You are on page 1of 76

LỜI CÁM ƠN

Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ,
người đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp này.
Đồng thời, cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô giáo,
cán bộ trong Bộ môn Công nghệ Tổng hợp hữu cơ- Hóa Dầu, cùng TS. Đỗ Xuân
Trường đã hết lòng giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã hết lòng quan tâm và tạo
điều kiện tốt nhất để em hoàn thành đồ án.

Xin chân thành cảm ơn!

1
MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................1

MỤC LỤC ..................................................................................................................2

LỜI NÓI ĐẦU ...........................................................................................................4

Phần 1: TỔNG QUAN CÔNG NGHỆ ĐỐT RÁC PHÁT ĐIỆN Ở VIỆT NAM 6

1.1 Tài nguyên rác thải ở Việt Nam ................................................................6

1.1.1 Thực trạng phát sinh rác thải đô thị ......................................................6

1.1.2 Tình hình xử lý rác thải ở Việt Nam ...................................................10

1.2 Nhu cầu năng lượng của Việt nam và triển vọng cho năng lượng tái tạo
từ rác.........................................................................................................................14

1.3 Các công nghệ xử lý rác thải ...................................................................16

1.3.1 So sánh các công nghệ xử lý rác .........................................................16

1.3.2 So sánh các công nghệ sử dụng nhiệt .................................................17

1.3.3 Công nghệ đốt rác thải [4] ..................................................................25

1.3.4 Lò đốt ghi thông thường (CI) ..............................................................28

1.3.5 Lò tầng sôi đốt [8] ..............................................................................34

PHẦN 2. Mô phỏng công nghệ đốt rác thải phát điện .........................................37

2.1 Quy trình mô phỏng .................................................................................37

2.1.1 Xây dựng cơ sở dữ liệu .......................................................................37

2.1.2 Xây dựng mô hình dây chuyền sản xuất .............................................40

2.2 Xây dựng mô hình thiết bị phản ứng ......................................................45

2.3 Kết quả mô phỏng và đánh giá ...............................................................48

2.3.1 Cân bằng vật chất ................................................................................48

2.3.2 Sản lượng điện phụ thuộc vào nhiệt trị nguyên liệu ...........................49

2.3.3 Ảnh hưởng của độ ẩm tự do tới nhiệt lượng tiêu hao quá trình sấy ...51

2.3.4 Khảo sát hiệu suất đốt rác phát điện ...................................................51
2
2.3.5 Mạng nhiệt trong dây chuyền sản xuất ...............................................52

PHẦN 3. Kinh tế học đốt rác phát điện ................................................................55

3.1 Mô hình quản lý nhà máy ........................................................................55

3.2 Tính toán hiêu quả tài chính cho dự án đốt rác phát điện ...................60

3.2.1 Tham khảo chi phí đầu tư từ một số nhà máy Trung Quốc ................60

3.2.2 Tính toán giá thành sản xuất điện từ rác .............................................61

PHẦN 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................70

3
LỜI NÓI ĐẦU

Rác thải từ bao đời luôn song hành cùng sự phát triển của xã hội. Ở Việt Nam,
rác thải chưa bao giờ được đánh giá đúng vai trò và khả năng của chúng. Trong hơn
30 năm qua kể từ khi Việt nam đẩy mạnh xử lý thu gom rác thải, số lượng đô thị cùng
các khu công nghiệp đã tăng lên chóng mặt, gây sức ép không nhỏ lên môi trường và
yêu cầu về năng lượng. Tính phức tạp và nguy hại của rác thải ngày càng tăng lên.
Xử lý rác sao cho hiệu quả cả về mặt kinh tế cũng như môi trường là vấn đề nan giải
mà Việt nam cũng như các nước trên thế giới phải giải quyết hàng ngày hàng giờ.
Lâu nay với công nghệ và tư duy cũ, rác thải Việt Nam chủ yếu được thu gom và
chôn lấp với mô hình đơn giản, chủ yếu giao cho đơn vị công ích trực thuộc ủy ban
nhân dân thành phố. Đơn vị này chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển rác thải và đổ
thải tại nơi quy định. Việc này đã dẫn tới ô nhiễm môi trường nặng cùng việc tiêu tốn
quỹ đất.
Nhằm đáp ứng các yêu cầu bức thiết mới, công tác quản lý xử lý chất thải rắn
đã được Nhà Nước ta chỉnh đốn và đẩy mạnh. Hệ thống chính sách, các điều luật và
thông tư đã được điều chỉnh và mở rộng chi tiết hơn, chú trọng không chỉ còn là thu
gom tập kết mà còn là khâu vận chuyển, xử lý cuối sao cho đáp ứng các quy chuẩn
và tiêu chuẩn môi trường cao nhất đang được ban hành. Đứng trước làn sóng đó, các
công nghệ tiên tiến của nước ngoài đang dần được các công ty tập đoàn trong và
ngoài nước tham khảo và triển khai áp dụng.
Trong xu hướng chung đó, được sự định hướng của PGS.TS Văn Đình Sơn Thọ
trong đồ án này của mình, em đã thực hiện đề tài: “Đánh giá tính khả thi kinh tế -
kỹ thuật của công nghệ đốt chuyển hoá năng lượng từ rác thải tại Việt Nam”.
Nội dung đồ án gồm ba nội dung chính:
Phần 1:Tổng quan tiềm năng nguồn nguyên liệu rác thải cùng công nghệ đốt rác
phát điện ở Việt Nam.
Phần 2: Nghiên cứu mô hình hóa và mô phỏng công nghệ đốt rác thải phát điện
dựa trên số liệu thực tế.
Phần 3: Đánh giá tính khả thi kinh tế kỹ thuật của các công nghệ đốt rác thải
phát điện.

4
Phần 4: Kết luận và kiến nghị

5
6
Tổng quan công nghệ đốt rác phát điện ở Việt Nam PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

PHẦN 1: TỔNG QUAN CÔNG NGHỆ ĐỐT RÁC PHÁT ĐIỆN


Ở VIỆT NAM

1.1 Tài nguyên rác thải ở Việt Nam

1.1.1 Thực trạng phát sinh rác thải đô thị

Việt Nam đã có lịch sử phát triển đô thị từ rất lâu đời. Đến thập kỷ 90, số lượng
đô thị đã lên đến khoảng 500 đô thị. Kể từ đó đến nay, số lượng đô thị tiếp tục tăng
lên nhanh chóng. Tính đến tháng 12 năm 2016, cả nước đã có 795 đô thị, với tỷ lệ đô
thị hoá đạt 35,2%1, gồm: 02 đô thị đặc biệt (Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh), 17 đô thị
loại I trong đó có 03 đô thị loại I trực thuộc TW (Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ),
25 đô thị loại II, 41 đô thị loại III, 84 đô thị loại IV và 626 đô thị loại V (Phụ lục 1).
Theo đánh giá của WB, Việt Nam đang đô thị hóa nhanh chóng, từ đó dẫn tới không
gian và dân số tại các đô thị tăng nhanh. Hai thành phố lớn Hà Nội và Tp. Hồ Chí
Minh đang phát triển nhanh hơn nhiều so với tất cả các thành phố khác. Trên thực tế,
hai thành phố này chi phối phát triển đô thị của cả quốc gia.

Hình 0.1: Số lượng đô thị Việt Nam từ năm 1990 và dự báo đến năm 2025 [1]
Cùng với sự có mặt của các điểm đô thị trên khắp lãnh thổ đất nước, quy mô
dân số đô thị ở nước ta liên tục tăng, đặc biệt là từ sau năm 2000. Hình 1.2 cho thấy
tính đến năm 2016, dân số đô thị tại Việt Nam là trên 32 triệu người, chiếm 35,2%
dân số cả nước. Cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, quá trình di cư

SVTH: Vũ Toàn Thắng 6


Tổng quan công nghệ đốt rác phát điện ở Việt Nam PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

mạnh mẽ vào các vùng đô thị vẫn đang diễn ra không ngừng. Nguyên nhân chính là
do hầu hết các nguồn đầu tư trong nước và nước ngoài vào nước ta đều tập trung ở
các trung tâm đô thị hoặc các khu công nghiệp lớn đã làm tăng thêm lực hút, lôi cuốn
lao động nông thôn ra các thành phố. Dòng di cư từ nông thôn ra thành thị tăng tạo
nên sức ép về mọi mặt đối với các đô thị. Với sự gia tăng dân số nhanh chóng, đô thị
là nơi tiêu thụ một khối lượng lớn về tài nguyên thiên nhiên như nước, năng lượng và
các nguyên liệu khác để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Việc phát triển
sản xuất, phát triển các trung tâm công nghiệp đã gây ra ô nhiễm môi trường nước,
không khí và đất; hệ thống giao thông không đáp ứng được nhu cầu đi lại của dân
cư… Bên cạnh đó, dân số đô thị tăng nhanh dẫn đến việc thiếu nhà ở, thiếu nước sinh
hoạt, thiếu điều kiện vệ sinh, điều kiện y tế… Đây là một trong những nguy cơ đối
với cuộc sống của dân cư đô thị.

Hình 0.2: Dân số và tăng trưởng dân số đô thị tại Việt Nam từ năm 2000-2016 [1]
Theo thống kế, chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở các đô thị chiếm đến hơn 50%
tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt của cả nước mỗi năm. Đến năm 2015, tổng khối
lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các đô thị khoảng 38.000 tấn/ngày. Trong
khi năm 2014, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh khoảng 32.000
tấn/ngày. Riêng tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt
phát sinh là 6.420 tấn/ngày và 6.739 tấn/ngày. Theo tính toán mức gia tăng của giai
đoạn từ 2011 đến 2015 đạt trung bình 12% mỗi năm và về xu hướng, mức độ phát
sinh chất thải rắn sinh hoạt đô thị tiếp tục tăng trong thời gian tới .

SVTH: Vũ Toàn Thắng 7


Tổng quan công nghệ đốt rác phát điện ở Việt Nam PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

Bảng 1.1 trình bày sự phát thải rác tăng chóng mặt cùng nhận thức còn yếu kém
về bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên rác của người dân, công nghệ xử lý
chất thải ngày càng quan trọng.

Bảng 0.1: Lượng rác phát thải tại một số đô thị ở Việt Nam

Lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh


(tấn/năm)
TT Địa phương
2011 2012 2013 2014 2015

I Đô thị loại đặc biệt

1 Hà Nội 1.652.720

II Thành phố đô thị loại I và tỉnh có đô thị loại I

1 Đà Nẵng 262.086 277.477 282.312

2 Cần Thơ 308.790

3 Đồng Nai 219.730 237.615 233.053

4 Hải Phòng 365.000

5 Lâm Đồng 123.443

6 Long An 328.500

7 Phú Thọ 241.971 244.322 250.352 252.806 254.000

8 Quảng Ninh 322.660

9 Thái Nguyên 82.733 83.986 84.861 86.140

III Tỉnh có đô thị loại II

1 An Giang 174.215 189.435

2 Bắc Giang 62.780

3 Kiên Giang 138.700 158.410 162.425 173.375

SVTH: Vũ Toàn Thắng 8


Tổng quan công nghệ đốt rác phát điện ở Việt Nam PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

4 Nam Định 69.350

5 Nghệ An 121.655 123.699 138.116 138.992

6 Ninh Bình 145.931 146.141 146.890 147.024

7 Ninh Thuận 79.753 80.884 82.417 133.590

8 Quảng Bình 78.694 157.571

9 Thái Bình 67.160

IV Tỉnh có đô thị loại III

1 Bắc Kạn 8.834 8.941 9.064 8.999

2 Điện Biên 19.929 20.221 25.842 27.959

3 Hà Giang 33.102 33.763 34.332 34.905

4 Hà Nam 30.070 30.425 44.785 45.093

5 Hoà Bình 21.415 26.605 39.551

6 Kon Tum 23.360 27.740 28.470 29.565 30.660

7 Lạng Sơn 46.676 47.104 47.731 48.330 71.423

8 Quảng Trị 42.158

9 Tây Ninh 63.455

10 Vĩnh Long 49.003 50.299 57.112 57.721 58.035

Thành phần của rác thải sinh hoạt ở nước ta có độ ẩm cao, nhiều thành phần
hữu cơ, nilon,.. Bảng 1.2 liệt kê các thành phần rác thải tại Hà Nội.

SVTH: Vũ Toàn Thắng 9


Tổng quan công nghệ đốt rác phát điện ở Việt Nam PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

Bảng 0.2: Thành phần rác thải tại Hà Nội

1.1.2 Tình hình xử lý rác thải ở Việt Nam

Phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị thông thường. Việc phân
loại chất thải rắn tại nguồn chưa có chế tài áp dụng và không đồng bộ cho các công
đoạn thu gom, xử lý. Hiện công tác phân loại chất thải rắn tại nguồn mới được thực
hiện thí điểm tại một số phường của một số đô thị lớn; phần lớn chất thải rắn sinh
hoạt đô thị chưa được phân loại tại nguồn. Hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải
rắn sinh hoạt tại các đô thị được cung cấp chủ yếu bởi các công ty dịch vụ công ích
Công ty môi trường đô thị và Công ty công trình đô thị và một phần do các doanh
nghiệp tư nhân thực hiện với tỷ lệ ngày càng cao. Ví dụ: tại Tp. Hồ Chí Minh, 50%
lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom bởi các công ty tư nhân hoặc các
hợp tác xã, tổ đội; tại Hà Nội, tỷ lệ này khoảng 20%, do các công ty tư nhân, hợp tác
xã, tổ vệ sinh môi trường thực hiện. Hiện nay tại khu vực đô thị, tổng khối lượng chất
thải rắn sinh hoạt thu gom khoảng 31.600 tấn/ngày năm 2014 và khoảng 32.415 tấn/

SVTH: Vũ Toàn Thắng 10


Tổng quan công nghệ đốt rác phát điện ở Việt Nam PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

ngày năm 2015. Nhìn chung, so với các đô thị còn lại, lượng chất thải rắn sinh hoạt
được thu gom tại các đô thị đặc biệt và đô thị loại 1 khá lớn. Bảng 1.3 thống kê tình
trạng thu gom và xử lý rác thải ở 1 số khu vực:

Bảng 0.3: Tình hình thu gom và xử lý rác trên cả nước [1-2]

Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phổ biến là chôn lấp, ủ phân hữu cơ và
đốt. Tại khu vực đô thị, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được chôn lấp trực tiếp khoảng
34%, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được giảm thiểu hoặc tái chế tại các cơ sở xử lý đạt
khoảng 42% và lượng chất thải rắn còn lại là bã thải của quá trình xử lý được chôn
lấp chiếm khoảng 24% . Các công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt đang áp dụng ở
nước ta (kể cả các công nghệ nước ngoài) ngày càng đa dạng nhưng hiệu quả thực tế
chưa được tổng kết, đánh giá một cách đầy đủ. Một số công nghệ trong nước đang
triển khai áp dụng bước đầu đã đem lại hiệu quả nhất định. Các công nghệ được
nghiên cứu trong nước hầu hết do các doanh nghiệp tư nhân đảm nhiệm nên việc hoàn
thiện công nghệ cũng như triển khai ứng dụng trong thực tế còn gặp nhiều khó khăn.
Cụ thể, các công nghệ mới, vừa triển khai ứng dụng, vừa hoàn thiện nên các dây
chuyền công nghệ và thông số kỹ thuật của thiết bị chưa hoàn thiện và chuẩn xác;
chưa được kiểm tra, thẩm định đạt yêu cầu của cơ quan chức năng. Các công nghệ
nước ngoài khi sử dụng tại Việt Nam gặp một số khó khăn. Bảng 1.4 trình bày các
công nghệ xử lý rác ở Việt Nam.

