You are on page 1of 38

GVHD: PGS.TS.

Nguyễn Hồng Liên SVTH: Phùng Thế Việt

MỤC LỤC
PHẦN I. TỔNG QUAN .............................................................................................................................. 4
1.Tính chất của nguyên liệu và sản phẩm ..................................................................................................... 4
1.1.Benzen................................................................................................................................................. 4
1.1.1. Tính chất vật lý của benzen......................................................................................................... 4
1.1.2. Tính chất hóa học của Benzen .................................................................................................... 5
1.1.3. Ứng dụng .................................................................................................................................... 6
1.2. Etylen. ................................................................................................................................................ 6
1.2.1. Tính chất vật lý của etylen. ......................................................................................................... 6
1.2.2. Tính chất hóa học ........................................................................................................................ 7
1.3. Tính chất của etylbenzen.................................................................................................................... 8
1.3.1. Tính chất vật lý. .......................................................................................................................... 8
1.3.2. Tính chất hóa học ........................................................................................................................ 8
1.3. Các phương pháp sản xuất etylbenzen ............................................................................................... 9
1.3.1 Alkyl hóa pha lỏng ....................................................................................................................... 9
1.3.2 Alkyl hóa pha hơi ....................................................................................................................... 12
1.3.3.Quá trình Alkyl hóa trên xúc tác Zeolite trong pha lỏng ........................................................... 12
1.3.4. Công nghệ sử dụng Zeolite pha hỗn hợp .................................................................................. 12
1.3.5. Quá trình chưng tách từ hỗn hợp C8.......................................................................................... 13
2.1. Cơ chế và điều kiện của quá trình .................................................................................................... 13
Phần II. Thiết kế dây chuyền sản xuất .................................................................................................... 17
Phần III. Tính toán công nghệ ................................................................................................................. 18
1. Tính cân bằng vật chất ............................................................................................................................ 18
1.1. Tháp sấy khô Benzen (hiệu suất: 98.5%) ..................................................................................... 18
1.2. Tháp alkyl hóa (hiệu suất: 94%) .................................................................................................. 19
1.3. Tháp chuyển nhóm Alkyl (hiệu suất: 95%) ................................................................................. 21
1.4. Thiết bị xả nhanh (hiệu suất: 97.5%) ........................................................................................... 21
1.5. Thiết bị rửa khí thu hồi benzen (hiệu suất: 97%) ......................................................................... 22
1.6. Tháp chưng Benzen (hiệu suất: 92.5%) ....................................................................................... 23

1
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Hồng Liên SVTH: Phùng Thế Việt

1.7. Tháp chưng Etylbenzen ............................................................................................................... 24


1.8. Tháp chưng Polyetylbenzen (hiệu suất 93.5%)............................................................................ 25
1.9: Cân bằng vật chất của toàn bộ quá trình. ..................................................................................... 26
1.10. Cân bằng lại vật chất của quá trình ................................................................................................ 29
2. Cân bằng nhiệt lượng .......................................................................................................................... 30
2.1. Cân bằng nhiệt ở tháp sấy Benzen. .............................................................................................. 30
2.2. Cân bằng nhiệt lượng tháp alkyl hóa. .......................................................................................... 32
2.3. Cân bằng nhiệt lượng tháp chưng tách benzen. ........................................................................... 33
2.4. Cân bằng nhiệt lượng tháp chưng tách Etylbenzen. ..................................................................... 35
KẾT LUẬN ................................................................................................................................................ 37

2
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Hồng Liên SVTH: Phùng Thế Việt

LỜI MỞ ĐẦU
Etylbenzen là hydrocacbon thơm được ứng dụng rộng rãi trong công nghệ tổng hợp
hữu cơ hóa dầu.
Etylbenzen là hợp chất alkyl thơm đơn vòng, có ý nghĩa quan trọng trong công
nghiệp tổng hợp hữu cơ hóa dầu. phần lớn (>99%) được sử dụng làm nguyên liệu cho quá
trình sản xuất styren monome. 50% của quá trình sản xuất benzen trên thế giới. Còn lại ít
hơn 1% được sử dụng làm dung môi cho sơn hoặc nguyên liệu sản xuất dietylbenzen. Hầu
như tất cả etylbenzen tinh khiết được sử dụng làm polystyren để sản xuất nhựa và cao su
nguyên liệu.

3
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Hồng Liên SVTH: Phùng Thế Việt

PHẦN I. TỔNG QUAN


1.Tính chất của nguyên liệu và sản phẩm
1.1.Benzen
Benzen là một hydrocacbon thơm, đơn vòng, có công thức phân tử C6H6, phân tử
lượ ng M= 78.11 đvC. Ở điều kiện thườ ng, benzen là chất lỏng không màu, dễ bắt cháy.
Benzen là chất bền nhiệt, hoạt động hóa học, nên trong công nghiệp, nó thường đượ c
sử dụng làm nguyên liệu trong ngành công nghiệp tổng hợp hữu cơ hóa dầu để tổng hợp ra
các dẫn xuất như styren, phenol, xyclohexan, … làm nguyên liệu sản xuất ra thuốc trừ sâu,
chất dẻo, nhựa, dược phẩm, chất tẩy rửa,… Benzen là một dung môi có khả năng hòa tan
tốt, nhưng do có nhược điểm là rất độc, nên hiện nay nó đã bị thay thế bởi nhiều dung môi
khác.
M. Faraday là người đầu tiên thu được benzen bằng cách tách từ bicarburet của
hydrogen từ thí nghiệm trên dầu cá voi nhiệt phân và nguyên liệu khác. A.W.Hofmann
vàC.Mansfield từ trường cao đẳng hóa học Royal cũng đã làm thí nghiệm trên chất lỏng thu
được từ than nhiệt phân. Họ đã phát triển trên quy mô thương mại quá trình thu benzen và
các hợp chất thơm khác từ nhựa than đá, từ năm 1840- 1850. Trong giai đoạn chiến tranh
thế giới thứ II, benzen chủ yếu được thu từ than. Nhưng sau này, khi ngành công
nghiệp hóa dầu phát triển cùng với việc nghiên cứu ra các loại xúc tác hiệu quả thì
dầu mỏ trở thành nguồn nguyên liệu chính để sản xuất ra benzen và các hydrocacbon thơm
khác.
1.1.1. Tính chất vật lý của benzen
Công thức phân tử C6H6, Khối lượng phân tử M= 78.11 đvC.
Công thức cấu tạo:

4
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Hồng Liên SVTH: Phùng Thế Việt

Ở điều kiện thường, Benzen là chất lỏng không màu, có mùi đặc trưng. Ở nhiệt độ
thấp, Benzen đóng rắn thành khối tinh thể màu trắng. Benzen là một chất dễ bắt cháy, khi
cháy tạo thành ngọn lửa có muội. Hơi Benzen tạo thành hỗn hợp nổ với không khí trong
khoảng nồng độ rộng. Benzen là dung môi không phâ cực, có khả năng hòa tan trong rượu
etylic nhưng tan rất ít trong nước.

