You are on page 1of 4

Logic vị từ

Logic mệnh ñề sử dụng các ký hiệu mệnh ñề ñại diện cho các sự kiện. Các sự kiện ñược mô
tả trong logic mệnh ñề là các sự kiện chung nhưng không xác ñịnh ñược sự kiện ñó áp dụng
trong trường hợp nào. Ví dụ: ta có mệnh ñề P ñại diện cho sự kiện “Trời mưa”. Nếu muốn
mô tả hai sự kiện “Hôm nay trời mưa” và “Hôm qua trời mưa”, ta không thể tái sử dụng ñược
mệnh ñề P mà phải ñịnh nghĩa các mệnh ñề mới P’, P’’…. ðiều này làm cho việc áp dụng
các luật suy dẫn, ví dụ P ⇒ Q, không thể thực hiện ñược trên các sự kiện mới dù việc suy
diễn là tương tự nhau.
Logic vị từ bổ sung các thành phần ñối tượng giúp mở rộng khả năng biểu diễn của các sự
kiện. Trong logic vị từ, ta có thể biểu diễn các thông tin như “Hôm nay trời mưa”, “Hôm qua
trời mưa”, hay thậm chí “Hôm kia trời mưa”… chỉ với một sự kiện chung là P: trời mưa
(trong logic vị từ, sự kiện chung P ñược gọi là vị từ). ðiều này cho phép chỉ cần viết một luật
suy dẫn chung cho sự kiện nhưng có thể áp dụng cho nhiều ñối tượng khác nhau. Logic vị từ
ñược trình bày trong phần này là logic vị từ bậc nhất.

1.1 Cú pháp logic v t bc nht

1.1.1 Biểu thức


Biểu thức (Term) là thành phần dùng ñể biểu diễn một ñối tượng. Có ba loại biểu thức:
1. Hằng: biểu diễn một ñối tượng ñã xác ñịnh. Ký hiệu: viết hoa biểu thức. Ví dụ: Lan,
CNTT, A, M,…
2. Biến: biểu diễn một ñối tượng chưa biết. Ký hiệu: viết thường biểu thức. Ví dụ: x, y,
z…
3. Hàm: biểu diễn ñối tượng thông qua một ñối tượng khác. Cú pháp: tên_hàm(các_ñối
_tượng). Ví dụ: bạn_của(Lan), anh_của(Tuấn), f(x),…

1.1.2 Câu trong logic bậc nhất


Logic bậc nhất bao gồm các loại câu sau:
1. Câu cơ bản trong logic bậc nhất biểu diễn dưới dạng Vị_từ(Danh_sách_biểu_thức). Ví
dụ: Thuộc(Lan, CNTT), Trời_mưa(Hôm_nay), Là_bạn_bè(anh_của(Tuấn), Hùng)…
Như ñã thấy trong các ví dụ, logic bậc nhất thông thường ñược sử dụng ñể biểu diễn
mối quan hệ giữa các ñối tượng nên còn có tên gọi là logic quan hệ.
2. Câu ñồng nhất giữa 2 biểu thức, t1 = t2. Ví dụ: x = Lan, y = bạn(Hùng),… Lưu ý:
trong câu ñồng nhất, vế trái là một biểu thức biến.
3. Các câu phức ñược tạo thành bởi các phép nối tương tự logic mệnh ñề: ¬ (phủ ñịnh),
∧ (và), ∨ (hay), ⇒ (suy ra), ⇔ (tương ñương). Ví dụ: Trời_mưa(x)⇒ðường_ướt(x),...
4. Các ký hiệu lượng từ ∃, ∀.

1.1.3 Lượng từ
Logic bậc nhất bổ sung các ký hiệu lượng từ ñể biểu diễn phạm vi của câu lên các ñối tượng.
Có 2 loại lượng từ: lượng từ tồn tại ∃ biểu diễn những sự kiện ñúng với một ñối tượng và
lượng từ với mọi ∀ cho biết câu ñúng với mọi ñối tượng trong mô hình (bài toán).
Ví dụ: cho câu “Mọi sinh viên CNTT ñều thông minh”. Giả sử có hai vị từ Sinh_viên và
Thông_minh. Câu logic tương ứng là: ∀x Sinh_viên(x) ⇒ Thông_minh(x).
1
Với câu phát biểu “Có một sinh viên CNTT thông minh”, câu logic tương ứng là: ∃x
Sinh_viên(x) ∧ Thông_minh(x).
• Chú ý: thông thường
o lượng từ ∀ ñi với phép nối ⇒
o lượng từ ∃ ñi với phép nối ∧
o Lỗi thường gặp: ∀ ñi với ∧, hoặc ∃ ñi với ⇒ !!!