SVTH: Vũ Toàn Thắng 11


Tổng quan công nghệ đốt rác phát điện ở Việt Nam PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

Bảng 0.4: Các công nghệ xử lý rác đang có ở Việt Nam [1-2]

Số cơ sở áp Số mođun
TT Tên công nghệ Công suất phổ biến
dụng hệ thống
01 Lò đốt tĩnh 2 cấp 23 28 50-1.000 kg/h
Đồng xử lý trong lò xi
02 2 2 30 tấn/h
măng
03 Chôn lấp 2 3 15.000 m3
04 Hóa rắn (bê tông hóa) 19 19 1-5 m3/h
05 Xử lý, tái chế dầu thải 20 20 3-20 tấn/ngày
06 Xử lý bóng đèn thải 10 10 0.2 tấn/ngày
07 Xử lý chất thải điện tử 6 6 0.3-5 tấn/ngày
08 Phá dỡ, tái chế ắcquy thải 9 9 0.5-200 tấn/ngày
09 Tái chế dung môi 13 13 0.25-1,2 m3/h
10 Xúc rửa thùng phuy 15 15 60-1.000 thùng/ngày
11 Xử lý nước thải 20 23 6-25 m3/h
Tận dụng bùn thải (muối
12 4 10 0.1-1 tấn/h
kim loại, xỉ kẽm)
13 Lò đốt chất thải y tế 130 130 300-450 kg/ngày

Phần lớn các bãi chôn lấp tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt chưa được phân loại
tại nguồn, có thành phần hữu cơ cao nên tính ổn định thấp, chiếm nhiều diện tích đất,
phát sinh lượng lớn nước rỉ rác. Các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh phần lớn là bãi
rác tạm, lộ thiên, không có hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác, quá tải, không được
che phủ bề mặt, không phun hóa chất khử mùi và diệt côn trùng... đang là nguồn gây
ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, sinh thái và ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sức khỏe, hoạt động sản xuất của cộng đồng xung quanh. Trong khi đó, công nghệ
đốt phát điện đang ngày trở nên phổ biến trên thế giới với những hiệu năng vượt trội.

Chính vì vậy, công nghệ đốt rác phát điện nên là một ưu tiên trong triển khai xử
lý rác thải.

SVTH: Vũ Toàn Thắng 12


Tổng quan công nghệ đốt rác phát điện ở Việt Nam PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

Hiện có tới 85% đô thị từ thị xã trở lên sử dụng phương pháp chôn lấp chất thải
không hợp vệ sinh. Với 458 bãi chôn lấp chất thải rắn có quy mô trên 1ha chỉ có 121
bãi chôn lấp hợp vệ sinh.

Theo báo cáo, trên cả nước có khoảng 50 lò đốt chất thải rắn sinh hoạt, đa số là
các lò đốt cỡ nhỏ, công suất xử lý dưới 500kg/giờ.

Từ khoảng năm 2004, khái niệm và dự án WTE bắt đầu được đưa vào Việt Nam.
Cho đến nay, đã có một số nhà đầu tư liên hệ với các địa phương để đề xuất thực hiện
dự án đốt chất thải phát điện như :

- Dự án đốt chất thải rắn đồng phát điện tại Tp. Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa Vũng
Tàu, khu kinh tế Dung Quất của Công ty Fluid Tech (Australia).
- Dự án đốt chất thải rắn kết hợp phát điện của Công ty Waste to Energy Pte.
Ltd. (Singapore).
- Dự án xử lý rác bằng nhiệt phân (Liên doanh giữa Công ty Đại Lâm và Entropic
Energy Co, Hoa Kỳ).
- Dự án đốt chất thải rắn kết hợp phát điện của Công ty Keppel – Singapore đã
nghiên cứu khả thi cho dự án xây dựng nhà máy đốt rác phát điện công suất 1.000-
2.000 tấn/ngày cho Tp. Hồ Chí Minh.

Do nhiều khúc mắc và bất đồng trong thỏa thuận về chi phí xử lý rác và giá bán
điện, hiện chỉ có dự án xây dựng hệ thống xử lý chất thải công nghiệp để phát điện ở
Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội là được thực hiện. Chủ đầu tư là tổ chứ NEDO (Nhật
Bản) viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam. Công suất còn thấp chỉ 75 tấn/ ngày, định
mức phát điện 1.930kW, hoạt động từ cuối năm 2014.

Tỉnh Bình Dương trong giai đoạn (2011-2012) cũng thực hiện nghiên cứu khả
thi cho dự án nhà máy đốt rác thải sinh hoạt và công nghiệp kết hợp phát điện, công
suất 500 tấn/ngày. Nghiên cứu tiền khả thi cho dự án được tài trợ bởi Bộ Kinh tế,
Thương mại và Công nghiệp (METI) Nhật Bản, do nhóm nghiên cứu gồm các công
ty tư vấn, nhà thầu công nghệ và thương mại Nhật Bản thực hiện. Kết quả vẫn gặp
khó khăn tương tự như với trường hợp của Keppel Seghers..

SVTH: Vũ Toàn Thắng 13


Tổng quan công nghệ đốt rác phát điện ở Việt Nam PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

Một số nhà đầu tư nước ngoài đã chuẩn bị các nghiên cứu khả thi về sử dụng
rác sinh học đô thị để sản xuất điện, mặc dù vậy chưa có một nhà máy sinh khối
thương mại nào ở Việt Nam. Chính phủ đang đàm phán với các nhà đầu tư Anh, Mỹ
để ký một hợp đồng BOT trị giá 106 triệu đôla để xây dựng một nhà máy sinh khối
tại TP Hồ Chí Minh. Dự án này sẽ xây dựng một nhà máy xử lý 1.500-3.000 tấn rác
mỗi ngày, sản xuất 15MW điện và 480.000 tấn NPK/năm. [1-2]

1.2 Nhu cầu năng lượng của Việt nam và triển vọng cho năng lượng tái
tạo từ rác

Theo quy hoạch của ngành điện, nhiệt điện than sẽ chiếm tỷ trọng ngày càng
cao cho đến năm 2030. Cụ thể, nếu như trong năm 2015-2016 nhiệt điện than chỉ mới
chiếm 34% thì đến năm 2020 lên đến 49%, năm 2025 lên 55% và đến năm 2030 dừng
lại ở mức 54%, trong khi các nguồn khác như thủy điện, nhiệt điện chạy bằng dầu,
khí hóa lỏng không tăng, thậm chí còn giảm. Riêng năng lượng tái tạo và thủy điện
nhỏ chỉ tăng ít và dự kiến đến năm 2030 chiếm khoảng 10%. Cũng theo quy
hoạch, đến năm 2020 ngành điện phải sử dụng 39 triệu tấn than nội địa, chủ yếu là
than Hòn Gai (Quảng Ninh) với chất lượng không cao, song lượng than này không
đáp ứng đủ nhu cầu nên dự kiến phải nhập khoảng 25 triệu tấn và tăng lên 85 triệu
tấn vào năm 2030.

Những con số nói trên cho thấy, để đáp ứng nhu cầu điện ngày càng gia tăng,
Việt Nam đã lựa chọn phương án tối ưu nhất là tăng công suất điện than. Các chuyên
gia ngành năng lượng đánh giá, với các nước đang phát triển như Việt Nam, việc phát
triển nhiệt điện than vẫn sẽ luôn chiếm ưu thế, đặc biệt là trong bối cảnh thuỷ điện đã
phát triển gần hết và các nguồn năng lượng khác khó đáp ứng vì khá đắt đỏ, đơn cử
như dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận đã phải huỷ bỏ. Nhiệt điện than vẫn là
phương án hợp lý hơn cả do chi phí cho nguồn này thấp. Tuy nhiên, công nghệ nhiệt
điện than cho tới thời điểm này vẫn đang là một bài toán khó đối với ngành điện hiện
nay. Mặc dù thời gian qua, các nhà máy nhiệt điện đã có những động thái để cải thiện
công nghệ nhằm đảm bảo tác động ít đến môi trường, thế nhưng theo con số mà Tổng

SVTH: Vũ Toàn Thắng 14


Tổng quan công nghệ đốt rác phát điện ở Việt Nam PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đưa ra, trong số 26 dự án đã và đang
vận hành vẫn có nhiều nhà máy nhiện điện đang có những vi phạm đến môi trường.

Hiện nay nhiều nhà máy nhiệt điện than có thông số hơi mới ở mức cận tới hạn,
nhiều nhà máy đã hoạt động 40-50 năm nên công nghệ lạc hậu. Nếu như phát triển
nhiệt điện than theo Quy hoạch điện VII hiệu chỉnh thì phải áp dụng các công nghệ
mới; trong đó phải sử dụng các thông số siêu cao, trên siêu cao để hạn chế tối đa các
phát thải độc hại ra môi trường như khí, rắn, nước.

Để đảm bảo phát triển năng lượng bền vững, Việt Nam cần hết sức quan tâm
đến điều hành, quản lý, phát triển và khai thác hợp lý các nguồn năng lượng. Mục
tiêu quy hoạch điện VII vào năm 2020 Việt Nam đạt 265 tỷ kWh, và đến năm 2030
đạt 572 tỷ kWh. Với mức độ tăng trưởng cao, ngoài việc phát triển nhiệt điện than thì
cần nâng công suất của các nguồn năng lượng mới và năng lượng tái tạo.

Để khuyến khích việc xử lý hiệu quả chất thải rắn cho sản xuất năng lượng,
Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế khuyến khích như giá mua điện (FIT) ở mức
10,05 US cents/kWh cho các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn sử dụng công nghệ
đốt trực tiếp theo Quyết định số 31/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông
tư số 32/2015/TT-BCT của Bộ Công Thương về phát triển dự án và hợp đồng mua
bán điện mẫu. Theo chiến lược Phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm
20130, tầm nhìn tới năm 2050 được phê duyệt, tỷ lệ xử lý chất thải rắn đô thị cho
mục tiêu năng lượng dự kiến sẽ tăng từ mức không đáng kể hiện nay lên 30% vào
năm 2020, và xấp xỉ 70% vào năm 2030 và phần lớn chất thải rắn sinh hoạt đô thị sẽ
được sử dụng cho mục đích sản xuất năng lượng vào năm 2050. Tổ chức, cá nhân sử
dụng nhiên liệu hóa thạch cho mục đích năng lượng phải đóng phí môi trường tương
ứng với khối lượng nhiên liệu được sử dụng. Một phần phí môi trường được sử dụng
cho khuyến khích phát triển và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo thông qua Quỹ phát
triển năng lượng bền vững. [18,19]

SVTH: Vũ Toàn Thắng 15


Tổng quan công nghệ đốt rác phát điện ở Việt Nam PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

1.3 Các công nghệ xử lý rác thải

1.3.1 So sánh các công nghệ xử lý rác

Bảng 1.5 trình bày sự so sánh giữa các công nghệ xử lý rác thải

Bảng 0.5: So sánh các công nghệ xử lý rác thải [3]

Bãi chôn lấp Bãi chôn lấp vệ


Công nghệ Phân hữu cơ Đốt phát điện
phi vệ sinh sinh

Tiêu thụ đất Lớn Lớn Lớn Nhỏ bé

Ô nhiễm thứ cấp Ô nhiễm nhẹ Một số ô nhiễm Không ô nhiễm


Có hại
nghiêm trọng thứ cấp thứ cấp thứ cấp

Giảm 90% khối


Giảm âm lượng Không Không Không rõ ràng
lượng

Giảm 75% trọng


Giảm cân Không Không Không
lượng

Thu gom khí bãi


Phục hồi tài
Không rác ở một mức Phân bón Điện năng
nguyên
độ nào đó

Gần như không


Nước Nghiêm trọng Nặng Không ô nhiễm
gây ô nhiễm

Ô nhiễm Nghiêm trọng Ít Nặng Không ô nhiễm

Không ô nhiễm
Ô nhiễm đất Nghiêm trọng Ít Nặng
nếu kiểm soát

Ô nhiễm không Ngắn, thường từ Ngắn, thường là


Dài Dài
khí 10 đến 20 năm 10

Tuổi thọ Thấp đến 20 năm Cao Cao

Đầu tư vốn Thấp Cao Cao Cao

Chi phí hoạt Nhiều, nhưng Rất ít, và không Được thông qua
không được Cao
động thành công bởi các khu vực
thông qua ở các

SVTH: Vũ Toàn Thắng 16


Tổng quan công nghệ đốt rác phát điện ở Việt Nam PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

khu vực phát và thành phố


triển phát triển

Khuyến khích
Không khuyến
Sử dụng trong Không khuyến và hưởng các
khích, hạn chế ở Ít
nước khích chính sách ưu
một số vùng
đãi

Tăng trưởng với


Chính sách Không khuyến Khó lây lan
Loại bỏ dần dần sự phát triển
quốc gia khích trong ngắn hạn
kinh tế

1.3.2 So sánh các công nghệ sử dụng nhiệt

Tại Nhật Bản, các nhà máy đốt với lò chủ yếu là lò stoker và lò tầng sôi đã trở
nên phổ biến trong một thời gian dài. Bắt đầu vào khoảng năm 2000, lò nung nóng
chảy tro (cho tro từ quá trình đốt) phụ trợ cho các nhà máy đốt đã trở thành phổ biến
với mục đích giảm khối lượng chất thải và đồng thời, lò khí hóa và nóng chảy trở nên
phổ biến như một công nghệ làm tan tro và vật liệu không cháy,… Kể từ khi tỷ lệ
giảm khối lượng chất thải cao, các đô thị với không gian bãi rác hạn chế có xu hướng
áp dụng các cơ sở nóng chảy này.

Công nghệ xử
lý nhiệt

Đốt trực tiếp Khí hóa

Lò khí Lò khí Lò khí


Lò đốt Lò đốt
Lò đốt hóa hóa hóa Lò
tầng thùng
ghi dạng tầng dạng Plasma
sôi quay
Shaft sôi thùng

Hình 0.3: Các công nghệ xử lý rác bằng nhiệt thường gặp
Số lượng các nhà máy đốt và tỷ lệ công nghệ được ứng dụng và giới thiệu được
thể hiện trong Bảng 1.6 và Bảng 1.7. Chúng ta biết rằng một nửa các nhà máy đốt

SVTH: Vũ Toàn Thắng 17


Tổng quan công nghệ đốt rác phát điện ở Việt Nam PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

trên thế giới được xây dựng ở Nhật Bản. Ngoài ra, lò đốt stoker chiếm 74% tỷ lệ được
giới thiệu khi khách hàng muốn sử dụng phương pháp đốt. Rõ ràng lò đốt stoker là
công nghệ được áp dụng chính thậm chí trên toàn thế giới.

a) Công nghệ đốt trực tiếp

Bảng 0.6: So sánh giữa các công nghệ đốt trực tiếp

Loại lò Stoker Fluidized Bed Rotary (kiln Stoker)

Hình ảnh

Chất thải được đốt Chất thải được nạp Stoker (grate) được lắp
cháy trên vỉ lò di động vào phễu bằng cần đặt ở phía sau lò hình
với không khí được cẩu phế thải và được trụ. Chất thải được
bơm từ phần dưới của nghiền mịn. Chất phân hủy nhiệt trong lò
lò. Sau khi đốt chất thải mịn được nạp với một lượng nhỏ
thải trong quá trình vào lò nhanh chóng không khí và khí cháy
sấy, đốt cháy và sau bị cháy trong cát được tạo ra. Các chất
đốt, tro được thải ra từ nóng lỏng với không thải chứa carbon được
lò. Tro và chất thải khí đốt áp suất cao. đưa vào stoker để đốt
không cháy được thải Chất thải kim loại và cháy đủ không khí. Tro
Tổng quan ra chủ yếu từ đầu lò. không cháy được thiêu đốt được thải ra
Một phần tro bay trong thải ra từ đáy lò bởi băng tải tro đặt ở
khí thải và được thu bằng dòng cát và tro đáy lò. Khí cháy được
thập trong bộ lọc túi bay trong khí thải và đốt cháy hoàn toàn
như tro bay. được thu thập trong trong lò đốt và buồng
bộ lọc túi. Dòng Cát đốt thứ cấp. Một phần
thải ra ngoài được tro bay trong khí thải
thu hồi để quay trở và được thu thập trong
lại lò sau khi tách bộ lọc túi như tro bay.
khỏi chất thải không
cháy.