1.1.2. Tính chất hóa học của Benzen


Benzen là hợp chất hóa học bền nhiệt, hoạt động ở nhiệt độ trên 5000C, do đó các
phản ứng có Benzen thường được thực hiện ở nhiệt độ trên 5000C.
Benzen khó tham gia phản ứng oxy hóa vì nó có cấu trúc vòng bền vững, tuy nhiên
trong điều kiện khắc nghiệt, nó bị oxy hóa hoàn toàn tạo CO2 và H2O.
Phản ứng thế của benzene là phản ứng quan trọng. Tùy thuộc điều kiện phản ứng
mà một hoặc nhiều nguyên tử H trong vòng benzene có thể thay thế cho các gốc nitro hoặc
axit sulfonic, các nhóm amine hoặc hydroxyl và nhiều nguyên tủ khác như Cl, Br. Sản
phẩm bao gồm phenol, nitrobenzene, chlorobenzene, axit benzenesulfonic và các chất
khác. Thế hai nguyên tử có thể tạo 3 đồng phân:

5
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Hồng Liên SVTH: Phùng Thế Việt

Các phản ứng quan trọng khác của Benzene bao gồm phản ứng cộng, alkyl hóa và
hydro hóa. Các phản ứng này diễn ra ở nhiệt độ và áp suất cao, đôi khi yêu cầu xúc tác hoạt
động. Ethylbenzene là sản phẩm của quá trình alkyl hóa benzene vơi ethylene có mặt xúc
tác AlCl3, phản ứng tiến hành ở nhiệt độ 40-100 ◦C, áp suất < 0.7 Mpa Alkyl hóa benzene
với propylene với xúc tác pha hơi để sản xuất cumene. Phản ứng tiến hành ở 200-250◦C,
áp suất 2.7-4.2 MPa trên xúc tác hoạt động như axit phosphoric hoặc kieselguhr, hiệu suất
95%. Hydro hóa là phản ứng cộng. Một trong những phản ứng quan trọng nhất của quá
trình hydro hóa benzene ở nhiệt độ và áp suất cao để sản xuất xyclohexane. Phản ứng có
thể tiến hành trong pha lỏng hoặc pha hơi ở nhiệt độ cao. Phản ứng dehydro hóa
Ethylbenzene tạo Styrene là phản ứng quan trọng. Phản ứng thu nhiệt nên nhiệt độ cao sẽ
xúc tiến cho phản ứng xảy ra cả về động học và nhiệt động.
1.1.3. Ứng dụng
Benzene có nhiều ứng dụng quan trọng. Nó là thành phần của nhiên liệu motor, giúp
tăng chỉ số octan; sử dụng làm dung môi. 3 ứng dụng chính của benzene là sản xuất
ethylbenzene, cumene, xyclohexane. 75-80% benzene dùng làm nguyên liệu cho quá trình
này. Khoảng 3% benzene được nitro hóa tạo thành nitrobenzene, sau đó quay lại hydro hóa
tạo aniline. Quá trình oxi hóa benzene để sản xuất maleic anhydride, là chất ban đầu để sản
25 xuất nhựa polyester. Những sản phẩm khác của benzene bao gồm halogen hóa benzene,
alkylbenzene mạch thẳng, dùng cho công nghiệp sản xuất chất tẩy rửa.
1.2. Etylen.
1.2.1. Tính chất vật lý của etylen.
Ethylene hay còn gọi là ethene, có công thức H2C=CH2, Mr 28.52, là chất được
sản xuất rộng rãi nhất trên thế giới trong công nghiệp hóa dầu. Tuy nó không được sử
dụng trực tiếp nhưng lại là nguyên liệu để tổng hợp nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng
như ethyleneglycol, axit axetic, ….
Ethylene là chất khí không màu, dễ cháy, mùi ngọt. Tính chất vật lý:

6
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Hồng Liên SVTH: Phùng Thế Việt

1.2.2. Tính chất hóa học


Trong phân tử ethylene có chứa liên kết đôi C-C, độ dài liên kết 0.134nm, cấu trúc
phẳng. Ethylene là chất rất hoạt động, có những phản ứng điển hình của olefin ngắn
mạch. Do ethylene rất hoạt động nên trong suốt quá trình sản xuất cần tách hỗn hợp sản
phẩm. Ethylene có thể chuyển hóa tạo thành các hydrocacbon bão hòa, oligomer,
polymer và các dẫn xuất. Các phản ứng hóa học quan trọng của ethylene là phản ứng
cộng, alkyl hóa, halogen hóa, hydroformyl, hydrat hóa, oxi hóa, oligome hóa và polyme
hóa
- Polyme hóa tạo polyethylene
– Cộng Cl tạo 1,2-dicloroethane
- Oxi hóa trên xúc tác Ag tạo oxirane (ethylene oxide)
- Phản ứng với benzene tạo ethylbenzene, sau đó dehydro hóa tạo thành styrene
- Oxi hóa tạo acetaldehide
- Hydrat hóa tạo ethanol
- Phản ứng với axit acetic và oxygen tạo thành vinyl acetate28
- Các ứng dụng khác bao gồm sản xuất rượu và olefin mạch thẳng, ethylchloride,
co-polymer hóa với propene tạo thành ethylene-propylene (EP) và cao su ethylene-
propylene-diene (EPDM).

7
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Hồng Liên SVTH: Phùng Thế Việt

1.3. Tính chất của etylbenzen.


1.3.1. Tính chất vật lý.
Ở điều kiện thường, etylbenzen là chất lỏng không màu với mùi thơm đặc trưng,
etylbenzen có độc tính vừa phải qua cái các con đường như đường ăn uống, hô hấp, kích
thích lên mắt và da.

Các tính chất đặc trưng:


- Khối lượng riêng: ở 150C: 0.87159 g/cm3
ở 200C: 0.867 g/cm3
ở 250C: 0.86262 g/cm3
- Nhiệt độ nóng chảy : -94.9490C
- Nhiệt độ sôi tại 1 at: 136,1860C
- Áp suất tới hạn: 3609 kPa.
- Nhiệt độ tới hạn: 344,020C
- Nhiệt độ chớp cháy: 150C
- Nhiệt độ tự bốc cháy: 4600C
- Ẩn nhiệt nóng chảy: 86.351 J/g.
- Ẩn nhiệt hóa hơi: 335 J/g.
- Sức căng bề mặt: 28.48 mN/m.
- Giới hạn nén 0.264
1.3.2. Tính chất hóa học
- Phản ứng quan trọng nhất của Etylbenzen là để hydro hóa tạo thành styren
+ Phản ứng tiến hành ở nhiệt độ cao 600-6600C trên xúc tác K/ oxit sắt. Hơi
dùng để pha loãng. Phương diện thương mại độ chọn lọc của styren trong khoảng 89-96%
với độ chuyển hóa từ 65-70%.

8
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Hồng Liên SVTH: Phùng Thế Việt

- Bên cạnh phản ứng chính còn có các phản ứng phụ gộm: dealkyl hóa etylbenzen
thành benzen và toluen
- Một phản ứng quan trọng khác là phản ứng oxy hóa etylbezen bằng không khí
tạo thành hydro peroxit C6H5CH(OOH)CH3. Phản ứng tiến hành trong pha lỏng,
không yêu cầu xúc tác. Tuy nhiên, hydroperoxit là một chất không bền, dễ phân
hủy ở nhiệt độ cao do đó phải tối thiểu hóa nhiệt độ để giảm tỷ lệ phân hủy. Sự
hình thành sản phẩm phụ sẽ giảm nếu nhiệt độ được duy trì thấp trong thời gian
phản ứng. hydroperoxit sẽ phản ứng với C3H6 tạo thành styren vào propylene
oxide.
- Etylbezen có thể dealkyl hóa dưới tá dụng của xút tác hoặc nhiệt tạo thành
benzen.
1.3. Các phương pháp sản xuất etylbenzen
Hiện nay hầu hết etylbenzen sản xuất trong thương mại đều từ quá trình alkyl hóa
benzen bằng etylen. Sự sản xuất etylbenzen tiêu thụ 50% lượng benzen trên thế giới. Quá
trình alkyl hóa này được tiến hành chủ yếu theo 2 phương pháp:
- Tiến hành trong pha lỏng với xúc tác AlCl3.
- Tiến hành trong pha hơi với xúc tác rắn tầng cố định.
1.3.1 Alkyl hóa pha lỏng
Quá trình alkyl hóa benzen với etylbenzen là phản ứng tỏa nhiệt mạnh, phản ứng diễn ra
với tốc độ nhanh và sản phẩm thu được phần lớn là etylbenzen khi có mặt xúc tác axit
AlCl3 hoặc axit khác như AlBr3, FeCl3, ZnCl4, BF3. Quá trình này sử dụng C2H5Cl hoặc
HCl như chất khơi mào phản ứng( trợ xúc tác) nhằm mục đích giảm lượng AlCl3.
C2H4 + HCl + AlCl3 → C2H5+ + AlCl4-
C6H6 + C2H5+ + AlCl4- → C6H6-C2H5+-AlCl4-

9
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Hồng Liên SVTH: Phùng Thế Việt

