You are on page 1of 3

Nghệ thuật sống của người Phật tử

- Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu -

Kính thưa Quý Phật tử, khi nói đến nghệ thuật sống là chúng ta sống như thế nào
nơi tự thân của chúng ta, phù hợp với gia đình, làng nước, xã hội, quê hương của chúng ta
mà nhất là với vai trò của nam nữ cư sĩ Phật tử chúng ta phải sống như thế nào mà chúng
ta cảm nhận được sự bình an và niềm hạnh phúc mà tự thân ta có trong cuộc đời.
Vì vậy, chúng ta thường đọc ở trong kinh điển, thường kinh nghiệm qua tâm lý của
con người trong cuộc sống này, chúng ta có thể thấy được rằng đời sống của những cây
mai, của những dòng sông, của áng mây, khóm tre trúc. Từ đó chúng ta thấy được rằng nếu
cuộc sống chúng ta không có sự uyển chuyển như bụi trúc, khi một cơn gió thổi qua, những
cây tre sẽ xuôi theo chiều của làn gió, điều đó có nghĩa trong cuộc sống mình phải tùy
duyên, phải hiểu mình hiểu người, mình phải có được cái tự tâm của mình, để rồi từ đó khi
ta tiếp xúc với thực trạng cuộc đời, thực tế cuộc sống mà chúng ta không bị gãy đổ, không
bị đau thương, không cảm thấy mất mát những gì chúng ta đang có. Sự uyển chuyển là một
đặc tính của những bụi trúc, của những cây tre mà nó không bao giờ gãy đổ trước những
cơn giông bão, nó luôn nương chiều theo cơn bão đó nên cây tre sẽ đứng vững mà không
gãy đổ. Vì vậy, chúng ta là những nam nữ cư sĩ phật tử, khi chúng ta tiếp cận với những
vấn đề trong cuộc sống thì chúng ta cũng cần uyển chuyển để xây dựng cho mình một nghệ
thuật sống đối với đương sự, hiện trường, hoàn cảnh.
Khi nói đến tinh thần đạo phật là tinh thần vô tướng và tùy duyên, tinh thần đạo phật
không phải một tính chất, hiện tượng, hiện trạng luôn luôn cứng ngắc, mà phải tùy thuộc,
tùy duyên. Vì vậy tinh thần giới luật của nhà phật là tinh thần giới luật tùy duyên chứ không
cứng ngắc, không cố định, nên trên con đường hoàn lưu phật pháp, đạo phật truyền vào
quê hương, dân tộc nào thì nền văn hóa của đạo phật luôn phù hợp chuyển mình hòa tan
vào văn hóa của dân tộc đó. Suốt gần 3000 năm lịch sử, đạo phật có mặt trên thế gian này
đã không làm ai phải khổ đau, không làm rơi 1 giọt máu, 1 giọt nước mắt vì tinh thần
“Hoàng dương phật pháp” của đạo phật, vì đấy là tinh thần tùy duyên của đạo phật. Vì vậy,
chúng ta phải có nghệ thuật sống như dòng sông, nước được đổ từ đầu nguồn xuống hạ
nguồn và ra biển, nếu đòng sông đó nằm trên cao nguyên, trên thác cao thì dòng nước chảy
nhanh, nhưng khi xuống dưới trung nguyên hoặc bình nguyên thì dòng nước chảy một cách
nhẹ nhàng, từ từ, nên thơ và để rồi dòng sông đó sẽ hòa nhập vào trong biển mà không giữ
lấy tính chất cố định của chính nó. Trong cuộc sống cũng vậy, khi chúng ta sống trong một
môi trường, hoàn cảnh ta phải có nghệ thuật sống để hòa tan mình với tất cả mọi người,
với chúng sinh, với môi trường sống của xã hội, mà không nên giữ lấy cái chấp ngã của
mình, sở dĩ có bao nhiêu điều để chúng ta phải khổ đau, buồn tủi cũng vì cái chấp ngã của
mình vì mình không chịu hòa tan với đại chúng với mọi người. Chúng ta tự cho cái chủ
thể, cái chấp ngã của mình ta to, bản thân mình là quan trọng để bắt mọi người phải nghe
lời mình, quan trọng vì mình, nhưng trong cuộc sống này chúng ta đều biết mọi người đều
có phật tánh, đều có sự hiểu biết, sự tu tập vì thế chúng ta phải kính trọng lẫn nhau, từ một
cụ già cho đến một em bé luôn luôn chúng ta phải từ tốn, nhã nhặn, khiêm tốn, khả ái với
nhau. Nếu cái tôi của mình lớn thì sẽ làm chao đảo, ngã đổ cuộc sống, nó sẽ làm đời sống
không được bình yên và tĩnh lạc nhất là những nam nữ cư sĩ phật tử, chúng ta hãy bỏ đi cái
chấp ngã, giảm trừ cái tôi của mình, ngày nào chúng ta giảm trừ được cái tôi của mình, cái
chấp ngã thì ngày đó mình hòa hợp với toàn thể, quần chúng, còn nếu không mình sẽ không