SVTH: Vũ Toàn Thắng 18


Tổng quan công nghệ đốt rác phát điện ở Việt Nam PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

- MSW, C & I, RDF, - Thích hợp cho việc - Chất thải cồng kềnh
Gỗ, Chất thải nguy đốt cặn bùn và chất thải có giá trị
hại, chất thải y tế. - Kích thước của nhiệt cao như nhựa thải
Loại rác thải - Các nhà máy đốt chất thải nên nhỏ và bùn dầu có thể xử lý
có thể xử lý Stoker có thể đáp ứng hơn 50 mm. được.
linh hoạt yêu cầu về
nguyên liệu
- Chất thải không - Tro đáy
Sản phẩm - Tro đáy
cháy (kể cả kim - Tro bay
thải cuối - Tro bay loại)
cùng
- Tro bay
- Thích hợp cho việc - Các loại chất thải
- Có thể chấp nhận các
đốt cặn. khác nhau có thể chấp
loại chất thải khác
- Các hoạt động khởi nhận được bằng cách
nhau.
động và tắt máy có sử dụng chức năng của
Ưu điểm - Công suất lớn thường thể được thực hiện lò và stoker
phổ biến. dễ dàng trong một
- Công nghệ phổ thông thời gian ngắn.
và được kiểm tra ứng - Có nhiều hồ sơ
dụng nhiều nhất.
- Chất thải có giá trị
- Cần xử lý sơ bộ - Không có hồ sơ của lò
nhiệt cao (từ 3.000kcal
(nghiền chất thải) để có quy mô lớn.
/ kg trở lên) không
đốt cháy ổn định.
được ưu tiên.
- Không có hồ sơ của
lò có quy mô lớn.
- Việc kiểm soát vận
Nhược điểm
hành khó đáp ứng
được sự biến động
về chất thải do đốt
nhanh.
- Nhiên liệu phụ là
cần thiết cho chất
thải có nhiệt trị thấp.

b) Các loại lò thường gặp trong khí hóa và nóng chảy rác

Bảng 1.7 trình bày 3 loại phương pháp lò khí hóa và nóng chảy, loại trục, loại
tầng sôi và loại plasma.

SVTH: Vũ Toàn Thắng 19


Tổng quan công nghệ đốt rác phát điện ở Việt Nam PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

Bảng 0.7: So sánh các loại lò công nghiệp khí hóa và nóng chảy [3]

Loại lò Shaft Type Fluidized Bed type Plasma Type


Hình ảnh

Tổng quan - Chất thải được nạp - Lò đốt tầng sôi như - Đèn plasma được
từ đỉnh lò cùng cốc một cơ sở khí hóa và lắp đặt ở phía bên
được sấy khô và được lò nóng chảy tro được của lò hình trụ.
khí hóa trong lò. Hàm lắp đặt riêng. Chất Nhiệt sinh ra bởi
lượng tro của chất thải thải kim loại và chất plasma có thể làm
được tan chảy trong không cháy được thải tan chảy lượng tro
không khí nhiệt độ cao ra từ đáy lò bằng cát trong chất thải, tuy
do phản ứng giữa lỏng, và tro bay được nhiên mức tiêu thụ
cacbon cố định trong gửi đến lò nóng chảy. điện cao là bất lợi
than cốc và chất thải và Tro bay được tan chảy cho công nghệ này.
oxy cung cấp. Xỉ và dưới nhiệt độ cao Nhiệt độ trong lò đạt
kim loại được chuyển bằng cách đốt khí tới 3000℃ hoặc cao
đổi từ tro được thải ra nhiệt phân. hơn, do đó khí tổng
từ xỉ. Xỉ được sử dụng hợp không bao gồm
cho nhiều cách khác tar. Khí tổng hợp có
nhau như tổng hợp thể được sử dụng
nhựa đường vv làm nhiên liệu khí.
- Ngoài ra, kim loại Tuy nhiên, công
được tái chế và thu hồi nghệ này không
đồng. Các loại chất thải được thương mại
khác nhau như bùn và hóa trên thế giới.
chất thải y tế có thể
được xử lý.
Loại rác có - Chất thải rắn đô thị, - Thích hợp cho việc - Chất thải rắn đô
thể xử lý chất thải công nghiệp, đốt cặn bùn. thị, chất thải công
chất thải y tế, bùn thải, - Kích thước của nghiệp, chất thải y
RDF, chất thải nhựa chất thải nên nhỏ hơn tế, bùn thải, RDF,
v.v… 50 mm. chất thải nhựa v.v…
Sản phẩm - Xỉ và kim loại - Chất thải không - Xỉ và kim loại
thải cuối
SVTH: Vũ Toàn Thắng 20
Tổng quan công nghệ đốt rác phát điện ở Việt Nam PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

cùng - Tro bay cháy (kể cả kim loại). - Kim loại màu
- Xỉ và kim loại. - Hóa chất, v.v.
Ưu điểm - Có thể chấp nhận các - Thích hợp cho việc
loại chất thải khác đốt cặn.
nhau. - Các hoạt động khởi
- Có thể đạt được tỷ lệ động và tắt máy có thể
giảm thể tích cao. được thực hiện dễ
- Có đủ hồ sơ và dàng trong một thời
nghiệm chứng về xây gian ngắn.
dựng và hoạt động hơn
10 năm.
Nhược điểm - Carbon dioxide - Cần xử lý sơ bộ - Không có hồ sơ
(CO2) được thải ra từ (nghiền chất thải) để thương mại nào trên
than cốc. đốt cháy ổn định. thế giới. Hoạt động
- Không có hồ sơ về liên tục khó khăn.
lò có quy mô lớn.
- Cần đốt thêm nhiên
liệu phụ nếu chất thải
có giá trị calo thấp.
- Tỷ lệ giảm thể tích
lớn nhỏ hơn so với
loại trục vì chất thải
không cháy được thải
ra từ lò tầng sôi không
tan chảy.
c) So sánh chi phí xây dựng và vận hành

Phần này so sánh lò đốt trực tiếp dạng stoker và lò tầng sôi, lò khí hóa và nóng
chảy loại trục và loại plasma ở khía cạnh chi phí xây dựng và vận hành

Bảng 1.8 cho thấy sự so sánh tương đối của chi phí xây dựng và vận hành của
các phương pháp đốt khác nhau. Khi lò khí hóa và nóng chảy được xem xét, chi phí
xây dựng bị giới hạn bởi công ty sản xuất. Cùng với đó, chi phí xây dựng có xu hướng
cao so với lò đốt stoker và lò tầng sôi. Hơn nữa, khu vực nhiệt độ trong lò nóng và lò
nung đắt tiền như lò plasma và khi sử dụng khí tổng hợp thì cần phải có quy trình tinh
luyện, vì vậy loại plasma đắt hơn các công nghệ khác và thực sự là lò đốt đắt nhất
trong bảng.

SVTH: Vũ Toàn Thắng 21


Tổng quan công nghệ đốt rác phát điện ở Việt Nam PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

Tuy nhiên, liên quan đến chi phí vận hành, quá trình đốt cháy liên tục và khó
kiểm soát với lò đốt tầng sôi và trong trường hợp lượng calo thải ra thấp, nó thường
yêu cầu đốt phụ trợ để đốt cháy ổn định. Do đó, có xu hướng sử dụng nhiều nhiên
liệu hơn so với lò đốt. Ngoài ra, lò khí hóa và nóng chảy có chi phí vận hành cao hơn
so với lò đốt stoker từ việc sử dụng than cốc làm nguồn nhiệt thải nóng chảy trong
loại dọc trục. Hơn nữa, chi phí vận hành cực kỳ tốn kém khi dùng loại plasma, do
lượng điện cao được sử dụng với plasma và một lượng lớn nước được sử dụng trong
tinh luyện khí.

Từ trên, khi bốn loại đốt trong bảng được xác định từ góc nhìn của chi phí xây
dựng và vận hành, lò đốt stoker là kinh tế nhất.

Bảng 0.8: So sánh chi phí cho 4 loại công nghệ thường gặp [3]

Mass Burn Gasification

Fluidized
Stoker Shaft Type Plasma Type
Bed

CAPEX + + ++ +++

OPEX + ++ ++ +++

Đánh giá A B C D

Cost: +(Không tốn kém)→ +++(tốn kém).


d) Tính ổn định

Đánh giá tính ổn định của các phương pháp đốt khác nhau được trình bày trong
Bảng 1.9. Như đã đề cập trước đây, lò stoker là công nghệ phổ biến nhất trên thế giới
và được cho là chạy ổn định. Ngoài ra, các lò nung chính đã cải tiến có thể chạy với
công suất lớn và thậm chí ở Nhật Bản đã xây dựng lò với công suất là 500 tấn / ngày.
Tuy nhiên, quá trình đốt cháy không liên tục và khó kiểm soát với lò tầng sôi và trong
trường hợp lượng calo thải ra thấp, nó kém hơn lò đốt stoker về độ ổn định vì nó yêu
cầu đốt nhiên liệu phụ trợ để đốt cháy ổn định. Ngoài ra, liên tục hoạt động với loại
plasma là vô cùng khó khăn, hầu như không có nhà máy nào sử dụng nó cho hoạt

SVTH: Vũ Toàn Thắng 22


Tổng quan công nghệ đốt rác phát điện ở Việt Nam PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

động thương mại và do đó nguyên nhân không rõ ràng. Do đó việc đánh giá xác định
sự ổn định là cực kỳ thấp.

Bảng 0.9: So sánh tính ổn định [3]

Đốt trực tiếp Khí hóa


Fluidized
Stoker Fluidized Bed Stoker
Bed
- Thông dụng nhất - Việc kiểm soát vận - Công nghệ - Không
hành khó đáp ứng được chứng được thương
- Công suất lớn
được sự biến động về minh tại Nhật mại hóa do
(400-500t / ngày)
chất thải do đốt Bản không ổn
Độ ổn định đã được chứng nhanh. định hoạt
minh
động
- Nhiên liệu phụ là
cần thiết để đáp ứng
biến động chất thải.
Đánh giá A C A D

e) Thể tích cặn thải

Bảng 1.10 bao gồm việc đánh giá lượng cặn thải ra từ các phương pháp đốt khác
nhau. Lượng cặn là lượng sản phẩm cuối cùng từ lò đốt và trong lò stoker, tro đáy và
tro bay được thải ra dưới dạng cặn trong khi trong lò tầng sôi, vật liệu không cháy
bao gồm kim loại và tro bay được thải như cặn. Với lò khí hóa và nóng chảy, xỉ và
kim loại được sản xuất có thể được tái sử dụng để lượng cặn thấp hơn so với lò đốt.
Ngoài ra, với loại plasma, kim loại màu và hóa chất có thể được thu thập trong quá
trình tinh lọc khí tổng hợp và về mặt kỹ thuật, lượng cặn có thể được tạo ra cực kỳ
thấp.

Ngoài ra, trong khi lượng cặn trong lò khí hóa và nóng chảy thấp so với lò đốt,
người sử dụng xỉ và kim loại ... phải được bảo đảm. Nhật Bản có các tiêu chuẩn công
nghiệp của Nhật Bản về việc sử dụng xỉ và có một hệ thống pháp lý thích hợp để sử
dụng như vậy, nhưng ở nước ta thường không có hệ thống pháp lý xỉ xỉ nóng chảy.
Từ trên, điều quan trọng với lò khí hóa và nóng chảy cần xem xét ngay cả điểm đến
của các sản phẩm cuối cùng.

SVTH: Vũ Toàn Thắng 23


Tổng quan công nghệ đốt rác phát điện ở Việt Nam PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

Bảng 0.10: So sánh lượng cặn thải

Mass Burn Gasification


Stoker Fluidized Bed Stoker Fluidized Bed
- Chất thải
- Xỉ và kim loại
- Tro đáy không cháy (kể - Xỉ và kim loại
Sản phẩm thải - Kim loại màu
- Tro bay cả kim loại) - Tro bay
- Hóa chất vv.
- Tro bay
Đánh giá B B A A

Evaluation index: A:Excellent, B:Good, C:Acceptable, D:Not Acceptable.

f) Ảnh hưởng tới môi trường

Đánh giá ảnh hưởng môi trường của các phương pháp đốt khác nhau được trình
bày trong Bảng 1.11. Ở đây, các công nghệ khác được so sánh với lò đốt stoker như
là tiêu chuẩn. Như đã đề cập ở trên, quá trình cháy trong lò tầng sôi là không liên tục
và khó kiểm soát và trong trường hợp lượng calo thải thấp, nhiên liệu phụ có thể cần
thiết và vì nhiên liệu hóa thạch như dầu hỏa được sử dụng cho việc này cao hơn lò
đốt stoker và tải môi trường cũng cao hơn. Ngoài ra, khi loại trục sử dụng than cốc
làm nguồn nhiệt để làm nóng chất thải, lượng CO2 thải ra cao hơn lò đốt và tải trọng
môi trường cũng tăng lên. Ngay cả trong loại plasma, như plasma được sử dụng để
làm tan chảy chất thải và sự phân hủy của hắc ín trong khí nhiệt phân, nó tiêu thụ
nhiều năng lượng hơn lò đốt. Do đó phát thải CO2 tăng lên và tải môi trường cũng
vậy.

Từ trên, chúng ta có thể kết luận rằng công nghệ đốt lò đốt stoker có ảnh hưởng
môi trường thấp nhất.

Bảng 0.11: So sánh ảnh hưởng tác động đến môi trường [3]

Mass Burn Gasification

Stoker Fluidized Bed Stoker Fluidized Bed

- Nhiên liệu - Số lượng lớn


Environmental - CO2 được thải
phụ là cần thiết tiêu thụ điện do
Load ra từ than cốc.
cho chất thải có ngọn đèn

SVTH: Vũ Toàn Thắng 24


Tổng quan công nghệ đốt rác phát điện ở Việt Nam PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

giá trị calo plasma


thấp.
-

Evaluation A B C C

Evaluation index: A:Excellent, B:Good, C:Acceptable, D:Not Acceptable.

g) Tổng kết

Bảng 1.12 đánh giá tổng thể, lò đốt stoker là công nghệ vượt trội nhất và công
nghệ cần được giới thiệu ở Bali là lò đốt stoker. Các loại trục, là lò khí hóa và nóng
chảy, sử dụng công nghệ vượt trội đã cho thấy kết quả ở Nhật Bản và nó là một công
nghệ cần được giới thiệu ở những nơi có ít đất trống và bãi chôn lấp hạn chế như ở
Nhật Bản, hoặc trong điều kiện có nhu cầu đốt khác hơn là rác thải tổng hợp. Dựa
trên những điều trên, tính khả thi của việc áp dụng công nghệ lò đốt stoker ở Việt
Nam sẽ được nghiên cứu.

Bảng 0.12: Tổng kết so sánh 4 công nghệ xử lý nhiệt thường gặp

Mass Burn Gasification

Stoker Fluidized Bed Stoker Fluidized Bed

Chi phí A B C D

Độ ổn định A C A D

Tỉ lệ cặn thải B B A A

Environmental
A B C C
Load

Records A B C D

Evaluation index: A:Excellent, B:Good, C:Acceptable, D:Not Acceptable.

1.3.3 Công nghệ đốt rác thải [4]

Đốt trực tiếp là phương pháp đơn giản và phổ biến nhất để chuyển đổi sinh khối
thành năng lượng (cung cấp hơn 90% năng lượng tạo ra từ sinh khối). Các bước đốt

SVTH: Vũ Toàn Thắng 25


Tổng quan công nghệ đốt rác phát điện ở Việt Nam PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

cháy nhiên liệu sinh khối giống như đối với nhiên liệu rắn, có thể mô tả một cách
đơn giản như sau:

- Gia nhiệt và làm khô nhiên liệu (bức xạ bề mặt và dẫn vào phần bên trong của
nhiên liệu). Trong giai đoạn này hơi nước từ bề mặt và từ bên trong sinh khối sẽ bay
hơi, nhiên liệu được làm khô.
- Nhiệt phân: Trong giai đoạn này các chất khí dễ bay hơi (chất bốc) như: CxHy,
CO, H2,… sẽ thoát ra từ nhiên liệu và khuếch tán ra các vùng xung quanh.
- Bắt cháy và đốt cháy các khí dễ bay hơi (phản ứng đồng nhất, xảy ra nhanh).
- Tiếp tục cháy chất bốc, thành phần còn lại của sinh khối (cốc) cháy dần dần
trên bề mặt cho đến khi kết thúc (phản ứng hỗn hợp, xảy ra chậm).

Quá trình đốt cháy nhiên liệu sinh khối được thể hiện trên Hình 1.4 :

Hình 0.4: Quá trình đốt cháy nhiên liệu


Sơ đồ chung của dây chuyền dốt rác phát điện được thể hiện trong Hình 1.5.