C6H6-C2H5+-AlCl4- → C6H5-C2H5 + AlCl3 + HCl


Cần hạn chế sự có mặt của H2O vì gây ăn mòn thiết bị, gây giảm hoạt tính của xúc tác axit
bởi quá trình pha loãng axit.
Công nghệ Monsanto.
 Điều kiện vận hành phân xưởng.
- Nguyên liệu benzen phải được sấy khô trước khi sử dụng (<30 ppm H20)
- Nhiệt độ t= 160-180oC tương ứng với áp suất tuyệt đối p= 1.106 Pa
- Điều chỉnh tỷ số ε = benzen/nhóm etyl = 2÷2,5 để hiệu suất thu sản phẩm tối
đa.
- VVH = 2
- Thu hồi nhiệt tỏa ra để sản xuất hơi nước áp suất thấp nhắm giảm nhiệt độ phản
ứng, giúp cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận.
 Sơ đồ công nghệ:

10
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Hồng Liên SVTH: Phùng Thế Việt

Quá trình alkyl hóa sản xuất Etylbenzen với xúc tác pha lỏng của Monsanto
a.Tháp sấy benzen e.Thiết bị bay hơi
b.Thiết bị phản ứng alkyl hóa f.Thiết bị rửa khí thải
c.Thùng chuẩn bị xúc tác g.Thiết bị tách lắng
d.Thiết bị chuyển vị alkyl h.Hệ thống trung hòa

Công nghệ Mosanto cải tiến ưu việt hơn so với công nghệ sử dụng AlCl3 thông
thường. Nhiều nhà máy đã cải tiến với công nghệ này. Ưu điểm lớn nhất là giảm lượng xúc
tác AlCl3 sử dụng, vì vậy sẽ giảm giá thành xử lý xúc tác đã qua sử dụng. Monsato tìm ra
rằng bằng cách tăng nhiệt độ và điều chỉnh cẩn thận việc thêm ethylene, nồng độ AlCl3 yêu
cầu có thể giảm tới giới hạn hòa tan. Do đó loại được việc tách pha xúc tác dạng phức, đạt
được hiệu suất phản ứng cao nhất. Công nghệ Monsato cũng gần tương tự công nghệ truyền
thống. Công nghệ hoạt động với nồng độ ethylene vào thấp. Nhiệt độ quá trình alkyl hóa
được duy trì ở 160-180 0C. Nhiệt độ vận hành cao hơn sẽ làm tăng hoạt tính xúc tác, ngoài
ra nhiệt của phản ứng được dùng để sản xuất hơi áp suất thấp. Khác với công nghệ truyền
thống, công nghệ này thực hiện quá trình alkyl hóa và chuyển mạch alkyl trong thiết bị
phản ứng đơn, hệ xúc tác đồng thể dùng trong thiết bị phản ứng chuyển mạch alkyl riêng.
Ở nồng độ xúc tác thấp hơn, quá trình tuần hoàn polyalkylbenzene kết thúc phản ứng alkyl
hóa. Vì vậy chỉ có benzene khô, ethylene và xúc tác làm nguyên liệu cho thiết bị phản ứng

11
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Hồng Liên SVTH: Phùng Thế Việt

alkyl hóa. Polyalkylbenzene tuần hoàn sẽ được trộn với sản phẩm của thiết bị phản ứng
alkyl hóa để vào thiết bị phản ứng chuyển mạch alkyl. Thiết bị này vận hành ở nhiệt độ
thấp hơn so với thiết bị phản ứng alkyl hóa sơ cấp. Sau quá trình chuyển mạch alkyl, sản
phẩm phản ứng được rửa và trung hòa để loại bỏ AlCl3. Với công nghệ đồng thể, tất cả xúc
tác ở dạng dung dịch. Hỗn hợp sản phẩm và xúc tác dư sau đó được làm sạch, sử dụng một
loạt thiết bị tương tự công nghệ AlCl3 đã miêu tả. Như những công nghệ dùng AlCl3, phần
cặn hữu cơ sẽ được dùng làm nhiên liệu đốt và AlCl3 loại được dùng để bán hoặc gửi cho
các nhà máy xử lý.

1.3.2 Alkyl hóa pha hơi


Alkyl hóa pha hơi được thử nghiệm từ đầu những năm 1940 nhưng không thể cạnh
tranh với công nghệ pha lỏng sử dụng xúc tác AlCl3. Sau nhiều cải tiến thì công nghệ pha
hơi cho độ chọn lọc cao, độ chuyển hóa cao hơn, không gây ăn mòn thiết bị, sản phẩm
alkyl hóa không cần tiếp tục xử lý lắng rượu kiềm và nước để loại bỏ vết AlCl3 hoặc BF3.

1.3.3.Quá trình Alkyl hóa trên xúc tác Zeolite trong pha lỏng
Công nghệ pha lỏng sử dụng xúc tác Zeolite bắt đầu được thương mại hóa từ năm
1990, nhà máy đầu tiên vận hành bởi Nippon SM của Nhật, dựa trên công nghệ của hãng
ABB Lummus Global and Unocal. Công nghệ này sử dụng xúc tác Zeolite Y và gần đây
hơn là β Zeolite siêu ổn định. Công nghệ EB trên pha lỏng, EBMax của Mobil-Badger, dựa
trên xúc tác Mobil MCM-22, được đưa vào hoạt động lần đầu ở Chiba Styrene Monomer
Corp, Nhật. Có tất cả 12 nhà máy sử dụng công nghệ xúc tác Zeolite trong pha lỏng được
đưa vào vận hành cuối năm 1999. Mặc dù có nhiều điểm khác biệt giữa 2 công nghệ nhưng
cả hai đều có ưu điểm là vốn đầu tư thấp, chất lượng sản phẩm tốt hơn so với những công
nghệ ra đời trước đó (công nghệ pha hơi của Mobil-Badger).

1.3.4. Công nghệ sử dụng Zeolite pha hỗn hợp


Công nghệ sản xuất ethylbenzene trong pha hỗn hợp được đưa ra bởi CDTech, là
công ty liên hợp của ABB Lummus Global và Chemical Research and Licensing. Nhà máy
đầu tiên ra đời vào năm 1994 và tới năm 1999 ba phân xưởng đã đi vào vận hành. Đặc
trưng của công nghệ này là thiết bị phản ứng alkyl hóa chứa xúc tác Zeolite. Khí ethylene
và benzene lỏng vào tháp chưng. Do nguyên liệu vào là ethylene trong pha hơi, công nghệ
này sử dụng ethylene loãng sản xuất từ quá trình chưng cất của cracking hơi nước.

12
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Hồng Liên SVTH: Phùng Thế Việt

1.3.5. Quá trình chưng tách từ hỗn hợp C8


Ít hơn 1% ethylbenzene được sản xuất từ quá trình này, thường kết hợp với sản xuất
Xylene từ sản phẩm của quá trình reforming. Dù công nghệ hấp phụ đã phát triển, chủ yếu
vẫn là công nghệ EBEX của UOP. Sản xuất ethylbenzene từ nguồn này tiến hành phần lớn
bằng chưng cất. Do quá trình tách rất khó khăn, công nghệ tiến hành chưng trong khoảng
hẹp ( siêu chưng phân đoạn ). Công nghệ đầu tiên của hãng Cosden Oil and Chemical
Company ra đời năm 1957, liên kết với Badger Company. Quá trình tách yêu cầu 3 tháp
chưng , mỗi tháp hơn 100 đĩa. Nhiều nhà máy được xây dựng ở Mỹ, châu Âu và Nhật trong
năm 1960. Tuy nhiên do vốn đầu tư và giá năng lượng tăng khiến phương pháp này không
có tính cạnh tranh.

