LOẠI SÀN PHỔ BIẾN HIỆN NAY

Phân loại theo phƣơng pháp thi công

1. SÀN Sƣờn BTCT Thông thƣờng


Cấu tạo: Bao gồm hệ Dầm và bản Sàn đúc toàn khối.

- Ƣu điểm: Tính toán đơn giản, được sử dụng phổ biến ở nước ta, Bền vững với thời
gian và được áp dụng cho hầu hết với các kết cấu có bước nhịp < 6m.
- Nhƣợc điểm: Chiều cao dầm và độ võng của bản sàn rất lớn khi vượt khẩu độ lớn,
dẫn đến chiều cao tầng của công trình lớn nên gây bất lợi cho kết cấu công trình
khi chịu tải trọng ngang, không tiết kiệm vật liệu và không gian sử dụng.

2. Sàn ô cờ.

Ks. Nguyễn Bá Mùi Trung tâm đào tạo xây dựng Mylearn - mylearn.edu.vn
Giới thiệu vềcác Dạng kết cấu BTCT Hiện nay, Đánh giá ưu nhược điểm

Cấu tạo: gồm hệ dầm vuông góc với nhau theo hai phương, chia bản sàn thành các ô
bản kê bốn cạnh có nhịp bé, theo yêu cầu cấu tạo khoảng cách giữa các dầm không quá
2m.

- Ƣu điểm: Tránh được có quá nhiều cột bên trong nên tiết kiệm được không gian sử
dụng và có kiến trúc đẹp, thích hợp với các công trình yêu cầu thẩm mỹ cao và
không gian sử dụng lớn như hội trường, câu lạc bộ…
- Nhƣợc điểm: Thi công phức tạp. Mặt khác, khi mặt bằng sàn quá rộng cần phải bố
trí thêm các dầm chính. Vì vậy, nó cũng không tránh được những hạn chế do chiều
cao dầm chính phải lớn để giảm độ võng.

3. Sàn không dầm ứng lực trƣớc.


Cấu tạo: Gồm các bản kê trực tiếp lên cột.

- Ƣu điểm: Giảm chiều dày, độ võng sàn, dẫn đến giảm được chiều cao công trình,
tiết kiệm được không gian sử dụng. Việc phân chia không gian các khu chức năng
và bố trí hệ thống kỹ thuật một cách dễ dàng. Nó thích hợp với những công trình
có khẩu độ > 10m.
- Nhƣợc điểm: Tính toán phức tạp, sàn ứng lực trước có độ dày lớn nên tốn vật liệu.
Ngoài ra việc căng cốt thép cũng rất phức tạp, đòi hỏi các yêu cầu kỹ thuật cao.

4. Tấm panel lắp ghép.


Cấu tạo: Gồm những tấm panel ứng lực trước được sản xuất trong nhà máy. Các tấm
này được vận chuyển ra công trường và lắp dựng lên dầm, vách rồi tiến hành dải thép và
đổ bù bê tông.

Ks. Nguyễn Bá Mùi Trung tâm đào tạo xây dựng Mylearn - mylearn.edu.vn
Giới thiệu vềcác Dạng kết cấu BTCT Hiện nay, Đánh giá ưu nhược điểm

- Ƣu điểm:
+ Khả năng vượt nhịp lớn.
+ Thời gian thi công nhanh.
+ Tiết kiệm vật liệu.
+ Khả năng chịu lực lớn và độ võng nhỏ.

- Nhƣợc điểm:
+ Kích thước cấu kiện lớn.
+ Quy trình tính toán phức tạp.

5. Sàn Bubble Deck.


Cấu tạo: Là công nghệ sàn mới của đất nước Đan Mạch. Sử dụng các quả bóng bằng
nhựa tái chế để thay thế phần bê tông không tham gia chịu lực ở thớ giữa của bản sàn, bản
sàn bê tông Bubble Deck phẳng không dầm, liên kết trực tiếp với hệ cột, vách chịu lực.

- Ƣu điểm:

Ks. Nguyễn Bá Mùi Trung tâm đào tạo xây dựng Mylearn - mylearn.edu.vn
Giới thiệu vềcác Dạng kết cấu BTCT Hiện nay, Đánh giá ưu nhược điểm

+ Tạo không gian rộng cho thiết kế nội thất, giảm trọng lượng bản thân kết cấu tới
35%, từ đó giảm kích thước hệ kết cấu móng.
+ Tăng khoảng cách lưới cột và khả năng vượt nhịp rất lớn có thể lên tới 15m mà
không cần ứng suất trước, giảm hệ tường, vách chịu lực.
+ Giảm thời gian thi công và các chi phí dịch vụ kém theo.
+ Tiết kiệm khối lượng bê tông (2,3 kg nhựa tái chế thay thế 230 kg bê tông/m3
đối với sàn bê tông Bubble Deck 280mm – BD 280)
+ Cách âm và cách nhiệt tốt.

- Nhƣợc điểm:
+ Đây là công nghệ mới vào Việt Nam nên lý thuyết tính toán chưa đề cập cụ thể.
+ Khả năng chịu cắt của sàn bê tông Bubble Deck = 0,63 sàn bê tông đặc có
cùng cấp độ bền vật liệu.

6. Sàn composite – Liên hợp.


Cấu tạo: Gồm tấm tôn hình dập nguội và tấm đan bằng bê tông cốt thép.