SVTH: Vũ Toàn Thắng 26


Tổng quan công nghệ đốt rác phát điện ở Việt Nam PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

Hình 0.5: Sơ đồ hoạt động của nhà máy xử lý rác Hisano, Osaka Nhật Bản (JFE
Engineering Corporation, 2014)
Nguyên lý cơ bản của công nghệ như sau:

Tất cả các xe chở rác sẽ được cân và ghi lại khi đến cơ sở. Xe tải chở rác có
chứa chất thải còn lại sẽ kiểm tra tại một cổng an ninh và đi qua một cầu cân trước
khi lái xe vào hố chứa chất thải. Phần lớn chất thải còn lại (ví dụ: chất thải có chứa
vật liệu chịu lực hoặc tỷ lệ nước cao) sẽ được xả trực tiếp vào hầm chứa. Bất kỳ chất
thải dư thừa cồng kềnh nào sẽ được băm nhỏ trong máy nghiền nằm trong phòng chấp
nhận trước khi được thải ra hầm thông qua máng xả. Để ngăn chặn mùi hôi ra khỏi
phòng chấp nhận chất thải, nó sẽ được duy trì dưới áp suất âm, (tức là không khí sẽ
được hút qua bất kỳ khe hở nào thay vì thoát ra ngoài). Hố tiếp nhận chất thải sẽ được
giám sát để đảm bảo chất thải đến cơ sở phù hợp với quy trình chấp nhận chất thải
của lndaver.

Các máy điều hành đặt trong phòng điều khiển nhìn vào hầm sẽ sử dụng cần
cẩu di chuyển được đặt trên hầm để trộn chất thải trong hố hầm, do đó, mặc dù đa
dạng trong các chất thải được giao, thức ăn cho lò tương đối đồng đều. Các cần cẩu
lấy cũng được sử dụng để cho vật liệu hỗn hợp thải vào lò qua phễu tới điểm cao nhất
của lò. Trong thực tế, các nhà điều hành lấy sẽ loại bỏ chất thải cháy này và đặt nó
vào phễu lò, nơi nó sẽ sau đó nhập vào lò. Trong trường hợp đám cháy trở nên lớn
hơn, nhà điều hành sẽ trực tiếp hoặc là một trong hai khẩu pháo nước tại nguồn.
Những khẩu pháo này sẽ có tốc độ dòng chảy 300 m 3 / giờ, đủ để dập tắt đám cháy.

SVTH: Vũ Toàn Thắng 27


Tổng quan công nghệ đốt rác phát điện ở Việt Nam PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

Trong trường hợp sử dụng một lượng lớn nước, hầm sẽ chứa nước này trước khi nó
được vận chuyển ra ngoài để xử lý tại một cơ sở được cấp giấy phép thích hợp.

Chất thải từ hầm sẽ được đưa vào phễu, sẽ nạp lò đốt. Hệ thống ghi di động sẽ
vận chuyển chất thải từ từ nguồn cấp đến việc xả tro. Các chất thải sẽ ở lại trong lò
khoảng một giờ, đảm bảo rằng các chất thải được đốt cháy hoàn toàn. Không khí sẽ
được hút qua reception hall và được sử dụng để hỗ trợ quá trình cháy trong lò. Ngoài
ra các thông số như nhiệt độ và mức oxy sẽ được đo liên tục trong lò. Khả năng hoạt
động của lò sẽ được xác định bởi trị nhiệt (CV) của chất thải. Công suất của lò là tối
đa 200.000 tấn mỗi năm. Nhiệt được sản xuất bởi một lò đốt có thể được sử dụng để
tạo ra hơi nước mà sau đó có thể được sử dụng cho một tuabin để sản xuất điện. Số
lượng điển hình của năng lượng ròng có thể được sản xuất từ mỗi tấn rác thải đô thị
là khoảng 2/3 MWh điện và 2 MWh sưởi ấm. Như vậy, đốt khoảng 600 tấn chất thải
mỗi ngày sẽ sản xuất khoảng 400 MWh điện năng mỗi ngày (17 MW năng lượng
điện liên tục trong 24 giờ) và 1200 MWh năng lượng sưởi ấm mỗi ngày.

Lò đốt chất thải nói chung có rất nhiều loại, mỗi loại lò đốt có một công nghệ
đốt khác nhau, dựa vào đặc tính công nghệ đốt, nguyên lý hoạt động của từng loại lò
đốt có thể phân thành các dạng lò đốt chất thải thông dụng như sau.

1.3.4 Lò đốt ghi thông thường (CI)

Lò đốt ghi thông thường (CI) là công nghệ xử lý chất thải được thiết lập nhiều
nhất với hơn 1.000 nhà máy trên toàn thế giới (WSP, 2013). Hầu hết các nhà máy sử
dụng nhiệt sinh ra từ việc đốt chất thải để tạo ra hơi nước để tạo ra điện. Các nhà máy
đốt cũng có thể hoạt động như các nhà máy nhiệt và điện kết hợp (CHP) bằng cách
thu hồi nhiệt thải để cải thiện hiệu quả của quy trình, hoặc sử dụng trực tiếp trong các
mạng nhiệt công nghiệp hoặc dân dụng. Công nghệ thiêu đốt phổ biến nhất là đốt lò
ghi chuyển động. Điều này thường liên quan đến việc di chuyển chất thải rắn từ đầu
vào đến đầu ra dưới lò hơi thẳng đứng hoặc nằm ngang. Lưới di chuyển có thiết kế
khác nhau, tất cả đều có xu hướng giảm chi phí đầu tư thấp hơn nhưng cũng có hiệu
suất thấp hơn so với các công nghệ đốt cháy cạnh tranh. Hơi nước trong một nhà máy
đốt WTE thường được giới hạn ở quanh 40bar và 400°C, dẫn đến hiệu suất chuyển
đổi năng lượng dao động từ 20% đến 25%, như chắc chắn một số năng lượng được
SVTH: Vũ Toàn Thắng 28
Tổng quan công nghệ đốt rác phát điện ở Việt Nam PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

thải ra bởi nguyên liệu thải bị mất. Các kỹ thuật tiên tiến đang được phát triển để nâng
cao hiệu quả nhà máy nâng cao áp lực lò hơi lên đến 90bar và 500℃ (WSP, 2013),
nâng cao hiệu quả nhà máy lên tới khoảng 30%. Kỹ thuật tiên tiến đòi hỏi nguồn vốn
bổ sung và chi phí hoạt động nhưng cuối cùng chúng có thể được bù đắp bằng doanh
thu tăng từ doanh số bán điện (và nhiệt nếu có). Một điều cũng quan trọng cần lưu ý
là các hệ thống WtE sử dụng nhiệt có thể hoạt động trong quá trình đốt cháy các nhiên
liệu đốt phát điện và các hệ thống phát nhiệt khác. Các hệ thống trong đó MSW được
kết hợp với khí tự nhiên hoặc khí sinh học đã trở thành hiện thực và mang lại lợi thế
về tính linh hoạt đầu vào của chúng. Phạm vi của các hệ thống đốt đồng thời không
được xem xét kỹ hơn trong báo cáo này. [4]

Dưới đây là thiết bị lò đốt dạng ghi của JFE:

Hình 0.6: Cấu tạo lò đốt ghi của JFE Engineering


(1) Phễu sạc / máng sạc

Phễu nạp chất thải có ba mặt thẳng đứng với một đầu ra rộng giúp ngăn chặn
chất thải được chèn vào từ cầu nối. Sự kết hợp với máng có một con seal waste đủ
cao để ngăn chặn sự bùng nổ của khí đốt trong lò đốt tạo điều kiện thuận lợi cung cấp
chất thải mịn cho lò. Ngoài ra, có một thiết bị tháo lắp cầu được lắp đặt cho các trường
hợp trong đó các cầu rác thải được lắp vào.

SVTH: Vũ Toàn Thắng 29


Tổng quan công nghệ đốt rác phát điện ở Việt Nam PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

(2) Chất thải trung chuyển

Chất thải được nạp từ phễu nạp chất thải được cung cấp vào lò một cách hiệu
quả và thông suốt thông qua bộ nạp chất thải loại pít tông phẳng.

Lượng cung cấp từ bộ nạp chất thải này được điều khiển và được thiết lập bằng
điều khiển đốt tự động hoặc các hoạt động từ xa.

(3) Hệ thống Stoker (đốt stoker)

Các thiết bị đốt được tạo thành từ một ghi di động và ghi cố định. Các mô hình
ghi của công ty JFE có vây làm mát trong phần grate và có tác dụng làm mát mạnh
mẽ từ không khí cho quá trình đốt cháy (không khí sơ cấp). Nhiên liệu của các ghi di
động là dầu thủy lực và tốc độ được kiểm soát / thiết lập bằng cách sử dụng điều
khiển đốt tự động hoặc hoạt động từ xa.

Ngoài ra, đáy lò sưởi cung cấp không khí để sấy và đốt, vì vậy nó được chia
thành nhiều khối và lượng không khí cung cấp cho mỗi khối được điều chỉnh và thiết
lập riêng bằng cách sử dụng điều khiển đốt tự động hoặc điều khiển từ xa.

(4) Thân chính của lò đốt

Trong lò đốt, lò đốt hai chiều JFE với trần trung gian được sử dụng. Lò đốt ghi
hai chiều tương thích với nhiều loại chất thải, vì vậy nó là tối ưu cho Việt Nam có
mùa mưa và mùa khô, lượng chất thải dao động và dự kiến tăng giá trị nhiệt với tăng
trưởng kinh tế trong tương lai.

Buồng đốt chính là cấu trúc tường làm mát bằng nước lò hơi giúp tối đa hóa
việc thu hồi nhiệt thải. Bên trong lò được lót bằng vật liệu chịu lửa có khả năng chịu
nhiệt cao và cấu trúc tường làm mát bằng nước hoặc cấu trúc tường làm mát bằng
không khí được xây dựng ở những nơi mà các tập tin đính kèm clinker xảy ra dễ dàng.

Trần trung gian tách khí thải thành các ống dẫn khí chính và ống khói phụ và
nối lại với nhau tại buồng đốt phụ (buồng trộn khí). Khi va chạm với các khí thải đó,
các hiệu ứng trộn hỗn loạn thúc đẩy quá trình cháy hoàn toàn và kiểm soát dioxin và
nitơ oxit (NOx). Ngoài ra, kể từ khi nhiệt bức xạ có thể được sử dụng hiệu quả trên

SVTH: Vũ Toàn Thắng 30


Tổng quan công nghệ đốt rác phát điện ở Việt Nam PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

các lớp chất thải, chất lượng tro tốt hơn có thể đạt được, làm giảm đáng kể gánh nặng
cho môi trường tại bãi thải cuối cùng.

Công nghệ đốt với tỷ lệ không khí thấp

Với lò đốt stoker bình thường, dòng khí và nhiệt độ trong lò là không đồng nhất,
do đó, phải cung cấp dư không khí để ổn định quá trình đốt. Hệ thống đốt khí đốt ở
nhiệt độ cao của Nhật Bản tạo thành một khu vực đốt cháy ổn định trong lớp chất thải
phía trên và thúc đẩy sự phân hủy nhiệt của chất thải bằng cách thổi một hỗn hợp khí
nhiệt độ cao và khí thải vào lớp chất thải phía trên trong buồng đốt. Do đó, có thể đốt
cháy ổn định ngay cả với tỷ lệ không khí thấp (khối lượng không khí gần với khối
lượng không khí lý thuyết). Kết quả là, tạo ra ôxít nitơ (NOx), cacbon monoxit (CO)
và dioxin được kiểm soát và tổn thất nhiệt giảm đáng kể do giảm lượng khí thải, cải
thiện sản lượng phát sinh thể hiện trên Hình 1.7 và 1.8. Xét rằng hiệu suất của các đối
thủ cạnh tranh ở các quốc gia khác ở mức tương đương với kết quả đã áp dụng của
JFE Engineering, chúng ta có thể nói rằng công nghệ của Nhật Bản vượt trội.

Recirculation line of
exhaust gas

Hình 0.7: Hệ thống xử lý khí thải [3]

SVTH: Vũ Toàn Thắng 31


Tổng quan công nghệ đốt rác phát điện ở Việt Nam PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

Hình 0.8: Cơ chế đốt có thổi không khí nóng [3]

Hình 0.9: Kết quả giảm tỷ lệ không khí cần cho buồng cháy với công nghệ của
JFE Engineering Co. [3]

SVTH: Vũ Toàn Thắng 32


Tổng quan công nghệ đốt rác phát điện ở Việt Nam PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

Hình 0.10: Cải thiện công suất do hệ thống đốt nóng không khí [3]
Ứng dụng của hệ thống khí di chuyển ngược chiều

Lò đốt stoker của JFE Engineering có thể giữ khí CO và NOx trong khí thải cực
thấp do áp dụng dòng khí hai chiều. Hình 1.11 cho thấy các cơ chế đó và cũng giải
thích các đặc điểm sau đây.

- Khi chất thải được đun nóng, khí không cháy (hơi nước và khí dễ cháy, vv)
được tạo ra trong vùng khô bằng nhiệt phân và sau đó khí dễ cháy được đốt cháy
trong vùng cháy, do đó tạo ra khí đốt.
- Trong trần trung gian được lắp đặt trong buồng đốt, khí không cháy và khí đốt
được chia thành hai và cả hai va chạm với nhau trong buồng trộn khí, gây ra quá trình
đốt cháy khuấy động.
- NOx được tạo ra trong vùng cháy phản ứng với amoniac khử (NH3) và
hydrogen cyanide (HCN) được tạo ra từ vùng làm khô trong vùng đốt thứ cấp và được
phân hủy ngược (tự khử nitơ). Điều này giúp loại bỏ sự cần thiết cho hệ thống giảm
xúc tác chọn lọc sau và thiết bị hâm nóng khí thải cũng không còn cần thiết, do đó
sản lượng phát sinh được tối đa hóa.
- Trong khu vực đốt thứ cấp, do khí đốt ở nhiệt độ cao, thời gian lưu giữ đầy đủ
và trộn / khuấy động, việc tạo ra dioxin được kiểm soát đáng kể.
- Vì quá trình cháy hoàn toàn được đẩy mạnh, sự ăn mòn của lò hơi được giảm
từ khí giảm.
SVTH: Vũ Toàn Thắng 33
Tổng quan công nghệ đốt rác phát điện ở Việt Nam PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

Công nghệ này là bản gốc của JFE Engineering và vượt trội so với các đối thủ
cạnh tranh ở các quốc gia khác.

Hình 0.11: Cơ chế của lò sử dụng hệ thống phân phối khí ngược chiều [3]
1.3.5 Lò tầng sôi đốt [8]

Một kỹ thuật đốt cháy hiệu quả hơn là đốt cháy tầng sôi. Đây là một quá trình
đã được chứng minh chuyển đổi hiệu quả nhiều loại nguyên liệu, bao gồm cả chất
thải rắn, thành nhiệt. Lò đốt tầng sôi đòi hỏi phải sắp xếp trước và băm nhỏ nguyên
liệu thải, có xu hướng tăng chi phí vận hành của nó khi so sánh với lò dùng lưới di
động. Tương đối ít (~ 100) nhà máy dùng lò đốt tầng sôi đang hoạt động trên toàn
cầu.

Lò tầng sôi là loại lò có nhiên liệu được đốt cháy trong một lớp hoặc trong một
thể sôi gồm những hạt rắn nóng không cháy. Kiểu đốt nhiên liệu này có lợi trong việc
giải quyết những vấn đề nan giải mà lò đốt nhiên liệu hóa thạch theo kiểu thường gặp
phải. Do vậy, trên thị trường hiện nay lò tầng sôi đang ngày càng phát triển và dần
thay thế những loại lò đốt nhiên liệu rắn kiểu củ như lò Stoke hay lò vòi phun nhiên
liệu rắn.