2. Hóa học quá trình sản xuất


2.1. Cơ chế và điều kiện của quá trình
a. Xúc tác
Tùy thuộc vào tác nhân Alkyl hóa mà có thể sử dụng các xúc tác khác nhau. Các tác
nhân alkyl hóa hydrocacbon thơm sử dụng chủ yếu trong công nghiệp là các dẫn xuất clo
và olefin. Rượu ít được sử dụng cho quá trình alkyl hóa hydrocacbon thơm vì có khả năng
alkyl hóa kém hơn.
- Khi tác nhân là các dẫn xuất clo: xúc tác hữu hiệu nhất là các acid phi proton, phổ
biến nhất là AlCl3. Hỗn hợp phản ứng trong pha lỏng khi alkyl hóa với xúc tác AlCl3 bao
gồm 2 pha: phức xúc tác và lớp hydrocacbon.
- Khi tác nhân là olefin: thường dùng xúc tác là AlCl3; ngoài ra có thể dùng
a.H2SO4, HF, H3PO4 trên chất mang, aluminosilicat, zeolit...
Trong đó:
* Khi xúc tác là a.H2SO4 hoặc HF: quá trình ở pha lỏng
- T = 10 ÷ 40oC
- P = 0,1 ÷ 1 MPa
* Khi xúc tác là a.H3PO4 rắn: quá trình ở pha khí
- T =225 ÷ 275oC
- P = 2 ÷ 6 Mpa

13
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Hồng Liên SVTH: Phùng Thế Việt

* Khi xúc tác là aluminosilicat, zeolit: quá trình ở pha lỏng hoặc pha khí
- T = 200 ÷ 400oC
- P = 2 ÷ 6 Mpa
AlCl3 ở trạng thái rắn hầu như không tan trong hydrocacbon và xúc tác rất yếu cho
phản ứng. Tuy nhiên theo mức độ hình thành HCl, AlCl3 bắt đầu chuyển qua trạng thái
lỏng có màu sậm. Chất lỏng này mặc dù không tan trong hydrocacbon nhưng có hoạt tính
rất lớn và do đó tốc độ phản ứng sẽ tăng lên. Trạng thái hoạt động của AlCl3 có thể chuẩn
bị bằng cách sục khí HCl qua hệ huyền phù của AlCl3 trong hydrocacbon, khi đó sẽ hình
thành phức của AlCl3 và HCl với 1 đến 6 phân tử hydrocacbon thơm, trong đó một phân
tử này nằm ở trạng thái cấu trúc đặc biệt mang điện tích dương (phức ) còn các phân tử
còn lại hình thành lớp solvat:

Nhằm đạt được vận tốc alkyl hóa cao ngay từ thời điểm bắt đầu phản ứng, phức
này thường được chuẩn bị trước rồi sau đó đưa vào hệ phản ứng.
b. Cơ chế phản ứng
- Khi tác nhân là dẫn xuất Clo RCl:
Xúc tác AlCl3 sẽ hoạt hóa Cl tạo ra phức phân cực mạnh (phức σ) và hình thành
cacbocation
- Khi tác nhân là olefin:
Xúc tác AlCl3 sẽ kết hợp với chất đồng xúc tác là HCl để tạo ra cacbocation
CH2 = CH2 + HCl + AlCl3 ↔ CH3 - CH2 + + AlCl4
- Trong trường hợp này cấu tạo của nhóm alkyl trong sản phẩm được xác định
theo nguyên tắc về sự tạo thành cacbocation bền vững nhất ở giai đoạn trung gian (bậc III
> bậc II > bậc I).
- Khi tác nhân là olefin: xúc tác dị thể
Zeol-O-H+ + CH2=CH2 → CH3-CH2+ + Zeol-O-

14
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Hồng Liên SVTH: Phùng Thế Việt

CH3 - CH2+ + Zeol-O- +

c. Các phản ứng phụ xảy ra


Các phản ứng phụ có thể xảy ra trong quá trình alkyl hóa hydrocacbon
thơm
- Alkyl hóa nối tiếp
- Nhựa hóa
- Phân hủy các nhóm alkyl
- Polyme hóa olefin
d. Thiết bị phản ứng Alkyl hóa

15
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Hồng Liên SVTH: Phùng Thế Việt

e. Lựa chọn công nghệ


Qua việc so sánh đánh giá các công nghệ, em nhận thấy công nghệ Monsanto sản
xuất Ethylbenzene bằng phương pháp Alkyl hóa xúc tác AlCl3, tiến hành trong pha lỏng
có nhiều ưu điểm nổi bật, trong đó phải kể đến:
- Xúc tác có hoạt tính cao. Độ ổn định của xúc tác cao
- Do độ chọn lọc của xúc tác cao. Lượng sản phẩm phụ sinh ra ít, sản phẩm
ethylbenzene thu được có độ tinh khiết cao 99.9%
- Năng suất cao, giảm giá thành sản xuất
- Vốn đầu tư và giá thành chế tạo thiết bị thấp do các thiết bị trong khối phản ứng
làm từ vật liệu thép Cacbon, không cần dùng hợp kim đặc biệt và phủ trên bề mặt
Từ đó em lựa chọn công nghệ MONSANTO để thiết kế dây chuyền sản xuất
Ethylbenzene.

16
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Hồng Liên SVTH: Phùng Thế Việt

Phần II. Thiết kế dây chuyền sản xuất

17
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Hồng Liên SVTH: Phùng Thế Việt

Phần III. Tính toán công nghệ


* Số liệu ban đầu :
- Năng suất: 9500 tấn/năm
- Hiệu suất các quá trình:
+ Sấy Benzen: 98.5%
+ Alkyl hóa: 94%
+ Chuyển mạch Alkyl: 95%
+ Xả khí: 97.5%
+Chưng Benzen: 92.5%
+ Chưng Ethylbenzene: 94%
+ Tách polyethylbenzene: 93.5%
- Benzen có độ tinh khiết: 93%
- Độ tinh khiết sản phẩm: 97.5%

1. Tính cân bằng vật chất


1.1. Tháp sấy khô Benzen (hiệu suất: 98.5%)
Giả sử dòng nguyên liệu Benzen vào tháp sấy khô với lưu lượng 1000 kg/h, có độ
tinh khiết 93% và còn lại 7% tạp chất gồm thiophen và nước.
Bảng 1.1a: Thành phần và lưu lượng dòng vào tháp sấy khô Benzen.
Nguyên liệu Thành phần Lưu lượng(kg/h)
Benzen 93% 930
Toluen 4% 40
Nước 3% 30

Dòng nguyên liệu được cho vào tháp sấy khô để loại bỏ nước với hiệu suất tháp sấy
khô là 98.5%.
Xét thành phần ở đỉnh của hỗn hợp phản ứng với hiệu suất tách nước đạt 98.5% và
1.5% còn lại bị lẫn vào thành phần đáy ra khỏi tháp.

18
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Hồng Liên SVTH: Phùng Thế Việt

Lưu lượng H2O được tách ra:


MH2O = 30*0.985 = 29.55 (Kg/h)
Phần lỏng bị cuốn theo dòng sản phẩm đỉnh ra khỏi tháp sấy:
MC6H6 = 930*0.015 = 13.95 (kg/h)
MC7H8 = 40*0.015 = 0.6 (kg/h)
Bảng 1.1b: Cân bằng vật chất của tháp sấy Benzen.
Vào Ra
Đỉnh Đáy
Cấu tử Lưu lượng (Kg/h) Cấu tử Lưu lượng (Kg/h)
C6H6 930 C6H6 13.95 916.05
C7H8 40 C7H8 0.6 39.4
H2 O 30 H2 O 29.55 0.45
Tổng 1000 Tổng 44.1 955.9
1000

1.2. Tháp alkyl hóa (hiệu suất: 94%)


Giả sử dòng nguyên liệu Etylen có lưu lượng 400 (kg/h) và thành phần: 60% là
Etylen, 40% là Etan.
Bảng 1.2a: Thành phần và lưu lượng dòng Etylen.
Lưu lượng (kg/h) Lưu lượng (kmol/h)
C2H4 240 8.57
C2H6 160 5.33

Giả sử dòng xúc tác AlCl3 có lưu lượng: 1 (kg/h)


Các phản ứng xảy ra trong thiết bị:
C6H6 + C2H4 → C6H5-C2H5 (1)
x x x
C6H6-C2H5 + C 2 H4 → C6H4-(C2H5)2 (2)
y y y

19
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Hồng Liên SVTH: Phùng Thế Việt