1.2 Biu din mt câu logic bc nht


ðể biểu diễn một câu phát biểu về dạng logic bậc nhất. Thông thường ta cần thực hiện các
bước sau:
1. Nhận diện và viết các vị từ xuất hiện trong câu
2. Xác ñịnh phép nối giữa các vị từ
3. Nhận diện ñối tượng, viết các lượng từ cho các ñối tượng chưa biết (biến)
Ví dụ 1: Sử dụng các vị từ C(x): “x là cá heo”; D(x): “x biết ñọc”; T(x): “x thông minh”;
H(x): “x có học”, biểu diễn các câu sau bằng logic bậc nhất:
a. Người biết ñọc thì có học
__________________________________
b. Cá heo nhưng không có học
__________________________________
c. Một số cá heo thì thông minh
__________________________________
d. Có một số con thông minh nhưng không biết ñọc
__________________________________

Ví dụ 2: Biểu diễn các câu sau dưới dạng logic bậc nhất
a. Mèo là ñộng vật có vú [Mèo1, ðộng-vật-có-vú1]
__________________________________
b. Lan là sinh viên học giỏi [Sinh-viên1, Học-giỏi1,Lan]
__________________________________
c. Cháu là con của anh em [Cháu2, Anh-em2, Con2]
__________________________________
d. Bà ngoại là mẹ của mẹ [các hàm: bà-ngoại, mẹ]
__________________________________
e. Mọi người ñều yêu ai ñó [Yêu2]
__________________________________

2
1.3 Suy d"n v#i logic bc nht
Bài toán suy dẫn của logic bậc nhất phát biểu tương tự bài toán suy dẫn với logic mệnh ñề:
cho KB (Knowledge Base - cơ sở tri thức) là một tập các câu logic. Câu α ñược gọi là suy
dẫn ñược từ KB khi các câu trong KB có chân trị ñúng thì α cũng ñúng.
ðể chứng minh bài toán suy dẫn trong logic bậc nhất, ta áp dụng phương pháp hợp giải
tương tự như trong logic mệnh ñề ngoại trừ việc cần thực hiện thêm các xử lý ñối với biểu
thức tham số (các biến).

1.3.1 Biến ñổi về dạng mệnh ñề


Bước ñầu tiên là biến ñổi các câu logic về dạng mệnh ñề. Dạng mệnh ñề trong logic bậc nhất:
• Có cấu trúc ngoài tương tự hội chuẩn (CNF)
• Không có lượng từ
Sử dụng các quy tắc tương tự của ñể biến ñổi cấu trúc bên ngoài của câu về dạng hội
chuẩn, lưu ý thêm trường hợp phủ ñịnh của lượng từ:
¬∀x. α ≡ ∃x. ¬α
¬∃x. α ≡ ∀x. ¬α

Bỏ lượng từ bằng quy tắc Skolem hoá:


• ðối với lượng từ tồn tại:
o Thay tên mới cho tất cả lượng từ tồn tại
∃x. P(x) ⇒ P(Lan)
∃x,y.R(x,y) ⇒ R(Thing1, Thing2)
∃x. P(x) ∧ Q(x) ⇒ P(Fleep) ∧ Q(Fleep)
∃x. P(x) ∧ ∃x. Q(x) ⇒ P(Frog) ∧ Q(Grog)
∃y, ∀x. Loves(x,y) ⇒ ∀x.Loves(x, Englebert)
o Nếu lượng từ tồn tại nằm trong lượng từ với mọi: bỏ lượng từ thay bằng hàm
của biến với mọi:
∀x ∃y. Loves(x,y) ⇒ ∀x.Loves(x, F(x))
• ðối với lượng từ với mọi: bỏ lượng từ
∀x ∃y. Loves(x,y) ⇒ Loves(x, F(x))

1.3.2 Hợp giải trên logic bậc nhất với biến


Sử dụng thuật toán hợp giải như trên logic mệnh ñề với các ñiểm ñiều chỉnh sau:
• Biến ñổi các câu về dạng mệnh ñề
• Sử dụng phép thế ở mỗi bước hợp giải nếu cần. ðối với các câu logic bậc nhất, dù cấu
trúc ngoài giống nhau nhưng nếu tham số bên trong khác nhau, phép hợp giải vẫn
chưa thực hiện ñược, ví dụ các câu ¬P(x) ∨ Q(x) và P(A). Trong trường hợp ñó, ta cần
tìm một phép thế giá trị vào các biến sao cho tham số bên trong giống nhau hoàn toàn
ñể thực hiện phép hợp giải.

3
{¬P(x) ∨ Q(x), P(A)}
{Q(A)} {x/A}
• Nếu mỗi bước hợp giải có nhiều hơn 1 phép thế có thể, viết các dòng kết quả tương
ứng với những cách thế khác nhau.
Ví dụ 1: Cho cơ sở tri thức gồm các câu sau: ∀x. P(x) ⇒ Q(x), P(A), P(B). Chứng minh
∃z. Q(z).
Biến ñổi về dạng mệnh ñề: _______________________
Phủ ñịnh kết luận: ____________________
Hợp giải:
1. _________________________________________________________________

_. _________________________________________________________________

_. _________________________________________________________________

_. _________________________________________________________________

Kết luận: ____________________________________________________________

Ví dụ 2: Sử dụng phương pháp hợp giải, chứng minh câu d. trong ví dụ 1 phần 3.2 có thể
ñược suy dẫn từ ba câu ở trên.
Biến ñổi về dạng mệnh ñề:
a. __________________
b. __________________
c. __________________

Phủ ñịnh kết luận: ____________________


Hợp giải:
1. _________________________________________________________________
2. _________________________________________________________________
3. _________________________________________________________________
4. _________________________________________________________________

Kết luận: ____________________________________________________________

You might also like