Nguyên lý làm việc

Nhiên liệu cháy và chất hấp thụ từ silo chứa được cấp vào bên trong buồng đốt.
Không khí cháy được quạt thổi qua hộp gió, qua bộ phận phân phối khí tạo nên trạng

SVTH: Vũ Toàn Thắng 34


Tổng quan công nghệ đốt rác phát điện ở Việt Nam PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

thái lớp sôi trong buồng đốt. Nhiên liệu trải qua quá trình cháy tầng sôi bên trong
buồng đốt. Khói thải đi lên phía trên qua cyclone tách những hạt rắn chưa cháy hết
và tro quay trở lại buồng đốt giúp cho quá trình cháy kiệt hơn. Một phần chất rắn từ
cyclone được đi qua thiết bị trao đổi nhiệt bên ngoài để tận thu nhiệt. Khói thải phía
đuôi lò được đu qua các bộ phận quá nhiệt, bộ tiết kiệm và bộ hâm nước phía sau rồi
mới qua ống khói để thải ra môi trường. Dàn ống sinh hơi phía bên trong buồng đốt
nhận nhiệt từ quá trình cháy để sinh hỏi

Tro xỉ dưới đáy được trao đổi nhiệt với không khí để làm mát trước khi thải ra
ngoài.
Các lò tầng sôi có thể được giải thích rõ ràng hơn bằng cách phân chúng ra thành
2 kiểu:
- Lò tầng sôi kiểu lớp tuần hoàn
Người ta phân biệt được 2 kiểu này dựa trên mối quan hệ giữa vận tốc và độ
chênh áp của gió thổi qua tầng sôi.

Trong lò hơi có buồng đốt tầng giả lỏng kiểu sôi mạnh vận tốc dòng không khí
thổi qua ghi lớn hơn nhiều so với loại lò tầng sôi kiểu sôi nhẹ. Sự cung cấp dòng
không khí này vào buồng đốt nhiều hơn so với loại sôi nhẹ và nó được duy trì cho
đến điểm cao nhất của lò. Vì vậy kết quả lớp vật liệu sôi này tiếp tục chuyển động
đến đỉnh lò, lớp vật liệu sôi này được giữ lại tại bộ phận chia chất rắn và quay trở lại
với mốc cơ bản buồng đốt khi tốc độ đủ lớn, sự tái tuần hoàn này của các hạt rắn tạo
ra bởi một lưới kín. Lớp vật liệu sôi, sôi mãnh liệt này quay trở lại buồng đốt hòa trộn
với dòng không khí, kết quả là nhiệt độ buồng đốt ổn định và đều trong khoảng 800℃
đến 900℃ và cho quá trình cháy tối ưu và bức xạ mạnh.

SVTH: Vũ Toàn Thắng 35


Tổng quan công nghệ đốt rác phát điện ở Việt Nam PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

Hình 0.12: Cấu tạo của hệ thống lò đốt tầng sôi tuần hoàn [9]
Ưu điểm:

+ Lò hơi tầng sôi tuần hoàn cho phép đốt được các loại nhiên liệu xấu, khó cháy,
hàm lượng lưu huỳnh cao, nhiệt lượng thấp

+ Hiệu suất cháy cao do có sự tuần hoàn nhiên liệu chưa cháy kiệt

+ Khống chế được nồng độ SOx và NOx phát thải ra môi trường mà không cần
lắp thêm bộ khử SOx và NOx

Nhược điểm:

Công suất thông dụng còn hạn chế.


Để hiểu được quá trình làm việc lò hơi tuần hoàn, một trong những phương pháp
cần thiết đó là phải hiểu được các quá trình xảy ra và mô phỏng được chế độ làm việc
của lò.

SVTH: Vũ Toàn Thắng 36


Mô phỏng công nghệ đốt rác phát điện PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

PHẦN 2. MÔ PHỎNG CÔNG NGHỆ ĐỐT RÁC THẢI PHÁT


ĐIỆN

2.1 Quy trình mô phỏng

2.1.1 Xây dựng cơ sở dữ liệu

Nguồn nguyên liệu thu thập từ các tài liệu, đa dạng theo thành phần, độ ẩm tự
do trung bình là 50% , độ ẩm cân bằng khoảng 10-12%. Các tài liệu chủ yếu cập nhật
thành phần rác thông qua các thành phần sản phẩm cụ thể như: thực phẩm, nilon,
nhựa, gỗ, vải sợi,… Ta cần tính toán thông qua hàm lượng lượng các cấu tử cụ thể để
nắm được đặc tính nguyên liệu.

Các thành phần trong rác thải có tỷ lệ cấu tử cố định. Bảng 2.1 trình bày tỷ lệ
cấu tử đối với mỗi thành phần chất thải.

Bảng 2.1: Thành phần hóa học trong mỗi loại chất thải [20]

Tỷ lệ khối lượng (%)


Thành phần chất thải
C H N S O

Gỗ 42.40 6.13 1.07 0.72 39.39

Sợi 46.32 5.45 0.69 0.57 39.97

Thực phẩm 40.50 5.95 2.39 0.66 43.53

Giấy 40.35 5.55 0.68 0.65 40.80

Nhựa 74.95 8.29 0.25 0.78 12.73

Kính, thủy tinh 0.40 0.10 0.13 0.00 0.00

Kim loại 4.25 0.27 0.44 0.00 0.00


Từ bảng trên, ta có thể tính cấu hình theo các nguyên tốc cho các loại rác. Bảng
2.2 tổng kết cho mỗi trường hợp.

SVTH: Vũ Toàn Thắng 37


Mô phỏng công nghệ đốt rác phát điện PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

Bảng 2.2: Thành phần hóa học với từng Case

Case Case Case Case Case Case Case Case Case


Cấu tử
1 2 3 4 5 6 7 8 9
ASH 10.00 35.00 22.16 21.50 0.92 18.24 22.10 4.95 5.00
CARBON 32.06 29.95 31.64 35.68 50.88 41.57 48.39 53.84 80.00
HYDROGEN 0.51 4.10 21.26 5.61 6.04 4.65 5.70 5.73 8.00
NITROGEN 0.34 1.32 0.66 1.60 0.17 1.35 1.25 1.68 1.00
SULFUR 0.33 0.40 0.44 0.56 0.09 0.60 0.26 0.87 1.00
OXYGEN 56.76 29.23 23.85 35.05 41.90 33.60 22.30 32.93 5.00

Ash chính là thành phần tro, là lượng kim loại trơ không bị đốt cháy sau quá
trình đốt trong lò đốt, được thu từ đáy lò đốt cho tới thiết bị xyclone cuối cùng. Qua
thành phần cấu tử, dựa theo Công thức của Mendeleep, ta tinh nhiệt trị của nguyên
liệu rác trong từng trường hợp:

• HHV=81C +300H+26(S-O)

• LHV=81C +246H +26(S-O) – 6W

Nhiệt cháy cao (HHV ) là số lượng nhiệt lương toả ra khi đốt cháy một đơn vị
số lương nhiên liệu có thể có thể cả số lượng nhiệt lượng tỏa ra do sự ngưng tụ hơi
nước chứa trong sp cháy khi ta làm lạnh nó đến nhiệt độ bằng nhiệt độ ban đầu
(thường là 20℃). Có nghĩa là bằng nhiệt lượng phát ra khi đốt cháy nhiên liệu nhưng
phần nước có trong nhiên liệu vẫn nằm ở trạng thái lỏng. Nhiệt cháy thấp (LHV) là
số lượng nhiệt lượng phát ra khi đốt cháy hoàn toàn một đơn vị số lượng nhiên liệu
có trong sản phẩm cháy đã bay hơi. Như vậy LHV nhỏ hơn HHV một lượng có trị số
bằng trị số nhiệt hóa hơi nước chứa trong sản phẩm cháy. Tổng kết lại ta có gái trị
LHV của các trường hợp.

Bảng 2.3: Nhiệt trị của rác theo từng trường hợp

Nhiệt trị Rác Hàm lượng


Case
(kcal/kg) nhựa/cao su
1 1253.21 1.50
2 2982.48 3.60

SVTH: Vũ Toàn Thắng 38


Mô phỏng công nghệ đốt rác phát điện PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

3 3540.27 7.00
4 4102.77 10.00
5 4448.06 9.70
6 4592.36 12.10
7 4721.39 29.85
8 4908.86 47.00
9 8315.80 70.00

Trang thiết bị: Dựa theo dây chuyền của công ty JFE Engineering của Nhật Bản,
dây chuyền chính bao gồm các thiết bị:

• Thiết bị sấy rác

• Bộ thiết bị nhiệt phân và lò đốt chính.

• Lò hơi ( thiết bị trao đổi nhiệt)

• Tuabin hơi

• Thiết bị làm mát

• Bơm

• Xyclon tách tro và bụi thải.

SVTH: Vũ Toàn Thắng 39


Mô phỏng công nghệ đốt rác phát điện PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

2.1.2 Xây dựng mô hình dây chuyền sản xuất

Hình 2.1: Sơ đồ mô phỏng công nghệ công ty JFE Engineering Company-phân


xưởng đốt và sinh hơi

Hình 2.2: Sơ đồ phân xưởng sinh điện


Dòng rác thải sau khi được tập kết đưa qua thiết bị sấy băng tải, tác nhân sấy là
dòng khí thải của cuối chu trình. Tiếp đó dòng rác khô được chuyển qua hệ thống lò
đốt , trộn với không khí và đốt tại nhiệt độ 1150℃, áp suất khoảng –0.03 tới – 0.04
kPa. Dòng khí sau thiết bị đốt mang theo lượng nhiệt lớn được sử dụng qua trao đổi

SVTH: Vũ Toàn Thắng 40


Mô phỏng công nghệ đốt rác phát điện PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

nhiệt 2 lần với dòng nước để sản xuất hơi nước. Dòng hơi trước khi vào tuabin ở nhiệt
độ 415℃, áp suất 4-4.8 MPa, được đưa vào tuabin thực hiện quá trình giãn nở sinh
công, sản xuất ra điện năng, dòng hơi sau khi ra khỏi tuabin có nhiệt độ khoảng 160℃,
áp suất 0.2 Mpa được làm nguội để ngưng tụ rồi bơm tuần hoàn trở lại, đi trao đổi
nhiệt để sản xuất hơi nước. Dòng khí sau khi trao đổi nhiệt nhiệt độ giảm xuống còn
170℃ đi qua thiết bị xyclon để tách hết phần tro có trong nguyên liệu đầu và tạo ra
trong quá trình nhiệt phân rồi được đưa đi sử dụng để sấy nguyên liệu.

a) Xây dựng dòng nguyên liệu

Rác thải đầu vào là dòng vật chất rắn vô định hình, không kích thước xác định,
ta phải thiết lập cấu hình cho dòng vật chất này:

Loại vật chất: Chất rắn vô định hình không có kích thước xác định

Loại MIXCINC được chọn để mô phỏng, vì quá trình này bao gồm các pha khí
và lỏng thông thường, pha rắn thông thường (đối với cacbon rắn và lưu huỳnh), cũng
như pha rắn không thông thường (đối với sinh khối và tro).

Aspen Plus có hai loại cơ sở dữ liệu khác nhau mà từ đó các thành phần có thể
được định nghĩa, cùng với các đặc tính vật lý và hóa học: cơ sở dữ liệu doanh nghiệp
hoặc cơ sở dữ liệu kế thừa. Các cơ sở dữ liệu doanh nghiệp đã có sẵn trong phiên bản
được sử dụng cho nghiên cứu này.

Các thành phần khí và chất lỏng được coi là thành phần thông thường, do đó dễ
dàng được xác định trong cơ sở dữ liệu bằng tên hóa học của chúng. Loại thành phần
này đi vào các luồng trong dòng máy MIXED. Ví dụ về các thành phần thông thường
là H2, O2, N2 và H2O.

Các chất rắn có thể là thông thường hoặc không thông thường. Các chất rắn
thông thường đã được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi trong các thí nghiệm và quy
trình, tính chất tiêu chuẩn của chúng được biết và xác định và do đó chúng xuất hiện
trong dòng máy CISOLID. Ví dụ về các chất rắn thông thường là than chì (cacbon
rắn) và lưu huỳnh.

SVTH: Vũ Toàn Thắng 41


Mô phỏng công nghệ đốt rác phát điện PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

Các chất rắn không thông thường không phải là các hợp chất được tiêu chuẩn
hóa, mà các đặc tính của chúng chưa được biết đến. Vì lý do này chúng phải được
xác định bởi người sử dụng và được nhóm lại trong nhóm NC.

Phần mềm Aspen Plus cung cấp các mối tương quan khác nhau có thể được áp
dụng để thiết lập các đặc tính của chất rắn. Loại này được sử dụng để xác định một
số loại than, nhiên liệu hoặc các hợp chất khác, bằng cách thiết lập hai thuật toán
chính, một cho entanpy và một cho mật độ. Bùn thải thuộc loại chất rắn này và được
xác định, trong trường hợp của nghiên cứu này, thông qua thuật toán DCOALIGT
cho mật độ và thuật toán HCOALGEN cho enthalpy. Như ID của chúng cho thấy,
các thuật toán này phù hợp cho đặc tính của than và, nói chung, các nhiên liệu
cacbonat. Nếu các mối tương quan cụ thể hơn cho nguồn cấp dữ liệu được sử dụng
không có sẵn cho người dùng, thì những điều này chắc chắn là thích hợp nhất.

Hình 2.3: Nhập thuật toán xác định Ethalpy


Các thông số cần nhập ngoài các thông số thông thường là nhiệt độ, áp suất và
lưu lượng, cần nhập thêm Proximate Analysis, Ultimate Analysis, Sulfur Analysis.

• Ultimate Analysis phân tích chất thải để xác định tỷ lệ cacbon, hydro, oxy,
nitơ và lưu huỳnh và phân tích được thực hiện để tính toán cân bằng khối lượng cho
một quá trình hóa học hoặc nhiệt.

SVTH: Vũ Toàn Thắng 42


Mô phỏng công nghệ đốt rác phát điện PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

• Bên cạnh đó, cần xác định phần tro vì các tác động môi trường có hại của nó,
do sự hiện diện của các kim loại độc hại như cadmium, crôm, thủy ngân, niken, chì,
thiếc và kẽm.

• Lưu ý rằng các kim loại khác (ví dụ: sắt, magie, vv) cũng có thể có nhưng
chúng không độc hại.

• Các kết quả được sử dụng để mô tả thành phần hóa học của chất hữu cơ trong
MSW.

• Được sử dụng để xác định hỗn hợp vật liệu thải phù hợp để đạt được tỷ lệ C /
N phù hợp cho quá trình chuyển đổi sinh học.

Proximate Analysis của chất thải nhằm xác định độ ẩm, chất bay hơi, tro và
carbon cố định. Điều này rất quan trọng trong việc đánh giá các đặc tính cháy của
chất thải

Các thông số cần xác định là:

• Độ ẩm cân bằng: làm tăng thêm trọng lượng cho chất thải mà không làm tăng
giá trị gia nhiệt của nó, và sự bay hơi của nước làm giảm nhiệt thải ra từ nhiên liệu

• Tro: làm tăng trọng lượng mà không tạo ra bất kỳ nhiệt nào trong quá trình đốt
cháy

• Chất bốc tức là phần chất thải được chuyển thành khí trước và trong quá trình
đốt cháy

• Hàm lượng carbon cố định thể hiện lượng carbon còn lại trên bề mặt lưới than.
Một chất thải hoặc nhiên liệu với một tỷ lệ cao của carbon cố định đòi hỏi một thời
gian lưu giữ lâu hơn trên lò nướng lò để đạt được đốt hoàn toàn hơn một chất thải
hoặc nhiên liệu với một tỷ lệ thấp của carbon cố định.

Kết quả nhập thành phần:

Bảng 2.4: Cấu tử cần nhập

Thành phần Loại Ký hiệu


Rác thải Chất rắn vô định hình WASTE

SVTH: Vũ Toàn Thắng 43


Mô phỏng công nghệ đốt rác phát điện PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

Ash Chất rắn vô định hình ASH


Carbon rắn Chất rắn xác định C
Carbon dioxide Chất xác định CO2
Nitrogen Chất xác định N2
Oxygen Chất xác định O2
Hydrogen Chất xác định H2
Lưu huỳnh Chất xác định S
Nước Chất xác định H 2O
Khí lưu huỳnh dioxit Chất xác định SO2
Khí lưu huỳnh trioxit Chất xác định SO3

Cấu hình dòng nguyên liệu WASTE1 được trình bày trong Bảng 2.5.