Do hiệu suất của tháp là 94% nên ta có:


nC6H5-C2H5 = 0.94*nC2H4
Từ phương trình (1) và (2) ta được hệ:
x + y = 8.57
x - y = 0.94*(x+y)
Giải hệ ta được: x= 8.313, y=0.257
Vậy ta được:
Lưu lượng Benzen đã phản ứng: mC6H6 pư = 8.313*78 = 648.414 (kg/h)
Lưu lượng Benzen dư ra khỏi tháp: mC6H6 dư = 916.05 – 648.414 = 267.64 (kg/h)
Lưu lượng EtylBenzen được tạo thành: mC6H5-C2H5 = (8.313-0.257)*106 = 853.936
(kg/h)
Lưu lượng dietylbenzen được tạo thành: mC6H4-(C2H5)2 = 0.257*134 = 34.438 (kg/h)
Lưu lượng Etylen dư ra khỏi tháp: mC2H4 = 240 – 240*0.94 = 14.4 (kg/h)
Bảng 1.2b: Cân bằng vật chất cho tháp Alkyl hóa.
Vào Ra

Cấu tử Lưu lượng (Kg/h) Cấu tử Lưu lượng (kg/h)


C6H6 916.05 C6H6 267.64
C7H8 39.4 C7H8 39.4
H2 O 0.45 H2 O 0.45
C2H4 240 C2H4 14.4
C2H6 160 C2H6 160
AlCl3 1 AlCl3 1
C6H5-C2H5 853.936
C6H4-(C2H5)2 34.438
Tổng 1356.9 Tổng 1356.8

20
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Hồng Liên SVTH: Phùng Thế Việt

1.3. Tháp chuyển nhóm Alkyl (hiệu suất: 95%)


Phản ứng xảy ra trong tháp:
C6H4-(C2H5)2 + C 6 H6 → 2C6H5-C2H5
0.257(kmol/h) 0.257 (kmol/h 2*0.257*0.95 (kmol/h)
Vậy ta được:
Lưu lượng dietylbenzen dư ra khỏi tháp: mC6H4-(C2H5)2 = 34.438 – 34.438*0.95 =
1.722 (kg/h)
Lưu lượng Benzen ra khỏi tháp: mC6H6 = 267.64 – 0.257*78 = 247.59 (kg/h)
Lưu lượng Etylbenzen ra khỏi tháp: 2*0.257*0.95*106 + 853.936 = 905.7 (kg/h)
Bảng 1.3: Cân bằng vật chất cho tháp chuyển nhóm Aklyl.
Vào Ra

Cấu tử Lưu lượng (Kg/h) Cấu tử Lưu lượng (Kg/h)


C6H6 267.64 C6H6 247.59
C7H8 39.4 C7H8 39.4
H2 O 0.45 H2 O 0.45
C2H4 14.4 C2H4 14.4
C2H6 160 C2H6 160
AlCl3 1 AlCl3 1
C6H5-C2H5 853.936 C6H5-C2H5 905.7
C6H4-(C2H5)2 34.438 C6H4-(C2H5)2 1.722
Tổng 1371.264 Tổng 1370.9

1.4. Thiết bị xả nhanh (hiệu suất: 97.5%)


Xét trong pha khí, các khí thoát ra từ hỗn hợp phản ứng chiếm 97.5% thể tích của khí đó
trong hỗn hợp. 3% còn lại theo dòng lỏng ra khỏi thiết bị.
Lưu lượng C2H4 tách ra: mC2H4 = 14.4*0.975 = 14.04 (kg/h)
Lưu lượng C2H6 tách ra: mC2H6 = 160*0.975 = 156 (kg/h)
Một phần lỏng bị dòng hơi cuốn ra 2.75%

21
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Hồng Liên SVTH: Phùng Thế Việt

Lưu lượng C6H6 bị cuốn: mC6H6 = 247.59*0.025 = 7.43 (kg/h)


Lưu lượng C7H8 bị cuốn: mC7H8 = 39.4*0.025 = 1.182 (kg/h)
Lưu lượng H2O bị cuốn: mH2O = 0.45*0.025 = 0.01 (kg/h)
Lưu lượng AlCl3 bị cuốn: mAlCl3 = 1*0.025 = 0.025 (kg/h)
Lưu lượng C6H5-C2H5 bị cuốn: mC6H5-C2H5 = 905.7*0.025 = 27.17 (kg/h)
Lưu lượng C6H4-(C2H5)2 bị cuốn: mC6H4-(C2H5)2 = 1.722*0.025 = 0.05 (kg/h)
Bảng 1.4: Cân bằng vật chất của thiết bị xả nhanh.
Vào Ra

Cấu tử Lưu lượng (Kg/h) Cấu tử Lưu lượng (Kg/h)


Đỉnh Đáy
C6H6 247.59 C6H6 7.43 240.16
C7H8 39.4 C7H8 1.18 38.22
H2 O 0.45 H2 O 0.01 0.44
C2H4 14.4 C2H4 14.04 0.36
C2H6 160 C2H6 156 4
AlCl3 1 AlCl3 0.025 0.97
C6H5-C2H5 905.7 C6H5-C2H5 27.17 878.53
C6H4- 1.722 C6H4-(C2H5)2 0.05 1.672
(C2H5)2
Tổng 1370.9 Tổng 206.85 1163.41
1370.26

1.5. Thiết bị rửa khí thu hồi benzen (hiệu suất: 97%)
Dòng khí sau khi ra khỏi thiết bị xả nhanh sẽ được đưa vào thiết bị rửa khí để thu hồi lượng
benzen còn lại trong phần khí. Dòng benzen nguyên liệu được đưa vào thiết bị từ trên
xuống, dòng khí đi từ dưới lên. Dòng benzen sẽ hấp thụ các thành phần: benzen, toluen,
etylbenzen, dietylbenzen, nước.
Lưu lượng C6H6 vào thiết bị: mC6H6 = 916.05 + 7.43 = 923.48 (kg/h)
Lưu lượng C7H8 vào thiết bị: mC7H8 = 1.18 + 39.4 = 40.58 (kg/h)
Lưu lượng H2O vào thiết bị: mH2O = 0.01 + 0.45 = 0.46 (kg/h)
Vậy ta có:

22
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Hồng Liên SVTH: Phùng Thế Việt

Lưu lượng C6H6 ra ở đỉnh: 923.48*0.03 = 27.704 (kg/h)


Lưu lượng C7H8 ra ở đỉnh: 40.58*0.03 = 1.22 (kg/h)
Lưu lượng H2O ra ở đỉnh: 0.46*0.03= 0.0138 (kg/h)
Lưu lượng C6H5-C2H5 ra ở đỉnh: 27.17*0.03 = 0.815 (kg/h)
Lưu lượng C6H4-(C2H5)2 ra ở đỉnh: 0.05*0.03= 1.5*10-3 (kg/h)
Bảng 1.5: Cân bằng vật chất của tháp rửa khí thu hồi Benzen.
Vào Ra

Cấu tử Lưu lượng (Kg/h) Cấu tử Lưu lượng (Kg/h)


Đỉnh Đáy
C6H6 923.48 C6H6 27.704 895.78
C7H8 40.58 C7H8 1.22 39.36
H2 O 0.46 H2 O 0.0138 0.446
C2H4 14.04 C2H4 14.04 0
C2H6 156 C2H6 156 0
AlCl3 0.03 AlCl3 0.03 0
C6H5-C2H5 27.17 C6H5-C2H5 0.815 26.355
C6H4-(C2H5)2 0.05 C6H4- 1.5*10-3 0.0485
(C2H5)2
Tổng 1147.77 Tổng 185.78 963.13
1148.1

1.6. Tháp chưng Benzen (hiệu suất: 92.5%)


Dòng sản phẩm sau khi đi ra từ đáy thiết bị xả nhanh được đưa qua thiết bị lắng cặn,
trung hòa axit bằng NH3 và được đưa vào tháp chưng tách thu Benzen với hiệu suất 92.5%.
Lưu lượng sản phẩm thu được ở đỉnh tháp chưng:
mC6H6 = 240.16*0.925 = 222.15 (kg/h)
mC7H8 = 38.22*0.925 = 35.35 (kg/h)
mH2O = 0.44*0.925 = 0.407 (kg/h)
mC2H4 = 0.36* 0.925 = 0.333 (kg/h)