Sµn bª t«ng

DÇm phô
Cèt thÐp

DÇm phô

Sàn liên hợp với tôn hình bằng thép


- Ƣu điểm:

+ Khi thi công, tấm tôn đóng vai trò sàn công tác.
+ Khi đổ bê tông, nó đóng vai trò cốp pha cho vữa bê tông.
+ Khi làm việc, nó đóng vai trò cốt thép lớp dưới của bản sàn.

- Nhƣợc điểm: Tính toán phức tạp, hiện chưa có tiêu chuẩn tính sàn liên hợp của
Việt Nam.

7. Sàn Uboot beton


U-Boot Beten là cốt pha bằng nhựa porypropylen tái chế sử dụng trong kết cấu sàn và
móng bè. Sử dụng cốp pha U-Boot Beton để tạo nên sàn phẳng không dần vượt nhịp lớn
tiết kiệm vật liệu và tăng tính thẩm mỹ cho công trình.

U-Boot Beton có cấu tạo đặc biệt với 4 chân hình côn và phụ kiện liên kết giúp tạo ra
một hệ thống dầm vuông góc nằm giữa lớp sàn bê tông trên và dưới. Việc đặt U-Boot Beton

Ks. Nguyễn Bá Mùi Trung tâm đào tạo xây dựng Mylearn - mylearn.edu.vn
Giới thiệu vềcác Dạng kết cấu BTCT Hiện nay, Đánh giá ưu nhược điểm

vao vùng bê tông không làm việc làm giảm trọng lượng của sàn cho phép sàn vượt nhịp
lớn, giảm lượng bê tông và thép sử dụng.

U-Boot Beton được sử dụng trong sàn phẳng không dầm vượt nhịp cũng như chịu tải
trọng lớn. Với trọng lượng nhẹ, tính cơ động cũng như mô đun đa dạng người thiết kế có
thể thay đổi thông số kĩ thuật khi cần trong mọi trường hợp để phù hợp với các yêu cầu kiến
trúc.

- Ƣu điểm:

+ Tăng số lượng sàn: Do giảm chiều cao sàn so với sàn truyền thống nên với
cùng chiều cao, do công trình có khả năng tăng thêm tầng sử dụng.
+ Nhịp lớn và kiến trúc thông thoáng: Nhờ giảm trọng lượng bản thân cảu sàn mà
cho phép sàn vượt nhịp lớn.
+ Giảm độ dày của sàn: Sàn mỏng hơn sàn truyền thống với tảI trọng và nhịp
giống nhau.
+ Sàn phẳng không dầm: Bố trí kiến trúc căn hộ linh hoạt hơn khi sử dụng.
+ Giảm số lượng cột: Thuận tiện phân bố mặt bằng cột.
+ Tối ưu hóa tiết diện cột: Giảm tải trọng xuống cột nên giảm tiết diện cột.
+ Giảm tổng trọng lượng xuống móng: Giảm trọng lượng sàn đồng nghĩa với
giảm tảI trọng xuống móng
+ Giảm kích thước móng: Giảm công tác đào đất.
+ Giảm tải tải trọng động đất: Giảm khối lượng tham gia dao động dẫn đến giảm
tải trọng động đất.
+ Cải thiện khả năng cách âm: Nhờ tăng độ cứng của lớp sàn trên và sàn dưới
cũng như cấu tạo rỗng của sàn nên việc truyền âm giảm đi.

- Nhƣợc điểm: Tính toán phức tạp, hiện chưa có tiêu chuẩn tính toán của Việt Nam.

Ks. Nguyễn Bá Mùi Trung tâm đào tạo xây dựng Mylearn - mylearn.edu.vn
Giới thiệu vềcác Dạng kết cấu BTCT Hiện nay, Đánh giá ưu nhược điểm

III. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ GIẢI PHÁPKẾT CẤU CỘT

Cột là kết cấu chịu lực chính của công trình. Vì thế lựa chọn phương án cột, kích
thước cột có ý nghĩa quyết định đến khả năng chịu lực của toàn kết cấu.

1. Cột Bê tông cốt thép


- Ƣu điểm: Được sử dụng phổ biến, thi công đơn giản.
- Nhƣợc điểm: Trong những công trình chịu tải trọng lớn, nhà cao tầng kích thước
cột thường lớn, không gian chức năng bị hạn chế.

2. Cột Thép
- Ƣu điểm: Thi công nhanh, chịu lực ngay sau khi thi công, chịu tải trọng động tốt.
- Nhƣợc điểm: Khả năng chống cháy kém, tính toán ổn định phức tạp.

3. Cột Liên hợp Bê Tông - Thép


- Ƣu điểm: Khả năng chịu lực lớn, kích thước tiết diện nhỏ, tăng khả năng ổn định
của kết cấu thép hình, tăng khả năng chống cháy (so với kết cấu thép), phù hợp
với các công trình cao tầng.
- Nhƣợc điểm: Tính toán phức tạp.

Tổng kết:Trên đây là toàn bộ các dạng và phương án kết cấu sử dụng trong hầu hết
cáccông trình dân dụng mà các kỹ sư Kết cấu cần hiểu để vận dụng linh hoạt vào
trong công trình của mình.
Hy vọng bài viết mang lại cho các bạn một cái nhìn tổng quan về Kết cấu.
Trân trọng!

Ks. Nguyễn Bá Mùi Trung tâm đào tạo xây dựng Mylearn - mylearn.edu.vn

You might also like