Bảng 2.5: Cấu hình dòng nguyên liệu WASTE1

Dòng nguyên liệu

Dòng MIX Dòng NCSOLIDS

Thành phần Lưu lượng Đơn vị Thành phần Lưu lượng Đơn vị

Nước 150 Tấn/ngày Rác 150 Tấn/ ngày

Tro 150 Tấn/ngày

Đặc tính nguyên liệu

Ultimate Analysis Proximate Analysis Sufur Analysis

Cấu tử Tỷ lệ (%) Cấu tử Tỷ lệ(%) Cấu tử Tỷ lệ(%)

Độ ẩm cân
Tro 21.5 12 Họ Pyrytic 0.04
bằng

Carbon cố
CARBON 35.68 37 Các Sulfate 0.19
định

SVTH: Vũ Toàn Thắng 44


Mô phỏng công nghệ đốt rác phát điện PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

Hợp chất
HYDROGEN 5.61 Chất bốc 41.5 hữu cơ 0.33
chứa S

NITROGEN 1.6 Tro 21.5

SULFUR 0.56

OXYGEN

Điều kiện dòng chảy

Đơn vị

Nhiệt độ 25 o
C

Áp suất 1 at

Pha Rắn

2.2 Xây dựng mô hình thiết bị phản ứng

Lò đốt ngoài đời thực chia vùng đốt thành 2 vùng chính: vùng đốt sơ cấp và
vùng đốt thứ cấp.

– Buồng đốt sơ cấp có chức năng nhiệt phân rác để chuyến rác từ thể rắn sang
thể khí, nhiệt độ trong buồng sơ cấp luôn > 400C.

– Buồng đốt thứ cấp có chức năng đốt tiếp các hợp chất dạng khí (CO, CH4,
H2S) và sinh nhiệt.Nhiệt độ buồng đốt thứ cấp luôn > 950oC;

Một chức năng quan trọng là khí dioxin và furan sinh ra trong buồng sơ
cấp sẽ được khử trong buồng đốt thứ cấp. Để khử dioxin và furan cần thực hiện
hai yêu cầu:

– Nhiệt độ buồng đốt thứ cấp phải cao hơn 1050oC

–Thời gian lưu khói trong buồng đốt thứ cấp: 3.2 giây

SVTH: Vũ Toàn Thắng 45


Mô phỏng công nghệ đốt rác phát điện PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

– Ống khói của lò đốt được tính toán phù hợp, đảm bảo yêu cầu về chất lượng
không khí xung quanh khi phát tán vào môi trường không khí. Đảm bảo độ cao theo
qui định không thấp hơn 20m. Ống khói có điểm (cửa) lấy mẫu khí thải với đường
kính hoặc độ rộng mỗi chiều tối thiểu 10cm, có nắp đậy để điều chỉnh độ mở rộng,
kèm theo sàn thao tác đảm bảo an toàn, thuận lợi khi tiếp cận và lấy mẫu.

Ứng dụng vào phần mềm Aspen Plus ta lựa chọn hai thiết bị phản ứng: Ryield
ứng với buồng sơ cấp, và thiết bị phản ứng Rstoic cho buồng thứ cấp, thông số các
buồng như sau:

Bảng 2.6: Thông số lò đốt


Buồng đốt sơ Đơn vị Buồng đốt thứ Đơn vị
cấp cấp
Nhiệt độ 920 o
C 1050 o
C
Áp suất -0.04 kPa -0.04 kPa

Ở buồng đốt sơ cấp mô phỏng bằng thiết bị Ryield, ta chỉ quan tâm tới thành
phần đầu ra của thiết bị tức thành phần cấu tử ra. Ta có thành phần nguyên tố sau
phản ứng như sau:

Bảng 2.7: Thành phần cấu tử dòng sản phẩm sau nhiệt phần
Cấu tử Đơn vị Tỉ lệ thành phần
ASH Mass 0.19
C (CISOLID) Mass 0.31
H2 Mass 0.05
N2 Mass 0.01
S Mass 0.02
O2 Mass 0.3
H2O Mass 0.12

Nhiệt cấp cho thiết bị được tuần hoàn từ nhiệt phản ứng lò đốt chính- thiết bị
Rstoic. Ở lò đốt chính xảy ra các phản ứng chính:

Bảng 2.8: Các phản ứng chính xảy ra trong quá trình đốt
Độ chuyển hóa Cấu tử xét Phương trình phản ứng
0.85 C (CISOLID) C(CISOLID) + O2 --> CO2(MIXED)
0.85 H2 H2 + 0.5 O2 --> H2O(MIXED)

SVTH: Vũ Toàn Thắng 46


Mô phỏng công nghệ đốt rác phát điện PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

0.8 S S + O2 --> SO2(MIXED)


0.8 SO2 SO2 + 0.5 O2 --> SO3(MIXED)

Nhiệt tỏa ra từ lò đốt thứ cấp, được cấp lại khoảng 90-95% cho thiết bị đốt sơ
cấp, còn lại là tổn thất nhiệt.

Hình 2.4: Nhiệt tỏa ra của phản ứng cháy cấp cho quá trình nhiệt phân
Xây dựng phân xưởng điện

Đây là bước cuối cùng trong tiến trình mô phỏng. Quá trình phát điện từ đốt rác
thải được lấy bằng cách tận dụng nhiệt từ lò hơi đốt rác. Ta sử dụng một thiết bị làm
lạnh nhanh để lấy nhiệt từ khói lò , nhiệt độ xuống dưới 400℃ nhằm đảm bảo giảm
thiểu tối đa sự hình thành dioxin. Nhiệt lấy ra được cấp cho dòng nước nguyên liệu,
nhiệt độ ban đầu 20℃. Sau khi nhận được nhiệt, nước chuyển thành hơi nước bão hòa
hoặc hơi nước quá nhiệt (tùy nhiệt trị rác đầu vào), đi qua hệ thống tuabin 3 cấp sinh
điện. Lưu lượng nước chảy trong chu trình là khoảng 27-28 tấn/h, với lượng nước
bổ sung là 1.1 tấn/h. Thất thoát điện năng khoảng 2%.

SVTH: Vũ Toàn Thắng 47


Mô phỏng công nghệ đốt rác phát điện PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

Hình 2.5: Sơ đồ phân xưởng sản xuất điện


Bảng 2.9: Thông số các tuabin
Tuabin 1 Tuan bin 2 Tuabin 3
Áp suất đầu vào (Mpa) 4.5 1.5 0.5
Áp suất đầu ra (Mpa) 1.5 0.5 0.1
Hiệu suất (%) 85 85 85

2.3 Kết quả mô phỏng và đánh giá

Mô phỏng công nghệ bằng phần mềm ASPEN PLUS ta thu được kết quả: với
công suất 300 tấn/ngày nguyên liệu là rác thải đô thị (MSW) thì sản xuất được lượng
điện là 4-6MWh, đồng thời ta khảo sát được lượng điện sản xuất ra với sự thay đổi
của loại nguyên liệu và chất lượng nguyên liệu đầu vào như sau:

2.3.1 Cân bằng vật chất

Khảo sát case mô phỏng số 4 là cây tiêu chuẩn, ta có kết quả:

SVTH: Vũ Toàn Thắng 48


Mô phỏng công nghệ đốt rác phát điện PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

Bảng 2.10: Kết quả cân bằng vật chất

Dòng vào Dòng ra

Tên
Đơn WASTE WATE OUTGA WATE
dòn LIME AIR SOLIDS
vị 1 R S R
g

Loại
MIXCI MIXCI MIXCI MIXCI MIXCI MIXCI MIXCI
dòn
NC NC NC NC NC NC NC
g

Nhi
ệt C 25 20 25 20 120 211.374 20
độ

Áp 0.11145 0.10132 0.10132 0.10132


MPa 0.2 0.2 0.2
suất 8 5 5 5

Lưu
kg/h
lượn 11339.8 27967.9 99.3957 65410.2 5669.9 71179.5 25967.9
r
g

Tổn Kg/ 102817. 102817.


g hr 3 3

Bảng số liệu có kết quả cân bằng vật chất với lượng nguyên liệu đầu vào và sản
phẩm đầu ra bằng nhau và bằng 102817.3kg/h.

2.3.2 Sản lượng điện phụ thuộc vào nhiệt trị nguyên liệu

Kết quả xét cho nghiên cứu với công suất nguyên liệu 300 tấn/h với 8 trường
hợp rác thải từ rác thải đô thị tới rác thải công nghiệp cho thấy: Khi nhiệt trị càng
tăng thì công suất phát điện càng tăng.

SVTH: Vũ Toàn Thắng 49


Mô phỏng công nghệ đốt rác phát điện PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

7.00

CÔNG SUẤT PHÁT ĐIỆN (MW)


6.00

5.00

4.00

3.00

2.00

1.00

0.00
1253 2982 3540 4103 4448 4592 4721 4909 8316
LHV CỦA RÁC (KCAL/KG)

Hình 2.6: Ảnh hưởng của nhiệt trị trong rác nguyên liệu tới công suất phát điện
Nhiệt trị của rác ảnh hưởng rất lớn từ 2 yếu tố: các thành phần trong rác thải và
độ ẩm. Rác thải có tiềm năng phát điện càng lớn khi thành phần chứa càng nhiều C,
H và ít các tạp chất chứa S, N, và ít O hơn. Ví dụ rác thải của các khu công nghiệp,
hàm lượng các chất nhựa và giấy, bao bì bao giờ cũng lớn hơn hẳn so với rác thải đô
thị- vốn rất nhiều thực phẩm hữu cơ và nước. Trong đó, hàm lượng nhựa ảnh hưởng
trực tiếp tới nhiệt trị của rác. Khảo sát với hàm lượng nhựa khác nhau, ta có kết quả:

9000 7.00

Công suất phát điện (MW)


8000 6.00
Nhiệt trị rác (kcal/kg)

7000
5.00
6000
5000 4.00
4000 3.00
3000
2.00
2000
1000 1.00
0 0.00
2 4 7 10 10 12 30 47 70
Hàm lượng nhựa trong rác (%wt)
Nhiệt trị Rác (kcal/kg) Công suất phát điện (MW)

Hình 2.7: Sự thay đổi nhiệt trị rác và công suất phát điện theo hàm lượng nhựa

SVTH: Vũ Toàn Thắng 50


Mô phỏng công nghệ đốt rác phát điện PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

2.3.3 Ảnh hưởng của độ ẩm tự do tới nhiệt lượng tiêu hao quá trình sấy

Dễ dàng thấy rằng khi lượng ẩm tự do từ rác đầu vào lớn sẽ tốn rất nhiều công
sức cũng như năng lượng để sấy khô thành bã khô. Ở quy trình công nghệ chung, ta
sử dụng ngay chính nhiệt của dòng khí thải để sấy rác. Khi lượng ẩm tăng lên, đòi
hỏi nhiệt năng lấy từ dòng khí thải càng phải lớn, dẫn tới lượng nước trao đổi nhiệt
phải đổi, ảnh hưởng tới công suất nhà máy.

22500
Nhiệt lượng tiêu hao (MJ)

20000
17500
15000
12500
10000
7500
5000
2500
0
10 20 30 40 50 60 70 80
Độ ẩm tự do (%wt)

Hình 2.8: Ảnh hưởng của lượng ẩm tới nhiệt lượng tiêu hao cho quá trình sấy
2.3.4 Khảo sát hiệu suất đốt rác phát điện

So sánh kết quả thu được từ lượng điện thu được so với nhiệt trị ban đầu của
dòng rác sau khi đã sấy khô, kết quả cho thấy với nhiệt trị càng cao, hiệu suất thu hồi
điện lại có xu hướng giảm. Điều này có thể giải thích do cùng một hệ thống cài đặt
và lượng nước vào lò hơi dao động không lớn, dù nhiệt trị tăng rác tăng khá nhiều
nhưng lượng nhiệt hơi nước mang theo chỉ đủ để tạo ra tối đa 6 MWh, dẫn tới sự thay
đổi về công suất phát điện chênh lệch không đủ lớn.

SVTH: Vũ Toàn Thắng 51


Mô phỏng công nghệ đốt rác phát điện PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

45

HIỆU SUẤT NHIỆT(%)


40
35
30
25
20
15
10
5
0
0 2000 4000 6000 8000 10000
NHIỆT TRỊ CỦA RÁC (KCAL/KG)

Hình 2.9: Hiệu suất nhiệt qua khảo sát


2.3.5 Mạng nhiệt trong dây chuyền sản xuất

Hình 2.10: Sơ đồ mạng nhiệt của case mô phỏng


Tích hợp cùng Aspen Plus có một công cụ tính toán hệ thống mạng nhiệt rất
mạnh là Aspen Energy Analysis. Từ công cụ này ta có thể, kiểm tra hệ thống các
dòng nóng và lạnh trao đổi nhiệt, đồng thời, công cụ còn thể hiện dòng năng lượng
cần thiết còn thiếu trong sơ đồ mô phỏng, hỗ trợ tính toán tích hợp nhiệt nhằm tối đa
hóa tiết kiệm.

SVTH: Vũ Toàn Thắng 52


Mô phỏng công nghệ đốt rác phát điện PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

Dựa vào đồ thị mạng nhiệt, ta thấy được ở lưu trình mô phỏng , các thiết bị gia
nhiệt cũng như làm lạnh cần các dòng năng lượng ngoài thêm vào để sử dụng. Theo
tính toán của công cụ ta có thể tiết kệm tới 94-95% lượng nhiệt ngoài cần tiêu tốn nếu
ta tích hợp một cách hợp lý giữa các dòng nóng và lạnh hiện có.

Tiết kiệm năng


Năng lượng
lượng

Saving
∆Tmin Current Target
Dòng Potential $/Yr %

[C] [kW] [kW] [kW]


10 1419 0 1419 111968 100
HP Steam
10 4091 0 4091 451852 100
Hot Oil
10 13370 0 13370 801435 100
LP Steam
Total Hot 18880 0 18880 1365255 100
Utilities
LP Steam 10 156 0 156 -9299 -100
Generation
-
HP Steam 10 20520 1130 19380 -94
Generation 1523241

MP Steam 10 3422 0 3422 -236498 -100


Generation
-
Total Cold 24090 1130 22960 -95
Utilities 1769037

Trích một phần năng lượng dư quay lại gia nhiệt cho không khí vào lò đốt tới 150oC,
kết quả:

- Hiệu suất sử dụng nhiệt tăng lên, lãng phí chỉ còn 87%.

- Nhiệt từ khói lò tăng, dẫn tới công suất phát điện tăng lên 5,1 MWh.

Một phương pháp trực quan hơn cả là dùng đồ thị Enthalpy và nhiệt độ.

SVTH: Vũ Toàn Thắng 53


Mô phỏng công nghệ đốt rác phát điện PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

Hình 2.11: Đồ thị T/H Composite Curve


Điểm quan trọng ở đồ thị này là điểm Pinch. Pinch là kỹ thuật phân tích hệ
thống để đưa ra phương pháp tiết kiệm năng lượng trong một cụm hay toàn bộ quá
trình công nghệ. Pinch dựa trên phương trình cân bằng vật chất và năng lượng. Sau
khi cân bằngvật chất và năng lượng được thiết lập, Pinch sẽ phân tích và tính toán
tổng lượng nhiệt tối đa có thể thu hồi, chi phí cho các quá trình đun nóng và làm
nguội cũng như chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống trao đổi nhiệt qua đó lựa chọn
những giá trị thích hợp bằng cách cân bằng giữa chi phí năng lượng và chi phí đầu tư
ban đầu. Kỹ thuật Pinch áp dụng vào hệ thống trao đổi nhiệt được bắt đầu bằng việc
xâydựng giản đồ (đường) tổ hợp của các dòng nòng và dòng nguội, chính là đồ thị
T/H phía trên.

+ Đường tổ hợp nóng (hot composite curve): Tổng của các dòng công nghệ
nóng trong quá trình.

+ Đường tổ hợp nguội (cold composite curve): Tổng của các dòng công nghệ
nguội trong quá trình.

Việc xây dựng và phân tích các đường tổ hợp cho phép chúng ta xác định được:

• Lượng nhiệt cần cung cấp thêm hay lấy bớt khỏi quá trình.

QHmin: Lượng nhiệt cần bổ sung thêm vào (quá trình đun nóng).

QCmin: Lượng nhiệt cần lấy bớt khỏi quá trình (quá trình làm nguội).