23
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Hồng Liên SVTH: Phùng Thế Việt

mC2H6 = 3*0.925 = 3.7 (kg/h)


mAlCl3 = 0.97*0.925 = 0.897 (kg/h)
Lưu lượng Etylbenzen, dietylbenzen bị cuốn theo ra ở đỉnh tháp:
mC6H5-C2H5 = 878.53*0.025 = 21.96 (kg/h)
mC6H4-(C2H5)2 = 1.672*0.025 = 0.0418 (kg/h)

Bảng 1.6: Cân bằng vật chất của tháp chưng Benzen.
Vào Ra

Cấu tử Lưu lượng (Kg/h) Cấu tử Lưu lượng (Kg/h)


Đỉnh Đáy
C6H6 240.16 C6H6 222.15 18.01
C7H8 38.22 C7H8 35.35 2.87
H2 O 0.44 H2 O 0.407 0.033
C2H4 0.36 C2H4 0.333 0.027
C2H6 4 C2H6 3.7 0.3
AlCl3 0.97 AlCl3 0.897 0.003
C6H5-C2H5 878.53 C6H5-C2H5 21.96 856.57
C6H4-(C2H5)2 1.672 C6H4- 0.0418 1.63
(C2H5)2
Tổng 1164.352 Tổng 284.82 879.443
1164.263

1.7. Tháp chưng Etylbenzen


Dòng sản phẩm đáy từ tháp chưng Benzen đi vào tháp chưng Etylbenzen với hiệu
suất 94%, dòng sản phẩm đỉnh được lấy ra là etylbenzen.
Lưu lượng sản phẩm đỉnh:
mC6H6 = 18.01*0.94 = 16.93 (kg/h)
mC7H8 = 2.87*0.94 = 2.7 (kg/h)

24
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Hồng Liên SVTH: Phùng Thế Việt

mH2O = 0.033*0.94 = 0.03(kg/h)


mC2H4 = 0.027* 0.94 = 0.0254 (kg/h)
mC2H6 = 0.3*0.94 = 0.282 (kg/h)
mAlCl3 = 0.003*0.94 = 2.82*10-3 (kg/h)
Lưu lượng dietylbenzen lẫn ở đỉnh tháp:
mC6H4-(C2H5)2 = 1.63*0.06 = 0.099 (kg/h)
Bảng 1.7: Cân bằng vật liệu của tháp chưng Etylbenzen
Vào Ra

Cấu tử Lưu lượng (Kg/h) Cấu tử Lưu lượng (Kg/h)


Đỉnh Đáy
C6H6 18.01 C6H6 16.93 1.08
C7H8 2.87 C7H8 2.7 0.17
H2 O 0.033 H2 O 0.03 0.001
C2H4 0.027 C2H4 0.254 1.6*10-3
C2H6 0.3 C2H6 0.282 0.018
-3
AlCl3 0.003 AlCl3 2.82*10 1.8*10-4
C6H5-C2H5 856.57 C6H5-C2H5 805.18 51.39
C6H4-(C2H5)2 1.63 C6H4- 0.099 1.531
(C2H5)2
Tổng 879.443 Tổng 825.24 54.19
879.43

1.8. Tháp chưng Polyetylbenzen (hiệu suất 93.5%)


Dòng sản phẩm đáy từ tháp chưng Etylbenzen đi sang tháp chưng polyetylbenzen
với hiệu suất 93.5%, sản phẩm đỉnh được lấy ra là polyetylbenzen sẽ được tuần hoàn lại
thiết bị chuyển nhóm alkyl.
Lưu lượng sản phẩm đỉnh:
mC6H6 = 1.08*0.935 = 1.01 (kg/h)
mC7H8 = 0.17*0.935 = 0.159 (kg/h)

25
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Hồng Liên SVTH: Phùng Thế Việt

mH2O = 0.001*0.935 = 0.935*10-4(kg/h)


mC2H4 = 1.6*10-3*0.935 = 1.496*10-3 (kg/h)
mC2H6 = 0.018*0.935 = 0.017 (kg/h)
mAlCl3 = 1.8*10-4 *0.935 = 1.683*10-4 (kg/h)
mC6H5-C2H5 = 51.39*0.935 = 48.05 (kg/h)
mC6H4-(C2H5)2 = 1.531*0.065 = 0.099 (kg/h)
Bảng 1.8: Cân bằng vật chất của tháp chưng polyetylbenzen.
Vào Ra

Cấu tử Lưu lượng (Kg/h) Cấu tử Lưu lượng (Kg/h)


Đỉnh Đáy
C6H6 1.08 C6H6 1.01 0.07
C7H8 0.17 C7H8 0.159 0.011
-4
H2 O 0.001 H2 O 0.935*10 0
C2H4 1.6*10-3 C2H4 1.496*10-3 0
C2H6 0.018 C2H6 0.017 0.001
-4
AlCl3 1.8*10-4 AlCl3 1.683*10 0
C6H5-C2H5 51.39 C6H5-C2H5 48.05 3.34
C6H4-(C2H5)2 1.531 C6H4-(C2H5)2 0.099 1.43
Tổng 54.19 Tổng 49.23 4.85
54.14

1.9: Cân bằng vật chất của toàn bộ quá trình.


Lưu lượng dòng sản phẩm ở đỉnh tháp chưng thu Etylbenzen:
Lưu lượng C6H6: 16.93 (kg/h)
Lưu lượng C7H8: 2.7 (kg/h)
Lưu lượng H2O: 0.03 (kg/h)
Lưu lượng C2H4: 0.254 (kg/h)
Lưu lượng C2H6: 0.282 (kg/h)

26
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Hồng Liên SVTH: Phùng Thế Việt

Lưu lượng AlCl3: 2.82*10-3 (kg/h)


Lưu lượng C6H5-C2H5: 805.18 (kg/h)
Lưu lượng C6H4-(C2H5)2: 0.099 (kg/h)
Lưu lượng dòng ra của khí dư được xả ở thiết bị rửa khí thu hồi Benzen:
Lưu lượng C6H6: 923.48*0.03 = 27.704 (kg/h)
Lưu lượng C7H8: 40.58*0.03 = 1.22 (kg/h)
Lưu lượng H2O: 0.46*0.03= 0.0138 (kg/h)
Lưu lượng C2H4: 14.04 (kg/h)
Lưu lượng C2H6: 156 (kg/h)
Lưu lượng AlCl3: 0.03 (kg/h)
Lưu lượng C6H5-C2H5: 27.17*0.03 = 0.815 (kg/h)
Lưu lượng C6H4-(C2H5)2: 0.05*0.03= 1.5*10-3 (kg/h)
Lưu lượng dòng ra của sản phẩm nặng ở thiết bị chưng tách polyetylbenzen:
Lưu lượng C6H6: 0.07 (kg/h)
Lưu lượng C7H8: 0.011 (kg/h)
Lưu lượng C2H6: 0.001 (kg/h)
Lưu lượng C6H5-C2H5: 3.34 (kg/h)
Lưu lượng C6H4-(C2H5)2: 1.43 (kg/h)
Lưu lượng dòng ra của sản phẩm đỉnh ở thiết bị sấy khô benzen:
Lưu lượng C6H6: 13.95 (kg/h)
Lưu lượng C7H8: 0.6 (kg/h)
Lưu lượng H2O: 29.55 (kg/h)
 Tổng lưu lượng sản phẩm ra khỏi quá trình
Lưu lượng C6H6: 16.93 + 27.704 + 0.07 +13.95 + 301.156 = 359.81 (kg/h)
Lưu lượng C7H8: 2.7 + 1.22 + 0.011 +0.6 + 25.35 = 29.881 (kg/h)

27
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Hồng Liên SVTH: Phùng Thế Việt

Lưu lượng H2O: 0.03 + 0.0138 + 29.55= 29.594 (kg/h)


Lưu lượng C2H4: 0.254 + 14.04 = 14.294 (kg/h)
Lưu lượng C2H6: 0.282 + 156 + 0.001 = 156.283(kg/h)
Lưu lượng AlCl3: 2.82*10-3 + 0.03 = 0.033 (kg/h)
Lưu lượng C6H5-C2H5: 805.18 + 0.815 + 3.34 = 809.335 (kg/h)
Lưu lượng C6H4-(C2H5)2: 0.099 +1.5*10-3 +1.43 = 1.5305(kg/h)

Bảng 1.9: Bảng cân bằng vật chất toàn hệ thống.