thông cảm được ai, bắt mọi người tôn trọng cái tôi của mình thì đó là một vấn đề mà trong
kinh điển được gọi là nghệ thuật sống như dòng sông, phải hòa tan vào trong biển cả, nước
sông không thể giữ được tính chất riêng của sông, mà phải hòa tan vào 4 biển, tất cả được
gọi chung trong một đại thể là nước, khi nước ở dòng sông chúng ta gọi là nước sông nhưng
khi nước sông ra ngoài biển thì chúng ta gọi là nước biển, vì vậy mình phải hòa tan tự thể
của mình với tất cả mọi người.
Nghệ thuật sống thứ ba như là cây mai, cây mai khi nào đó sẽ trở thành 1 cây đại
thọ, thân cây của nó sẽ xù xì, khẳng khiu, nhìn vào là mình biết được cây mai đã trải qua
rất nhiều thời gian mưa nắng, khó khăn đã phủ lên trên cành mai, gốc già của thân mai,
nhưng thân mai vẫn vươn mình, chịu đựng với thời gian, mưa nắng, cho đến ngày mùa
xuân về thì hoa mai nở dù rằng thời gian có tàn phá, đẩy đưa làm cho con người bị già nua,
sinh ra rồi lớn lên rồi chết đi, nhưng đối với gốc mai già luôn luôn hứng chịu những cơn
mưa, khó khăn nhưng sự vươn mình của gốc cây mai vẫn luôn hứng chịu với thời gian. Từ
đó trên con đường tu tập của nam nữ cư sĩ, không phải chúng ta tu một ngày mà thành Phật,
mà phải tu nhiều đời nhiều kiếp, băng qua thác ghềnh của sinh tử, hứng chịu nhiều đau
thương lăn lóc của vòng sinh tử luân hồi, tôi luyện cái tâm, ý chí của mình đối vs thời gian
để rồi từ sự tôi luyện đó, tâm của chúng ta sẽ vững chắc trong ngôi nhà phật pháp, giống
như gốc cây mai già chịu mưa, chịu nắng, chịu phong ba bão táp nhưng cội mai đó luôn
luôn vững chãi trên sườn đồi để vương mình rồi hiện hữu trên vũ trụ này. Con người chúng
ta khi gặp phải những điều trái ý phật lòng, điều gian truân trong cuộc sống, chúng ta vượt
qua gian truân, khó khăn đó thì chúng ta sẽ đạt được thành tựu trên con đường giác ngộ, tu
tập của chính mình. Chúng ta phải kiên định, gìn giữ cái tâm không bị nao núng, ý chí
không gãy đổ bởi sự mưa chan nắng đốt của cuộc đời.
Nghệ thuật sống thứ tư giống như đất, nhẫn nhục chịu đựng kiên cố vững chãi. Đất
sản sinh và nuôi lớn tất cả mọi sự vật trên thế gian, con người sống cũng nhờ đất, chết cũng
nhờ đất, mọi sơn hà đại địa đều nhờ đất, vì vậy đất là một đức tính nhẫn nhục chịu đựng,
chúng ta tưới nước dơ đất cũng không than phiền, tưới nước sạch đất cũng không vui mừng,
nên con đường tu tập chúng ta cũng vậy, chúng ta cần một nghệ thuật sống như đất, khi đó
chúng ta mới tĩnh lặng trên cuộc sống ba đào này, nếu chúng ta không có nghệ thuật sống
như đất, chúng ra sẽ bị chao đảo bởi những tiếng khen chê, vừa lòng không vừa lòng, nếu
chúng ta bị chi phối bỡi những khen chê đó thì mình đang sống cho người khác, điều đó có
nghĩa mình không làm chủ được chính mình, nên chúng ta phải sống nhẫn nhục, chịu đựng
như đất.
Nghệ thuật sống thứ năm là nghệ thuật sống như đám mây, có nghĩa là nghệ thuật
sống bềnh bồng, không vướng bận, hôm nay ở phương trời này, hôm sau ở phương trời
khác, mây không cố định một chỗ, không bị vướng mắc ở phương trời nào, không vướng
mắc bởi bất cứ nhân tố nào, vì vậy tâm hồn của mình phải thênh thang, cởi mở, dính mắc,
nếu tâm hồn mình dính mắc thì sẽ bị hãm nịch, không thể vượt thoát được, mà không vượt
thoát được sẽ không giác ngộ. Tâm của mình bị hãm nịch bởi lời chê, khen, thương ghét,
bằng lòng không bằng lòng thì chúng ta sẽ không còn tâm để vượt thoát, bềnh bồng như
mây. Nên trong cuộc sống phải có nghệ thuật sống thứ năm, là nghệ thuật sống như áng
mây trời, bềnh bồng, tự tại.
Khải lược qua 5 cuộc sống, chúng ta cầu mong rằng chúng ta phải có nghệ thuật
sống nhẫn nhục kiên định như đất, bềnh bồng tự tại như mây, vươn lên chịu đựng như gốc
mai già, cuộc sống uyển chuyển như cậy tre, bụi trúc, nghệ thuật an nhiên tự tại, hòa mình
vào đại thể như dòng sông.

You might also like