SVTH: Vũ Toàn Thắng 54


Mô phỏng công nghệ đốt rác phát điện PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

• Bề mặt truyền nhiệt và số lượng thiết bị trao đổi nhiệt

• Giá trị DTmin của hệ thống, đây là một trong những giá trị quan trọng cho
phép tối ưu hệ thống trao đổi nhiệt. DTmin là chênh lệch nhiệt độ nhỏ nhất giữa 2
đường tổ hợp nóng và nguội (cũng là chênh lệch nhiệt độ nhỏ nhất trong hệ thống
trao đổi nhiệt).

• Pinch Point ( Pinch ) là điểm mà tại đó chênh lệch nhiệt độ nhỏ nhất giữa
đường tổ hợp nóng và đường tổ hợp nguội đạt được DTmin. Pinch chia hệ
thống thành 2 phần: Phần phía trên Pinch (Sink) và phần dưới Pinch (Source). Phải
hạn chế xảy ra sự truyền nhiệt qua Pinch vì sẽ làm tiêu tốn thêm năng lượng. Phần
phía trên điểm pinch thường là thể hiện dòng nóng

Chi phí cho tác nhân làm nguội rất đắt tiền, DTmin càng nhỏ nếu nhiệt độ của
tác nhân làm nguội thấp. Tùy thuộc vào hệ thống trao đổi nhiệt, lượng nhiệt thu hồi,
phương thức gia nhiệt, phương thức làm nguội, việc sản xuất các dòng phụ trợ… mà
các giá trị DTmin có thể khác nhau . Ở case mô phỏng này ta đang đặt giá trị DTmin
là 10 nhưng trên đồ thị, điểm Pinch đang dừng lại ở DT là 280℃. Để đạt được DTmin,
ta sẽ dịch chuyển đường biểu diễn dòng lạnh sang bên trái, hoặc dòng nóng sang phải
tới khi đạt được DT = DTmin = 10℃. Khi quy trình công nghệ đạt được điểm pinch
mong muốn, bề mặt và khả năng trao đổi nhiệt của hệ thống sẽ được tính lại. Dtmin
càng thấp thì hiệu suất của thiết bị càng tăng, lượng nhiệt cần cấp thêm càng ít nhưng
diện tích trao đổi nhiệt cũng lớn, làm tăng kích thước thiết bị, vốn đầu tư và khó vận
hành hơn. Tùy mục tiêu cụ thể mà ta lựa chọn DTmin phù hợp.[16]

SVTH: Vũ Toàn Thắng 55


Kinh tế học đốt rác phát điện PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

SVTH: Vũ Toàn Thắng 56


Kinh tế học đốt rác phát điện PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

PHẦN 3. KINH TẾ HỌC ĐỐT RÁC PHÁT ĐIỆN

3.1 Mô hình quản lý nhà máy

Giống như nhiều nước phát triển, hầu hết các nhà máy WTE ở Việt Nam hiện
đang đi theo các mô hình thương mại hóa chứ không phải là dịch vụ phi lợi nhuận
của chính phủ. Có hai mô hình sở hữu chính cho các nhà máy WTE - mô hình của
chính phủ sở hữu và mô hình xây dựng-vận hành-chuyển giao (BOT). Mô hình thứ
hai, còn được gọi là mô hình BOT, được thực hành nhiều hơn ở các thành phố.

a) Mô hình do chính phủ sở hữu

Trong mô hình này, chính phủ sử dụng ngân sách hàng năm hoặc các khoản vay
của chính phủ quốc gia để đầu tư vào dự án WTE và sau đó thuê, thông qua đấu thầu,
các công ty điều hành chuyên nghiệp để quản lý và vận hành dự án. Chính phủ trả
tiền cho nhà điều hành để quản lý và vận hành và đồng thời giám sát hiệu suất môi
trường của nhà máy. Mô hình này có thể được chia thành hai phương thức hợp tác
theo các cách thức thanh toán khác nhau để quản lý và vận hành của chính phủ. Hình
3.1 và 3.2 cho thấy sự khác biệt giữa hai phương pháp.

Phương thức A:

Hình 3.1: Mô hình Nhà Nước sở hữu và có giám sát


SVTH: Vũ Toàn Thắng 55
Kinh tế học đốt rác phát điện PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

Company

Construct
Government Government
WTE Plant
Agency

Major
electricity

Hình 3.2: Mô hình Nhà Nước sở hữu loại 2


Trong cả hai phương pháp, chính quyền địa phương là chủ đầu tư của dự án và
sở hữu toàn bộ nhà máy. Sự khác biệt là cách công ty điều hành tạo ra lợi nhuận.
Trong phương pháp A, tất cả thu nhập bán điện được chuyển sang chính phủ, bù lại,
trả cho nhà điều hành vận hành và quản lý nhà máy theo hợp đồng. Trong phương
pháp B, công ty điều hành có nhiều mức độ tự do hơn so với phương pháp A trong
việc điều chỉnh chiến lược hoạt động của mình để tạo ra lợi nhuận. Có thể dễ dàng
hiểu rằng phương pháp B ưu tiên hơn bởi các nhà khai thác nhà máy có nguồn cung
cấp MSW chất lượng cao và đầy đủ nên thu nhập bán điện ổn định và ổn định được
đảm bảo với chi phí chế biến thấp hơn.

Mô hình hoạt động đầu tư-doanh nghiệp của chính phủ vẫn được đặc trưng bởi
sự can thiệp mạnh của chính phủ, trong đó cơ sở WTE vẫn là cơ sở hạ tầng của chính
phủ. Không có phí cổng trong mô hình. Gánh nặng tài chính nặng nề được đặt lên
chính quyền địa phương bằng cách đầu tư vốn và thanh toán cho công ty điều hành.
Tiềm năng phát triển lâu dài của ngành công nghiệp bị tổn hại.

Mô hình xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT) hiện đang được sử dụng
rộng rãi trong các thành phố cho các dự án về xây dựng cơ sở hạ tầng. Nó là một hình
thức tài trợ dự án, trong đó một thực thể tư nhân nhận được sự nhượng bộ từ chính
phủ để tài trợ, thiết kế, xây dựng và vận hành một cơ sở được nêu trong hợp đồng
nhượng quyền. Điều này cho phép người đề xuất dự án thu hồi chi phí đầu tư, vận

SVTH: Vũ Toàn Thắng 56


Kinh tế học đốt rác phát điện PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

hành và bảo trì trong dự án. Phân tích kinh tế trong nghiên cứu này dựa trên mô hình
BOT.

Mô hình BOT tìm thấy ứng dụng rộng rãi trong các dự án cơ sở hạ tầng và trong
quan hệ đối tác công - tư. Trong khuôn khổ BOT, bên thứ ba, chính quyền địa phương,
các đại biểu cho một thực thể khu vực tư nhân để thiết kế và xây dựng cơ sở hạ tầng
và vận hành và duy trì các cơ sở này trong một thời gian nhất định. Thời gian cho các
dự án WTE thường là 20 đến 30 năm. Trong thời gian này, thực thể tư nhân có trách
nhiệm nâng cao tài chính cho dự án và được giữ lại tất cả các khoản thu được tạo ra
bởi dự án và là chủ sở hữu của cơ sở được công nhận. Một nguồn thu cụ thể cho các
nhà máy WTE là trợ cấp của chính phủ cho mỗi tấn chất thải mà cơ sở nhận được,
được gọi là lệ phí cổng. Cơ sở sau đó sẽ được chuyển giao cho chính phủ vào cuối
thỏa thuận nhượng quyền (12), mà không có bất kỳ khoản thù lao nào của tổ chức tư
nhân liên quan. Các bên sau tham gia dự án BOT WTE:

b) Chính quyền địa phương

Chính quyền địa phương là người khởi xướng dự án WTE và quyết định xem
mô hình BOT có phù hợp để đáp ứng nhu cầu của mình hay không. Chính phủ cung
cấp hỗ trợ thông thường cho dự án dưới một hình thức nào đó (cung cấp đất và các
chính sách thuận lợi). Ngoài ra, chính phủ chịu trách nhiệm cung cấp nguồn nhiên
liệu ổn định (MSW) cho nhà máy với khoản phí cổng đầy đủ để đảm bảo khả năng
sinh lợi của dự án. Giá mua cao hơn cũng được chính phủ trao cho việc sản xuất điện
của nhà máy. Cơ quan môi trường của chính phủ phục vụ giám sát hiệu suất của nhà
máy.

c) Người được nhượng quyền

Các nhà tài trợ cho dự án là người nhượng quyền tạo ra một thực thể với mục
đích đặc biệt được vốn hóa thông qua các khoản đóng góp tài chính của họ.

d) Các ngân hàng cho vay

Hầu hết các dự án BOT của WTE được tài trợ một phần lớn bởi nợ thương mại.
Ngân hàng sẽ được dự kiến tài trợ cho dự án trên cơ sở “non-recourse” có nghĩa là
nó có quyền truy đòi vào thực thể mục đích đặc biệt và tất cả tài sản của nó để trả nợ.
SVTH: Vũ Toàn Thắng 57
Kinh tế học đốt rác phát điện PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

e) Các bên cho vay khác

Mục đích đặc biệt có thể có các bên cho vay khác như ngân hàng phát triển quốc
gia hoặc khu vực và các quỹ nước ngoài.

Hình 3.3: Mô hình BOT


Các mô hình BOT miễn trừ chính quyền địa phương từ việc huy động số lượng
lớn các quỹ riêng của mình để đối phó với cuộc khủng hoảng quản lý chất thải mới
nổi, do đó giải quyết vấn đề của gánh nặng tài chính của WTE đến nền kinh tế địa
phương. Trong khi đó, hợp đồng nhượng quyền giữa chính phủ và tổ chức tư nhân
đóng vai trò như một sự đảm bảo cho lợi nhuận, giúp cho thực thể nhận được khoản
vay ngân hàng dễ dàng với số tiền khổng lồ.

Để giúp mô hình BOT hoạt động suôn sẻ, chính phủ đã đưa ra một loạt các
chính sách và trợ cấp thuận lợi ngoài phí cổng để đảm bảo khả năng sinh lời của dự
án WTE. Thông báo này đã thiết kế một cơ chế định giá cụ thể theo đặc tính nhiệt trị
thấp của rác thải để tối đa hóa trợ cấp cho các cơ sở đầy đủ, đồng thời ngăn chặn các
nhà khai thác bổ sung thêm lượng nhiên liệu hóa thạch phụ không được chấp nhận
trong quá trình đốt cháy.

Trong thông tư số 32/2015 của Bộ Công Thương về quy định về phát triển dự
án phát điện sử dụng chất thải rắn, giá điện từ đốt rác được mua là 10.05 cent, tức
2237 VND, cao hơn 800VND/kWh so với điện nhiên liệu hóa thạch. Ngoài giá Nhà
Nước còn ban hành quy định về chi phí tránh được, hỗ tợ cho các nhà máy thủy điện
nhỏ và nhà máy sản xuất điện từ sinh khối. bên mua sẽ phải thanh toán chi phí tránh
SVTH: Vũ Toàn Thắng 58
Kinh tế học đốt rác phát điện PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

được cho bên bán. Chi phí tránh được là chi phí sản xuất 1kWh của tổ máy phát có
chi phí cao nhất trong hệ thống điện quốc gia, chi phí này có thể tránh được nếu Bên
mua mua 1kWh từ một nhà máy điện nhỏ sử dụng năng lượng tái tạo thay thế. Nếu
giá chi phí tránh được của năm đó cao hơn giá trần thì sẽ áp dụng giá trần và nếu giá
chi phí tránh được của năm đó thấp hơn giá sàn thì sẽ áp dụng giá sàn trong thanh
toán tiền điện đã phát được.

Bảng 3.1: Bảng giá chi phí tránh được năm 2018
Mùa khô Mùa mưa

Phần
Giờ Giờ Giờ Giờ Giờ
Giờ cao điện
bình thấp cao bình thấp
điểm năng
thường điểm điểm thường điểm

Giá điện năng


(đ/kWh)

Miền Bắc 617 618 624 617 625 632 316

Miền Trung 615 617 622 615 622 630 315

Miền Nam 641 643 648 640 648 656 328

Giá công suất


(cho cả 3
2.306
miền)
(đ/kWh)

Các chính sách ưu đãi khác, ngoài việc hỗ trợ định giá điện lưới, còn giúp kích
thích ngành. Các chính sách được sử dụng nhiều nhất là: giảm thuế thu nhập địa
phương, chính sách cho vay ngân hàng dễ dàng, chính sách sử dụng đất thuận lợi, vv
nhưng ko nhiểu.

SVTH: Vũ Toàn Thắng 59


Kinh tế học đốt rác phát điện PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

3.2 Tính toán hiêu quả tài chính cho dự án đốt rác phát điện

3.2.1 Tham khảo chi phí đầu tư từ một số nhà máy Trung Quốc

Bảng 3.2: Một số nhà máy đốt rác phát điện tại Trung Quốc
Công
Vốn đầu
suất Vốn
Công suất tư trên 1
Tên nhà Công nghệ phát đầu tư
TP (tons/year tấn/1 năm
máy đốt điện (millio
) (USD/ton
(MW n USD)
)
)
Imported technologies
Alstom,
Shanghai
France,
Pudong
Shanghai 346,500 CITY 2000 17 100 289
Yuqiao
grate
WTE Plant
furnace
Steinmuller,
Shanghai
Germany,
Jiangqiao Shanghai 495,000 24 139.68 282
grate
WTE Plant
furnace
Japan
Mitsubishi
Hangzhou Heavy
Lvneng Hangzhou 148,500 Industry 7 34.13 230
WTE Plant Martin
grate
furnace
Seghers
SHA,
Shenzhen
Belgium
Nanshan Shenzhen 264,000 12 68.57 260
multistage
WTE Plant
grate
furnace
Alstom,
Chongqing France,
Tongxing Chongqing 396,000 CITY 2000 24 50 126
WTE Plant grate
furnace
Taiyuan
Taiyuan 126,000 Michealis 24 57.78 175
WTE Plant
Guangzho Mitsubishi
Guangzho
u Likeng 330,000 Heavy 15 100 303
u
WTE Plant Industry,

SVTH: Vũ Toàn Thắng 60


Kinh tế học đốt rác phát điện PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

Japan,
Martin
grate
furnace
EBARA,
Dalian
Dalian 495,000 Japan, CFB N/A 99.21 200
WTE Plant
reactot
Von Roll,
Switzerland
Xiamen
Xiamen 132,000 , multi- 6 31.75 241
WTE Plant
stage grate
furnace
TAKUMA
Beijing
SN, Japan,
Gaoantun Beijing 528,000 30 119.05 225
grate
WTE
furnace
BASIC
Foshan
Model 1000
Shunde
,U.S.A.,
Xingtan Foshan 198,000 12 31.75 160
pulsed type
Youtan
grate
WTE Plant
furnace
Richway
Shenyang CAO,
Daxin Shenyang 313,500 Canada, 15 46.03 147
WTE Plant Pyrolysis
furnace
Domestic technologies
ZJU
Wuhu Differential
Wuhu 198,000 2*6 32.22 163
WTE Plant Density
CFB
Chinese
Wuxi Academy of
Wuxi 372,900 2*18 36.51 98
WTE Plant Science
CFB
Chinese
Shenzhen
Academy of
Pinghu Shenzhen 222,750 N/A 36.51 164
Science
WTE Plant
CFB
3.2.2 Tính toán giá thành sản xuất điện từ rác

a) Chi phí

SVTH: Vũ Toàn Thắng 61


Kinh tế học đốt rác phát điện PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

Chi phí của các giải pháp xử lý chất thải không được xem như là một biến tuyến
tính. Trên thực tế, một số yếu tố liên quan đến bối cảnh địa phương được tính vào chi
phí và cần được xem xét kỹ lưỡng, chẳng hạn như các đặc tính vật lý của chất thải (ví
dụ: thành phần, độ ẩm, giá trị nhiệt) (Mohee và Mudhoo, 2012), cơ hội cho các nền
kinh tế có quy mô (tức là số lượng chất thải phát sinh trong một khu vực nhất định; ít
tập trung so với nhiều nhà máy xử lý phân cấp), sẵn có và chi phí đất (tức là các khu
vực đông dân cư có xu hướng liên kết với đất đắt tiền hơn) và quy mô của nhà máy
xử lý) (UN-Habitat, 2011), chi phí vật liệu và lực lượng lao động, gần nguồn nhu cầu
về các nguồn phát sinh từ chất thải (ví dụ nhu cầu điện trong trường hợp đốt lò; của
phân hữu cơ) (Raha và cộng sự, 2014), sự sẵn có của công nghệ trong nước và kinh
nghiệm trong việc xử lý nó (Sukholthaman và Shirahada, 2015), v.v.