Vào Ra

Cấu tử Lưu lượng (Kg/h) Cấu tử Lưu lượng (Kg/h)

C6H6 930 C6H6 359.81


C7H8 40 C7H8 29.881
H2 O 30 H2 O 29.594
C2H4 240 C2H4 14.294
C2H6 160 C2H6 156.283
AlCl3 1 AlCl3 0.033
C6H5-C2H5 809.335
C6H4-(C2H5)2 1.5305
Tổng 1401 Tổng 1400.78

Lưu lượng sản phẩm Etylbenzen thu được sau quá trình là 805.18 (kg/h)
Dây chuyền hoạt động liên tục 24/24. Trong một năm tổng thời gian làm việc là 350 ngày,
còn lại là thời gian sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị.
 Năng suất của một năm là: 805.18*350*24*10-3 = 6763.5 tấn/năm
Do độ tinh khiết sản phẩm yêu cầu 97.5% nên lượng etylbenzen thực tế thu được là:
6763.5* 0975 = 6594.41 tấn/năm
Yêu cầu ban đầu năng suất 9500 tấn/năm

28
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Hồng Liên SVTH: Phùng Thế Việt

 Hệ số hiệu chỉnh:
ε = 9500/6594.41 = 1.4406
Vậy ta có lưu lượng Benzen cần sử dụng để đạt năng suất 9500 tấn/năm là: 1000*1.4406
= 1440.6 (kg/h)
Lượng Etylen cần sử dụng là: 400*1.4406 = 576.2 (kg/h)
Lượng xúc tác AlCl3 cần sử dụng là: 1*1.4406 = 1.4406 (kg/h)
1.10. Cân bằng lại vật chất của quá trình
Lưu lượng dòng vào
Với lưu lượng nguyên liệu Benzen sử dụng: 1440.6 (kg/h)
Lưu lượng nguyên liệu etylen: 576.2 (kg/h)
Lưu lượng xúc tác AlCl3: 1.44 (kg/h)
Lưu lượng C7H8: 40*1.4406 = 57.624 (kg/h)
Lưu lượng H2O: 30 *1.4406 = 43.218 (kg/h)
Lưu lượng C2H4: 240 *1.4406 = 345.7 (kg/h)
Lưu lượng C2H6: 160 *1.4406 = 230.5 (kg/h)
Lưu lượng sản phẩm ra khỏi quá trình
Lưu lượng C6H6: 359.81 *1.4406 = 518.34 (kg/h)
Lưu lượng C7H8: 29.881 *1.4406 = 43.05 (kg/h)
Lưu lượng H2O: 29.594 *1.4406 = 42.63 (kg/h)
Lưu lượng C2H4: 14.294 *1.4406 = 20.59 (kg/h)
Lưu lượng C2H6: 156.283 *1.4406 = 225.14 (kg/h)
Lưu lượng AlCl3: 0.033*1.4406 = 0.048 (kg/h)
Lưu lượng C6H5-C2H5: 809.335*1.4406 = 1165.9 (kg/h)
Lưu lượng C6H4-(C2H5)2: 1.5305*1.4406 = 2.205(kg/h)

Bảng 1.10: Bảng cân bằng lại vật chất toàn hệ thống.

29
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Hồng Liên SVTH: Phùng Thế Việt

Vào Ra

Cấu tử Lưu lượng (Kg/h) Cấu tử Lưu lượng (Kg/h)

C6H6 1440.6 C6H6 518.34


C7H8 57.624 C7H8 43.05
H2 O 43.218 H2 O 42.63
C2H4 345.7 C2H4 20.59
C2H6 230.5 C2H6 225.14
AlCl3 1.4406 AlCl3 0.048
C6H5-C2H5 1165.9
C6H4-(C2H5)2 2.205
Tổng 2018.3 Tổng 2018.0

2. Cân bằng nhiệt lượng


2.1. Cân bằng nhiệt ở tháp sấy Benzen.
Để tách nước ra khỏi benzen ở đây ta sử dụng tháp chưng có hồi lưu và gia nhiệt đáy
thiết bị. Dung môi sử dụng là Axeton (vì axeton hòa tan hoàn toàn nước và tạo dung dịch
có nhiệt độ sôi là 56oC thấp hơn của benzen là 80.1oC).
Ta có cân bằng nhiệt lượng: Qvào +Q = Qy + Qw + Qxq + Qng
Trong đó:
Qvào : nhiệt lượng do nguyên liệu mang vào.
Q: nhiệt lượng cần để cung cấp cho tháp sấy benzen.
Qy : nhiệt lượng do sản phẩm mang ra ở đỉnh tháp.
Qw : nhiệt lượng do sản phẩm mang ra ở đáy tháp.
Qxq : nhiệt lượng mất mát ra môi trường xung quanh.
Qng : nhiệt lượng do nước ngưng mang ra.
 Nhiệt lượng do nguyên liệu benzen và axeton mang vào:
Ở 25oC, benzen vào có Cp = 0.42 ( kcal/kg.độ )

30
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Hồng Liên SVTH: Phùng Thế Việt

QBz= Gbz*Cbz*tbz = 1000*0.42*25 = 10500 (kcal/h)


Ở 25oC, axeton vào có Cp = 0.52 (kcal/kg.độ)
Qaxe= Gaxe*Caxe*taxe = 200*0.52*25 = 2600 (kcal/h)
Qvào = QBz + Qaxe = 10500 + 2600 = 13100 (kcal/h) = 54847080 (J/h)
 Nhiệt lượng do hơi nước bão hòa sử dụng để cung cấp cho tháp sấy benzen là:
Q = D*λ = D*( r + θ* C)
Trong đó:
D : Lượng hơi đốt sử dụng (kg/h).
λ : Hàm nhiệt của hơi đốt (J/h).
θ: Nhiệt độ của hơi nước quá nhiệt: θ = 119.6oC.
C: Nhiệt dung riêng của hơi nước. Tại 119.6oC ta có C = 2156.62 (J/kg.độ).
r : Ẩn nhiệt hóa hơi của hơi đốt (J/kg). Tại t = θ = 119.6oC ta có r = 2199.7*103
(J/kg).
 Q = 2457631.8*D (J/h)
 Nhiệt lượng do sản phẩm mang ra ở đỉnh tháp:
Qy = Gđỉnh * λđ
Trong đó:
λđ là nhiệt lượng riêng của sản phẩm tại đỉnh tháp
λđ = α1*λ1 + α2*λ2
Với axeton λ1 = r1 + C1*θ = 548470.8 + 25* 2195 = 603345.8 (J/kg)
Với Benzen λ2 = r2 + C2*θ = 432077.8 + 25* 1753.75 = 475921.6 (J/kg)
λđ = α1*λ1 + α2*λ2 = 0.985*603345.8+0.015*475921.6 = 601434 (J/kg)
 Qy = 601434*44.1 = 26523239.4 (J/h)
 Nhiệt lượng do sản phẩm mang ra ở đáy tháp:
QW = GW. CW. tW

Trong đó :

GW : lượng sản phẩm đáy; W = 955.9 ( kg/h )

CW : Nhiệt dung riêng của sản phẩm đáy J/kg.độ

Với axeton C1 = 2292 (J/kg.độ)

Với Benzen C2 = 1909 (J/kg.độ)

31
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Hồng Liên SVTH: Phùng Thế Việt

Nồng độ sản phẩm đáy aW = 0.015%

CW = C1. aW + ( 1 - aW ). C2 = 2292*0,015+ 1909*0.985 = 1914.7 (J/kg.độ)

 QW = GW. CW. tW = 955.9*1914.17*56 = 102466286 (J/h)

 Nhiệt lượng mất mát ra môi trường xung quanh.


Lượng nhiệt mất mát ra ngoài môi trường lấy bằng 5% lượng nhiệt tiêu tốn ở đáy tháp:

Qxq2 = 0,05* D* r (J/ h)

r2 : Ẩn nhiệt hóa hơi của hơi đốt ( J/ kg )

r2 = r1 = 2199,7*103 ( J/ kg )

Qxq2 = 0,05*2199,7*103*D = 109985*D (J/ h)

 Nhiệt lượng do nước ngưng mang ra:

Qng = Gng*C* θ= D*C*θ

Trong đó :

Gng : Lượng nước ngưng, bằng lượng hơi đốt (kg/ h)

θ: Nhiệt độ nước ngưng (oC)

C : Nhiệt dung riêng của nước ngưng (J/ kg.độ)

Qng = D*2156.62*100 = 215662*D

Vậy, lượng hơi cần sử dụng cho tháp sấy benzen là:

D= 34.776 (kg/h)

2.2. Cân bằng nhiệt lượng tháp alkyl hóa.


Phương trình cân bằng nhiệt lượng có dạng tổng quát sau:

32
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Hồng Liên SVTH: Phùng Thế Việt

Qngl+ Qtỏa +Q= Qsp+ Qmm


Qngl = QBz + QEtylen
Ở 25oC , nhiệt dung riêng của :
- Etylen Cp = 0.36 (kcal/kg.độ), Qetylen = 240*0.36*25 = 2160 (kcal/h)
- Etan có Cp = 0.51 (kcal/kg.độ), Qetan = 160*0.51*25 = 2040 (kcal/h)
 Qngl = QBz + QEtylen = 25760 + 2160 + 2040 = 29960 (kcal/h)
Phản ứng :
C6H6+ C2H4 → C6H5 -C2H5 ΔH = -114 ( kJ/mol )
Do phản ứng tiến hành ở 170oC nên cần gia nhiệt thiết bị alkyl với nhiệt lượng Q
Qtỏa = nC2H4 * ΔH = 8313*(-114) *0.24 = -227443.7 (kcal/h)
Qsp = nsp * ΔHsp = 8313*46.31*0.24 = 92394 (kcal/h)
Qmm = 5% * Qvào = 0.05*( Qngl+ Qtỏa +Q )
Vậy ta có lượng nhiệt Q là:
Q = Qsp + Qmm – Qngl – Qtỏa
Q = 92394 + 0.05*( 29960 - 227443.7 +Q) – 29960 + 227443.7
 Q = 294740.5 (kcal/h) = 12340119525 (J/h)
Lượng hơi nước sử dụng để gia nhiệt cho thiết bị:

12340119525
D= = 502.12 (kg/h)
2457631.8
2.3. Cân bằng nhiệt lượng tháp chưng tách benzen.
Dòng sản phẩm sau khi ra khỏi tháp alkyl hóa, được chuyển sang các thiết bị như tháp
chuyển hóa alkyl, thiết bị xả nhanh, rửa khí, trung hòa xúc tác, bể lắng,… sẽ trở về nhiệt
độ thường và được đưa vào tháp chưng tách Benzen.
Tháp chưng tách Benzen tiến hành ở 80.1oC.

33
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Hồng Liên SVTH: Phùng Thế Việt

Các cấu tử như H2O, C2H4, C2H6 , AlCl3 , C6H4-(C2H5)2 có thành phần rất nhỏ nên
không xét đến.
Bảng 2.3a: nhiệt dung riêng của các cấu tử:
Cấu tử Nhiệt dung riêng ở 25oC Nhiệt dung riêng ở 80.1oC
(kcal/kg.độ) (kcal/kg.độ)
C6H6 0.42 0.49
C7H8 0.41 0.47
C6H5-C2H5 0.40 0.45

Vậy ta có:
Ở 25oC, QC6H6 = 240.16*0.42*25 = 2521.68 (kcal/h)
QC7H8 = 38.22*0.41*25 = 391.76 (kcal/h)
QC6H5-C2H5 = 878.53*0.4*25 = 8785.3 (kcal/h)
Ở 80.1oC, QC6H6 = 240.16*0.49*80.1 = 9426 (kcal/h)
QC7H8 = 38.22*0.47*80.1 = 1438.9 (kcal/h)
QC6H5-C2H5 = 878.53*0.45*80.1 = 31666.6 (kcal/h)

Bảng 2.3b: nhiệt lượng của các cấu tử:


Cấu tử Qngl (kcal/h) Qra (kcal/h)
C6H6 2521.68 9426
C7H8 391.76 1438.9
C6H5-C2H5 8785.3 31666.6
Tổng 11698.74 42531.5

Cân bằng nhiệt lượng tháp chưng tách benzen: Qngl + Q = Qra
 Q = Qra - Qngl = 42531.5 – 11698.74 = 30832.8 (kcal/h) = 1290908767 (J/h)
Lượng hơi nước sử dụng để gia nhiệt cho thiết bị:

34
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Hồng Liên SVTH: Phùng Thế Việt

1290908767
D= = 52.53 (kg/h)
2457631.8
2.4. Cân bằng nhiệt lượng tháp chưng tách Etylbenzen.
Tháp chưng tách benzen tiến hành ở 136oC.
2.4a: Bảng nhiệt dung riêng của các cấu tử:
Cấu tử Nhiệt dung riêng ở 80.1oC Nhiệt dung riêng ở 136oC
(kcal/kg.độ) (kcal/kg.độ)
C6H6 0.49 0.53
C7H8 0.47 0.52
C6H5-C2H5 0.45 0.52

Vậy ta có:
Ở 80.1oC, QC6H6 = 18.01*0.49*80.1 = 706.9 (kcal/h)
QC7H8 = 2.87*0.47*80.1 = 108 (kcal/h)
QC6H5-C2H5 = 856.57*0.45*80.1 = 30875.1 (kcal/h)
Ở 136oC, QC6H6 = 18.01*0.53*136 = 1298.2 (kcal/h)
QC7H8 = 2.87*0.52*136 = 203 (kcal/h)
QC6H5-C2H5 = 856.57*0.52*136 = 60576.6 (kcal/h)
2.4b: Bảng nhiệt lượng của các cấu tử:
Cấu tử Qngl (kcal/h) Qra (kcal/h)
C6H6 706.9 1298.2
C7H8 108 203
C6H5-C2H5 30875.1 60576.6
Tổng 31690 62077.8

Cân bằng nhiệt lượng tháp chưng tách etylbenzen: Qngl + Q = Qra
 Q = Qra - Qngl = 62077.8– 31690 = 30387.8 (kcal/h) = 127227641 (J/h)
Lượng hơi nước sử dụng để gia nhiệt cho thiết bị:

35
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Hồng Liên SVTH: Phùng Thế Việt

127227641
D= = 51.7 (kg/h)
2457631.8

36
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Hồng Liên SVTH: Phùng Thế Việt

KẾT LUẬN
Sau một quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và thiết kế, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của
PGS.TS. Nguyễn Hồng Liên, em đã hoàn thành đồ án môn học với đề tài: Thiết kế phân
xưởng sản xuất ethylbenzene bằng phương pháp alkyl hóa, sử dụng công nghệ của hãng
Monsanto năng suất 9500 tấn/năm. Trong đồ án này em đã giải quyết được những vấn đề
sau:
- Giới thiệu về các công nghệ sản xuất ethylbenzen hiện nay trên thế giới.
- Lựa chọn công nghệ thiết kế.
- Thiết kế dây chuyền sản xuất.
- Tính cân bằng vật chất và cân bằng nhiệt lượng.
Do thời gian tìm hiểu không nhiều nên bản đồ án của em còn rất nhiều điểm thiếu sót,
rất mong được sự góp ý bổ sung của thầy cô để đồ án được hoàn thiện hơn. Em xin chân
thành cảm ơn!

37
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Hồng Liên SVTH: Phùng Thế Việt

Tài liệu tham khảo:


1. Tập thể tác giả. Sổ tay quá trình và công nghệ hoá chất. Tập 1. Nhà xuất bản khoa
học kỹ thuật Hà Nội, 1992.
2. Tập thể tác giả. Sổ tay quá trình và công nghệ hoá chất. Tập 2. Nhà xuất bản khoa
học kỹ thuật Hà Nội, 1992.
3. Ullmann's Encyclopedia of Industrial Chemistry.
4.http://en.wikipedia.org/wiki/Benzene,http://en.wikipedia.org/wiki/Ethylene,
http://en.wikipedia.org/wiki/Ethylbenzene, ……

38

You might also like