Các chi phí nội bộ này được đưa ra theo quan điểm của nhà đầu tư và / hoặc nhà
điều hành nhà máy, với hai thành phần chi phí chính được coi là: vốn và chi phí hoạt
động (CAPEX và OPEX).

Trang thiết bị

Xây dựng lắp


Chi phí đầu tư đặt
(CAPEX)
Vay vốn
Chi phí dự án

Vốn lưu động

Bảo dưỡng trang


thiết bị
Chi phí vận
Nhân công
hành (OPEX)

Thuế+lãi vay

Hình 3.4: Cơ cấu chi phí dự án


- Chi phí đầu tư (CAPEX)

Chi phí đầu tư như viết bên trên bao gồm:

SVTH: Vũ Toàn Thắng 62


Kinh tế học đốt rác phát điện PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

Chi phí mua sắm vật tư trang thiết bị (Equipment): Lò đốt, chiếm khoảng 50%
chi phí đầu tư, là cốt lõi của hệ thống WTE (Zheng et al., 2014). Ngoài ra, hệ thống
làm sạch khí thải thường đóng góp quan trọng vào chi phí của nhà máy WTE, chiếm
15-35% tổng chi phí đầu tư (Bosmans và cộng sự, 2013). Các chi phí đầu tư liên quan
chặt chẽ đến công nghệ đốt và quy mô của các nhà máy. Các công nghệ đốt khác
nhau, chi phí đầu tư khác nhau.

Chi phí lắp đặt và xây dựng: Được tính bằng tổng cộng chi phí xây dựng của
các mục đầu tư, bao gồm cả nguyên vật liệu và nhân công, chi phí quản lý xây dựng.

Vốn vay: Lấy 75% so với tổng chi phí đầu tư.

Vốn lưu động: vốn lưu động (WC) (thường tính bằng 15% vốn cố định).

Thiết bị Đơn giá (triệu Số lượng Thành tiền


VND)
Lò đốt 411,810 1 411,810

Máy sấy 11,130 1 11,130

Thiết bị trao đổi nhiệt 2,226 5 11,130

Tuabin công suất 89,040 3 267,120

Bơm 150 2 300

Tank chứa 85,600 2 171,200

Trang thiết bị khác 300,000 300,000

Xây dựng lắp đặt 121,620 121,620

Vốn lưu dộng 194,146.5 194,146.5

Tổng 1488456.5

- Chi phí vận hành

Chi phí vận hành bao gồm:

SVTH: Vũ Toàn Thắng 63


Kinh tế học đốt rác phát điện PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

Chi phí bảo dưỡng sửa chữa thiết bị hàng năm: Thường được tính bằng 3% của
tổng vốn đầu tư.

Chi phí lao động: Một nhà máy vận hành cần khoảng 80 nhân công.

Bảng 3.3: Danh sách nhân công cần thiết

Vị trí Lượng nhân công


Tổng giám đốc 1
Giám đốc 1
Quản lý bộ phận QA/QC 1
Quản lý công tác SHE 1
Thư ký 2
Trưởng phòng Hành chính 1
Trưởng phòng Tài chính 1
Trưởng phòng nhân sự 1
Quan hệ công chúng 3
Nhân viên hành chính 5
Nhân viên an toàn 6
Nhân viên lau dọn 6
Vận hành trong nhà máy
Trưởng ca vận hành 4
Phó ca vận hành 4
Nhân viên vận hành 16
Kỹ sư công nghệ 4
Vận hành hầm chứa rác 4
Bộ phận thu gom tro 3
Bộ phận vận hành cẩu gắp rác 3
Đội bảo trì
Trưởng bộ phận 1
Nhân viên bảo trị 6
Nhân viên bảo vệ 6
Tổng cộng 80
Chi phí các nguyên nhiên liệu phụ trợ.

Lãi suất ngân hàng và các đối tác.

SVTH: Vũ Toàn Thắng 64


Kinh tế học đốt rác phát điện PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

Bảng tổng kết chi phí và lợi nhuận

Ta có bảng số liệu đầu vào và các chi phí được tính toán cho nhà máy công suất
300 tấn/ngày nguyên liệu rác thải đô thị:

Bảng 3.4: Các tham số đầu tư nhà máy

Chi phí vốn Giá trị

Vốn đầu tư (tỷ VND) 1488.456

Công suất nối lưới (kWh) 4000

Hệ số công suất (%) 90

Số giờ làm việc hàng năm (giờ) 7884

Hiệu suất (%) 20

Nhiệt trị trung bình nguyên liệu (kcal/kg) 4395.09

Công suất tiêu thụ nguyên liệu (t/h) 12.5

Lượng tro (%) 2

Chi phí lao động (tỷ VND/y) 5.6

Chi phí bảo dưỡng (tỷ VND/y) 48.14

Chi phí nhiên liệu (tỷ VND/y) 4.6

Chi phí xử lý tro (tỷ VND/y) 2.4

Chi phí vận hành khác (tỷ VND/y) 9.6

Tài chính

Vay vốn ngân hàng (%) 75

Vốn chủ đầu tư (%) 25

Lãi suất ngân hàng(%/y) 8

Vòng đời dự án(y) 20

Lạm phát (%) 7

SVTH: Vũ Toàn Thắng 65


Kinh tế học đốt rác phát điện PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

Dòng tiền thu

Tiền cồng (VND) 468,000

Giá bán điện (triệu VND/kW-y) 22.0752


Chi phí cấp điện (LCOE)

Chi phí sản xuất điện qui dẫn (LCOE) là chi phí cho mỗi đơn vị năng lượng
trong toàn bộ vòng đời trung bình của một công nghệ, bao gồm chi phí đầu tư ban
đầu, nhiên liệu, chi phí bảo dưỡng, vận hành và ngừng hoạt động. Khái niệm này
được dùng để miêu tả chi phí sản xuất trung bình của 1kWh điện, và so sánh chi phí
sản xuất ví dụ như giữa điện gió, điện khí hoặc điện hạt nhân và điện mặt trời. Chi
phí sản xuất điện quy dẫn thường không bao gồm các chi phí ngoại biên như những
thiệt hại đối với sức khỏe con người (như là hen xuyễn), sinh kế và môi trường (lũ lụt
và hạn hán do biến đổi khí hậu) do các phương pháp sản xuất điện cụ thể nào đó gây
ra.

Hình 3.5: Các yếu tố ảnh hưởng đến độ nhạy

 t   It  O & M t  Bt  Ct  Dt  * 1  i  
t

LCOE 
  E * 1  i  
t
t t

Trong đó:It chi phí đầu tư trong năm t, USD

O&Mt chi phí vận hành và bảo trì năm t, USD

SVTH: Vũ Toàn Thắng 66


Kinh tế học đốt rác phát điện PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

Bt chi phí sản xuất chất thải sinh học trong năm t, USD

Ct phí cacbon, USD/kWh (ta không xét ở nghiên cứu này)

Dt chi phí ngừng hoạt động trong năm t, USD (ta không xét ở nghiên cứu này)

Et công suất điện trong năm t, kWh

Phân tích độ nhạy

Phân tích độ nhạy được thực hiện để xác định các thay đổi trong các thông số
nhất định có thể thay đổi kết quả như thế nào của phân tích kinh tế.

Trên cơ sở đó ta tính được chi phí để sản xuất ra 1 KWh điện từ rác thải đô thị
là: 2116 VND/KWh. Đồng thời khảo sát được sự ảnh hưởng của vốn đầu tư, chi phí
nguyên liệu, hiệu suất, hệ số công suất đến giá điện.

Hình 3.6: Đồ thị biểu diễn điểm hồi vốn


Vốn đầu tư và phí cổng là 2 yếu tố ảnh hưởng chính đến giá sản xuất điện.

Với rác thải công nghiệp, thành phần nhiều các chất nhựa và giấy hơn nên công
suất phát điện cao hơn. Với tính toán chi tiết, giá thành sản xuất cho các trường hợp
rác thải công nghiệp có công suất phát điện là 5MW 1395 VND/kWh. Rõ ràng thành

SVTH: Vũ Toàn Thắng 67


Kinh tế học đốt rác phát điện PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

phần rác với nhiệt trị cao là một nguyên liệu lý tưởng, cung cấp lượng điện năng chất
lượng với giá thành sản xuất phù hợp.

3500 7

Giá thành sản xuất diện (VND/kWh) 3000 6

Công suất phát điện (MW)


2500 5

2000 4
1, 3317
1500 3

1000 2, 2116 2
3, 1395
500 4, 914.83 1

0 0
1 2 3 4

Giá sản xuất điện (VND/kWh) Công suất phát điện

Hình 3.7: Ảnh hưởng của công suất phát điện tới giá thành sản xuất điện từ rác
Hiện nay nhà nước ta đang hỗ trợ giá bán điện sinh khối từ rác thải là 10.05
cent/kWh, tức 2237 VND/kWh. Vì vậy khi triển khai ứng dụng một dự án đốt rác
phát điện có khả năng linh hoạt nguồn nguyên liệu sẽ đem lại hiệu quả kinh tế lớn,
đồng thời góp phần bảo vệ môi trường và tiết kiệm quỹ đất lớn. Một nhà máy linh
hoạt xử lý các nguồn rác thải khác nhau là một đột phá và bức thiết cho các thành phố
lớn nơi đô thị đông dân cư luôn tồn tại cùng các khu công nghiệp chế xuất ngoài ngoại
thành.

Hình 3.8: Khảo sát giá thành sản xuất điện theo phí xử lý NN hỗ trợ

SVTH: Vũ Toàn Thắng 68


Kinh tế học đốt rác phát điện PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

40 38
35 32
30

Giá thành
25
19.5 18
20
15 13.5
10.05 11.3 9.7
10
5 1.3 1.2
0
Việt Nam Thái Lan Indonesia Philipines Malaysia
Quốc gia

Giá điện từ sinh khối (cent/kWh) Phí cổng (USD/ tấn)

Hình 3.9: So sánh giá thu mua điện từ rác và phí cổng của một số nước ASEAN
Khi so sánh với các nhà máy cùng chế tài của các nước xung quanh thuộc cùng
khối ASEAN, ta có thể thấy Việt Nam có hỗ trợ tích cực cho các nhà đầu tư. Dù giá
thu mua điện từ rác thải chưa thực sự cao, nhưng phí vào cổng chính phủ Việt nam
đã hỗ trợ cao hơn rất nhiều so với các nước khác. Cơ chế của Chính phủ còn cần hoàn
thiện, gắn cùng với sự tham gia và đầu tư, nghiên cứu hoàn thiện công nghệ cho các
dự án đốt rác phát điện.

SVTH: Vũ Toàn Thắng 69


Kết luận và kiến nghị PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

PHẦN 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua quá trình tìm hiểu về các nguồn nguyên liệu rác thải, công nghệ xử lý thực
hiện việc mô hình hóa và mô phỏng các công nghệ, em đã rút ra được những kết luận
như sau:

1.Thực trạng năng lượng rác thải ở Việt Nam:

 Tiềm năng nguồn nguyên liệu rác thải của Việt Nam là vô cùng to lớn,
song chưa được khai thác và sử dụng một cách hiệu quả.

 Hiện nay tại Việt Nam rác chủ yếu được xử lý bằng phương pháp chôn
lấp và ủ thành phân, vừa gây tiêu tốn diện tích đất sử dụng, ô nhiễm môi
trường, lại chưa tận dụng được phần năng lượng của rác.

2.Tính kinh tế-kỹ thuật của các công nghệ đốt rác phát điện.

Kiểm tra tính khả thi kinh tế kỹ thuật của công nghệ ở năng suất 300 tấn/ngày
ta thu được kết quả:

 Hiệu suất chuyển hóa nhiệt thành điện rơi vào 20%, chuyển hóa từ nhiệt trị
sẵn có từ rác thải dao động từ 15-40% tùy thành phần cấu tử.
 Giá thành sản xuất điện năng với công suất phát điện 4 MWh là 2116
VND/kWh, cho công suất 5 MWh là 1395 VND/kWh, công suất 6 MWh là
914 VND/kWh; trong khi quy định của Nhà Nước đang hỗ trợ thu mua giá
điện từ đốt rác là 2237 VND/kWh.
3. Kiến nghị
 Qua nghiên cứu, ta có thể thấy tiềm năng rất lớn của rác thải cũng như tình
hình sử dụng rác thải phát điệnt rên toàn thế giưới. Em kiến nghị Chính
phủ nên có thêm các cơ chế hỗ trợ đầu tư như giảm giá thành nhập công
nghệ, giá thành sử dụng đất và nước,… hỗ trợ thêm về giá thu mua và các
ưu tiên mua điện từ nhà máy đốt rác phát điện.

SVTH: Vũ Toàn Thắng 70


Kết luận và kiến nghị PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

Em kiens nghị nhân rộng thêm mô hình sử dụng phần mềm mô phỏng Aspen
Plus và thêm các nghiên cứu, hướng dẫn đánh giá tính khả thi kinh tế từ các giảng
viên, các PGS, GS.

SVTH: Vũ Toàn Thắng 71


Tài liệu tham khảo PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. Bộ Tài nguyên và Môi trường- Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2016,
chuyên đề : Môi trường đô thị, NXB Tài nguyên -Môi trường và Bản đồ Việt Nam.

[2].Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ TP.Hồ Chí Minh, Báo cáo xu hướng
công nghệ- chuyên đề : Xu hướng đốt chất thải phát điện.

[3]. JFE Engineering Corporation- Clean Authority of Tokyo, Waste to Energy Power
Plant Project for Bali Province in Indonesia Final Report.

[4]. Kathryn Warren, Simon Gandy, Georgina Davis, Adam Read, Jackie Fitzgerald,
Emelia Holdaway. Waste to energy Background Paper.

[5]. Ling Quiu. Part I: Analysis of the Economics of Waste-to-Energy plants in China.

[6]. Adriana Perez Garcia.. Techno-economic feasibility study of a small-scale biogas


plant for treating market waste in the city of El Alto.

[7]. Dr. Juan Manuel de Andrés. Testing, Modeling and Performance Evaluation of a
Sewage Sludge Fluidized Bed Gasifier.

[8]. PGS.TS. Đào Ngọc Chân, PGS.TS Hoàng Ngọc Đồng: Lò hơi và thiết bị đốt. NXB
Bách Khoa Hà Nội

[9]GS.TSKH Hoàng Sỹ Mão. Lò Hơi –Tập 1,Tập 2. NXB Bách Khoa Hà Nội

[10]. Aspen Technology,Inc. Getting started modeling process with Solids.

[11]. N. Agon , M. Hrabovsky O. Chumak , M. Hlína , V. Kopecky´ , A. Mas˘láni , A.


Bosmans,L.Helsen, S. Skoblja , G. Van Oost , J. Vierendeels. Plasma gasification of refuse
derived fuel in a single-stage system using different gasifying agents.

[12]. Dusadee Bunthid, Pattarapan Prasassarakich, Napida Hinchiranan. Oxidative


desulfurization of tire pyrolysis naphtha in formic acid/H2O2/pyrolysis char
system.

.
[13] Stephen Cosper Inclined Indirect Flaming Pyrolysis Rotary Gasifie.

SVTH: Vũ Toàn Thắng 72


Tài liệu tham khảo PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ

[14] María Elena Díaz Barriga Rodríguez. Cost-Benefits analysis of waste to


energy plant for Montevideo, and waste to energy in small island.

[15]. Mohd Dinie Muhaimin Samsudin. Municipal Solid Waste Management in


Malaysia: Current Practices, Challenges and Prospects.

[16] Ian C Kemp. Pinch Analysis and Process Integration A User Guide on
Process Integration for the Efficient Use of Energy.

[17]. https://wteinternational.com/cost-of-incineration-plant/

[18] Quyết định số 31/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số
32/2015/TT-BCT.

[19] Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011
- 2020 có xét đến năm 2030

[20]MahadBaawainaAbdullahAl-MamunaHamidOmidvarbornaaWalaAl Amrib-
Ultimate composition analysis of municipal solid waste in Muscat

SVTH: Vũ Toàn Thắng 73

You might also like